Từ xưa dân gian đã thường sử dụng đậu xanh
liền cả vỏ để chữa trị các chứng bệnh do nhiệt độc gây nên, như cảm
nắng, say nắng, sốt, phiền khát, mụn nhọt lở loét. Và đặc biệt là hiệu
nghiệm khi bị ngộ độc thuốc, nấm độc hoặc thức ăn nhiễm độc, say rượu…
Theo Đông y, hạt đậu xanh (lục đậu) có
vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, ích khí, tiêu thử, lợi thủy,
giải độc. Vỏ hạt đậu xanh (lục đậu y) có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng
giải độc, tiêu thũng, giải thử, trừ phiền, trừ màng mộng ở mắt.
Các thầy thuốc Đông y thường sử dụng đậu
xanh liền cả vỏ, để chữa trị các chứng bệnh do nhiệt độc gây nên, như
cảm nắng, say nắng, sốt, phiền khát, mụn nhọt lở loét. Và đặc biệt là để
giải độc khi ngộ độc thuốc, nấm độc hoặc thức ăn nhiễm độc.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy:
Các protein, tanin và các hợp chất flavone trong đậu xanh có thể kết hợp
với thủy ngân, arsenic (As), chì (Pb), một số hợp chất trong phân hóa
học, tạo thành các hợp chất trầm tích. Vì vậy, có thể làm giảm độc tính,
do dạ dầy khó hấp thu các hợp chất có độc tính đó hơn.
Trên lâm sàng, khi bị trúng độc nông
dược, kim loại nặng v.v. người ta thường nấu đậu xanh cho bệnh nhân ăn
hoặc nghiền mịn đậu xanh pha nước cho uống, có kết quả giải độc rất tốt.
Một số bài thuốc sử dụng đậu xanh để giải độc:
Giải độc do say rượu
Lấy khoảng 100g đậu xanh vo sạch, nấu
nhỏ lửa với khoảng 500 ml nước đến lúc đậu mềm thì cho thêm chút muối
rồi tắt bếp, để cho nguội. Lọc lấy nước cho người say uống để giải rượu,
nếu ăn được cả cái thì là tốt nhất.
Bị ngộ độc thực phẩm
Đậu xanh 30-120g, ngâm nước, nghiền mịn, gạn lấy nước uống từng bát lớn.
Trúng độc nông dược và nấm độc
Đậu xanh 4 phần, cam thảo 1 phần; sắc nước, uống liên tục từng bát lớn.
Trúng độc chì
Đậu xanh 120g, cam thảo 15g; sắc nước,
chia 2 phần uống trong ngày; uống liên tục trong 15 ngày (1 liệu trình).
Nói chung sau 2 liệu trình thì khỏi bệnh. Trong quá trình điều trị nếu
có điều kiện uống bổ sung vitamin C thì càng tốt.
Giải độc hàng ngày
Trong cuộc sống thường ngày, đậu xanh
cũng rất tiện lợi và hiệu nghiệm để giải độc cho cơ thể, có thể sử dụng
đậu xanh bằng cách nấu trà lấy nước uống, hoặc làm món cháo đậu xanh gạo
trắng.
Lưu ý khi sử dụng đậu xanh
Đậu xanh (và các loại hạt ngũ cốc khác),
ngoài vỏ quả đã được loại bỏ khi thu hoạch còn có phần “vỏ lụa” bao bọc
quanh “hạt”. Phần vỏ lụa có chứa rất nhiều sinh tố, khoáng chất, cũng
như các hoạt chất sinh học khác, bao gồm cả một số flavonoid có tác dụng
kiềm chế sự lão hóa và chống ung thư. Do đó khi sử dụng đậu xanh, nhất
là sử dụng với mục đích giải độc, nên dùng cả vỏ.
Theo thuocvuonnha.com
Đình Vũ tổng hợp
Đình Vũ tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét