Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 04.06.2018
Mamoudou Gassama, người thanh niên gốc Mali, Phi châu, được cả nước Pháp gọi là một người anh hùng, khi đã can đảm bám mấy chặng bao lơn, trèo lên tầng lầu thứ tư của một chung cư ở phía bắc Ba Lê, cứu sống em bé trai 4 tuổi, treo lủng lẳng trong vòng không hơn một phút dồng hồ lúc khoảng 8 giờ tối ngày thứ bảy tuần qua.
Đoạn phim có hơn một triệu người xem trên các trang mạng điện tử, cho thấy, anh Gassama, 22 tuổi, đã phóng người leo thật nhanh, qua từng cái bao lơn một, tới tầng lầu nơi có một người thanh niên khác cố níu tay em bé đang bám vào thành bao lơn của căn kế bên, khi lính cứu hỏa của toán cấp cứu tới nơi thì em bé đã được kéo lên an toàn, phát ngôn nhân của toán này lắc đầu không biết nói gì hơn, khi bảo rằng, thật may mắn cho em bé, khi có một người khỏe mạnh và thừa can đảm làm việc này. Báo chí truyền thông tìm gặp Gassama một ngày sau đó, được anh nhỏ nhẹ cho biết, anh hành động tức khắc mà không suy nghĩ gì cả, anh thấy đám đông la thét và xe hơi bóp còi ầm vang, anh chạy lại trèo ngay lên bằng hết sức mình, mong cứu đứa bé cho được, cám ơn thượng đế, anh đã cứu em, thế thôi, bồng em vào trong phòng khách, tự nhiên anh cảm thấy sợ hãi, anh run lên, ngồi bẹp xuống, không đứng dậy nổi, sợ hãi nếu không cứu kịp thì làm sao đây.
Diễn tiến việc anh Gassama cứu em bé như thế nào đã được hầu hết báo chí tường thuật lại một cách chi tiết hơn, dựa trên đoạn phim ngắn do một người qua đường thâu lại bằng điện thoại di động.
Thằng bé trai, 4 tuổi đang được ba nó trông coi ở nhà trong khi mẹ nó đi đâu đó, không có mặt ở Ba Lê, anh ta để thằng bé chạy chơi một mình ra tới ngoài hành lang bao lơn lầu, theo mấy người láng giềng thì, thật sự thằng bé rớt từ lầu 6 xuống nhưng may thay nó còn bám được trên mấy song sắt phía lầu dưới. Một người đàn ông ở căn kế bên chỗ bao lơn mà thằng bé còn dính tòn ten, phía bên này bức tường ngăn mấy dãy phòng, tên Florian, vói tay qua cố bám giữ nó lại, không đọng đậy vì anh sợ rằng, nếu cố dùng sức kéo về phía mình thì có thể nó sẽ bị rớt xuống, anh muốn hành động hết sức cẩn thận vì không muốn làm cho thằng nhỏ nguy hiểm hơn, anh khuyến khích nó can đảm lên, anh sẽ lo liệu, thằng nhỏ quả thật quá can đảm.
Mamoudou Gassama, người thanh niên 22 tuổi, đến từ Mali, Phi châu, đang ở vài căn gần đó của chung cư, ngồi xem đá banh trên truyền hình, khi anh thấy đám đông tu họp chung quanh chung cư, anh nhanh nhẹn nhảy lên, bám theo các bao lơn trèo tới chỗ thằng bé, trong khi thiên hạ trố mắt nhìn lên, dùng sức nắm chặt tay nó, kéo lên hành lang bao lơn an toàn, sự việc xãy ra trong vòng không hơn 30 giây, vì thế cái tên gọi “người Nhện” xuất hiện trên trang đầu của mọi tờ báo ngay ngày hôm đó.
Về phần cha của đứa bé, công tố viên Francois Molins nói rằng, anh ta bỏ con một mình đi ra chợ mua sắm gì đó, trở về nhà trễ vì trên đường mãi mê chơi trò chơi “Pokemon Go” trên điện thoại di động, anh ta cảm thấy đau đớn vì hậu quả do hành động mình đã làm, theo luật có thể sẽ bị tù tới hai năm vì tội lơ là trách nhiệm cha mẹ, anh đã bị buộc tội và tòa sẽ tuyên án vào tháng 9 này, đứa bé được giao cho một nhân viên xã hội trông coi tạm thời trong khi cha nó bị tạm giam nhưng hiện giờ hai cha con đã đoàn tụ nhau, chờ ngày ra tòa, không thấy nhắc nhở gì tới người mẹ.
Trên trang mạng Twitter của mình, bà Anne Hidalgo, thị trưởng thành phố Ba Lê đã ca ngợi hành động can đảm của Gassama và gọi điện thoại cám ơn anh nhiều lắm, bà cảm động gọi anh là “một người đàn ông Nhện của Thứ 18”, thứ 18 là quận 18 của Ba Lê, nơi sự việc xãy ra. Bà nói thêm, Gassama cho biết, anh đến Ba Lê từ Mali vài tháng trước, mang theo giấc mơ tạo lập cuộc đời ở đây. Gassama sau đó, đã được mời đến gặp tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại điện Elysee hôm thứ hai, chính tay tổng thống trao huy chương tuyên dương cho anh và tuyên bố sẽ chấp thuận tư cách tỵ nạn thường trú cũng như nhập quốc tịch cho Gassama ở Pháp. Theo chi tiết sơ khởi của cuộc điều tra từ cảnh sát, cha mẹ của em bé được cứu không có mặt ở nhà lúc xảy ra sự việc, cha của em, bị cảnh sát thẩm vấn vì đã bỏ con không người trông coi và ra tòa theo đúng thủ tục, người mẹ không có ở Ba Lê lúc đó.
Người Nhện Gassama sau khi nhận giấy quyết định cấp quy chế di dân hợp pháp hôm thứ ba, đã đến thăm một trong những trạm cứu hỏa của sở Cứu hỏa Ba Lê, và được tuyển vào sở với số tiền lương mỗi tháng 600 đồng Âu châu tập sự học việc trong 10 tháng, anh sẽ chính thức trở thành công dân Pháp trong khoảng ba tháng nữa. Gassama rời quê nhà Mali khi còn vị thành niên và đi tới Lybia, anh bị bắt giam ở đây, bị đánh đập nhiều lần, trốn được theo chuyến tàu vượt biển tới bờ biển Ý Đại Lợi, Gassama ở Ý hết bốn năm trước khi đến Pháp, bất hợp pháp, tháng 9 năm rồi gặp lại người anh ruột của mình.
Tuy vậy, một số tổ chức thiện nguyện, giúp đở người di dân lậu từ châu Phi lên tiếng cho rằng, việc làm ưu đải cho Gassama, chỉ là nhằm “đánh trống lảng” cho chuyện càn quét các khu người di dân này, họ nói đáng lẽ chính phủ Pháp nên giúp đở hàng ngàn người tỵ nạn nói trên đang sống màn trời chiếu đất một cách nhân đạo hơn, Benjamin Griveaux, một phát ngôn nhân của chính phủ đáp trả những lời cáo buộc này một cách mỉa mai “những ai cáo buộc chính phủ là những người theo chủ nghĩa cơ hội sẽ cũng la làng lên nếu chính phủ không làm gì cả”. Quốc hội Pháp hiện đang có những cuộc họp bàn thảo về một đề nghị cho luật di trú mới nhằm tiến hành nhanh chóng việc trục xuất những người mà họ gọi là “di dân kinh tế” và từ chối những người nộp đơn xin tư cách tỵ nạn, chỉ riêng phía bắc Ba Lê thôi, hiện có hơn 2000 người di dân lậu và tỵ nạn sống vất vưởng dưới các gầm cầu và dọc theo các con kinh đào mà giới y tế cho rằng điều kiện vệ sinh tồi tệ kinh khiếp. Không có giấy tờ hợp pháp, Gassama đã phải ngủ trên sàn nhà tại chỗ dành cho người di dân ở Montreuil, ngoại ô Ba Lê, đêm ngủ sáng cuốn nệm cất để có chỗ ăn ở trong một căn phòng nhỏ sáu người, không thể đi làm kiếm sống một cách hợp lệ, thị trưởng thành phố Montreuil, ông Patrice Bessac, khen ngợi sự can đảm của Gassama và hứa sẽ tìm chỗ ăn ở đàng hoàng cho anh ta.
Người trưởng phòng hành chánh địa phương ở Seine – Saint – Denis, phục trách lo tiến hành việc kết thúc hồ sơ nhập tịch Pháp của Gassama cũng không ngăn được xúc động khi nói rằng, “Gassama đã giúp người trong tình trạng hiểm nguy, quên cả bản thân mình, việc này không dễ có mấy ai làm trong xã hội này”, trước sự ngưỡng mộ có được, người dân Ba Lê nói riêng và nước Pháp nói chung đã đặt cho Gassama cái tên đáng nhớ là “người Nhện”.
Thuyên Huy
Monday 04.06.2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét