30 thg 9, 2016

XEM MẶT ĐẶT TÊN - Chuyên ngắn của Đào Anh Dũng


Nguyệt San Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Số 360, tháng 8/2016


Cuối thu 2015, sau khi về hưu gần hai năm, nhờ ơn Chúa, vợ chồng chúng tôi thực hiện được một trong những ước mơ của mình. Đó là du lịch đến Áo Quốc, xứ của âm nhạc, sinh quán của bài thánh ca bất hủ Silent Night (Đêm Thánh Vô Cùng) và tập hồi ký The Story of the Trapp Family Singers (Các Ca Sĩ Gia Đình Họ Trapp) được quay thành phim đoạt giải Oscar, The Sound of Music (La Mélodie du Bonheur / Giai Điệu Hạnh Phúc), không kể đến những nhạc phẩm cổ điển nổi tiếng của Mozart, Strauss, Schubert...
Hôm ấy, đoàn du lịch chúng tôi rời Budapest từ sáng bằng đường bộ nhưng mãi đến gần sáu giờ chiều mới đến khách sạn NH Wien City nằm ở phía Tây thành phố Vienna. Lý do là dọc đường chúng tôi ghé viếng hai nơi: Szentendre (Saint Andrew), một ngôi làng cổ của xứ Hung, và kế đó là một thành phố nhỏ gần biên giới xứ Áo để dùng cơm trưa.
Bảy giờ rưỡi chiều, sau khi nhận phòng và nghỉ ngơi chốc lát, chúng tôi tham dự buổi tiệc "chào đón tân khách" dành riêng cho đoàn du lịch chúng tôi tại nhà hàng của khách sạn. Đó là một buổi cơm chiều thịnh soạn với những món ăn đặc biệt, ngon miệng của xứ Áo trong tiếng nhạc cổ điển êm dịu thật thoải mái. Nó gây trong lòng tôi một ấn tượng thật đẹp với hệ thống khách sạn NH nói riêng và cho xứ Áo nói chung. Tôi cảm thấy nôn nao vì sẽ có dịp thưởng lãm những phong cảnh, di tích hữu tình và thưởng thức tại chỗ âm nhạc tuyệt vời của Vienna vài ngày sắp tới. Vì thế, trước khi về phòng tôi xin một tấm bản đồ thành phố miễn phí trên kệ và đi đến quầy tiếp tân để nhờ họ đánh dấu địa điểm khách sạn trên bản đồ. Tôi quên rằng chỉ tốn một vài giây tôi có thể hỏi cô Siri* chi tiết này trên chiếc iPad mang theo.
Khi ấy, quầy tiếp tân đang vắng khách, chỉ có một cô nhân viên đang chăm chú đọc giấy tờ chi đó. Tôi tiến đến quầy, mỉm cười, chào cô ta. Lạ thay, cô cau mặt với tôi và nói mình đang bận. Tôi trả lời rằng tôi có một chuyện nhỏ cần cô giúp nhưng xin cô đừng bận tâm, tôi có thể đợi. Chỉ một lát sau, cô ta ngẩng mặt lên, hỏi tôi cần điều gì. Sau khi nghe tôi nhờ cô đánh dấu trên bản đồ thành phố vị trí của khách sạn, cô ta đưa tay quẹt cây viết qua lại vài lằn dài, thật mạnh trên bản đồ. Cử chỉ của cô nhân viên làm tôi rất đổi ngạc nhiên nhưng tôi cũng cố mỉm cười, nói rằng tôi chỉ cần cô đánh một dấu chữ thập nhỏ là đủ rồi. Nhưng cô ta lại cau có, tiếp tục gạch thêm vài lằn nữa. Thú thật, khi ấy tôi cảm thấy nóng mặt nhưng nhờ nhà tôi bấu tay nhắc nhở, tôi quay đi sau khi nói với cô nhân viên ấy rằng, không sao, tôi sẽ hỏi cô Siri trên iPad, cô ấy rất nhã nhặn!
Sáng sớm hôm sau, nhóm bạn du lịch người Việt chúng tôi trở lại nhà hàng của khách sạn để dùng điểm tâm. Ngạc nhiên thay, không khí thanh lịch của buổi cơm chiều hôm qua không còn nữa. Vài chục khách người Á đông đang chiếm trọn phòng ăn. Họ ồn ào giành chỗ ngồi, bốc hốt thức ăn trên các bàn buffet, gọi nhau ơi ới bằng tiếng Quan thoại, nhờ vậy chúng tôi mới biết họ là người Trung Hoa lục địa. Cảm thấy hổ thẹn vì có cùng một màu da với họ, chúng tôi quyết định ngồi đợi ở phòng khách. Hơn nửa giờ sau, khi họ đã rời khách sạn, không khí mới trở lại bình thường. Lúc ấy, tôi mới "ngộ" ra lý do cô nhân viên tiếp tân có thái độ lạ kỳ đối với tôi vào buổi tối hôm trước. Cô ta đã "xem mặt mà bắt hình dong", tưởng lầm tôi là người Trung Hoa.
o O o
Ai đó nói rằng, âm nhạc không những ở trong không khí mà nó còn thấm sâu vào mỗi viên đá ở Vienna. Vì thế, sau một ngày thăm viếng danh lam thắng cảnh, tối hôm ấy nhóm bạn chúng tôi cùng nhau đón xe điện, trở lại khu phố Wien, mua vé tham dự một buổi hoà tấu, trình diễn âm nhạc cổ điển Mozart và Strauss ở lâu đài Palais Palffy, nơi ông Mozart từng biểu diễn với bà chị Marianne của ông vào năm 1762. Bước vào Figaro Hall, một thính phòng nhỏ gọn, tôi giật mình, muốn thối lui vì đã có một nhóm người Trung Hoa ngồi đầy ở hai hàng ghế đầu. Không lẽ hôm nay là một ngày xui xẻo à? Suốt ngày chúng tôi đã phải tránh xa các du khách Trung Hoa ở các nơi thăm viếng. Họ rất ồn ào, vô trật tự, tranh giành các chỗ đứng chụp ảnh, kể cả ở phòng vệ sinh. Nhưng lạ thay, nhóm khán giả người Trung Hoa này rất lịch sự. Trước buổi hoà nhạc, họ nhỏ nhẹ cùng nhau trò chuyện. Khi tán thưởng một màn trình diễn, họ không la ó mà nhã nhặn vỗ tay. Vào lúc nghỉ giải lao, họ nhâm nhi ly rượu vang, ăn nói rất lễ độ. Tối hôm ấy, chúng tôi đã có dịp thưởng thức một buổi trình diễn âm nhạc thật tuyệt vời, trong một không khí ấm cúng, thanh tao.
Xem xong buổi hoà nhạc, nhóm bạn chúng tôi tản bộ đến trạm xe điện, thong dong trong tiếng nhạc, dưới ánh đèn Giáng Sinh dọc hai bên phố thật an bình. Không khí Giáng Sinh của phố Wien, tuy nhộn nhịp nhưng trang nhã, khiến tôi nhớ đến buổi điểm tâm ồn ào khi sáng ở khách sạn NH và tôi tự hỏi, phải chăng nhóm người Trung Hoa tôi gặp trong hý viện là những người sống ngoài lục địa, không bị chủ thuyết "búa liềm" tẩy não nên họ còn giữ được phong cách "ngàn năm văn hiến" của cha ông họ để lại? Rồi tôi nghĩ đến cử chỉ của cô nhân viên khách sạn buổi tối hôm trước và cảm thấy hổ thẹn khi nhận ra mình cũng là một người "xem mặt mà bắt hình dong". Bỗng nghe đâu đó dòng nhạc "Đêm Thánh Vô Cùng" thánh thót vang lên. Nhà tôi nắm lấy tay tôi và hỏi:
"Lạ kìa, mới đầu mùa Giáng Sinh mà sao tối nay họ phá lệ cho mình nghe bản Silent Night rồi? Phải đợi đến đêm Noël mới đúng chứ!"
"Thì mình cứ xem đây là một ơn Chúa ban vậy mà!" Tôi siết tay nhà tôi, trả lời và cùng nàng bước đi trong tiếng thánh ca, lòng thanh thản khôn cùng.


đàoanhdũng
Hạ 2016

(*) Siri là một nhân vật ảo, người sử dụng có thể hỏi trực tiếp các tin tức cần thiết trên iPhone và iPad.

ảnh  từ Google;1 góc thành phô Vienna

92% Dân Số Thế Giới Sống Trong Ô Nhiễm Không Khí

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới ngày 27/9, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương không khí bị ô nhiễm nặng nhất.

92-dan-so-the-gioi-song-trong-khong-khi-o-nhiem
Khu vực màu đỏ bị ô nhiễm không khí nặng nhất. Ảnh: WHO 
Kết quả này dựa trên dữ liệu vệ tinh, mô hình vận tải hàng không và màn hình trạm mặt đất, tại hơn 3.000 địa điểm cả nông thôn và thành thị. Theo thống kê, khoảng 3 triệu người chết mỗi năm có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí ngoài trời. Năm 2012 ước tính có khoảng 6,5 triệu ca tử vong (chiếm 11,6% trường hợp tử vong trên toàn cầu) có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời.
Tiến sĩ Flavia Bustreo, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: "Ô nhiễm không khí tiếp tục đe dọa sức khỏe của bộ phận dễ bị tổn thương, nhất là phụ nữ, trẻ em và người lớn tuổi". Gần 90% ca tử vong liên quan tới ô nhiễm không khí xảy ra ở khu vực có thu nhập thấp và thu nhập trung bình.
Mô hình kiểm định chất lượng không khí của WHO cho thấy 92% dân số thế giới đang sống ở những nơi chứa hạt vật chất có đường kính dưới 2,5 micromet (PM2.5) vượt quá giới hạn cho phép. Khuyến cáo của WHO về khối lượng hạt vật chất PM2.5 là 10mg/m3 không khí.
92-dan-so-the-gioi-song-trong-khong-khi-o-nhiem-1
PM2.5 bao gồm các chất ô nhiễm như sulfat, nitrat và carbon màu đen đe dọa tới tính mạng con người khi thâm nhập sâu vào phổi và tim mạch. Ảnh: Dailymotion
Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí bao gồm khí thải của các phương tiện giao thông, sản phẩm của nhiên liệu làm chất đốt ở các gia đình, khí thải từ nhà máy công nghiệp,…Tuy nhiên, không phải tất cả ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ hoạt động của con người mà những cơn bão bụi (ở khu vực gần sa mạc) cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng không khí.
Tiến sĩ Mari Neira, Giám đốc WHO lên tiếng: "Cần phải nhanh chóng giải quyết các vấn đề về ô nhiễm không khí trước khi quá muộn”. Biện pháp được đưa ra là phát triển giao thông bền vững ở các thành phố, quản lý chất thải rắn, tích cực sử dụng nguồn năng lượng sạch từ thiên nhiên và đặc biệt phải giảm thiểu khí thải công nghiệp. 
Khánh Huyền

Bí quyết sống vui khỏe cho người cao tuổi (vnexpress)

Từ 19/9 đến 16/10, Tiến sĩ, bác sĩ Lưu Ngân Tâm và Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Đình Toán sẽ tư vấn về dinh dưỡng cho người cao tuổi trên chuyên trang "Bí quyết sống vui, sống khỏe" của VnExpress.

Ông bà ta có câu "trẻ nuôi con, già chơi với cháu". Về hưu, được sống với con cháu là một niềm hạnh phúc. Tuy nhiên, sức khỏe giai đoạn này giảm sút rõ rệt mà đôi khi muốn cải thiện cũng "lực bất tòng tâm". Các vấn đề tim mạch, huyết áp, mỡ máu, xương khớp, trí nhớ... bủa vây khắp phía, trở thành bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi.
Người cao tuổi cần nhất một chế độ ăn phù hợp với sức khỏe và sự quan tâm của con cái. Ảnh: Bayshore.
Người cao tuổi cần nhất một chế độ ăn phù hợp với sức khỏe và sự quan tâm của con cái. Ảnh: Bayshore.
Bản thân người cao tuổi phải nâng niu sức khỏe của chính mình. Con cái cũng nên tìm hiểu các vấn đề tâm lý, thể chất của cha mẹ để lắng nghe và quan tâm đúng mức. Người xưa cũng nói: "Già bát canh, trẻ manh áo mới", ý chỉ cha mẹ về già chẳng tham vọng điều gì lớn lao, chỉ mong bát canh ngon dễ nuốt do con cháu tận tay đun nấu. Người cao tuổi cần nhất một chế độ ăn phù hợp với sức khỏe và sự quan tâm của con cái.
Tiến sĩ, bác sĩ Lưu Ngân Tâm - Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy khuyên, người cao tuổi vẫn cần ăn uống đầy đủ và đa dạng các nhóm thực phẩm. Nhu cầu năng lượng của cơ thể ít đi, thì khẩu phần ăn sẽ giảm về lượng chứ không thay đổi về chất. Cách chế biến cần tinh tế hơn, hợp khẩu vị và sở thích, tránh kiêng khem quá mức. Người cao tuổi vẫn có thể ăn thịt bò đều đặn, nếu không bị rối loạn chuyển hóa acid uric, suy thận hay rối loạn chuyển hóa mỡ.
Tùy thể trạng và nguy cơ bệnh lý mà người cao tuổi cần chế độ dinh dưỡng và tập luyện khác nhau. Nếu mắc bệnh lý tim mạch, cần ăn nhạt, tránh ăn quá no, tránh thừa cân béo phì. Hạn chế ăn những thức ăn chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa (mỡ, magarine, mayonase hay thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất béo chuyển đổi); tăng cường rau củ quả tươi. Trong khi đó, người tiểu đường lại cần giảm tinh bột mỗi bữa ăn, khoảng 80-100g bánh phở bữa sáng và một bát lưng cơm cho bữa trưa hoặc chiều, ưu tiên gạo lứt; nên ăn thịt nạc, cá, trái cây ít ngọt và nhiều chất xơ...
Từ ngày 19/9 đến 31/10, Tiến sĩ, bác sĩ Lưu Ngân Tâm - Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Lâm sàng TP HCM và Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Đình Toán - Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích, đồng thời giải đáp thắc mắc về vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe cho người cao tuổi trên chuyên trang "Bí quyết sống vui, sống khỏe" của VnExpress. Đây cũng là nơi cung cấp kiến thức dinh dưỡng, truyền cảm hứng sống tích cực và lành mạnh cho cộng đồng người cao tuổi.
polyad
Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Đình Toán.
Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Đình Toán hiện làm việc tại Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk.
bi-quyet-song-vui-khoe-cho-nguoi-cao-tuoi-2
Tiến sĩ, bác sĩ Lưu Ngân Tâm.
Tiếnsĩ, bác sĩ Lưu Ngân Tâm đang giữ chức Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Lâm sàng TP HCM.
An San

Trần Mộng Tú : 2 bài thơ nguyên văn tiếng Việt được đăng trong SGK của Mỷ



Quà Tặng Trong Chiến Tranh


Trong American Literature  Textbook


Em tặng anh hoa hồng
Chôn trong lòng huyệt mới
Em tặng anh áo cưới
Phủ trên nấm mồ xanh

Anh tặng em bội tinh
Kèm với ngôi sao bạc
Chiếc hoa mai mầu vàng
Chưa đeo còn sáng bóng

Em tặng anh tuổi ngọc
Của những ngày yêu nhau
Đã chết ngay từ lúc
Em nhận được tin sầu

Anh tặng em mùi máu
Trên áo trận sa trường
Máu anh và máu địch
Xin em cùng xót thương

Em tặng anh mây vương          
Mắt em ngày tháng hạ
Em tặng anh đông giá
Giữa tuổi xuân cuộc đời

Anh tặng môi không cười
Anh tặng tay không nắm
Anh tặng mắt không nhìn
Một hình hài bất động

Anh muôn vàn tạ lỗi
Xin hẹn em kiếp sau
Mảnh đạn này em giữ
Làm di vật tìm nhau.

Tháng 7/ 1969

Giấc Mơ Hòa Bình
 đăng trong Vision of War,Dream of Peace
Em nghe nói hòa bình
Trên những tờ nhật báo
Em nghe nói hòa bình
Trên miệng người lãnh đạo

Em để lòng khờ khạo
Ôm giấc mơ hòa bình
Mong chiến tranh chấm dứt
Anh giã từ đao binh

Tin về từ trận tuyến
Anh chết giữa chiến trường
Ôi giấc mơ khờ khạo
Chỉ còn là đau thương

Từ khi em ra đời
Từ khi có trí khôn
Em thấy toàn chém giết
Em thấy toàn máu xương

Từ khi em biết nghe
Từ khi em biết nói
Toàn những lời giả dối
Toàn những lời hứa suông

Từ khi em biết yêu
Từ khi em biết nhớ
Anh đã dặn đợi chờ
Rồi anh không về nữa

Ôi giấc mơ khờ khạo
Ôi giấc mơ hòa bình
Xây giữa lòng tham bạo
Chết trước khi thành hình

Ôi lòng non bé nhỏ
Như giấy trắng thơm tho
Vết mực đen loang lổ
Làm hoen ố hồn thơ

Em đã biết giận thù
Biết cuộc đời dối trá
Trang nhất nói hòa bình
Trang tư toàn cáo-phó

Em không còn bồng bột
Tin những lời đầu môi
Em bắt đầu tỉnh ngộ
Thì đã mất anh rồi

Ôi giấc mơ hòa bình
Anh trả bằng sự sống
Em trả bằng tủi hờn
Bằng một đời đơn độc .

Trần Mộng Tú

Ngày Có Úa Vàng - Thơ Sông Trăng



Rồi mưa ùa về sau ngày nắng cháy thiêu  
Hãy tưới dùm ta mảnh linh hồn khô héo  
Ngày có úa vàng đời chia xa mấy nẻo  
Dấu kín niềm đau se sắt nỗi đoạn trường  

Chuyến xe ngập ngừng trong một sáng tinh sương 
 Ngày lạ lẫm khiến cõi lòng thêm trống vắng 
 Ánh mắt không cùng thiếu nụ cười duyên thắm  
Nắng chiếu bàng hoàng tan tác mối sầu tây 

Ngày hôm qua trời vẫn mưa như hôm nay 
 Những vầng mây bay lặng lờ theo cơn gió 
 Chở nỗi nhớ thương anh dành riêng em đó 
 Bến ấy dòng sông thấp thoáng cổng địa đàng  

Như kẻ giữ vườn cô lẻ chợt hoang mang 
 Chùm hoa giấy đỏ môi hồng đào soi bóng  
Chỉ một mình anh đếm thời gian trông ngóng 
 Hình dáng yêu thương muôn thuở chẳng phai nhòa  

Em đến bên đời tươi tắn đóa tình hoa 
 Ký ức mặn nồng xót xa vườn mai cúc 
Hoang vắng thê lương lá úa vàng khóm trúc 
Vò vỏ hoài mong khe khẽ khúc đợi chờ  

SôngTrăng 09-2016


Cuộc sống của chúng ta sẽ thế nào sau 100 năm nữa?

Nhà in 3D, nguồn năng lượng ngoại lai là những thứ có thể xuất hiện trong cuộc sống con người trong 100 năm tới.


Cuộc sống của chúng ta sẽ thế nào sau 100 năm nữa?
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, những câu vật dụng dường như chỉ xuất hiện trong các câu chuyện hoa học viễn tưởng ngày nay có thể sẽ phục vụ bạn trong tương lai không xa.
Thuỵ Dương 
Theo Trí Thức Trẻ 

Đêm Qua Tôi Mơ - LS. Nguyễn văn Chức

LS.Nguyễn Văn Chức là 1 trí thức  miền Nam ,vừa qua  đời tại Mỷ ngày 7/9/2016.

Xin đăng lại 1 bài  của Ông  viết vào tháng 7/2012 

Thứ Bảy14 tháng Bảy năm 2012 04:25Tác GiảVIP KK Nguyễn Văn Chức

Tác giả: Luật sư Nguyễn Văn Chức, bút hiệu: VIP KK Nguyễn Văn Chức ls nguyenvanchuc
Tôi lẩm bẩm: Được Chúa rước về, thì đó là tin vui chứ, sao lại tin buồn? 
 Tôi nằm trong quan tài suy nghĩ về ý nghĩa của kiếp hiện sinh. Ban đêm nhà quàn đóng cửa, buồn heo hút, tôi đâm ra sợ. Sợ ma. Mỗi khi có tiếng động, tôi lại run lên như bị kinh phong, rồi phều phào: tôi là Vip KK đây, chánh án tư quốc tế rất anh minh đây, ai đó có thiêng thì hãy nghe đây nghe đây, nếu là đàn ông con trai hoặc bà già, thì đi chỗ khác chơi để người chết ngủ nghỉ sáng mai còn phải đi làm; nếu là đàn bà con gái xinh đẹp thì cũng đi chỗ khác chơi, đừng đến đây cám dỗ người chết tơ tưởng những điều xâm phạm thuần phong mỹ tục mà mang tội. Lơ mơ lão kêu phú lít bắt bây giờ.
 Đêm ấy, đêm chót tôi nằm tại nhà quàn. Một người đàn bà xuất hiện. Tôi nhận ra Hoang San cách đây 50 năm.
 Hoang San là người Trung Hoa, quốc tịch Pháp, cùng học dự bị y khoa với tôi năm 1950 tại Hà Nội. Hoang San đẹp và chơi piano rất hay. Nàng là một kỷ niệm của đời tôi. Một buổi chiều, tôi đưa bà chị ruột của tôi đi ăn cơm gà Siu Siu tại chợ An Đông để giới thiệu nàng với chị tôi. Một niêu cơm, với con gà luộc đã được một bàn tay Chuyên Chư nào đó chặt ra và sắp rất đẹp trên chiếc đĩa men trắng. Tôi tiếp đồ ăn cho Hoang San. Chị tôi thì ngồi nhìn đứa em dâu tương lai và có vẻ hài lòng. Phải chi Hoang San cứ ngồi im. Nhưng nàng muốn làm đẹp lòng chị tôi, nàng gắp đồ ăn cho tôi. Thứ nhất phao câu, thứ nhì đầu cánh. Nàng gắp một miếng phao câu đặt vào đĩa tôi, và nói: “Anh ăn cái lỗ đít gà này đi, ngon lắm”.
 Hai tuần sau, nàng bị tai nạn xe hơi. Tôi đến thăm, nàng chỉ ứa nước mắt: bàn tay trái của nàng bị gẫy xương và phải bó bột. Nàng sợ sẽ phải bỏ piano. Nàng cho biết: sau khi điều trị xong, nàng sẽ theo cha mẹ sang Pháp. Ôi định mệnh!
 Mười tám năm sau (năm 1968), nhân dịp đi dự Hội Nghị Liên Hiệp Nghị Sĩ Thế Giới (Union Interparlentaire) tại Vienna, Áo quốc, tôi có ghé qua Paris. Tôi gặp lại Albert. Albert là tây lai, nói tiếng Việt rất sõi, cùng học với Hoang San và tôi ở Hà Nội. Albert cho biết: Hoang San đỗ bác sĩ, nhưng không hành nghề. Nàng học dương cầm ở một conservatoire. Albert cho tôi biết thêm: Hoang San vẫn chưa lấy chồng và thỉnh thoảng vẫn nhắc đến tôi.
 Tôi nằm trong quan tài, nhìn thấy Hoang San của tôi năm 1950. Nàng đội mấn đen, đến gần quan tài, đặt tay lên trán tôi, nói khẽ: “Adieu”. Rồi tiếng dương cầm từ đâu vang lên cung điệu trầm mặc của bài Marche Funèbre. Tôi gọi tên nàng. Tiếng dương cầm vẫn vang lên trầm mặc.
 Bây giờ chỉ còn một ngày nữa, là tôi bị đưa lên nghĩa địa. Một cụ già râu tóc bạc phơ, chống gậy trúc đến dìu tôi đi thăm viếng thế giới bên kia. Người đầu tiên tôi gặp là thầy dạy tôi, Luật Sư Bùi Tường Chiểu, rồi những bạn cũ tại thượng nghị viện, Thái Lăng Nghiêm, Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu, Trần Chánh Thành, Đào Văn Vỹ, Trần Văn Lắm ...
 Ở một vườn hoa khác, tôi gặp lại những bạn cũ trong quân đội, Nguyễn Ngọc Loan, Lê Nguyên Khang, Nguyễn Văn Yên, Lại Như Sơn ...  Tôi cũng gặp lại những người lính cũ của tôi đã chết trong những trận Đông Triều, Hòa Bình, Mạo Khê.
 Sau khi đi thăm một vài nơi ở thế giới của Dante, tôi được đưa ra trước tòa phán xét của Thượng Đế. Tôi là người Công Giáo, tôi phải trả lời về tất cả những hành vi và ý nghĩ của tôi lúc còn sống. Ôi “ngày của thịnh nộ” (Dies irae, dies illa). Nếu linh hồn tôi có tội trọng (mortal sin), tôi sẽ phải xuống hỏa ngục, chịu lửa thiêu đốt đời đời. Nếu linh hồn tôi không có tội trọng và trong trắng như gương, tôi sẽ được lên Thiên Đàng ngay lập tức. Nhưng nếu linh hồn tôi, tuy không có tội trọng, nhưng không trong sáng như gương, nghĩa là còn lợn cợn bụi trần, thì tôi sẽ đi đâu? Tôi sẽ phải xuống ngục luyện tội (purgatory) một thời gian để lửa đốt con người tôi cho sạch những lợn cợn, và sau đó tôi mới được lên Thiên Đàng. Thời gian ở luyện tội, có thể là 10 năm, 20 năm, 50 năm . . . Tùy trường hợp nặng nhẹ. Mà tôi thì như cụ đã biết, nhiều lợn cợn lắm, thể xác cũng như tâm hồn. Có lẽ phải ở luyện tội cả mấy trăm năm.
 Tôi được đưa đến tòa phán xét. Chưa đầy 5 phút, có tiếng loa: “Ai có vợ, và đã sống với vợ từ 30 năm trở lên, hãy đứng sang bên phải.” Tôi lễ mễ chạy theo tiếng loa, đứng sang bên phải. Đông lắm, người nào trông cũng thiểu não quá sức. Hai phút sau, có tiếng vọng từ trời cao: “Các con yêu mến, lúc còn sống, các con có vợ và đã ở với vợ trên 30 năm, như thế các con được coi như đã ở luyện tội cả mấy trăm năm rồi, các con sạch mọi tội lỗi và đáng được lên Thiên Đàng ngay lập tức để hưởng Thiên Nhan Chúa”. Mọi người đều hoan hô. Một ông già Mỹ móm mém, phều phào “All right!”. Tôi cũng phều phào “All right!”.
(Lời bàn: Bác nào đã sống với vợ được 30 năm trở lên thì cứ yên trí lớn nhé! Sẽ lên thẳng Thiên Đường!)
Cụ Sức Mấy ơi, tôi đang nói gì đây, và nói đến đâu rồi. Ô hay cái còm biu tơ của tôi đâu rồi? Tôi đã căn dặn bà nhà tôi rằng: khi tôi chết, nhớ đem bộ còm biu tơ vào quan tài cho tôi, để tôi viết ký ức bên kia nấm mộ.
 Theo chương trình lễ an táng đọc trên đài phát thanh thì sáng hôm nay người ta sẽ động quan và đem tôi ra nghĩa địa. Tôi nằm trong quan tài, bỗng nghe có tiếng chân chạy rầm rập. Tôi thấy cụ và nhà văn Sơn Tùng hớt hơ hớt hải khiêng đến một vòng hoa lớn, với tấm băng phân ưu viết chữ lớn “See you soon”. Thật là chí tình.
 Tôi lại nghe thấy có tiếng ồn ào bên cạnh buồng tôi nằm. Một giọng nói nghe rất quen: “Ấy tôi đi nhầm buồng rồi”. Một lúc sau tôi lại nghe: “Ấy tôi đi nhầm buồng rồi.”
 Tôi quên không nói để cụ biết: bên cạnh buồng quan tài của tôi, có buồng quan tài của một bà Mỹ già, cũng chết vì ung hư phổi. Người nào  đó, đến viếng tôi, chắc đã đi nhầm buồng. Cho nên cứ “ấy tôi đi nhầm buồng rồi.”. Sau cùng người ấy đến đúng buồng của tôi. Người ấy cầm một bó hoa nhỏ, đến gần quan tài, nói bô bô: “Ấy, đây có phải là quan tài của ông Vip KK không?” Rồi người đó nói rất thảm thiết: “Ấy, ông Vip KK ơi, ông với tôi đã từng ăn nằm với nhau, sao ông nỡ bỏ tôi ra đi, sao ông không đợi tôi cùng đi với? Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống trời ơi hỡi trời. Ôi ông Víp KK ơi.” Tôi nhận ra tiếng của nhà văn Doãn Quốc Sĩ.
 Năm 1998, họ Doãn và tôi lên Hoa Thịnh Đốn tham dự buổi họp của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, do lời mời của nhà văn Sơn Tùng. Họ Doãn và tôi ở trong căn biệt thự của nhà văn Nghiêu Minh. Chúng tôi ngủ chung một giường, họ Doãn nằm đầu giường, tôi nằm cuối giường. Buổi sáng, hai chúng tôi dậy sớm. Họ Doãn ngồi quay mặt vào tường bên đông, ông thiền và đọc kinh Phật. Tôi quay về phía tây đọc kinh Công Giáo. Bây giờ nghe tôi chết, họ Doãn đến phúng viếng tôi và nhắc lại chuyện xưa. Thật là chí tình.
 Chỉ còn 10 phút nữa, người ta sẽ đậy nắp áo quan và đem tôi ra nghĩa địa. Bỗng có tiếng chân chạy rầm rập. Chủ nhiệm Lê Hồng Long hớt hơ hớt hãi bước vào, nói bô bô: “Báo sẽ đem in ngày mai, bài vở của ông đến đâu rồi? Ông nói ông gửi thuốc Viagra cho tôi, ông gửi chưa? Chán ông quá đi mất.”
 Tôi giật mình tỉnh dậy. Căn phòng phảng phất mùi hương Lavande. Nhà tôi nằm bên cạnh, thở dài: “Anh vẫn chưa quên được Hoang San và tiếng đàn dương cầm. Em nghe thấy anh gọi tên nàng.”