Điều này có lý do mà không phải ai cũng biết.
Trước 1975 tại miền Nam
(phía Bắc thì tôi không biết)
giáo viên vừa tốt nghiệp sư phạm không bao giờ được giao dạy lớp 1. Chỉ những giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm nhiều năm đứng lớp mới được giao dạy lớp 1.
(điều này còn duy trì đến những năm 1980).
Tại sao?
Học sinh lớp 1 hoàn toàn chưa biết gì. Từ tư thế ngồi học,
cách cầm cây viết, cầm quyển sách cho đến những kỹ năng khác…
Tất cả đều mới bắt đầu được làm quen, để từ đó hình thành kỹ năng riêng.
Đây là giai đoạn rất quan trọng của trẻ mới bắt đầu vào lớp 1,
cho nên cần những nhà giáo ngoài kiến thức chuyên môn còn phải có kinh nghiệm nuôi dạy con, sự tỉ mỉ
nhẫn nại…
Điều này thì những thầy cô giáo tuổi đôi mươi không thể đáp ứng.
(tốt nghiệp sư phạm tiểu học chỉ tầm trên dưới 22 tuổi).
Đó là lý do vì sao các thầy cô dạy lớp 1 thời đó đều lớn tuổi (già).
Tôi nhớ thầy dạy lớp 1 của tôi là thầy Thạnh năm đó chắc phải trên 35 hoặc 40 tuổi.
Trong một trường học,
giáo viên cũng rất ngại được phân dạy lớp 1 vì đây là lớp khó dạy nhất trong bậc tiểu học.
Tôi nhớ năm khi mới vào nghề (khoảng năm 1985),
được phân dạy lớp 4.
Một ngày kia, có một cô lớp 1 nghỉ dạy, tôi được điều dạy thay buổi học này.
Đến giờ học, sau khi giới thiệu bài,
tôi vừa yêu cầu các em lấy tập vở ra ghi theo vừa quay người lên bảng ghi chép ngày tháng, tựa bài học.
Lúc quay mặt trở lại, tôi thấy cả mấy chục học sinh đều ngồi im như tượng.
Hơi ngỡ ngàng nhưng sau một phút định thần, tôi nhận ra đây là học sinh lớp 1, chưa biết viết biết đọc gì cả… Thế là phải vận dụng kỹ năng dạy học sinh lớp 1, đi đến từng em,
từng em,…
Kết thúc buổi dạy hôm đó tôi mướt mồ hôi.
Giáo dục lớp một ngày xưa được chăm chút từ cách chọn thầy cô dạy như thế.
Đó là chưa nói đến sách giáo khoa còn được chọn lọc kỹ càng hơn nữa.
Ngày nay thì sao?
Câu chuyện sách tiếng Việt 1 đang ồn ào là câu trả lời rõ nhất về cách làm giáo dục thời nay.
Gọi là kinh doanh giáo dục thì chính xác hơn.
Nhưng càng thảm họa vì GD nằm trong tay những ”con buôn” mạt hạng, chẳng thấy kẻ nào đứng ra chịu trách nhiệm về sản phẩm tệ hại đã bán?!
Vụ SGK Cánh Diều vừa rồi là 1 minh chứng rõ ràng.
Từ cung cách biên soạn, kiểm định và phát hành hiển hiện thái độ tắc trách của những người làm GD hiện nay.
Và càng quan trọng hơn là thái độ của những người chịu trách nhiệm vụ việc.
Không ông nào đứng ra chịu trách nhiệm.
Bộ thì nói ”Sẽ xem xét…”.
Hội đồng thẩm định:
”… Đã phát hiện sai, nhưng…”
Nhóm biên soạn:
“Sẽ điều chỉnh…”???
Tóm lại, 16 triệu đô la Ngân sách đã được chi xài bởi các vị này,
và 1 kết quả tệ hại ngoài sức tưởng tượng nhưng chả thấy ai đứng ra nhận trách nhiệm.
Phần thiệt hại hơn 2.300 tỷ đồng tiền SGK thì dân đen chia nhau và sẽ có bao nhiêu thế hệ con trẻ tiêm nhiễm những kiểu nói năng, những ý tưởng tầm phào, xấu xí từ những kẻ biên soạn ra mớ hổ lốn này???
Bộ SGK Cánh diều cần phải được thu hồi ngay lập tức, chứ không thể bắt trẻ ”cứ mặc” rồi vá víu cho trôi qua nhiệm kỳ (!!!) rồi đến thời ông bộ trưởng sau lại tiếp tục ”cải cách” đống rác từ nhiệm kỳ trước?!
Và các Thầy Cô thời kỳ này đang đứng ở đâu???
Sao không lên tiếng?!
PHẠM NGUYỄN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét