31 thg 1, 2016

Radio FM974 : Rumani: Những Người Sống Dưới Đường Cống Của Thành Phố Bucharest

Radio FM974

Chuyện Thế Giới Trong tuần
Thứ Hai 25/01/2016
 
    Đã có một thời được gọi là “Ba Lê phương đông”, Bucharest, thủ đô của Rumani, là thành phố của những lâu đài cỗ kín Baroque, kiến trúc tuyệt tác và những đại lộ cây dài bóng mát nhưng không ai biết rằng, ở bên dưới mặt đất của nó là một thành phố thứ hai, chưa có người du khách nào được thấy, đó là một “vương quốc” đầy bí ẩn của những người bụi đời, vô gia cư và nghiện ngập ma túy, sống chen chúc nhau trong các đường cống rảnh chằng chịt, không cần biết ngày mai ra sao.
      Người sống dưới những đường cống ngầm này, phần lớn còn trong tuổi thanh niên hay trung niên, đều mắc phải bệnh liệt kháng HIV và một phần tư trong số đó bị bệnh lao phổi. Để chống lại cái lạnh buốt khắc nghiệt của trời đất, họ không còn có cách nào khác hơn là ôm các ống dẩn nước nóng và hít hơi nước sơn để có được chút hơi ấm cho mình.  Người đượx xem là thủ lảnh của nhóm, có biệt hiệu là Bruce Lee, tên mà ông ta có từ kết quả của những trận đánh đấm nhau trên đường phố Bucharest, Bruce Lee vừa là một người cha, một người dẩn dắt và một tên chuyên buôn bán ma túy cho họ nhưng với họ, Bruce Lee cũng là người đã đem đến cho họ sự an toàn, từ nơi ăn chốn ở đến sự sống còn. Nhóm người này, tự đặt tên gọi là “những đứa con của cống rảnh Bucharest”, phần lớn đã sống ở đây, từ những ngày chế độ cộng sản Rumani sụp đổ hơn hai thập niên trước.
   
    Người ký giả dài truyền hình số 4 của Pháp, đứng bên lề đường, phía bên kia nhà ga Bắc Bucharest, giữa cơn mưa lớn, kiên nhẩn chờ được Bruce Lee mời xuống thăm địa đạo của họ. Người ta có thể đi du lịch khắp nơi, khắp chỗ, trong vùng cộng đồng Âu châu, từ nhà ga này nhưng chuyến đi thăm nhà của Bruce Lee, chỉ cách đây vài ba thước đường. Khi chế độ Ceausescu sụp đổ, đã có hàng ngàn đứa trẻ mồ côi do nhà nước cộng sản Rumani nuôi dưỡng, trở thành người vô thừa nhận, lối vào của cái thế giới dưới mặt đất này chỉ là một cái lổ nhỏ, nằm dưới lề đường, chỗ xe cộ qua lại trước cổng nhà ga, thường thì cứ xế chiều là họ bắt đầu chui lên, như những người chết đội mồ sống lại từ huyệt lạnh, hòa nhập trong giòng người, xe cộ trên các đường phố.

    Trong nhóm họ, có một đứa con trai tên Nico, trạc chừng mười hai tuổi, nó đồng ý mang giùm lời yêu cầu cho gặp ông thủ lảnh Bruce Lee của người ký giả xuống đường cống. Ở đây, ai cũng biết dưới địa đạo này, không ai được phép đến, nếu không có sự đồng ý của ông ta. Vài tiếng đồng hồ sau, thằng nhỏ trở lên, với lời nhắn là Bruce Lee vui vẻ chịu gặp người ký giả ở dưới đường cống. Theo sự hướng dẩn của thằng Nico, người ký giả ngã người nằm xuống đường, chui sát vào cái lổ nhỏ, vừa đủ chun vào đầu đường cống, tối om và buốt lạnh một màn sương khói tỏa. Khúc đườn hầm cũ này là một phần kiến trúc trung tâm của hệ thống sưỡi ấm do nhà độc tài Ceausescu ra lệnh thiết lập, vừa qua khỏi phía đầu đường cống, người ta có thể ngữi được mùi hôi của nước sơn có tên là Aurolac tràn lan, do nhóm người nghiền ma túy hít vào thở ra, từ các bao ni long đen đúa, rồi kế tiếp là tiếng nhạc kích động cực mạnh, chát chúa, vì âm thanh vọng vào thành vách xi măng, giây điện chẳng chịt theo chân người ký giả, cho tới khu nhà ăn ở đầu tiên, mà người ở đây gọi là văn phòng làm việc. Ở một góc xa hơn, một cô gái với cái ống chích giữa hia chân dang rộng, một đứa bé trai nhỏ ngậm tòn ten cái bao ni long nước sơn trên miệng, mắt nhắm mắt mở, một nhóm khác, bốn năm người trên đường đến cái quầy bán đồ, người trung niên đi phía sau là Bruce Lee, thủ lảnh của số người sống dưới “vương quốc đường cống” này, tay chân ông ta đeo toàn là dây xích, dây nịt treo lủng lẳng không biết bao nhiêu là chìa khóa, ống khóa, huy chương cũ kỹ gì đó, tay và bụng xâm đầy hình chữ và cả chục vết thẹo sâu chắc cũng đã có từ lâu lắm.
   
    Bruce Lee bán mỗi một túi đựng nước sơn Aurolac giá 50 xu Anh và chích mê-tha-đôn hay hê-rô-in nếu muốn, trong cái tủ kiếng đựng thuốc, có hình của thằng con trai tên Nico, mà người ký giả đã gặp ở miệng đường cống, nhờ liên lạc với Bruce Lee. Sau khi cúi người thấp đi qua chừng vài phút là đến gian phòng thứ hai, đây là phòng ngủ của Bruce Lee, ông chỉ tấm hình đứa bé trai, mặc quần ngắn, là ông ta khi còn nhỏ, bị mẹ bỏ sau khi sinh ra vài ngày trong bệnh viện, nhân viên bệnh viện đem ông vào nuôi trong cô nhi viện cho tới ngày cộng sản Rumani sụp đổ, Bruce Lee đã sống dưới đường cống này khi còn là một đứa bé với nhiều đứa khác nhưng hiện giờ số đó đã chết. Khu kế tiếp được họ gọi là “khách sạn”, đi lần từng phòng một, người ta thấy nhiều tranh ảnh cũ kỹ treo trên thành cống, một phòng có máy truyền hình màu và tượng đức Mẹ kê phía trên, phòng khác lát đầy cỏ nhân tạo. Những ngày đông, khu “khách sạn” đầy nghẹt người nhưng chiều nay chỉ có cặp trai gái nằm ôm nhau trện cỏ.

    Bruce Lee hảnh diện và hân hoan chỉ cho thấy những gì ông ta làm nên, tại “tại vương quốc đường cống” này, hầu hết, người ở đây đều là trẻ mồ côi lớn lên, Bruce Lee cố gắng tụ họp họ lại thành một cộng đồng nhỏ, có kỹ luật riêng, ông muốn chứng tỏ cho thiên hạ thấy, họ, những người sống dưới đường cống, không giống như những gì họ đã tin, một xã hội dơ bẩn, chuột bọ hay tôi nhân hoặc bất cứ cái xấu xa gì đó mà thiên hạ gọi. Người vô gia cư, vô thừa nhận đến đây tìm được sự an ủi, ấm áp, có thức ăn, và thông cảm nhau từ nổi đau đồng cảnh ngộ. Tất cả là một cái gia đình lớn và đó là cái mà họ không tìm được ở nơi nào khác. Người ký giả đài số 4 của Pháp cùng Bruce Lee đi đến chỗ thằng Nico chơi ở cuối khúc ngã rẽ của đường cống khác, Bruce Lee cho biết, khi cha mẹ Nico bỏ nhau, cha nó mang nó đến ở tại khu chứa rác bên ngoài thành phố Bucharest, Nico đi lượm các thứ có thể bán được kiếm tiền trong khi cha nó chỉ lo uống rượu, cuối cùng, Nico bỏ nơi đó đi, bắt đầu tập tành hút ma túy xì ke và sống lang thang đầu đường xó chợ.

    Bruce Lee gặp, thương tình, đem nó về sống dưới đường cống, không cho nó chích ma túy nữa nhưng phải cho hít hơi nước sơn như là một cách làm cho nó yên tâm, Bruce Lee cùng người ký giả và một nhóm nhỏ người của ông ta, chui lên một miếng lổ cống khác, không xa trạm xa buýt gần đó, khách đứng chờ xe, giương mắt nhìn kinh ngạc. Bruce Lee dẩn họ tới một cái nhà tạm trú cho đám dân vô gia cư, đứng chờ, lúc người chủ căn nhà tới thì trời cũng đã xế chiều, Raluca, chủ nhà, khi hỏi về chuyện Bruce Lee bán ma túy, bà nghiến răng tỏ thái độ tức giận nói bà muốn giết ông ta chết cho rồi, để trừng phạt cho đích đáng nhưng, vì sự sống của đám dân bụi đời vô gia cư này mà bà không thể làm được, họ tùy thuộc vào Bruce Lee nhiều quá, ân nghĩa, hận thù, đau buồn, tuyệt vọng. Nghe bà Raluca nói, Bruce Lee lặng im không nói gì, từ từ đi đến ôm ngang lưng bà, xiết nhẹ, thằng Nico chuẩn bị làm chỗ ngủ cho nó đêm nay, thay vì phải trở xuống đường cống, ngó mọi người mĩm cười hồn nhiên. Ngày mai, khi bình minh lên, Nico sẽ không quên hai người thân trong đời nó, Bruce Lee và bà Raluca. Bà ôm Nico vào lòng hôn mạnh trên má nó, nhìn Bruce Lee và nhóm người đi theo, bùi ngùi nói với người ký giả, họ là một gia đình và họ có những nổi khổ riêng nhưng tất cả đã thương mến nhau và vì nhau mà sống.

    Dưới ánh nắng chiều chập chững úa màu tối xám, người ký giả bắt tay, cám ơn Bruce Lee và đưa máy chụp hình chụp ba người. Đêm bắt đầu xuống thấp trên bầu trời Bucharest, lại một đêm nữa, những người dân của cái gọi là “vương quốc đường cống Bucharest” tạm yên lòng với phận đời khốn khổ trong hy vọng ngày mai sẽ có chút gì sáng sủa hơn.
   
   
Thuyên Huy
Monday 25/01/2016

Nữ giám đốc mất việc chỉ bởi một câu nói của “ông lão quét rác”

Tác giả: Theo Ntdtv | Dịch giả: Tiểu Thiện

Ảnh Pixabay
Ảnh Pixabay

Quý bà sang trọng và ông lão quét rác

Một người phụ nữ hơn 40 tuổi sang trọng quý phái dẫn theo đứa con trai đi đến hoa viên ở lầu dưới một cao ốc, vốn là tổng bộ xí nghiệp nổi tiếng tại Thượng Hải, ngồi xuống một chiếc ghế dài ăn đồ.
Một lúc sau, người phụ nữ vứt một mẩu giấy vụn xuống đất, cách đó không xa có một ông lão đang quét rác, ông không nói lời nào, đi đến lượm mẩu giấy đó lên, và bỏ nó vào trong thùng rác bên cạnh.
Lại qua một lúc nữa, người phụ nữ lại vứt một mẩu giấy nữa. Ông lão một lần nữa lại đi đến nhặt mẩu giấy đó lên bỏ vào trong thùng rác. Cứ như vậy, ông lão đã lượm ba lần liên tục.
Người phụ nữ chỉ vào ông lão, và nói với cậu con trai mình rằng: “Đã nhìn thấy chưa, con bây giờ nếu không cố gắng học hành, tương lai sẽ giống như ông ta, chẳng có tiền đồ gì cả, mà chỉ có thể làm cái công việc thấp kém này thôi!”.
Ông lão nghe xong liền buông cây chổi xuống, đi đến nói: “Chào cô, nơi đây là hoa viên tư gia của tập đoàn này, cô đã vào đây như thế nào vậy?”.
Người phụ nữ trung niên cao ngạo nói: “Tôi là giám đốc bộ phận vừa mới được tuyển vào đây”.
Lúc này, một người đàn ông vội vàng đi đến, rất mực cung kính đứng trước mặt ông lão. Nói với ông lão rằng: “Thưa tổng giám đốc, hội nghị sắp bắt đầu rồi!”.
Ông lão nói: “Tôi đề nghị hãy cách chức người này ngay lập tức!”.
Người đó luôn miệng nói: “Vâng, tôi sẽ lập tức làm theo chỉ thị của ngài!”.
Ông lão dặn dò xong rồi đi thẳng đến chỗ cậu bé, ông đưa tay sờ sờ đầu của cậu, nói một cách ngụ ý sâu xa rằng:

“Ông mong cháu hiểu rằng, điều quan trọng nhất trên đời này là cần phải học cách tôn trọng mỗi người và thành quả lao động của họ”.

Người phụ nữ trung niên sang trọng đó kinh ngạc đến ngây người trước sự việc diễn ra trước mắt.
Một lúc sau bà vẫn ngồi liệt trên chiếc ghế dài, nếu như biết đó là tổng giám đốc thì nhất định bà sẽ không có cái thái độ vô lễ đến như vậy.
Nhưng bà đã làm rồi, hơn nữa còn làm trước mặt của tổng giám đốc đang trong thân phận một người làm vườn. Tại sao vậy? Lẽ nào là bởi sự sang hèn của thân phận chăng?
Tôn trọng mỗi một người, chớ lấy thân phận mà phân biệt, đây là thói quen của bạn, vốn là điều không thể giả được, nó sẽ luôn để lộ ra một mặt chân thật trong nhân cách của bạn.

Tài sản là thứ không vững bền, học được cách tôn trọng mới là tài sản của một đời vậy. Đó mới là cảnh giới cao nhất của đời người.

Sự chân thành là điều vô giá

Ở nước Mỹ, có giám đốc A của một xí nghiệp nhỏ cứ mãi bàn về vấn đề hợp tác với giám đốc B của một tập đoàn lớn khác, nhưng lần nào cũng thất bại.
Lần này, giám đốc A lại từ phòng làm việc của giám đốc B đi ra, việc đàm phán hợp tác lại không thành.
Ông nhìn thấy bên đường có một cái cây nhỏ bị gió thổi ngã, thế là bèn đi qua đỡ cái cây đó dậy.
Vì để tránh cho cái cây lại bị gió thổi ngã lần nữa, ông còn đặc biệt lấy từ trong xe một sợi dây để cố định cái cây.
Không ngờ được rằng, hành động đó của giám đốc A đã được tổng giám đốc trên lầu làm việc từ đầu đến cuối chứng kiến rõ ràng, chính là hành động vô ý này, đã cảm động tổng giám đốc B, hợp tác cuối cùng cũng đã đàm phán thành công.
Trong lúc ký kết hợp đồng, tổng giám đốc B nói rằng: “Cậu biết không? Điều cảm động tôi không phải là chuyện cậu đỡ cái cây nhỏ kia, mà là vì cái cây nhỏ, cậu đã đi một quãng rất xa để lấy sợi dây cố định nó lại. Trong lúc người khác cần sự giúp đỡ, nếu như một người có thể trong tình huống người khác không biết chuyện, mà vẫn có thể hy sinh lợi ích của bản thân không một chút do dự, dẫu cho điều hy sinh chỉ là một chút xíu, cũng thật là quý hóa biết bao! Tôi thật sự không có lý do để không hợp tác với người như vậy, và người như vậy cũng không có lý do gì mà không gặt hái được thành công!”.
Về sau, sự nghiệp của giám đốc A quả nhiên vì vậy mà càng ngày càng đi lên, càng làm càng lớn!

Cơ hội luôn khảo nghiệm sự chân thành của người ta vào lúc ta không ngờ nhất

Ảnh Pixabay
Ảnh Pixabay
Ở nước Mỹ, trong một cửa hàng bách hóa, bởi trời đột nhiên đổ cơn mưa lớn, một bà lão ăn mặc giản dị, khắp người ướt sũng đi vào tránh mưa, gần như toàn bộ nhân viên bán hàng đều không muốn để mắt đến bà lão này.
Có một chàng trai rất thành kính nói với bà rằng: “Phu nhân, chào bà, tôi có thể giúp gì cho bà đây?”.
Bà lão cảm thấy mượn chỗ của người khác để tránh mưa, trong lòng cũng có chút khó chịu, liền muốn mua một vài món đồ, nhưng đi vòng quanh mãi mà không biết mua gì nữa.
Chàng trai này nhìn thấy liền nói với bà lão rằng:
“Phu nhân, bà không cần cảm thấy khó xử! Tôi đã để một chiếc ghế ở trước cửa, bà cứ yên tâm ngồi ở đó là được rồi”.
Sau hai tiếng đồng hồ thì mưa đã tạnh, bà lão xin danh thiếp của chàng trai này rồi đi mất.
Mấy tháng sau, chàng trai này đã được một cơ hội hiếm có, anh được chỉ định làm đại biểu cho công ty bách hóa này đàm phán nghiệp vụ với công ty gia tộc lớn khác, lợi nhuận rất lớn.
Về sau mới biết là bà lão đó đã cho cậu cơ hội này, hơn nữa bà lão này không phải ai khác, mà chính là mẹ của “Vua Thép” Carnegie, tỷ phú nước Mỹ.
Thế là, chàng trai này từ đây đã thuận buồm xuôi gió, một bước lên mây, trở thành trợ thủ đắc lực của “Vua Thép” Carnegie, đồng thời cũng là một trong số nhân vật trọng yếu giàu có bậc nhất, địa vị chỉ đứng sau Carnegie mà thôi.
Chẳng cần lời ngon tiếng ngọt, chỉ cần chân thành là tốt rồi;
Chẳng cần thề non hẹn biển, chỉ cần thật sự làm được là tốt rồi;
Chẳng cần oán trách lẫn nhau, chỉ cần hai bên hiểu nhau là tốt rồi;
Chẳng cần ngờ vực lẫn nhau, chỉ cần tin tưởng lẫn nhau là tốt rồi;
Chẳng cần phải tức giận cả ngày, chỉ cần hiểu được bao dung là tốt rồi;
Chẳng cần gắn bó chẳng rời, chỉ cần trong lòng có nhau là tốt rồi.
Giữa người với người, điều cần nhất chính là một tấm lòng chân thành kia vậy!

Báo Cáo Mới Dự Tính Vào Năm 2050 Trong Các Đại Dương Có Nhiều Nhựa Hơn Cá

Tác giả: Jonathan Zhou, Epoch Times | Dịch giả: Xuân Dung

Đến khoảng năm 2050, tổng số nhựa trong đại dương sẽ vượt số cá nếu những xu hướng ngày nay vẫn tiếp diễn, theo một báo cáo mới từ Quỹ Ellen MacArthur.
Việc sản xuất nhựa đã không ngừng phát triển trong 50 năm qua, tăng từ 15 triệu tấn vào năm 1964 lên 311 triệu tấn năm 2014, và dự kiến ​​sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2050. Vào lúc này, nếu tính theo trọng lượng, sẽ có nhiều nhựa hơn cá trong đại dương.
Quỹ Ellen MacArthur là một tổ chức từ thiện đang tìm cách thúc đẩy một nền kinh tế chuyển động theo vòng tròn, là một mô hình kinh tế trong đó ngành công nghiệp sẽ ít gây ô nhiễm hoặc lãng phí nguồn tài nguyên.
Báo cáo ước tính rằng bao bì nhựa hầu hết chỉ được sử dụng một lần, và kết quả là nền kinh tế mất từ 80 tỷ đến 120 tỷ đôla mỗi năm. Đến năm 2050, các sản phẩm nhựa được dự kiến ​​sẽ chiếm 20 phần trăm mức tiêu thụ dầu thế giới.
Bản báo cáo đã được trình bày tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos.
“Để chuyển từ nhận thức sâu sắc tới hành động trên quy mô lớn, rõ ràng là không một nhân tố nào có thể hành động đơn độc. Tất cả khu vực công, khu vực tư nhân, và xã hội dân chủ đều cần huy động để nắm bắt cơ hội của nền kinh tế đồ nhựa mới chuyển động theo vòng tròn”, Dominic Waughray, Giám đốc cấp cao và người đứng đầu các sáng kiến ​​môi trường của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cho biết trong một tuyên bố.
Để ngăn chặn tình huống này, điều cơ bản là thành lập một tổ chức độc lập để tạo ra một giao thức toàn cầu về chất dẻo và phối hợp nỗ lực này với các bên liên quan, từ người tiêu dùng đến những người sản xuất nhựa đến các cơ quan quản lý và nhiều hơn nữa.

Tại sao xã hội Trong Hai Triều Đại Lý -Trần Lại Đạt Được Sự Thịnh Vượng?


Tại sao xã hội trong hai triều đại Lý -Trần lại đạt được sự thịnh vượng?
Nhiều người cho rằng thời hậu Lê (1428-1527) là triều đại mạnh nhất trong lịch sử nước ta. Nhưng nếu xét sự thịnh vượng trên phương diện “dân giàu” chứ không phải sự tập trung quyền lực, thì hai triều đại nhà Lý (1009-1225) và nhà Trần (1226-1400) mới là thịnh vượng nhất.

Triều đại nhà Lê là triều đại mà vua đã thâu tóm được hết quyền lực về cho mình (tập quyền). Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với đời sống xã hội đạt tới sự trù phú. Còn hai triều đại Lý – Trần, mặc dù quyền lực của vua không bao trùm lên toàn bộ đất nước, nhưng đời sống xã hội lại vô cùng phát triển.
A – Những biểu hiện cho sự thịnh vượng của hai thời đại Lý – Trần
Sự thịnh vượng là đời sống người dân phong phú cả vật chất lẫn tinh thần. Những biểu hiện cho việc hai triều đại Lý – Trần là thịnh vượng nhất trong các thời đại của Việt Nam là:
1. Các phường nghề đã đạt tới trình độ cao trong việc chế tác trên vật liệu.
Hai nghệ thuật gốm và nghệ thuật điêu khắc đã đạt đến mức tinh hoa khi xem xét các bằng chứng khảo cổ.
Trước đó, năm 982 Lê Đại Hành (tiền Lê) đã mở ra cuộc nam chinh, tiến đánh đất nước Chăm-pa, chiếm được kinh đô Indrapura và giết vua Parameshvaravarman. Ông đã đưa về Đại Việt rất nhiều vũ công, nhạc sư, thợ thủ công Chăm-pa, nhờ đó những nghề này được phát triển.
Đến thời Lý thì đã được đến mức hoàn thiện. Nhiều mẫu vật khai thác ở hoàng thành Thăng Long xưa thể hiện rõ điều này, như họa tiết trên các bức tượng Phật. Các nghệ nhân đã biết thổi tinh thần Viêt vào trong các nét khắc tinh tế của người Chăm-pa.
2. Công thương nghiệp phát triển và bắt đầu có những tuyến giao thương từ nội địa đến lân bang.
Do trình độ sản xuất của giai đoạn Lý – Trần đạt đến trình độ cao nên lượng hàng hóa dồi dào trong xã hội. Năm 1230, nhà Trần mở rộng Thăng Long, chia “thị” cho dân buôn bán mở các phường nghề, lập ra chức quan Bình bạc (kinh doãn) để quản lý họ. Điều này thể hiện tư duy bài bản trong phát triển thủ công nghiệp.
Thời Lý, các tuyến giao thương nội địa được thiết lập và vận hành cả trên đường bộ và đường thủy. Nhà Lý cũng thiết lập buôn bán với Trung Hoa qua đường sông, Java qua đường biển và Xiêm La qua đường bộ. Cửa biển Vân Đồn (Quảng Nnh) là trung tâm giao thương lớn nhất cả nước.
Đến thời Trần, các tuyến đường giao thương càng phát triển mạnh. Thậm chí giao thương đến cả Tây Vực. Minh chứng cho điều này là trong chính sử nhà Nguyên, vua Nguyên đòi nhà Trần nộp những người lái buôn Hồi Hồi để hỏi thăm về tình hình Tây Vực.
3. Nhiều loại hình nghệ thuật đặc trưng tính cách Việt phát triển và tạo thành chuẩn mực
Nghệ thuật trình diễn đặc trưng của hai thời đại Lý – Trần là hát chèo. Hát chèo được bà Phạm Thị Trân – một ca vũ hoàng cung – sáng tạo ra từ thời Đinh. Ban đầu các nghệ sĩ chỉ diễn các khúc dưới dạng ngâm. Sau do tiếp xúc với văn hóa Chăm-pa, kĩ thuật biểu diễn hoàn thiện hơn đo được đưa vào âm nhạc và vũ đạo.
Đến thời Trần, một số nghệ sĩ chèo đi lính bị quân Nguyên bắt làm tù binh, nhờ đó học được hát Tuồng của người phương Bắc. Từ đó chèo bắt đầu mang tính kịch (drama), có cấu trúc và nhân vật.
Từ đó, cùng với chèo, Tuồng của Trung Hoa cũng được Việt hóa. Hai loại hình này được biểu diễn không chỉ trong hoàng cung, mà còn ra ngoài dân gian, tại các đình làng. Càng biểu diễn kỹ thuật càng phát triển với âm nhạc phức tạp, cùng với độ nhấn và độ luyến láy.
Nghệ thuật hội họa trong hai thời Lý – Trần cũng rất phát triển, nhất là nghệ thuật điêu khắc. Có một sự tương đồng trong hội họa của thời Lý – Trần với thời kỳ tiền Phục Hưng của châu Âu, đó là sự vô danh của các nghệ sĩ và cảm hứng tôn giáo. Các nghệ nhân Lý – Trần hầu như không lưu tên trong các tác phẩm của họ, dù các tác phẩm đã đạt đến chuẩn mực của mỹ học. Hai thí dụ điển hình là hình ảnh con rồng và hoa sen thời Lý.
Trong đời sống dân gian, lối hát giao duyên, hát đối như hát Trống Quân làm tâm hồn thơ ca của người dân được rộng mở. Các hình tượng đơn giản của đời sống được gọt giũa và tượng trưng, nhờ đó thẩm mỹ dân gian được nâng cao.
4. Đời sống triết học, tâm linh phong phú, các luận thuyết được khởi xướng
Ở hai thời đại Lý – Trần, “Tam giáo đồng nguyên” đồng hành. Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo cùng tồn tại và phát triển. Phật giáo vào Đại Việt qua hai đường 1. Từ Ấn Độ, qua Chăm-pa, 2. Từ Trung Quốc. Đạo giáo, tuy ẩn mình nhưng ảnh hưởng khá sâu sắc.
Nhà Trần, Trần Nhân Tông lên tu ở Yên Tử, lập ra trường phái Trúc Lâm, là lúc Phật giáo lên đỉnh cao trong lịch sử đất nước. Các thiền sư của trường phái Trúc Lâm một mặt đề cao tính thiền, một mặt đưa ra quan điểm Phật giáo nhập thế, tức người đi tu hành cũng “nhập thế hành đạo” giúp dân giúp nước.
Cuối thời Lý và thời Trần, ảnh hưởng của Nho giáo bắt đầu mạnh với sự xuất hiện của các nho sĩ Tô Hiến Thành, Trương Hán Siêu, Chu Văn An, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu… Chế độ khoa cử của phương Bắc cũng được nhà Lý – Trần thay đổi. Thay vì thi luận giải “Tứ Thư – Ngũ Kinh”, khoa cử ở Đại Việt luận tinh thông ba hệ thống Nho – Phật- Lão.
5. Khả năng giữ gìn chủ quyền lãnh thổ của hai triều đại Lý – Trần đến giờ vẫn khiến nhiều nhà nghiên cứu kinh ngạc.
Các chiến tích của triều Lý – Trần là hai lần chiến thắng quân Tống và ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Những chiến tích đó là minh chứng cho hệ thống “binh hùng tướng mạnh” đoàn kết một lòng từ trên xuống dưới.
Một nước nhỏ như Đại Việt đã thắng nhiều lần đế quốc phương Bắc với đạo quân tinh nhuệ từng đánh sang cả châu Âu. Làm được điều này thì tướng phải thực tài, binh phải thực mạnh người lãnh đạo phải cực kỳ thông minh, khôn khéo mới có thể làm được.
Lý Thường Kiệt sử dụng ngòi bút khích lệ tinh thần quân sĩ và làm lung lay sĩ khí của kẻ địch. Trần Hưng Đạo dùng “vườn không nhà trống” để đối phó với sức mạnh của quân đội Nguyên Mông. Để khi quân địch yếu, mất tinh thần, thì mới ra tay.
B – Tại sao hai triều đại Lý – Trần lại đạt đến được sự thịnh vượng?
1. Nguyên nhân khách quan: Sự ổn định lãnh thổ và cơ hội tách dần khỏi văn minh người Hán.
Từ  thời Tiền Lê, lãnh thổ ổn định, kéo dài từ biên giới phía Bắc ngày nay cho đến gần Huế.
Lãnh thổ ổn định là khi triều đình có thể đưa ra được các chính sách quản lý, phát triển ổn định cho các vùng, tộc người hay nhóm dân cư. Khi vẫn còn chuyện xung đột giữa các vùng, thì không thể yên ổn để đưa ra các chính sách quản lý, chưa nói đến phát triển cho toàn đất nước.
Giai đoạn thời Lý – Trần tương ứng với hai thời kỳ của phong kiến Trung Hoa. Triều Lý cùng thời với triều Tống, triều Trần cùng thời kỳ với triều Nguyên.
Thời Tống, triều đình trung ương chỉ ảnh hưởng được ở đồng bằng của hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang. Các vùng lãnh thổ khác bấy giờ của Trung Hoa là của các nước Khiết Đan, Đại Kim, Tây Hạ, Thổ Phồn, Đại Lý. Bị bao vây bởi nhiều nước nên nhà Tống không có đủ sức mạnh và tâm trí để ảnh hưởng đến Đại Việt.
2. Nguyên nhân chủ quan: Hai thời Lý – Trần đã đưa ra được “chiến lược phát triển dài hạn” cho quốc gia.
Triều đình hai thời Lý – Trần đã nhìn thấy được những điểm chung của tâm lý người dân để đưa ra chiến lược phát triển dài hạn đúng đắn cho quốc gia.
Các đặc điểm tâm lý chung đó là, ý thức tập thể cao do phải đoàn kết để trị thủy và chống giặc ngoại xâm, trạng thái tâm lý dễ thay đổi do phải đánh giặc và đối phó với thiên tai, hay nhẫn nhịn do thời gian dài phải đối đầu với phong kiến phương Bắc, tâm lý tiểu nông do đồng bằng nhỏ hẹp, dễ hòa nhập do nằm trên tuyến giao thương giữa các quốc gia…
Trong chính sách đất đai, nhà Trần phong đất cho các quý tộc, công thần, giới tăng lữ. Giới này do được cát cứ ở các vùng, được hưởng lợi trên mảnh đất của mình, nên họ chú tâm phát triển sản xuất hàng hóa. Của cải làm ra càng nhiều thì mạng lưới giao thương càng lớn, từ đó thuế thu về cho triều đình cũng càng nhiều.
Về thủ công nghiệp, hai thời Lý – Trần có chính sách ưu tiên nên các xưởng thủ công phát triển rất mạnh. Các mỏ khoán sản được giao cho các tù trưởng khai thác rồi thu thuế bằng sản vật. Nhà nước chỉ quản lý xưởng đúc tiền, vũ khí và những vật dụng quan trọng cho triều đình.
Các phường nghề được phát triển tự do, các thợ thủ công được nâng cao tay nghề do học được kĩ thuật từ Trung Hoa, Chăm-pa, nên sản phẩm hàng hóa dồi dào, giao thương phát triển. Triều đình liên tục được tăng ngân quỹ nhờ thu thuế.
Pháp luật trong hai thời Lý – Trần cũng được phát triển khá hoàn thiện. Thời Lý đưa ra được bộ luật Hình Thư, bộ luật đầu tiên của nước ta, với những quy định khá văn minh, như người phạm tội có thể chuộc tội bằng cách nộp tiền hay ruộng, cấm giết gia súc (trâu, bò, ngựa) vì làm giảm sức sản xuất…
Vì những lẽ trên mà hai thời đại Lý – Trần là hai thời kỳ hưng thịnh nhất trong lịch sử nước ta. Kinh tế, văn hóa, tôn giáo phát triển. Pháp luật hoàn thiện. Chính trị, xã hội ổn định. Quân đội vững mạnh, thiện chiến, đoàn kết một lòng, ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông – bấy giờ là đế quốc, bá chủ thế giới.

Nguồn bài Book Hunter Club
(chép từ CafeKuBua)

30 thg 1, 2016

THÔNG TIN : PHÂN ƯU (Cùng Gia Đình chị Phan Thị Lựa k.3-SPSG)


Được Tin Buồn :
Phu Quân chị Phan thị Lựa (k.3- SPSG ) là  Anh : 
PHẠM VĂN MẪN vừa từ trần lúc )g 20  ngày 30/1/2016 tại Saigon thọ 76 tuổi.
Linh Cửu quàng tại tư gia (236/29/12 Điện Biên Phủ,P.17-Bình Thạnh) và đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa ngày 2/2/2016

Xin thành thật chia buồn cùng  chị Lựa và Các cháu.
Cầu Nguyện cho hương hồn Anh được AN NGHĨ NƠI CÕI VỈNH HẰNG.
Blog nhungnguoibanspsg

29 thg 1, 2016

Hình Ảnh ở Nơi Tận Cùng Của Thế Giới

Ở tận cùng thế giới chính là nơi mảnh đất bí ẩn và đầy nhiệm màu này khởi đầu. Patagonia đã có cư dân từ ít nhất năm 10.500 trước Công nguyên, nhưng mới được phát hiện gần đây. Khu vực này luôn là nơi đem lại sự kỳ vĩ và vẻ đẹp hiếm thấy so với những nơi khác trên thế giới. Đó là lý do khiến nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Anh Andy Lee nổi tiếng tới Patagonia trong dự án mới nhất của mình mang tên : Patagonia Dreaming 1. Lee đã ghi lại những hình ảnh chân thực bằng công nghệ nhiếp ảnh hồng ngoại, kỹ thuật đặc trưng của chính ông.
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Patagonia vừa kỳ vĩ vừa bí ẩn qua loạt hình dưới đây.
Phan Hạnh
Theo Bored Pand

Nơi Hẻo Lánh Nhất Hành Tinh

(Dân trí) - Ngôi làng hẻo lánh nhất hành tinh nằm khuất giữa dãy núi Himalaya, lọt thỏm giữa Kalihani và Thamsar ở Ấn Độ. Nơi đây kết nối với thế giới bên ngoài bằng duy nhất chiếc điện thoại vệ tinh. 

Bara Bangal, ngôi làng xa xôi hẻo lánh nhất của Ấn Độ, nằm kẹp giữa hai con đèo Kalihani (ở độ cao 4.800 m) và Thamsar (ở độ cao 4766m), gần dòng sông Ravi. Ngôi làng hiện là nơi sinh sống của người dân thuộc bộ lạc Gaddi.
Hành trình khó khăn khi tới làng Bara Bangal. Trong hình là con đường phủ ngập tuyết dẫn tới đèo Kalihani hướng về làng.
Hành trình khó khăn khi tới làng Bara Bangal. Trong hình là con đường phủ ngập tuyết dẫn tới đèo Kalihani hướng về làng.
Người đàn ông chăn dê đang ngồi hút thuốc trước cửa động để “giết” thời gian. Ông chờ thời tiết quang đãng hơn mới đi tiếp.
Người đàn ông chăn dê đang ngồi hút thuốc trước cửa động để “giết” thời gian. Ông chờ thời tiết quang đãng hơn mới đi tiếp.
Do vị trí địa lý nên việc đi lại tới làng Bara Bangal đặc biệt khó khăn. Người dân quanh năm hầu như ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Vào mùa hè, ngựa là phương tiện di chuyển chủ yếu của họ. Thứ duy nhất liên lạc với cuộc sống hiện đại của người Gaddi là chiếc điện thoại vệ tinh do Chính phủ cài đặt và chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp.
Hình ảnh ngôi làng hẻo lánh thấp thoáng dưới chân núi
Hình ảnh ngôi làng hẻo lánh thấp thoáng dưới chân núi
Nét cổ kính hiện rõ trên từng nếp nhà
Nét cổ kính hiện rõ trên từng nếp nhà
Truyền thuyết kể lại rằng, làng Bara Bangal được lập nên nhờ các chiến binh từng phục vụ cho Alexander đại đế. Nét cổ kính trong làng xuất hiện khắp mọi nơi, trên những mái nhà, con đường nhỏ cho tới bức tường đá rêu phong bám vào vách núi.
Một người phụ nữ pha trà mời khách. Khi được mời mà du khách từ chối, chủ nhà sẽ phật ý
Một người phụ nữ pha trà mời khách. Khi được mời mà du khách từ chối, chủ nhà sẽ phật ý
Sanju, một người dân bản địa mang đàn dê đi nghỉ ngơi sau chặng đường vượt đèo Thamsar
Sanju, một người dân bản địa mang đàn dê đi nghỉ ngơi sau chặng đường vượt đèo Thamsar
Đường xá đi lại khó khăn và những người dân rất mến khách nếu có người lạ tới thăm làng. Bạn sẽ được người bản địa mời trà và dùng bữa. “Đây là truyền thống trong làng. Nếu khách được mời mà không ở lại, chủ nhà sẽ phật ý”, một người dân trong làng chia sẻ.
Huy Hoàng, theo TM.
(Dân Trì)

28 thg 1, 2016

Thông tin tháng 1/2016 Khóa 2 Thăm Cô Trần Thị Hoa ,nguyên GV SP.Thưc Hành 1954...và HĐ nhóm SPSG

26/1/2016
*  Thăm Cô Trần thị Hoa
Anh Nguyễn văn Xưởng từ Thủ Đức,anh Nguyễn văn Sâm từ Gò Vấp và tôi ,Đoàn Quốc Tuấn, đã đến nhà cô Hoa tại số 232 Nguyễn đình Chính ,Phú nhuận thăm và tặng 1000000 đồng cho cô.
Hiện nay cô Hoa ở với vợ chồng con gái,cô đã ngồi xe lăn suốt nhiều năm nay.Khi chúng tôi đến cô rất cảm động ,vì nhiều ngày tháng qua rất ít người nhớ đến cô.
 Cô Hoa tốt nghiệp trường Sư Phạm Nam Việt năm 1954,cô về dạy tại Cần Thơ,cô có dự lớp Huấn luyện Giáo viên thể dục tại Nha Trang cùng với thầy Văn Đen (thầy vừa dạy thể dục vừa là họa sĩ có tài,thầy đàn cây đàn bằng lưởi cưa rất hay).Cô Hoa về trường SPSG vào năm 1963 làm văn phòng,lúc đó cô rất xinh đẹp ,đi xe Velosolex,về sau cô dạy bên Sư phạm Thực Hành cùng thời với thầy Cảnh,Ngôn..cô Danh,cô Trường,cô Tám...Sau năm 1975 cô còn làm một thời gian ngắn rồi nghỉ,không được lảnh tiền hưu
 Vài hàng cho các bạn rõ.
Ghi thêm : Cô Trần Thị Hoa có dạy Thể Dục cho k.2 (nũ ),học kỳ 1 năm thứ nhất (1963-64).


* Nhóm  cựu GS.SPSG và cưu HS.Mạc Đỉnh Chi (MCĐ.Groups)  đã đến TT.Day Nghề cho Người Khuyết Tật và TE.Mồ Côi TP. tại ấp 6,xã Xuân Thới Thượng ,Hóc Môn  do chị Đinh thị Hỏi (k.2) làm GĐ .để thăm,trao quà và nấu cho các em bửa cơm tình nghĩa...
Sau đây là một số hình ảnh.







Ngoài ra còn có  các cháu KT  và  VP.Đài Bắc  tai TP.HCM đến  tăng quà  giao lưu văn nghệ.Các cháu biểu diễn harmonica.

Các cháu tại TT biểu diễn văn nghệ và võ tự vệ.


*
Gặp lại bạn cùng khóa:
Bạn Nguyễn thị Xuân Hà (k.2-SPSG) khi về thăm nhà đã cùng chị đến thăm TT và Đinh Hỏi sáng 28/1/2016.Lần gặp đầu tiên của các bạn sau hơn 30 năm.






CON ĐƯỜNG LUNG LINH HOA NẮNG - Đỗ Mỷ Loan ( SPSG)


Cầm gói phần thưởng vừa nhận được trong buổi sơ kết học kỳ I sáng nay, Hân nghe tràn ngập niềm vui sướng. Cô bé tạm biệt các bạn cùng tổ rồi nhanh chân rảo bước về nhà. Cũng là con đường ngày hai buổi đến trường nhưng sao trưa nay Hân có cảm giác con đường như dài hun hút.
Giờ đang là mùa đông nên dù giữa trưa khí trời vẫn mát dịu. Nắng vàng thật dễ thương quấn lấy bước chân Hân. Đối với cô bé, nắng là người bạn chung thủy đón đưa Hân hai buổi đi về từ ngày Hân mới vào lớp Một. Các bạn Hân đa số ở gần chợ huyện nên thường chọn con đường tráng nhựa dễ đi. Còn nhà ngoại Hân ở sâu trong vườn măng nên cô bé phải đi ngõ tắt. Ngoại Hân bảo đi lối vườn măng vừa mát vừa không có nhiều xe. Cho nên, chẳng biết từ lúc nào, con đường đất đỏ vắng tênh này lại rất quen thuộc, gần gũi với cô bé.
Có những buổi trưa được cô giáo bồi dưỡng thêm môn Toán, Hân tan học trễ hơn mọi ngày. Thế là hoa nắng lung linh chạy theo cô bé suốt quãng đường về. Mặt cô bé đỏ ửng lên, chiếc mũ vải che không đủ kín. Để rồi khi cô bé vào nhà chào ngoại, ngoại bỗng kêu lên: “ Chà! Mặt mày cháu như trái hồng ấy! Mai ngoại mua cho cháu chiếc mũ rộng vành hơn!”
Nhắc đến đây, tự dưng Hân muốn chạy nhanh về nhà, sà vào lòng ngoại để khoe thành tích mình vừa đạt được. Hân biết chắc chắn rằng ngoại sẽ rất mừng vui. Ánh mắt ngoại sẽ lấp lánh và dòng lệ sẽ không ngừng tuôn tràn trên đôi gò má nhăn nheo, xương xẩu. Ngoại của Hân năm nay đã già. Sau ngày ba mẹ Hân bị tai nạn giao thông và từ giã cõi đời, ngoại đã thay ba mẹ nuôi nấng dạy bảo đứa cháu cút côi. Lúc ấy Hân còn quá nhỏ nên chưa biết thế nào là đau khổ. Ngoại vừa là ba, là mẹ luôn bảo bọc Hân trong vòng tay yêu thương trời bể. Hân lớn dần lên theo năm tháng và giờ đây cô bé mới thấm thía sự mất mát của đứa trẻ mồ côi…
Ngày đầu tiên Hân vào lớp Một, ngoại đã dắt cô bé đi trên con đường đất đỏ rợp mát bóng cây. Rồi từ ấy đến nay, không biết đã bao lượt đi về trên con đường lung linh hoa nắng ấy, Hân đã là học sinh lớp cuối cấp. Nhìn bạn bè sống hạnh phúc bên mẹ cha, lắm lúc cô bé cũng tủi thân muốn khóc. Rồi lại sợ ngoại lo buồn, Hân giả bộ vô tư nói nói cười cười. Mới mười tuổi đầu nhưng Hân đã biết cam chịu. Bởi vì bên cạnh Hân, ngoại luôn là một bà tiên nhân đức dịu hiền hết lòng thương yêu, dạy dỗ cháu.
Hàng ngày khi Hân đến trường, ngoại ra vườn chăm sóc giàn bầu, giàn mướp…Các rau quả thu hoạch được, sáng sớm ngoại mang ra chợ bán lấy tiền mua gạo, khô mắm… hai bà cháu dùng qua ngày. Đến mùa măng cụt, sầu riêng, ngoại cho mướn vườn và số tiền ấy dành dụm nuôi Hân ăn học. Dù không khá giả như nhà người, nhưng ngoại đã gói ghém để cuộc sống hai bà cháu đỡ vất vả hơn.
Chiều nào cũng vậy, sau khi cơm nước xong, Hân mang bài vở ra học, ngoại ngồi trên bộ ván bỏm bẻm nhai trầu, mắt nhìn về khoảng xa xăm. Đêm đến, giữa cái yên tĩnh của vùng quê, Hân nằm cuộn vào lòng ngoại nghe bà kể chuyện cổ tích rồi mơ màng ngủ thiếp đi.
Mãi suy nghĩ mà bước chân cô bé đã về đến nhà lúc nào không biết. Chú chó nhỏ chạy ra ngoắt ngoắt cái đuôi tỏ vẻ mừng rỡ. Trên hiên nhà, dưới giàn bông giấy đỏ rực, ngoại đang dang rộng đôi tay đón Hân, miệng móm mém cười.
Trích Tạp chí Văn Nghệ BD Xuân Bính Thân 2016

Các Vụ Án Oan Chấn Động Thế Giới

Ỡ khắp các nước trên thế giới vẫn tồn tại việc xử án và kết tội oan dù luật pháp chặt chẽ và nghiêm minh đến đâu. Rất nhiều vụ án oan liên quan đến những tội ác tày trời và kết quả là người vô tội phải sống vô cùng tủi nhục trong tù.

Dưới đây là một số vụ án oan chấn động thế giới:
Darryl Hunt
án oan, kết tội sai, thế giới,

Những mối quan hệ về chủng tộc luôn là chủ đề nhạy cảm và chúng là tâm điểm của vụ án năm 1984 của Darryl Hunt, một người Mỹ gốc Phi đến từ Winston-Salem, Bắc Carolina. Năm 19 tuổi, Hunt bị kết án tù chung thân vì tội cưỡng hiếp và giết một phụ nữ da trắng tên là Deborah Sykes - mặc dù thực tế là không có bằng chứng y học chứng minh điều đó.
Năm 1994, Hunt được xóa tội hiếp dâm khi xét nghiệm ADN chứng minh anh chưa bao giờ phạm tội. Nhưng mãi đến năm 2004, tức là sau 19 năm trong tù, Hunt mới được trả tự do sau khi một người đàn ông Willard Brown thú nhận phạm cả hai tội kể trên.
Sau khi ra tù, Hunt làm việc cho Dự án The Innocence, thành lập Quỹ Darryl Hunt về Tự do và Công lý và tổ chức Những chiến binh Tự do Darryl Hunt để giúp đỡ những người bị kết án oan sai.
Arthur Allan Thomas

án oan, kết tội sai, thế giới,

Việc cảnh sát cài đặt bằng chứng và dàn dựng nghi phạm tưởng như chỉ tồn tại trong phim nhưng thật không may điều đó lại xảy ra với Arthur Allan Thomas. Năm 1971, Thomas bị kết tội vì hai vụ án mạng mà ông không gây ra, liên quan đến hai người tên là Jeanette và Harvey Crewe bị giết tại nhà của họ ở Waikato, New Zealand.
Sau đó sự thật được phanh phui là cảnh sát đã vứt vỏ đạn từ khẩu súng của Thomas vào vườn của cặp vợ chồng nói trên.
Thomas được trả tự do sau hơn 30 năm ngồi tù. Sau đó, gia đình ông tiếp tục tìm kiếm sự công bằng với các cáo buộc chống lại những viên cảnh sát xấu xa nhưng vào thời điểm đó hai người bịa ra bằng chứng đều đã qua đời.
Richard Jewell 

án oan, kết tội sai, thế giới,

Không giống như những người khác trong danh sách này, Richard Jewell chưa từng phạm bất kỳ tội nào - nhưng ông có mặt trong danh sách bởi ông là một trong những người nổi tiếng nhất hành tinh.
Khi một quả bom phát nổ ở Thế vận hội Mùa hè Atlanta 1996, Richard Jewell mà người mà FBI khẳng định là nghi phạm chính trong hành động tấn công khủng bố này. Khi đó, Jewell là một nhân viên an ninh 34 tuổi. Ông phát hiện ra một gói tình nghi ở Làng Olympic và báo cho các nhà chức trách. Ngay sau đó gói khả nghi phát nổ làm 1 người chế và hơn 100 người bị thương.
Jewell làm nhiệm vụ của mình để rồi lại trở thành nghi phạm chính - và ông nhanh chóng bị quy trách nhiệm. Vào tháng 10 cùng năm đó ông được xóa tội nhưng chỉ sau khi đã bị tòa công luận tuyên án "tơi bời".
Thomas Kennedy
án oan, kết tội sai, thế giới,

Trẻ con vốn rất tinh nghịch nhưng Thomas Kennedy ở bang Washington, Mỹ, có thể không bao giờ lại nghĩ các con của anh có thể hành động như vậy cho đến khi anh lĩnh án 15 năm trong tù vì một tội ác hèn hạ - mà hóa ra anh chưa bao giờ phạm phải. Đó là tội cưỡng hiếp và nguyên đơn chính là cô con gái Casandra khi đó mới 11 tuổi của anh.
Sau 9 năm trong tù, Thomas được xóa tội sau khi Casandra tự thú cô đã nói dối về vụ cưỡng hiếp, biện minh rằng lúc đó cô thất vọng bởi vì cô cảm thấy bố mình "không đủ sự từng trải". 

Donald Marshall, Jr.
án oan, kết tội sai, thế giới,

Đối với một người trong sạch thì sẽ khó có thể chịu đựng được khi bị kết tội giết người ở tuổi 17 và lĩnh án chung thân. Nhưng Donald Marshall, Jr. một người ở Canada, đã phải trải qua điều đó, khi anh bị kết tội giết bạn mình, Sandy Seale.
Marshall được ra tù 11 năm sau khi một nhân chứng khác lộ diện khai rằng ai đó khác đã đâm chết Seale.
Sự thật là: Marshall và Seale đi chơi và gặp một người đàn ông và chính người này đã giết Seale. Nhưng là một đứa trẻ khờ dại không phải là lý do để phải sống trong tù hơn một thập niên. Và ngay cả khi được tuyên trắng án thì thẩm phán cũng vẫn đổ lỗi việc xử án oan cho Marshall, rằng anh đã tự gây tai ương cho mình. 
Dewey Bozella

án oan, kết tội sai, thế giới,

Năm 1977, Dewey Bozella mới là một gã 18 tuổi ở một khu dân cư nghèo khó. Một ngày anh bất ngờ thấy mình là nghi phạm chính của một vụ án mạng nhằm vào một cô gái 19 tuổi. Mặc dù không có bằng chứng nào chỉ ra hung thủ là Bozella và hai nhân chứng chủ chốt lại là tội phạm, Bozella vẫn bị kết án tối thiểu 20 năm ở Sing Sing, một trong những nhà tù khét tiếng nhất nước Mỹ.
Bozella được xét xử lại vào năm 1990 và có cơ hội được tự do - nếu anh nhận tội và hối lỗi. Trong khi một số người khát khao cơ hội được tự do thì Bozella từ chối thừa nhận điều anh không làm và bị kết án lại.
Dự án Innocence Project đã điều tra và tìm ra bằng chứng mà rốt cục đã mang lại tự do cho Bozella vào năm 2009. 

Thanh Hảo(Theo Listverse)