Theo tạp chí IEEE Robotics and Automation
Letters, các kỹ sư Nhật Bản vừa phát triển thành công một robot cứu hỏa,
có thể treo thân lơ lửng trong không khí nhờ những tia nước phản lực.
Robot có khả năng theo dõi vị trí của bản thân và giữ thăng bằng với
việc thay đổi hướng của các tia nước.
Trong một số trường hợp, rất khó cho nhân
viên cứu hỏa trực tiếp đến tận nguồn lửa để dập tắt. Ví dụ, hỏa hoạn có
thể xảy ra trong một tòa nhà lớn, trong đó không thể vào được lối vào
chính một cách an toàn. Đối với những trường hợp như vậy, các kỹ sư đề
xuất việc sử dụng các robot bay, có thể đến tận nguồn lửa cháy qua cửa
sổ hoặc các phần khác của tòa nhà.
Ví dụ, Công ty Latvia Aerones đã tạo ra mục đích này một thiết bị bay không người lái, nhận năng lượng và nước từ mặt đất và phun nước qua một vòi. Còn các kỹ sư Nhật Bản do nhà nghiên cứu Satoshi Tadokoro ở Đại học Tohoku hướng dẫn, đã tạo ra một robot bay treo lơ lửng trong không khí qua nhờ các tia nước phản lực. Robot bao gồm một ống dẫn nước và các môđun với các vòi phun. Môđun chính được cài đặt vào cuối ống dẫn nước và được sử dụng để giữ ống nước trong không khí và phun dập tắt đám cháy. Nếu ống cần phải dài hơn thì có thể lắp thêm các môđun bổ sung cùng với vòi theo chiều dài của ống.
Vì bản thân ống nước với dòng nước phản lực không ổn định nên các nhà phát triển đã tạo ra một hệ thống điều khiển.Thay vì thay đổi cường độ của dòng chất lỏng, họ đã chọn một cấu trúc đơn giản hơn và quyết định thay đổi hướng của ống. Để làm điều này, họ cố định một phần của các đầu phun trên các động cơ điện. Ngoài ra, cứ mỗi 40cm ống lại lắp các bộ phận theo dõi chuyển động với độ chính xác cao. Các kỹ sư đã lập một thuật toán cho phép robot theo dõi vị trí của tất cả các phân đoạn và điều tiết chuyển động nhờ quay các đầu phun.
Trước đây, các kỹ sư Hàn Quốc đã tạo ra một thiết bị bay 4 cánh không người lái dùng để cứu hỏa. Các bộ phận dễ bị tổn thương của robot được phủ bằng vải aramid chống cháy. Thiết bị không chỉ có thể bay, mà còn có thể bám vào tường và di chuyển chúng trên bánh xe. Robot được trang bị một máy quét laser và một máy đo độ cao để định hướng trong không gian cũng như thiết bị nhìn ảnh nhiệt để tìm người trong đám cháy.
Vũ Trung Hương
Ví dụ, Công ty Latvia Aerones đã tạo ra mục đích này một thiết bị bay không người lái, nhận năng lượng và nước từ mặt đất và phun nước qua một vòi. Còn các kỹ sư Nhật Bản do nhà nghiên cứu Satoshi Tadokoro ở Đại học Tohoku hướng dẫn, đã tạo ra một robot bay treo lơ lửng trong không khí qua nhờ các tia nước phản lực. Robot bao gồm một ống dẫn nước và các môđun với các vòi phun. Môđun chính được cài đặt vào cuối ống dẫn nước và được sử dụng để giữ ống nước trong không khí và phun dập tắt đám cháy. Nếu ống cần phải dài hơn thì có thể lắp thêm các môđun bổ sung cùng với vòi theo chiều dài của ống.
Vì bản thân ống nước với dòng nước phản lực không ổn định nên các nhà phát triển đã tạo ra một hệ thống điều khiển.Thay vì thay đổi cường độ của dòng chất lỏng, họ đã chọn một cấu trúc đơn giản hơn và quyết định thay đổi hướng của ống. Để làm điều này, họ cố định một phần của các đầu phun trên các động cơ điện. Ngoài ra, cứ mỗi 40cm ống lại lắp các bộ phận theo dõi chuyển động với độ chính xác cao. Các kỹ sư đã lập một thuật toán cho phép robot theo dõi vị trí của tất cả các phân đoạn và điều tiết chuyển động nhờ quay các đầu phun.
Trước đây, các kỹ sư Hàn Quốc đã tạo ra một thiết bị bay 4 cánh không người lái dùng để cứu hỏa. Các bộ phận dễ bị tổn thương của robot được phủ bằng vải aramid chống cháy. Thiết bị không chỉ có thể bay, mà còn có thể bám vào tường và di chuyển chúng trên bánh xe. Robot được trang bị một máy quét laser và một máy đo độ cao để định hướng trong không gian cũng như thiết bị nhìn ảnh nhiệt để tìm người trong đám cháy.
Vũ Trung Hương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét