Ngày Father’s Day của thế giới:
Nguồn gốc ngày Father’s Day của thế giới đã có rất lâu từ hàng ngàn năm nay, nhưng không được phổ biến rộng rãi. Theo đó, ngày vinh danh cha xuất phát từ truyện kể về một đứa con tên là Elmesu. Elmesu rất thương cha, muốn cho cha có nhiều sức khỏe và sống lâu nên đã khắc lời chúc tụng trên miếng thẻ kim loại. Và khi biêt được câu chuyện nầy, người ta bắt chước theo và lan truyền đi các nơi, nhưng ngày tháng kỷ niệm khác nhau nên không được phổ biến rộng rãi.
1- Ngày Father’s Day tại Hoa Kỳ:
Ngày lễ vinh danh người cha được xem là lễ chánh thức và được tổ chức trọng thể tại Hoa Kỳ cùng một số nước khác xuất phát từ câu chuyện của Sonora Louise Smart Dodd từ vùng Spokane, Washington. Cô Sonora đưa đề nghị phải có ngày lễ vinh danh cho người cha, kèm theo sau ngày Mother’s Day trọng đại dành cho những người mẹ mới công bằng.
Sonora nói: Tại sao chỉ có vinh danh người mẹ, mà không vinh danh người cha? Lúc đó cô đã 27 tuổi. Cảm nghĩ trên xuất phát từ tình thương của cô đối với người cha ruột của mình là ông William Jackson Smart, là một cựu chiến binh Hoa Kỳ. Mẹ cô mất sớm lúc cô mới 16 tuổi. Cha cô đã phải một mình làm việc cực nhoc, ngày đêm bảo bọc nuôi nấng dạy dỗ cô và 4 anh chị em cô trong gia đình với tình thương bao la, vĩ đại như người mẹ vậy. Vì thế, cô Sonora tranh đấu quyết liệt, đòi hỏi phải có ngày lễvinh danh những người cha.
Với sự hổ trợ tích cực của Anna Javis, Hội Ministerial và Hội Những Người Thanh Niên Trẻ Công giáo (YMCA), cuối cùng thành phố Spokane của Washington, nơi cô sinh sống đã chấp thuận và cho tổ chức ngày vinh danh cha (Father’s Day) đầu tiên vào ngày 19-6-1910.
Lúc đầu còn do dự nhưng về sau khắp nơi tại khác Hoa Kỳ cũng theo gương Spokane thừa nhận ngày vinh danh người cha.
Tổng Thống Woodrow Wilson chấp nhận ý kiến này vào năm 1916. Sau đó, Tổng Thống Calvin Coolidge cũng đồng ý cho con cái được vinh danh người cha thân yêu của mình, lúc đầu là tự nguyện, rồi sau trở thành luật bắt buộc.
Đến năm 1966, Tổng Thống Lyndon Johnson đã ký đạo luật ban hành chính thức tuyên bố: Ngày Father’s Day, ngày vinh danh những người cha, được tổ chức long trọng vào Ngày Chủ Nhựt lần thứ ba của Tháng Sáu hàng năm (the Third Sunday of June). Năm 1972, đạo luật nầy cũng được Tổng Thống Richard Nixon mạnh mẽ xác định lại.
Người sáng lập ra ngày Father’s Day là Sonora Smart Dodd đã được vinh danh trong ngày lễ quốc tế trọng thể tổ chức vào năm 1974 tại Spokane.
Cô Sonora mất năm 1978, thọ 96 tuổi.
Cũng theo các tài liệu khác về nguồn gốc ngày Father’s Day:
- Tổ chức tại West Virginia năm 1908 để vinh danh Charles Clayton.
- US Lion Club vinh danh người sáng lập tên Harry Meek vào tháng 6, nhân dịp này cũng vinh danh các người cha.
- Vài quốc gia, nhiều nhà thờ Thiên Chúa cũng có tổ chức ngày lễ giống như Father’s Day để vinh danh Thánh Josepth vào ngày 19 tháng ba (March 19).
Ngày Father’s Day (The Third Sunday of June) hàng năm tại Hoa Kỳ đã lan truyền sang các nước khác như Australia, Belgium, Brazil, Pháp, Đức, Nhật, New Zealand, Na Uy, Ấn Độ và ngay cả Việt Nam nhưng không giống cùng ngày.
Nhiều nước, vào ngày Father’s Day, con cái tổ chức lễ chúc mừng, gởi thiêp cho cha, chẳng những cho người cha ruột mà còn cho ông nội, ông ngoại, cậu, bác, cha kế, cha nuôi hay người thay cha nuôi nấng, dạy dỗ mình nữa.
Năm nay (2018), ngày Father’s Day xảy ra vào CHỦ NHỰT (17-6-2018).
Như vậy, tính từ ngày Lễ Father’s Day đầu tiên (1910) đến nay Lễ dành cho Cha đã có lịch sử 108 năm.
Tại Việt Nam và các nước Á Đông, công ơn người cha đã được vinh danh và nhắc nhở luôn trong nếp sống văn hóa. Tam Cang, Ngũ Thường là luật bắt buộc mọi người trong xã hội phải nhớ mà noi theo mới đúng đạo lý làm con người. Trong Tam Cang, có:
- Quân Thần cang (Nghĩa Vua Tôi).
- Phụ Tử Cang (Nghĩa Cha Con).
- Phu Thê cang (Nghĩa Vợ Chồng)
Tình cha con cao trọng chỉ sau vua. Công ơn cha mẹ cao như trời biển. Ca dao có câu:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Hay:
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ,
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.
Hay:
Nước biển mêng mông không đong đầy tình mẹ,
Mây trời lồng lộng không phủ kín tình cha.
Mây trời lồng lộng không phủ kín tình cha.
Còn nữa:
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn,
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con.
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn,
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con.
Nhưng tại sao ví công cha như núi Thái Sơn, còn mẹ lại như nước trong nguồn chảy ra? Suy nghĩ qua so sánh, ta thấy ngôn ngữ Việt thật dạt dào, thắm thía biết là bao! Cả hai công ơn thì lớn lao như nhau. Nhưng công cha thì cao vững như ngọn núi, vì công khó bỏ ra với sức cực khổ như xây núi với sườn vóc cứng cỏi, cao vời. Vả lại, công khó nhưng lại nghiêm khắc vững như núi cao ngăn chận khó khăn cho đời con.
Đường xa heo hút dặm ngàn,
Đời cha vất vả gian nan thác ghềnh.
Nhiều khi cuộc sống bấp bênh,
Nẻo nào cha đến cũng lênh đênh thuyền…
Đời cha vất vả gian nan thác ghềnh.
Nhiều khi cuộc sống bấp bênh,
Nẻo nào cha đến cũng lênh đênh thuyền…
Còn mẹ thì luôn dịu dàng, mát rượi như dòng nước trong mát, luôn an ủi, xoa dịu cho con.
Còn vô số những ca dao, thi phú nói về công ơn của người cha không sao kể hết. Nhân dịp nầy, xin kính tặng hai bài thơ nói về người cha:
“DAD”
He never looks for praises
He never one to boast
He just goes on quietly
For those he loves the most.
His dreams are seldom spoken.
His wants are very few,
And most of the time his worries,
Will go unspoken too
He’s there…A firm foundation
Through all our storms of life
A sturdy hand to hold to
In times of stress and strife
A true friend we can turn to
When times are good of bad
One of our greatest blessings,
The man that we call DAD!
Karen K. Boyer
HỌA Ý: CHA YÊU
Đời chẳng mong tìm tiếng ngợi khen,
Đời không tự phụ chẳng khoe chen.
Người bước âm thầm không tiếng động,
Đến với người.. thương thắm thiết bên.
Ao ước của người rất nhỏ nhoi,
Quan tâm ít nói chẳng đua đòi.
Đôi tay dũng cảm luôn gìn giữ,
Khẩn cấp bất hòa xóa….chọn vui!
Người luôn chân thực suốt vì tôi,
Muốn gởi trao cho suốt cả đời.
Phúc đức cho tôi mà có được,
Người tôi lớn gọi tiếng: “CHA ơi!”
HỒ NGUYỄN (14-6-18)
"A FATHER MEANS”
"Father means so many things
An understanding heart
A source of strength and of support
Right from the very start.
A constant readiness to help
In a kind and thoughtful way.
With encouragement and forgiveness
No matter what comes your way.
A special generosity and always affection, too
A Father means so many things,
When he's a man like you .."
By Author Unknown
HỌA Ý: NGHĨA CHỮ “CHA”
Chữ CHA vạn nghĩa lắm tình thâm,
Từ trái tim yêu đượm thấm ngầm.
Sức mạnh nguồn sâu luôn trợ lực,
Chân tình từ thuở mới khơi dần.
*
Vốn sẳn thương yêu tay chở che,
Phương châm chọn sẳn chẳng e dè.
Khuyên can tha thứ luôn là lối,
Cha chẳng điều gì ngăn trở, đe.
Khoan dung xóa lỗi cũng từ cha,
“Cha” nghĩa bao la vạn thuở mà!
Ngàn chữ có nêu không diễn được,
Khi ta thấm thía trọn tình cha..!
HỒ NGUYỄN (14-6-18)
_______
HỒ XƯA: Sưu tầm và dịch từ nguồn: “Society for Confluence (SCFI)
National Father’s Day Committee New York City 1926.
Tài liệu của Quốc Hội Hoa Kỳ chấp thuận năm 1956 và tái xác nhận vào năm 1966 về ngày “Father’s Day”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét