22 thg 3, 2025

HẠNH PHÚC – NHÌN BẰNG SỰ THẬT ( Diển Đàn Khai Phóng )

 Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng

Hạnh phúc là gì? Nhìn bằng sự thật cho thấy rằng, hạnh phúc là con người chân thật, phát triển bền vững; phát triển bền vững thì con người hạnh phúc; không phát triển bền vững con người không hạnh phúc, quốc gia và quốc tế cũng không hạnh phúc.

Happy? Looking at the facts shows that, happiness is the true person, sustainable development; sustainable development makes people happy; no sustainable development people are not happy, national and international are also not happy.

Để hiểu thực chất khái niệm hạnh phúc, trước hết cần nhận thức đúng sự thật, tức nhận thức đúng sự thật hạnh phúc, hay hạnh phúc thật sự. Sự thật là gì?Lâu nay loài người không hiểu đúng khái niệm này.Sự thật chính là sự chân thật, chân thực, trung thực của con người. Tức là, con người không trung thực không có sự thật; nhóm người không trung thực không có sự thật; cộng đồng người không trung thực không có sự thật; loài người không trung thực không thể có sự thật (dishonest people cannot have truth).

Sự thật gắn liền với phát triển, hình thành “sự thật phát triển” – khái niệm biểu hiện sự cân đối, cân bằng, hài hòa về môi trường sống, công bằng, bình đẳng, công lý trong quốc gia, xã hội loài người. Trong cộng đồng xã hội, người có sự thật là người trung thực phát triển, người thiếu sự thật là người ác không phát triển; nhóm sự thực là nhóm trung thực phát triển, nhóm không trung thực là nhóm không phát triển; cộng đồng trung thực là cộng đồng phát triển, cộng đồng không trung thực thì không phát triển (a dishonest community does not thrive).

Nhìn bằng sự thật cho thấy rằng, hạnh phúc chính là con người trung thực, con người phát triển bền vững – tức con người được bảo đảm cân đối, cân bằng, hài hòa lâu bền môi trường sống, công bằng, bình đẳng, công lý vững chắc trong quốc gia, xã hội loài người. Điều đó có nghĩa, loài người cần trung thực và cần hiểu sự thật; đặc biệt cần hiểu hạnh phúc, cần hiểu phát triển bền vững.Hiện nay, các khái niệm này chưa được làm rõ trên bình diện quốc gia và quốc tế; phát triển bền vững là có con người hạnh phúc; không phát triển bền vững con người không hạnh phúc, quốc gia và quốc tế cũng không hạnh phúc.Tức là, phát triển bền vững thì loài người hạnh phúc; không phát triển bền vững loài người không hạnh phúc (no sustainable development no happy people).

So sánh hạnh phúc với ngày, tháng, năm cho thấy rằng, tính chất ngày quốc tế không thật, cá nhân không hạnh phúc; bản chất tháng quốc tế chưa thật, nhóm chưa hạnh phúc, thực chất ngày tháng năm quốc tế chân thật, cộng đồng hạnh phúc. Điều đó có nghĩa, ngày 20 tháng 3 không phải ngày Quốc tế hạnh phúc như giới lãnh đạo nêu ra, mà là cả quốc tế mưu cầu về hạnh phúc, đấu tranh với cái ác, xây dựng các quốc gia hòa bình và văn minh. Nói cách khác, cần hiểu đúng đắn ngày quốc tế hạnh phúc; quốc tế không chỉ có ngày này, còn có hơn 364 ngày trong năm; không chỉ chúc mừng ngày Quốc tế hạnh phúc, mà cần tôn trọng, bảo đảm cuộc sống hạnh phúc của con người – tức cuộc sống của cá nhân, nhóm, cộng đồng phát triển bền vững.

So sánh hạnh phúc với quyền lực cho thấy rằng, tính chất sức sống không thật, cá nhân người không có quyền lực; bản chất sự sống chưa thật, nhóm người chưa có quyền lực; thực chất cuộc sống chân thật, cộng đồng người có quyền lực – khái niệm biểu hiện quyền lực hạnh phúc của con người. Điều đó có nghĩa, hạnh phúc chính là quyền lực của con người; quyền lực là cuộc sống con người hạnh phúc; người không có quyền lực thì không hạnh phúc. Nói cách khác, trong quốc gia và cả xã hội loài người, không ai có quyền lực cao hay thấp, mạnh hay yếu, nhiều hay ít, giầu hay nghèo, vĩ đại hay không vĩ đại, lãnh tụ hay không lãnh tụ, v.v..; mọi người đều được bình đẳng về quyền của mình; quốc tế hạnh phúc là con người đều có quyền. Do vậy, cần phải bảo vệ các quyền của người dân trong toàn cầu; toàn cầu hóa phát triển để con người có quyền (globalization develops so that people have rights).

So sánh hạnh phúc với nhân quyền cho thấy rằng, tính chất không thật người không có quyền tự do, cá nhân không nhân quyền; bản chất chưa thật người chưa được quyền sống, nhóm chưa nhân quyền; thực chất sự thật người có quyền tự do, quyền được sống, “quyền kinh tế và xã hội”, “quyền phát triển”, “quyền dân sự và chính trị” – các quyền được ghi nhận trong “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1948” [1]. Điều đó có nghĩa, hạnh phúc là nhân quyền hay quyền con người; người hạnh phúc là người được bảo đảm nhân quyền; không hạnh phúc là không được bảo đảm nhân quyền. Nói cách khác, quốc tế hạnh phúc là con người có “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” hay “quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” [2]; quốc tế không hạnh phúc là con người không có các quyền này.

So sánh hạnh phúc với hòa bình cho thấy rằng, tính chất sức sống không thật, cá thể người không có hòa bình; bản chất sự sống chưa thật, tập thể người chưa có hòa bình; thực chất cuộc sống chân thật, xã hội loài người có hòa bình thật sự – khái niệm biểu hiện quốc tế thái bình yên vui. Điều đó có nghĩa, hạnh phúc chính là có quốc thái dân an; không có quốc thái dân an người không hạnh phúc.Nói cách khác, cần hiểu đúng đắn khái niệm hòa bình; con người hạnh phúc gắn với hòa bình thật sự; cần phải đấu tranh vì hòa bình thật sự trong toàn cầu. Chẳng hạn, đấu tranh xóa bỏ độc quyền nhóm cá nhân, độc quyền tư tưởng văn hoá; hay đấu tranh với các loại “chủ nghĩa” – khái niệm biểu hiện thiếu hiểu biết của con người (concept of human ignorance).

Hiện nay, loài người chưa hiểu rõ khái niệm hạnh phúc.Ngay cả thuật ngữ, khái niệm, học thuật cũng chưa hiểu rõ sự thật. Chẳng hạn, khi phân tích khái niệm, người nghiên cứu chỉ nhìn tính chất khái niệm không thật, bản chất khái niệm chưa thật, chứ không nhìn thực chất khái niệm sự thật, dạng mô hình: khái niệm chưa thật – khái niệm sự thật-khái niệm không thật. Tức giới nghiên cứu học thuật không hiểu rằng, mọi thuật ngữ khái niệm đều là sự thật; không có loài người thì không có sự thật; không có sự thật thì chẳng có hạnh phúc – tức không có loài người hạnh phúc. Nói cách khác, hạnh phúc là khái niệm – khái niệm hạnh phúc; sự thật là khái niệm – khái niệm sự thật; nhìn bằng sự thật là khái niệm – khái niệm nhìn bằng sự thật; v.v… Do vậy, nhìn bằng sự thật, người viết khảo luận có khuyến nghị như sau:

Một là, hiểu đúng khái niệm hạnh phúc.

Hạnh phúc chưa được loài người hiểu biết; giới nghiên cứu cũng chưa rõ khái niệm này. Hạnh phúc gồm các mặt chủ yếu sau: tính chất cá thể người không trung thực, không hạnh phúc; bản chất tập thể người chưa trung thực, chưa hạnh phúc; thực chất xã hội loài người trung thực hạnh phúc, dạng mô hình: người chưa trung thực chưa hạnh phúc – người trung thực hạnh phúc – người không trung thực không hạnh phúc. Điều đó có nghĩa, để hiểu đúng khái niệm hạnh phúc đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ người trung thực; không hiểu người trung thực là không hiểu khái niệm hạnh phúc.Chẳng hạn, người tư duy đúng là hiểu khái niệm hạnh phúc; bởi vì, tư duy đúng là tư duy phát triển bền vững, còn sai thì không có phát triển bền vững.

Hai là, xây dựng con người hạnh phúc phát triển bền vững.

Hạnh phúc gắn liền với con người hạnh phúc phát triển bền vững.Tuy nhiên khái niệm này chưa được nhận thức rõ. Con người hạnh phúc phát triển bền vững gồm các mặt chủ yếu sau: tính chất không phải con người trung thực, không hạnh phúc không phát triển bền vững; bản chất chưa phải con người trung thực, chưa hạnh phúc chưa phát triển bền vững; thực chất con người trung thực hạnh phúc phát triển bền vững, dạng mô hình: người chưa trung thực chưa phát triển bền vững – người trung thực phát triển bền vững – người không trung thực không phát triển bền vững.Tức xây dựng con người hạnh phúc phát triển bền vững đòi hỏi giới nghiên cứu hiểu rõ người trung thực; không hiểu con người trung thực không xây dựng được con người hạnh phúc phát triển bền vững. Do vậy, mỗi người cần hiểu rõ rằng, “hạnh phúc chân chính (thật sự) của con người là có được sự cân đối (cân bằng), hài hòa (dung hợp) giữa sự sống của con người và sự tồn tại của môi trường tự nhiên” [3]; người hạnh phúc được sống trung thực với chính mình; người không trung thực là người không hạnh phúc, hay người không được sống hạnh phúc với chính mình (or people who are not happy with themselves).

Tóm lại, mỗi công dân toàn cầu cần hiểu rằng, hạnh phúc là loài người trung thực, phát triển bền vững; hạnh phúc là loài người sống bình yên trên trái đất; người hạnh phúc sống vì loài người phát triển; người hạnh phúc nhất là người làm cho nhiều người khác được hạnh phúc. Hiện nay, hạnh phúc chưa được người dân hiểu biết; giới nghiên cứu chưa rõ tính chất không thật hạnh phúc, bản chất chưa thật hạnh phúc, thực chất sự thật hạnh phúc hay hạnh phúc thật sự. Bất cập này làm cho loài người còn u mê độc ác, diễn ra nhiều bạo lực xung đột và chiến tranh, chỉ cầu mong cuộc sống hòa bình phát triển, chứ không biết bảo vệ môi trường sống của chính mình. Do đó, để mỗi nước và loài người phát triển văn minh, giới lãnh đạo nghiên cứu cần hiểu đúng khái niệm hạnh phúc, xây dựng con người hạnh phúc phát triển bền vững.

……………………….

Tài liệu trích dẫn:

[1] http://hr.law.vnu.edu.vn/sites/default/files/resources/tuyen_ngon_nhan_quyen_1948-18032011.pdf

[2] https://vietnamnet.vn/toan-van-ban-tuyen-ngon-doc-lap-771240.html

[3] https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/hanh-phuc-la-gi.html.

……………..

Nguyễn Hữu Đổng, ngày 18/03/2025

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét