Dù bạn
sinh quán ở đâu, trước 1975 đã sống lâu tại Sài Gòn, bạn vẫn là: Người
Sài Gòn. Lần đầu tiên lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng
bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo vì đã có nhà
người quen ở bên kia cầu chữ Y, chỉ lo cái chuyện ăn uống giữa hai buổi
thi.
Ngay sau
khi thi xong môn đầu tiên, hai đứa kéo nhau ra quán cạnh trường kêu hai
dĩa cơm sườn. cầm cái muỗng, cái nĩa để ăn cơm dĩa mà cứ lọng cọng. ăn
hết dĩa cơm, uống cạn mấy ly trà đá tự múc ở trong cái xô để ở góc quán,
mà bụng vẫn trống không.
Nhỏ
lớn ở quê khi nào đi đâu xa thì cơm đùm, cơm bới mang đi theo chứ có
khi nào ăn cơm tiệm để mà biết kêu cơm thêm, kêu thêm dĩa nữa thì không
dám, vì sợ không đủ tiền ăn cho ngày mai, ngày kia…
Ngó
quanh ngó quất, thấy bàn nào cũng để một nải chuối, mọi người ăn xong
cứ thuận tay bẻ, người một trái, người hai trái, thế là hai đứa sáng
mắt, chuối này chắc người ta cũng cho không như trà đá. vậy là, chỉ một
loáng nguyên cả nải chuối để trên bàn chỉ còn đống vỏ. Khi tính tiền,
thấy phụ quán cứ đếm đi đếm lại mấy cái vỏ chuối để trên bàn rồi nhìn
chằm chằm, thỉnh thoảng lại liếc qua bà chủ quán đang đứng gần đó cười
mím chi thì đâm lo. không biết tiền mang theo có đủ để trả không.
Nhìn
hai đứa gom từng đồng bạc để bỏ lên bàn, bỗng nhiên chủ quán bước lại,
thôi, tính hai dĩa cơm thôi, phần chuối chắc là không biết có tính tiền
nên lỡ ăn, chị không tính, ngày mai ăn có thiếu thì cứ kêu cơm thêm mà
ăn, để bụng đói không làm bài được đâu, chỉ có nải chuối, cho thấy tính
cách người Sài Gòn.
Cuộc
sống không thẳng tắp, bon chen lên Sài Gòn không phải lúc nào cũng dễ
kiếm tiền, cũng trong những năm thập niên 1980, có lần, tôi thử sức mình
với nghề đạp xích lô... Mượn chiếc xe của ông chú vào buổi sáng, lúc ấy
chú cho xe ở nhà để ngủ sau một đêm chạy mối chở hàng. Lần đầu tiên
chạy xích lô chỉ có chạy xe không từ bên này sang bên kia cầu chữ Y đã
muốn hụt hơi, thế nhưng vẫn ráng vì trong túi không còn tiền, chạy lòng
vòng Sài Gòn cả tiếng đồng hồ, ngang qua rạp Quốc Thanh (Đường Nguyễn
Trãi), thấy một đôi nam nữ đi ra, tay ngoắt, miệng kêu:
"Xích lô!”. luồn tay kéo thắng ngừng xe lại hỏi: “anh chị đi đâu?”.
– Cho ra bến xe miền tây nhiêu?
Dân miền đông mới lên Sài Gòn tập tành chạy xe kiếm sống, biết bến xe miền tây đâu mà cho giá. thôi đành chơi trò may rủi:
"Dạ, em mới chạy xe chưa rành đường, anh chị chỉ đường em chở, tới đó cho nhiêu thì cho”.
Tưởng không biết đường thì người ta không đi, ai dè cả hai thản nhiên leo lên, người con trai nói:
"Mười lăm đồng mọi khi vẫn đi, cứ chạy đi tui chỉ đường”.
Sức
trẻ, thế mà vẫn không chịu nổi đường xa, đạp xe chở hai người từ rạp
Quốc Thanh đến chân cầu Phú Lâm thì đuối, liệu sức không thể nào qua
khỏi dốc cầu đành tính chước bỏ của chạy lấy người xuống giọng: "Em mới
chạy xe, đi xa không nổi. anh chị thông cảm đi xe khác giùm”.
Ai
ngờ người con trai ngoái đầu lại: “Tui biết ông đuối từ hồi nãy rồi.
thôi leo lên đằng trước ngồi với bà xã tui. đưa xe đây tui đạp cho. tui
cũng từng đạp xích lô mà!”.
Thế
là, vừa được khách chở, lại vừa được lấy tiền, không phải 15 đồng mà
tới 20 đồng. Chắc cũng chỉ có người Sài Gòn mới khoáng đạt như vậy.
Người
Sài Gòn tốt bụng, chia sẻ không từ những chuyện cá biệt, người nơi khác
vào Sài Gòn hỏi đường thật dễ chịu, già trẻ, lớn bé, gặp ai hỏi người
ta cũng chỉ dẫn tận tình, có nhiều người còn bỏ cả công việc để dẫn kẻ
lạc đường đi đến đúng địa chỉ cần tìm, có những địa chỉ nhiều người hỏi
quá, thế là người Sài Gòn nghĩ cách viết hoặc bỏ tiền ra đặt làm một cái
bảng đặt bên lề đường, gắn vào gốc cây. đôi khi, kèm theo một câu đùa,
câu trách rất Sài Gòn ở cái bảng này khiến ai đọc cũng phì cười, như cái
bảng viết trên nắp thùng mốp trên đường Sư Vạn Hạnh mới đây:
"Bà con nào đi photo thì qua bưu điện bên đường, hỏi hoài mệt quá!”.
Đi
xe ôm, taxi, gặp đúng dân Sài Gòn thì mười người hết chín không lo bị
chặt chém, vẽ vời, đôi khi, kêu giá là vậy, nhưng khách không có tiền lẻ
hoặc hết tiền người ta còn bớt, thậm chí cho thiếu mà không cần biết
khách ở đâu, có trả hay không với người Sài Gòn, đó là chuyện nhỏ.
Ở
Sài Gòn, cho tới bây giờ vẫn còn nhiều nhà để một bình nước suối trước
nhà, kèm thêm một cái ly, một cái bảng nước uống miễn phí. Và bình nước
này không bao giờ cạn, như lòng tốt của người Sài Gòn.
Sẽ
có nhiều người bảo cái ly nhiều người uống, bẩn chết đi được, nhưng
không biết họ có cách nào hay hơn? (Mua ly giấy, uống xong vứt… mời các
người ấy về Sài Gòn mua ly giấy cho khách thập phương dùng).
Có
người đã phát hiện, khi bạn chạy xe trên đường phố Sài Gòn, nếu có ai
đó chạy theo nhắc bạn gạt cái chân chống, hay nhét lại cái ví sâu vào
túi quần thì đích thị đó là người Sài Gòn. Bi giờ còn vậy nữa không?
cũng còn, nhưng mà nếu bạn không gặp người như vậy ở Sài Gòn là vì những
người mà bạn gặp đó không phải là người Sài Gòn.
Tui
hỏi anh cyclo “Đạp từ rạp Rex về cầu Chông (Nhà tui) giá bao
nhiêu?”, anh nói “20 ngàn”, tui nói “30 ngàn thì tui mới đi”. anh
cyclo lập lại “20 ngàn”, tui cũng nói như cũ, anh cyclo tưởng tui là
thằng này khùng và nói “Thôi lên xe đi”, đến nhà, tui đưa anh 30
ngàn và cám ơn.
Năm 1978 khi ra tù tại ga xe lửa đường Lê Lai, một anh cyclo đến hỏi tui “Về đâu ?”,
Nhưng khi nhìn thấy bộ đồ tù tui mặc nên anh nói một câu mà tui nhớ đời:.
"Lên đi thằng ông nội, tui chở về… không có tính tiền đâu“.
Làm sao tui quên được câu nói đó.
Người Sài Gòn là như vậy bạn ơi...
Sưu tầm.
TRẦN PHONG VŨ
Mời Xem :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét