Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm (trong bản đồ Hà Nội năm 1886, hồ này được gọi là Hồ
Hoàn Gươm - Lac de Hoan Guom), là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành
phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 hec-ta. Trước
kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục
Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ
Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ
Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê Mạc).. Tên
gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu
cho Rùa thần. Tên hồ được lấy để đặt cho một quận trung tâm của thủ đô Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận
này cho đến ngày nay.
Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu
phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ...
với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh,
Nhà Thờ, Tràng Thi,
Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu…..
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, dựa theo bản
đồ thời Hồng Đức thì phần
lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông
Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường
Kiệt, Hàng Chuối. Tiếp đó đổ ra nhánh chính của sông Hồng. Nơi rộng nhất phân
lưu này hình thành nên hồ Hoàn Kiếm hiện nay.
Thời Lê Trung hưng (thế kỷ 16), khi chúa Trịnh cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long
để vua Lê ở đã đồng thời xây dựng phủ chúa riêng nằm ngay bên ngoài Hoàng thành
và trở thành một cơ quan trung ương thời bấy giờ với những công trình kiến trúc
xa hoa như lầu Ngũ Long (dùng để duyệt quân) nằm ở bờ Đông hồ Hoàn Kiếm, đình
Tả Vọng trên đảo Ngọc Sơn. Năm 1728 Trịnh Giang cho đào hầm ở vị trí phía Nam hồ để
xây dựng cung điện ngầm gọi là Thưởng Trì cung .
Chúa Trịnh cho ngăn hồ lớn thành hồ Tả
Vọng và Hữu Vọng. Hồ Hữu Vọng được dùng làm nơi duyệt quân thủy chiến của triều
đình. Đến đời Tự Đức (1847-1883),
hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thủy Quân, còn
hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm. Từ năm 1884,
nhà nước bảo hộ Pháp cho lấp hồ Thuỷ Quân để xây dựng, mở mang
Hà Nội.
Truyền
thuyết về Hồ Hoàn Kiếm:
“Khi ấy Nhà vua cùng người ở
trại Mục sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Lê Thận thường làm nghề quăng
chài. Ở xứ vực Ma viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá
chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối.
Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ), nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ
tối có ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi:
- Sắt nào đây?
Thận nói:
- Đêm trước quăng chài bắt
được.
Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền trao cho
ngay. Nhà vua đem về cho đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ "Thuận
Thiên", cùng chữ "Lợi". Lại
một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành hình,
nhà vua lạy trời khấn rằng:
- Nếu quả là gươm trời cho, thì
xin chuôi và lưỡi liền nhau!
Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi,
thành ra một chiếc gươm hoàn chỉnh. Tới
hôm sau, hoàng hậu ra trông vườn cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất
rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại
có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm
biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra.”
Truyền thuyết này được đưa vào nội
dung sách giáo khoa của Việt Nam và được viết tiếp đoạn sau, nói về việc Lê Lợi
dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, cuối
cùng đuổi được quân Minh, lên làm vua.
Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần
bơi thuyền ra hồ Tả Vọng. Nhận lệnh Long Quân, rùa nổi lên mặt nước.
Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng
ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm bên người tự nhiên động đậy.
Rùa tiến về thuyền vua và nói
- Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho
Long Quân!
Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng.
Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ
Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.”
Ngay chính giữa hồ Hoàn Kiếm có một "Tháp Rùa" được xây dựng trên "Gò Rùa" trong khoảng từ giữa năm 1884 đến
tháng 4-1886 theo kiến trúc của Pháp. Tháp hình chữ nhật. Tầng một có chiều dài
6,28 mét (của 2 mặt hướng Đông và Tây), mỗi mặt có 3 cửa. Chiều rộng 4,54 mét,
mỗi mặt có 2 cửa. Các cửa đều được xây cuốn, đỉnh thuôn nhọn. Tầng hai có chiều
dài 4,8 mét, rộng 3,64 mét và kiến trúc giống như tầng một. Tầng ba có chiều
dài 2,97 mét, rộng 1,9 mét. Tầng này chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía Đông,
đường kính 0,68 mét, phía trên cửa có 3 chữ Quy Sơn tháp (tháp Núi Rùa). Tầng
đỉnh có nét giống một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2 mét.
Theo
người dân cho biết, hiện nay ở Hồ Gươm có tất cả 5 “cụ rùa”. Để chứng minh ở Hồ
Gươm có 5 “cụ rùa”, ông Lưu Đức Ngò cho chúng tôi xem bộ ảnh mà ông đã chụp
được và chỉ ra những điểm khác nhau ở từng con rùa trong các bức ảnh đó.
Sau thông tin Rùa Hồ Gươm
chết, vào lúc 4 giờ 30 chiều ngày 19-01-2016 vừa qua, chúng tôi đã có cuộc gặp
gỡ với ông Lưu Đức Ngò – người sở hữu hàng trăm tấm ảnh rùa được chụp tại nhiều
góc độ, thời điểm khác nhau.
Ông cũng là người có những bộ ảnh mà
không ai có như ảnh “cụ rùa” bơi theo chiếc thuyền giữa Hồ Gươm. Bộ ảnh cụ rùa
bơi gần hết dọc Hồ gươm trong hơn 4 tiếng buổi chiều…
“Nhìn vào đường bơi đó tôi bết tốc độ
bơi của “cụ” bằng 2/3 tốc độ của người chèo thuyền”, ông Ngò cho biết.
Ảnh
cụ rùa của ông Lưu Đức Ngò, người có tình yêu tha thiết với rùa Hồ Gươm
Ông Ngò chính là người khẳng định Hồ
Gươm có ít nhất 5 “cụ rùa”.
Để chứng minh ở Hồ Gươm có 5 “cụ rùa”,
ông Ngò cho chúng tôi xem bộ ảnh mà ông đã chụp được và chỉ ra những điểm khác
nhau ở từng con rùa khác nhau trong các bức ảnh đó.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về
việc, nếu có 5 cụ rùa đã từng được ông chụp ảnh, thì rùa vừa qua đời ở Hồ Gươm
là rùa nào trong số 5 rùa đó, ông Ngò cho hay:
“Tôi chưa được tận mắt nhìn thấy cụ rùa
đã “hóa”. Nếu theo PGS. Hà Đình Đức, Hồ Gươm có một cụ rùa. Hình ảnh mà ông Đức
đưa ra đó là “cụ rùa” thứ 4 trong bộ ảnh của tôi: có đốm trắng trên đầu, đường
kính khoảng 3cm.
Nói về tuổi của cụ cũng ước chừng khoảng
300 – 400 năm. Còn về cân nặng, tôi có thể khẳng định được, cụ nặng chừng 3 tạ.
Theo quan điểm cá nhân của ông Ngò,
nguyên nhân dẫn tới việc cụ rùa Hồ Gươm chết, xét về mặt sinh
vật học có thể do “cụ rùa” già quá nên không tránh được quy luật “sinh – lão –
bệnh – tử”.
“Theo ý kiến cá nhân của tôi, đây là
một sinh vật có tuổi đời cao hơn chúng ta rất nhiều và gắn với dân tộc Việt Nam
từ nhiều năm nay. Vì thế, chúng ta cần trân trọng, có thể dùng biện pháp khoa
học để giữ lại hình dáng. Sau đó để trong tủ kính, bảo quản cho mọi người chiêm
ngưỡng”, ông Ngò đưa ra quan điểm cá nhân.
Đồng thời ông Ngò cũng khẳng định, rùa
trong Hồ Gươm không phải là con giải như một số thông tin đồn đãi.
Điều đặc biệt là dưới hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm, có các con rùa lớn mà không biết chúng xuất hiện từ lúc nào. Có giả
thuyết cho rằng các cụ Rùa ở hồ Hoàn Kiếm là do vua Lê Thái Tổ mang giống từ Lam
Kinh ở Thanh Hóa cùng quê với Lê Lợi để thả nuôi ở hồ nầy vì trước
đó trong khu vực Thăng Long không có loài rùa to lớn nào như thế. Có một phúc
trình của Giáo sư Lê Trần Bình ở Hà Nội so sánh cho thấy mẫu ADN của
rùa hồ Gươm giống mẫu ADN của loài rùa xứ Quảng Phú thuộc Thanh Hóa. Các nhà khoa học
quốc tế và Việt Nam phối hợp đã xem xét liệt các con rùa ở Hồ Gươm có tên khoa học là "Rafetus
Leloii" (Leloii theo tiếng Latin là của ông Lê-Lợi
(Leloius, genitif là Leloii), thuộc họ Ba Ba (Trionychidae) trong bộ
Rùa (Testudies), lớp Sauropsida (Mặt thằn lằn). Rùa hồ Gươm gồm
có 4 con, trong đó một con đã chết vào thập niên 1960 nhưng xác ướp
khô hiện trưng bày trong đền Ngọc Sơn cân nặng 250 Kgs với chiều dài 2,1 mét và
chiều rộng 1,8 mét; một con chết được lưu trong kho của Bảo tàng Hà Nội;
và một con đã bị dân Hà Nội bắt giết thịt vào năm 1962 - 1963 khi bò lên
vườn hoa Chí Linh! Con Rùa cuối cùng mà mọi người quý yêu gọi là "cụ Rùa" được xem
là một linh vật di sản vô giá gắn với những truyền thuyết lịch sử và văn hoá
thiêng liêng từ hàng ngàn năm nay trong sự nghiệp chống giặc Tàu xâm lược thì vào
ngày Thứ Ba 19-1-2016 đã chết lúc
16:30 PM
giờ địa phương! Thật đáng tiếc vì lâu nay đã được dân chúng thủ đô Hà-Nội chăm sóc và bảo vệ
một cách tôn kính.
Năm 2011, cụ Rùa hồ Gươm, nỗi lên vài lần
và thấy thân mình, các ngón tay bị lở loét do nước hồ Hoàn Kiếm bị ô nhiễm
nặng. Nhà nước VN cho trục vớt cụ Rùa lên để chữa trị vào tháng 4-2011 và được
biết đó là cụ rùa duy nhất còn sống sót, giống cái, nặng 169 kg với chiều dài toàn thân của bà cụ Rùa là 185 cm;
chiều rộng mai là 99 cm, chiều dài đuôi là 35 cm.
Dẫn giải chắc chắn nhất về khẳng định
của ông Ngò là thông tin mà PGS. Hà Đình Đức trước đó đã chia sẻ với báo chí để
chứng minh rùa Hồ Gươm là rùa Lê Lợi chứ không phải giải Thượng Hải.
Mặc dù trước đó ông Peter Richard,
chuyên gia bảo tồn quốc tế, nhà khoa học hàng đầu thế giới về loài Rafetus
Swinhoei cũng như Giám đốc Chương trình rùa châu Á, ông Douglas Hendrie từng
khẳng định rằng rùa Hồ Gươm chính là giải, cùng loài với rùa Đồng Mô, tiêu bản
ở Hòa Bình và giải Thượng Hải.
Bởi lẽ, thông tin được ông Hà Đình Đức
đưa ra như sau, cuối năm 2004, Viện Công nghệ Sinh học đã xét nghiệm AND để so
sánh rùa hồ Gươm với các loài rùa khác và kết luận “rùa hồ Gươm là một loài rùa
mới, thuộc dòng rùa mai mềm nước ngọt khổng lồ.
Đề cập đến tuổi thọ của rùa
Hồ Gươm, TS. Mai Đình Yên – nhà khoa học của các loài động vật cho
rằng: “”Cụ” rùa ở Hồ Gươm rất khó có thể đoán được tuổi. Nhiều nhà khoa học đều
dự đoán cụ rùa có tuổi thọ dưới 300 năm. Giả thiết cho rằng rùa ở Hồ Gươm đã
sống được 600 năm theo tôi là không có cơ sở”.
Nói về trọng lượng của rùa, TS. Mai
Đình Yên cho biết thêm: “Rùa là một loài động vật sinh trưởng trọng lượng không
có giới hạn, càng sống lâu thì kích thước và trọng lượng cơ thể càng tăng”.
Ban quản lý Hồ
Hoàn Kiếm cùng với người dân đã đưa "cụ" vào ven bờ, tiến hành lau
qua cơ thể và liên hệ với PGS.TS Hà Đình Đức.
Ông Đức cho
biết, khoảng 18h00 BQL Hồ Hoàn Kiếm đã gọi điện thông báo cho ông và ông đang
trên đường di chuyển từ nhà ra hiện trường.
Hiện tại khu
vực hiện trường nơi "cụ rùa" nằm đã được phong tỏa.
Đây là một tin
khá bất ngờ đối với nhiều người dân Hà Nội bởi hình ảnh "cụ rùa" và
Hồ Gươm từ lâu nay vẫn khá gắn bó với những hoài niệm về một Hà Nội giàu truyền
thống lịch sử, văn hóa, xã hội.
Anh Vũ Xuân
Hiển (sinh năm 1979 -quê quán Bắc Giang, hiện đang sống ở Thường Tín) là người
đầu tiên phát hiện thi thể "cụ rùa". Trao đổi với phóng viên Infonet,
anh Hiển cho biết: Vào khoảng lúc 16h30, khi đang đi quanh hồ thì thấy "cụ
rùa" nổi lưng. Anh cứ nghĩ là "cụ rùa" nổi bình thường thôi.
Nhưng khi cụ trôi vào gần thì anh phát hiện có mùi lạ như mùi phân huỷ. Lúc đó anh
có gọi cứu trợ nhưng không được.
Lần nổi lên
gần đây nhất của "cụ rùa Hồ Gươm" là vào trưa ngày 21/12/2015. Khi
đó, "cụ rùa" nổi lên ở gần khu vực đối diện đường Lê Thái Tổ (Hoàn
Kiếm - Hà Nội).
Theo “nhà rùa học” TS Hà Đình Đức, "Cụ Rùa" nổi
trong hơn hai tiếng từ 10giờ sáng đến hơn 12 giờ ngày 21/12/2015. Ở lần nổi lên
cuối cùng ngày, "cụ" xuất hiện với mai bóng nhẫy, trơn mượt.
Cũng theo PGS
Đức, năm 2015 số lần Cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên mặt nước khá ít. Tháng 11 nổi hai
lần, tháng 12 nổi một lần. Trung bình mỗi tháng Cụ Rùa nổi vài lần, thấp hơn
hẳn những năm trước đây. Mỗi lần cụ rùa
xuất hiện bất thường hay chết là báo ứng một sự kiện quan trọng. Điều gì sẽ xãy
ra khi cụ bà Rùa chết ngày 19-01-2016 vừa qua?
Cụ rùa chết năm 1960 đang được
thờ tại Đền Ngọc Sơn Hồ Gươm
Hồ Gươm
với hàng phượng soi mình trong làn nước biếc là nguồn cảm hứng của thi nhân,
bâng khuâng nhớ lại lịch sử oai hùng của những trang sử tích:
“Hồ
Gươm xanh màu xanh cổ tích,
Con rùa vàng gửi bóng ở trên mây.
Cây si mọc chúc cành xuống nước,
Thê húc cong cong một nét lông mày.”
(Nguyễn Duy)
Bóng
hồ Gươm mặt hồ xanh liễu rủ,
Đền Ngọc Sơn hội tụ khí linh thiêng.
Thoáng trong sương cầu Thê Húc nối liền,
Có
phải đó nơi vua Lê hoàn kiếm!
(Nguyễn
minh Phú).
Phượng ngắm
Hồ Gươm trãi nắng chiều,
Hè sang thiếu vắng bóng người
yêu.
Rùa buồn thơ thẩn bơi trong nước,
Bướm
lượn bâng khuâng cánh dật dìu.
(Hồ
Nguyễn)
Tài liệu sưu tầm. Hồ Xưa sắp xếp và phổ biến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét