THÔNG BÁO
Những Người Bạn Sư Phạm Saigon
18 thg 12, 2024
THÔNG BÁO (2 )
THÔNG BÁO
CHIỀU THANKSGIVING -Thơ Mailoc và Thơ Họa
CHIỀU THANKSGIVING
Nhạc chiều êm ái quạnh thu phong
Dạ khúc Schubert u ẩn lòng.
Vài chiếc lá vàng còn luyến hạ
Một vầng trăng khuyết mãi sầu đông.
Bên đèn lặng lẽ vương trăm mối
Trên phím buồn tênh gõ mấy dòng.
Lễ tạ ơn Trời xao xuyến khách
Ngày về cố lý nỗi hoài mong !
Mailoc
Nov-29-24
Thơ Họa:
Viễn khách hoài hương nỗi nghẹn lòng
Dạ héo bâng khuâng miền dấtđất mẹ
Chiều buồn hiu hắt cảnh mùa đông
Sầu thương quặn thốt lời lên giấy
Mẫn cảm ngùi đưa ngữ cạn dòng
Tháng chảy , ngày trôi hồn vạn dặm…
Về nơi cắt rốn, một trời mong…
CAO BỒI GIÀ
12-12-2024
2./ GIÓ CUỘN TRÊN ĐỒI
Núi đồi vi vút cuộn phiêu phong
Gió lốc như đang xoáy giữa lòng
Dặm khách u hoài niềm viễn lữ
Quê người quạnh buốt nỗi hàn đông
Nhìn lên cánh vỗ chim ngàn hướng
Ngó xuống sông trôi nước một dòng
Chiếc lá vàng rơi vào tịch lặng
Mang theo uẩn ức suốt đời mong…
Lý Đức Quỳnh
13/12/2024
3./ NỖI NHỚ NGÀY ĐÔNG
Lạnh lùng, se sắt ngọn hàn phong
Nỗi nhớ miên man khiến chạnh lòng
Khắc khoải tâm hồn trong buổi gió
Ngậm ngùi tấc dạ giữa ngày đông
Bài thơ đẫm lệ nhòe hoen chữ
Nhật ký mòn tay bạc phếch dòng
Ngước mắt lên nhìn di ảnh cũ
Dù rằng đã biết...vẫn chờ mong.
Sông Thu
( 13/12/2024 )
4./ NHỚ QUÊ MÌNH
Thay màu mấy độ cả rừng phong
Đỏ tía vàng cam đẹp não lòng!
Hớn hở vui mừng tuy gió lạnh
Âm thầm bách bộ dẫu người đông
Đường xưa cảnh nọ nào chia lối
Bến cũ thuyền đây hẳn ngược dòng?
Chạnh nhớ quê mình thương quá đỗi!
Bao giờ viếng lại thỏa niềm mong!
Như Thu
12/12/2024
5./ CHIỀU TÀN NIÊN
Chiều về bấc thổi chạnh nao lòng
Buồn vương đường phố người thưa vắng
Sầu vướng công viên khách chẳng đông
Lặng lẽ thời gian trôi mải miết
Quạnh hiu sông nước chảy xuôi dòng
Một thời tuổi dại đầy lưu luyến
Trở lại quê nhà chốn nhớ mong
songquang
20241212
6./ LỐI CŨ TÌM VỀ.
Thơ thẩn, bồi hồi ngắm cảnh phong
Đường xưa, lối cũ chợt xao lòng
Tình cờ gặp gỡ nơi đồi vắng
Lưu luyến,hẹn hò chốn phố đông
Xếp áo thư sinh anh nhập ngũ
Tiền chàng, khoé mắt lệ nhòa dòng
Người đi, kẻ ở,lòng ngây dại
Đợi lúc thanh bình thỏa nhớ mong.
LAN.
(13/12/2024).
7./ MAPLE
Mượn vần xin góp họa
Sau nhà tôi có hai cây phong
Đúng thẳng song song kết chặt lòng
Lá sẩm nghiêng tàng qua hướng bắc
Cành xanh ngã ngọn về bên đông
Cuối thu lấy nhựa làm ra kẹo
Đầu hạ cắt mương để tạo dòng
Loại gỗ Maple luôn quý hiếm
Tủ giường chắc chắn lắm người mong.
2024-12-13
Võ Ngô
8./ ĐIỆP KHÚC CHIỀU THU
Kinh thành vẫn nét cổ rêu phong
Điệp khúc chiều thu thảng thốt lòng
Tĩnh lặng theo cùng con hẽm vắng
Sẽ sàng len lõi bến đò đông
Dòng Hương yên ắng sương là nét
Mặt nước chênh chao sóng gợn dòng
Vốn thuở ta mình thường ước hẹn
Khơi ngần kỷ niệm nhớ đồng mong …
Mai Vân-VTT
13/12/24.
9./ ĐÊM ĐÔNG
(Họa 4 vần)
Kéo cao cổ áo chắn hàn phong
Dạo khúc " Đêm Đông" khắc khoải lòng.
Bấy Hạ gom thành niềm nhớ chất
Bao Thu góp lại nỗi buồn đong.
Sầu giăng ứ đọng ngưng lời hát
Lệ nhốt tuôn trào bặt nhạc dòng.
Dẫu quỹ thời gian gần cạn kiệt
Ngày hoàng đạo đến vẫn hằng mong...
DUY ANH
Mùa Giáng Sinh 2024
"Đêm Đông" tuyệt phẩm của Nguyễn Văn Thương
10./ CHIỀU ĐÔNG
Nhìn lá rơi đầy dưới lãnh phong
Chiều lên lành lạnh vết thương lòng
Người xưa chốn cũ trong hoài niệm
Thân yếu tuổi già giữa lập đông
Tuyết đợi nhạc tình ca mấy bản
Mai chờ thi tứ khởi vài dòng
Chiều tà hiu quạnh tâm bình tỉnh
Đãi mộng đêm trường thỏa ước mong.
(Phan Thượng Hải)
12/12/24
11./ XAO XUYẾN
Đêm xuống gió lùa rác cảnh phong
Tạ ơn trời đất thật trong lòng
Thu tàn chiếc lá rơi vàng cuối
Hàn phủ nhiều nơi thắm thía đông
Xao xuyến tình người xa xứ lạ
Ấm êm chờ mãi tỏ đôi dòng
Đồng hương lánh nạn luôn cầu nguyện
Đoàn tụ quê cha sớm thoả mong …
Yên Hà
13/12/2024
12./ KHÓC ĐÔNG
(Bài số 2)
Vườn cũ phơi đầy những lá phong
Sương rơi lác đác … chạnh se lòng
Bên hiên trúc biếc reo theo hạ
Góc nhỏ cúc vàng ủ rũ đông
Cảnh chẳng khác xưa, người khuất bóng
Lòng không thay đổi, lệ chao dòng
Nhớ nhau chỉ biết tìm trong mộng
Nến lụn trăng tàn vợi nhớ mong
Kiều Mộng Hà
Dec.13.2024
13./ ĐÊM HOÀI CỐ LÝ
Họa Tá vận
Gió thổi lay cành rụng lá phong
Tàn canh khách địa nhớ nao lòng
Xuân chào hớn hở bâng khuâng Hạ
Thu tiễn bùi ngùi ảm đạm Đông
Bìm bịp kêu chiều dâng ngập nước
Phù sa nương sóng chảy theo dòng
Lục bình tím ngát màu chung thủy
Cố lý ngàn trùng khắc khoải mong
ThanhSong ntkp
CA.13/12/2024
14./ MÙA LỄ TẠ ƠN
Êm ái chiều lên lá kéo phong,
Ngân vang dòng nhạc tái tê lòng.
Ve xa tí tít như buồn hạ,
Trăng lã dáng vèo tợ trách đông.
Chiếc bóng cô phòng chưa tỉnh thức,
Thankgiving gởi nhắn đôi dòng.
Tạ ơn Trời Đất người luôn nhớ,
Hội ngộ tương phùng mãi đợi mong!!
*
Xa xôi vời vợi khắc tim bồng!
HỒ NGUYỄN
(14-12-2024)
15./ CHIỀU ĐÔNG VIỄN XỨ
Bấc về trụi lá khắp rừng phong
Lữ khách bâng khuâng tê tái lòng
Vắng vẻ người đi trong giá rét
Im lìm thỏ chạy giữa hàn đông
Cung đàn thương cảm khơi từng nốt
Thơ phú buồn hiu viết cạn dòng
Vẫn tưởng lang thang trời cố quốc
Nào hay viễn xứ mãi sầu mong
Hưng Quốc
Texas 12-13-2024
16./ MƯA CHIỀU ĐÔNG
Những giọt mưa chiều cuốn bão phong
Đều rơi tưởng tiếng nhạc ru lòng
Tình thơ phủ nhớ nhòa sân cảnh
Điệu phú giăng sầu lịm cõi đông
Bóng vạt thời gian cài thả ý
Bờ hoa kỷ niệm níu buông dòng
Còn say ký ức hương mùa cũ
Gió lạnh song buồn chứa nỗi mong
Mình Thúy Thành Nội
Tháng 12/13/2024
17./GIẠT
Xin góp họa bài hai
Bốn bốn năm dài cờ lá Phong*
Cho tôi chốn ở để yên lòng
Bidong đến trú khi đầu Hạ
Đất Mã rời đi lúc cuối Đông
Mộng Lệ Hoa là nơi tạm chuyển**
Vịnh Thần Sấm đến chỗ hoài mong***
Tóc xanh thuở đó đầu nay bạc
Gởi phận đời trôi giạt dưới dòng,
2024-12-13
Võ Ngô
* Canada
**Montreal
*** Thunder Bay
18./ CHỜ MONG.
Mây chiều giăng mắc cảnh rừng phong,
Nhìn thấy chơi vơi quặn thắt lòng.
Gió thổi lá vàng rơi lã tã...
Thu sầu tiển biệt đón mùa Đông.
Đông về băng giá đời cô lẽ,
Tản mạn mượn thơ tỏ mấy dòng.
Mười sáu năm dài trông viễn khách ,
Quay về cố quận thõa chờ mong....
Mỹ Nga
14/12/2024 AL,14/11/Giáp Thìn.
19./ CHẠNH LÒNG…
Nai nhìn ngơ ngác ở rừng phong
Xào xạc vàng khô trắc ẩn lòng
Khắc khoải tâm tư, ngày nắng hạ
Bâng khuâng tình cảm, gió mưa đông
Niềm thương lai láng, đàn giai điệu
Nỗi nhớ mênh mông, suối cạn dòng
Mùa nghỉ cuối năm, thăm xứ sở
Thỏa lòng canh cánh cứ chờ mong…
MAI XUÂN THANH
Silicone Valley December 11, 2024
20./ NGÀY VỀ
Thôi ta hãy dẹp tấm bình phong
Tâm trí cho ra thuận cõi lòng
Đất Mẹ vui tình chung cuộc sống
Đời già hứng chí cùng người đông
Ngày về bước khởi đường vang vọng
Chốn đến nằm ngơi chẳng lạc dòng
Viễn xứ tiếc gì còn vướng mộng
Tỉnh buông vạn sự thỏa chờ mong!
Hải Rừng
15/12/2024
21./ ĐIỆP KHÚC CHIỀU THU
:
Kinh thành vẫn nét cổ rêu phong
Điệp khúc chiều thu thảng thốt lòng
Tĩnh lặng theo cùng con hẽm vắng
Sẽ sàng len lõi bến đò đông
Dòng Hương yên ắng sương là nét
Mặt nước chênh chao sóng gợn dòng
Vốn thuở ta mình thường ước hẹn
Khơi ngần kỷ niệm nhớ đồng mong …
Mai Vân-VTT, 13/12/24.
XA NGƯỜI - Thơ Nguyễn Cang
Xa Người - Nguyễn Cang
XA NGƯỜI
Trời làm tháng bảy mưa ngâu
Để cho lời hứa ban đầu bay xa
Đưa tay hứng sợi nắng tà
Xanh xao ngày cũ thiết tha bấy chừ
Xa nhau từ độ tháng Tư
Thiên đàng chạm ngõ gió mưa lạnh lùng
Nàng thu khép nép ngoài song
Nửa khơi niềm nhớ nửa mong người về
Nhớ con đường nhỏ làng quê
Chim di ríu rít não nề tâm can
Cuộc tình đứt đoạn giữa đàng
Hoàng hôn chợt tắt bàng hoàng tâm tư
Buồn lên ngọn cỏ lắc lư
Đèn khuya bấc lụn tạ từ canh thâu
Tình mình chẳng được dài lâu
Sao người vội bước qua cầu gió bay
Mất nhau mất cả hình hài
Trần gian một kiếp còn ai thương mình ?!!
Nguyễn Cang ( Dec. 8, 2024)
Mời Xem :
THỞ ĐỂ CHỮA BỆNH Bs Đỗ Hồng Ngọc
Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa như bây giờ. Từ năm 1943 đến năm 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái. Các bác sĩ Pháp bảo, ông chỉ có thể sống chừng hai năm nữa thôi. Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra phương pháp… thở để tự chữa bệnh cho mình, và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới mất (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa, hoạt động tích cực, năng nổ trong nhiều lĩnh vực. Chuyện khó tin nhưng có thật!
Tôi may mắn được quen biết ông trong nhiều năm. Với tôi, ông vừa là đồng nghiệp, là đàn anh mà cũng là người thầy. Ông là bác sĩ, đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm. Ông là cố vấn của bộ môn tâm lý - xã hội học do tôi phụ trách tại Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM, (nay là ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) ngay từ hồi mới thành lập (1989). Ông thường trao đổi với tôi điều này điều khác, về công việc viết lách, giảng dạy, và nhiều lần về phương pháp “ thở dưỡng sinh ” của ông. Trao đổi không chỉ về cơ thể học, sinh lý học mà cả về tâm lý học, đạo học.
Có lần ông mở áo cho tôi xem mấy vết mổ vẫn chưa hoàn toàn liền lạc trên ngực ông. Lần khác ông lại cao hứng vén bụng bảo tôi thử đánh mạnh vào bụng ông xem sao. Tôi phục ông ốm nhom ốm nhách mà làm việc thật dẻo dai, bền bỉ, gần như không biết mệt mỏi. Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm việc… thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa “ dung tích sống ” như ông lại vẫn ung dung, thư thái. Ông cười “ tiết lộ ” với tôi, những buổi hội họp dông dài, vô bổ, ông chỉ ngồi… thở, nhờ vậy mà ông không bị stress, không bị mệt. Ông nói sau này khi ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là những tác phẩm văn học, triết học này nọ, mà chính là bài vè dạy thở chỉ với 12 câu của ông.
Trước kia, tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Cho đến ngày tôi bị vố tai biến mạch máu não nặng, phải mổ sọ não rồi nằm viện dài ngày, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng. Quả có điều kỳ diệu ! Nó làm cho tôi thảnh thơi hơn, ít nhọc mệt hơn và sức khỏe tốt hơn. Trong thời gian dưỡng bệnh, các bạn đồng nghiệp thương tình, cho rất nhiều thuốc, nhưng tôi chỉ chọn một vài món thực sự cần thiết, còn thì chỉ… dùng phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải là cái gì hoàn toàn mới. Nó chỉ là một sự tổng hợp của khí công, thiền, yoga, dưỡng sinh… của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.
Dưới đây là bài vè 12 câu dạy thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện :
Phình bụng hít vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm chậm sâu đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được !
Ta biết rằng khi thai nhi còn trong bụng mẹ, hai lá phổi là một khối đặc, im lìm, không hoạt động, như chiếc dù xếp chặt trên lưng vận động viên. Khi người nhảy dù tung mình ra khỏi phi cơ thì dù mới tự động bung ra, bọc gió. Đứa bé “ tung mình ” ra khỏi lòng mẹ hai lá phổi cũng bung ra như vậy do không khí tự động lùa vào, đó chính là hơi thở vào đầu tiên. Tiếng khóc chào đời lúc đó chính là hơi thở ra đầu tiên của bé chứng tỏ hệ hô hấp đã được “ lắp đặt ” xong, đã khởi động tốt, sẽ “ bảo hành ” cho đến khi… tắt thở, miễn là trong quá trình sử dụng biết “ bảo trì ” ! Cách bảo trì tốt nhất vẫn là đừng đưa bụi, khói… (thuốc lá !) vào lấp các đường hô hấp lớn nhỏ khiến ta phải thở khò khè, thở cà giựt, thở cà hước về sau… là được.
Sự hô hấp xảy ra trên từng tế bào của cơ thể chứ không phải ở hai lá phổi. Phổi thực chất là một cái bơm, bơm khí vào ra “ phình xẹp ” vậy thôi. Để cho cái máy bơm đó làm việc tốt thì cần biết một chút về “ cơ chế ” của nó. Lồng ngực là cái xy-lanh (cylindre), còn pít-tông (piston) chính là cơ hoành – một bắp cơ lớn, nằm vắt ngang giữa bụng và ngực. Khi cơ hoành thụt lên thụt xuống (như cái bể lò rèn) thì khí được hút vào đẩy ra ở phổi. Cơ hoành nhích lên nhích xuống 1 cm đã hút hoặc đẩy được 250 ml không khí. Vậy mà cơ hoành có thể nhích lên xuống đến 7 cm ! Tóm lại, chính cơ hoành ở bụng mới là cơ hô hấp chính, đảm trách hơn 80 % sự thông khí. Do đó, thở bụng là cách thở sinh lý nhất, tự nhiên nhất.
Cho nên trong bài vè tập thở ta thấy nói “ thót bụng ”, “ phình bụng ” – mà không hề nói đến ngực chút nào là vậy ! Cứ quan sát một bé đang ngủ ngon lành thì biết. Nó thở bằng bụng chớ không phải thở bằng ngực. Chỉ có cái bụng nó là phình lên xẹp xuống, đều đều, nhẹ nhàng mà thôi.
Êm, chậm, sâu, đều là chuyện không dễ. Phải từ từ mới được. Đừng nóng vội. Mới đầu tập thở bụng như vậy thế nào nó cũng khó chịu ! Khi đã quen, đã thành phản xạ thì mới ổn định được. Cứ tự nhiên. Phải mất chừng sáu tháng mới quen ! Bình thường giai đoạn thở ra bao giờ cũng dài hơn giai đoạn thở vào. Các phương pháp khí công dạy nhiều cách thở, nào hai thì, ba thì, bốn thì, nào nín hơi, ém hơi… rất phức tạp. Ta tập thở theo sinh lý hô hấp để nâng cao sức khỏe chứ không phải để luyện “ Cửu dương chân kinh ” !
Thở êm là thở không có tiếng phì phò phì phèo như kiểu tập thể dục, quơ tay, quơ chân thế thôi.
Còn thở chậm mà sâu thì lợi hơn thở nhanh mà cạn. Để ý xem, khi ta vui vẻ, bình tĩnh, ta thấy ta luôn thở nhẹ nhàng, chậm rãi, thoải mái. Còn khi ta có chuyện bực mình, căng thẳng hay sợ hãi, lo lắng… ta đều thở nhanh mà cạn, thở cà giựt, thở cà hước…!
Do vậy nếu ta tập trung chú ý vào thở bụng, theo dõi, quan sát hơi thở vào ra thế nào, ta sẽ bớt căng thẳng, và nhờ đó, hơi thở cũng sẽ chậm lại và sâu hơn.
“ Thả lỏng ” toàn thân là một yếu tố quan trọng khác. Thả lỏng là không để căng cứng, không gồng, không ráng sức. Cả thân thể đều được nghỉ ngơi, trừ cái bụng phình ra xẹp vào thôi ! Bình thường, hệ cơ bắp của ta luôn có độ căng gọi là trương lực cơ (tonus musculaire) tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Thả lỏng là buông xả, là làm cho toàn thân dịu lại. Cơ thể ta có hơn mười ngàn tỷ tế bào. Mỗi tế bào thực chất là một cái túi, một loại “ sinh vật ” háo ăn, háo tiêu thụ oxy – với phản ứng gọi là oxyt hóa – để tạo ra năng lượng. Nhưng oxyt hóa càng mạnh thì càng tạo thêm các gốc tự do và các chất… bã, làm cho cơ thể mau mệt mỏi, già nua ! Giống như một thanh sắt để ngoài nắng gió một thời gian sẽ bị oxyt hóa thành rỉ sét.
Khi cơ thể đã chùng xuống, đã giãn cơ, tức giảm tiêu hao năng lượng một cách đáng kể rồi thì cũng sẽ thấy bớt cần thiết phải cung cấp các dưỡng chất qua thức ăn…! Ăn ít đi mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng thì cơ thể đỡ vất vả, các tế bào đỡ hùng hục làm việc, nhờ đó toàn thân thấy sảng khoái.
Nhớ rằng thở bụng là thở theo sinh lý, tự nhiên, không cần phải “ tập luyện ” vất vả gì cả, không cần phải giờ giấc, tư thế gì cả ! Vì ở đâu ta cũng phải thở, lúc nào ta cũng phải thở, nên nói “ Ở đâu cũng được / Lúc nào cũng được ” là vậy.
Không nên ráng sức, gắng sức. Chỉ cần chuyên cần, kiên nhẫn để tạo thành thói quen tốt mà thôi. Ráng sức, muốn cho mau thành công thì sẽ dẫn đến… thất bại vì choáng váng, chóng mặt, tê rần… Tại sao vậy ? Tại vì đã ráng sức, cố ép, thì sẽ gây rối loạn sự điều hòa tự nhiên của cơ thể. Cho nên người “ ham ” quá, ráng “ luyện công ” quá, dễ bị “ tẩu hỏa nhập ma ” ! “ Thở bụng ” không thay thế được bác sĩ. Nó chỉ góp phần để mau lành bệnh, phục hồi sức khỏe và duy trì sức khỏe, tăng cường sức đề kháng để giảm bớt bệnh hoạn. Theo dõi luồng hơi thở ra, thở vào sẽ rất tốt, giúp cho tâm được an. Lâu nay ta thở một cách phản xạ, vô thức, nếu ta thở mà có ý thức, biết mình đang thở, theo dõi sát nó thì sẽ giúp ta… quên mọi thứ chuyện khác. Nhờ vậy, tâm ta được tĩnh lặng. Tâm mà lăng xăng, dao động, nhiều ưu phiền, giận dữ… sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng, làm ta kiệt sức, “ thở không ra hơi ” !
Tóm lại, thở bụng sẽ giúp ta học tập hiệu quả hơn, năng suất cao hơn, sức khỏe dồi dào hơn. Thử đi.
Đỗ Hồng Ngọc
NGUỒN : Hà Nội Tri Thức
17 thg 12, 2024
CHỬ NGHĨA LÀNG VĂN kỳ 15/12/2024 - Ngộ Không Phi Ngọc Hùng
Chữ nghĩa làng văn
1. Tiểu sử Phùng Tất Đắc
Ông qua đời ngày
Chơi Chữ, Giai Thoại
Làng Nho là hai tác phẩm được nhiều người thích đọc trước 1975.
Tư liệu tôi tham khảo
để viết bài này từ sách “Chơi Chữ” do Nam Chi Tùng Thư xuất bản năm 1970.
2. Vài trích đoạn lý thú trong sách Chơi Chữ:
“Nghề chơi cũng lắm
công phu“, huống hồ chơi… chữ!
Hai cách chơi chữ trong tiếng Việt được thấy nhiều nhất là “Nói Lái” và dùng chữ “Đồng Âm Khác Nghĩa”.
Đồ sứ cổ men lam Huế thường hay được gọi tắt là sứ men lam Huế là sai. Ngày xưa, nước ta cũng có sản xuất đồ sành đó là đồ gốm Bát Tràng, đồ gốm Thổ Hà.
(Trần Nghi Hoàng – “Dòng Đời” chảy về đâu?)
-
Con gì ở cạnh bờ sông,
Cái mui thì nát cái cong thì còn - (đáp: con còng - cong còn nói lái
thành con còng)
-
Cái gì bằng ngón chưn cái mà chai cứng - (đáp: ngón chưn cái)
- Ông cố ngoài Huế ông cố ai. (đáp : cái ô )
(Thân Trọng Sơn)
Tôi nhớ, có một lần tôi viết gửi anh đại ý: "Cậu có cố chẻ sợi tóc ra làm tư đi chăng nữa thì giỏi lắm cậu cũng chỉ bằng được Võ Phiến là cùng; hãy viết khác đi, hãy dời bỏ những thăm dò ngược về quá khứ, hãy xông vào cuộc đời trước mặt, chất liệu truyện hãy lấy ngay từ cuộc sống thường nhật, cuộc sống của một thầy giáo dạy trường làng miền Trung đang chìm trong khói lửa”.
Chân dung văn học nghệ thuật & văn hóa
Lịch sử hiện lên khi nhà văn Lê Tất Điều trông thấy nhà văn Võ Phiến ứa nước mắt khóc trên con tàu Challenger đậu ngoài khơi trong chuyến di tản rời bỏ quê hương không ngày trở lại. Lịch sử hiện lên với nỗi đau không ai biết của nhà thơ Thanh Tâm Tuyền vì mất tích đứa con trai trên đường vượt biển, và suốt thời gian sau đó ông “đã không ngừng khắc khoải trong vô vọng lần tìm tin tức và dấu vết đứa con mất tích ấy.”
Như chim
chao liệng chưa hừng đông
trên
hoang phế cuối đêm thảm họa
buột
tiếng kêu vô vọng thinh không.
Như con
nước cuồng lưu mùa lũ
Trắng xóa
bão gông mù mịt nguồn
Trôi giạt
bến bờ đất khốn đọa.
(Trịnh Y Thư)
Bẵng đi rất lâu, tôi cũng không biết gì thêm về tác giả Tạ Chí Đại Trường và
những công trình mới của ông. Cho đến vài năm gần đây mạng Internet phát triển,
nhớ đến tên tác giả “là lạ” tôi vào Google tìm kiếm. Thiệt là may, tôi đã tìm
thấy nhiều bài viết của ông trên một số Website. Bèn copy tất cả các bài viết
của ông
Năm ngòai năm kia có 2 cuốn sách của ông được xuất bản trong nước, đó là cuốn
sách nói trên “Thần, người và đất Việt”, và “Lịch sử một cuộc nội chiến”. Rồi
năm nay thêm một cuốn nữa “Những bài dã sử Việt”… Thế là tôi có thêm cơ hội
được “gặp” ông qua các công trình nghiên cứu lịch sử rất thú vị.
Biết bác Tạ Chí Đại Trường mới về Sài Gòn, tôi đã nhờ bạn giới thiệu cho tôi
được gặp bác. Bác đã tặng tôi mấy cuốn sách của bác in bên Mỹ. Được gặp và nói
chuyện với bác, nghe bác kể về một số công trình của bác in trong
nước và nhiều công trình khác, tôi hiểu rõ hơn vì sao mình lại quan tâm và
thích thú như thế khi đọc những cuốn sách của ông.
Đầu tiên là giọng văn của ông: nghiêm túc,
khúc chiết nhưng không hiếm khi hóm hỉnh, có khi mỉa mai khi châm chọc, có lúc
“cực đoan” thậm chí đầy vẻ định kiến khi chê/ phê một ai đó. Nhưng giọng
văn ấy cũng rất “có duyên”, lôi cuốn người đọc, có khi làm cho người đọc thầm
tranh luận lại. Người đọc không chán, xem đi xem lại, như trò chuyện với ông
nhiều lần vậy.
Giọng văn ấy lôi cuốn còn vì người đọc thấy được “lập trường” khoa học của chính tác giả. Tôi nhận thấy những cuốn sách nghiên cứu lịch sử, sách giáo khoa lịch sử được viết hay, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc thì sẽ làm cho người đọc quan tâm, tìm hiểu và yêu thích lịch sử nói chung và sử học nói riêng.(Nguyễn Thị Hậu)
Viết “nhiếc” mới chuẩn, nhiếc móc
(Hòang Tuấn Công)
Thứ hai, quan trọng hơn, đó là vấn đề tư liệu trong các công trình của ông. Ông
tiếp cận các vấn đề, sự kiện lịch sử đầu tiên từ chính nguồn sử liệu vốn/ sẵn
có. Và cách đơn giản nhất nhưng cũng là cơ bản và khoa học nhất là: Đọc kỹ sử
liệu, không chỉ từng câu từng từ mà còn đọc trong sự liên hệ, liên kết các sự
kiện, con người mà sử đã ghi chép lại. Để nhận ra, nhìn thấy những gì mà sử gia thời trước
không viết ra bằng câu chữ, tức là đọc lịch sử như người cùng thời để hiểu
những gì diễn ra đằng sau những câu chữ.
Như ông bảo, tất cả những “phát hiện mới” của ông đều đã được ghi chép trong ĐVSKTT cũng như trong các bộ chính sử khác. Những phát hiện “tư liệu mới” của ông làm cho nhiều vấn đề, nhân vật lịch sử trở nên sáng tỏ hơn – nhất là làm ta hiểu hơn bối cảnh xã hội của sự kiện lịch sử - cái nhìn biện chứng hơn.
Các vấn đề ông phát hiện, nêu ra liên
quan đến những nhân vật, những triều đại lịch sử mà trước nay ta thường chỉ
nhìn thấy mặt chủ đạo của nó. Nói cách khác là ông cho chúng ta một góc nhìn
khác về lịch sử.
(Nguyễn Thị Hậu) (*)
(*) Nguyễn Thị Hậu sinh năm 1958 tại Hà
Nội. Quê gốc xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Hiện đang ở Sài Gòn. Tiến
sĩ Khảo cổ học, Hiện là Phó tổng thư ký
hội Khoa học Lịch sử VN.
Từ điển
chính tả sai lỗi…chính tả
Cuốn sách được đặt tiêu đề: Từ điển chính tả tiếng Việt (GS.TS
Nguyễn Văn Khang - Đại học Quốc gia Hà Nội, dày 806 trang, khổ lớn. GS.TS
Nguyễn Văn Khang hoàn toàn không “xử lí chính tả” theo
tài liệu, mà “xử lí” theo cảm tính chủ quan, hoặc căn cứ theo một nguồn tài liệu nào
đó, dẫn đến rất nhiều sai sót.
Thứ ba: Các công trình của ông thực sự là những công trình liên ngành: tiếp cận
một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, từ nhiều ngành nhiều tư liệu khác nhau,
để tìm ra bản chất vấn đề. Nếu những góc nhìn ấy đều đi đến bản chất của vấn đề
thì kết quả nghiên cứu là đúng. Còn nếu như mỗi góc nhìn cho thấy những “bản
chất” mâu thuẫn với nhau thì hoặc, phải kiểm tra lại tòan bộ tư liệu, hoặc cách
đặt vấn đề của mình là sai!
Như vậy phương pháp liên ngành đòi hỏi người nghiên cứu phải thực sự khách quan khi sử dụng kết quả, phương pháp của các ngành khác, bởi vì nó có thể làm phá sản ý đồ nghiên cứu của mình. Có lẽ vì vậy mà lâu nay có những công trình nghiên cứu luôn ghi rằng “sử dụng phương pháp liên ngành” nhưng thường là chỉ sử dụng kết quả nghiên cứu nào phù hợp/ ủng hộ ý tưởng của tác giả mà né tránh, thậm chí lờ đi những gì ngược với suy nghĩ của mình.
Phương pháp liên ngành luôn đòi người nghiên cứu phải đặt những câu hỏi Tại
sao, như thế nào với ngay những suy luận của mình… Trong nghiên cứu lịch sử
biết đặt câu hỏi đúng là đã thành công được hơn một nửa? Nắm vững tư liệu
lịch sử đó là chiều sâu, sử dụng tài liệu liên ngành đó là chiều rộng.
(Nguyễn Thị Hậu)
Chữ nghĩa làng văn
Chúng tôi đã có dịp nhận xét rằng sau 1975, ở hải ngoại đã có hiện tượng đặc biệt văn chương miệt vườn, vì đây là lần đầu trong lịch sử người miền Nam lục tỉnh phải bỏ nước ra đi: một văn nghệ "miệt vườn" nở rộ. Có thể nói với biến cố 30-4-1975, trong hoài niệm người miền Nam đã làm sống lại một "mảng" văn học trước đó âm thầm và bị lơ là. Miền Nam cộng hòa là của chung, nhưng người miền Nam lần đầu phải bỏ quê hương đông đảo đã thành công ghi lại quá vãng văn hóa, tình tự con người và những thú điền viên không còn nữa hay không còn hy vọng tìm lại! Võ Kỳ Điền, Kiệt Tấn, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Thị Long An, v.v.
Nhưng vào những năm cuối thế kỷ, "mặt trận" văn
chương "miệt vườn" lặng lờ hơn, người viết ít lại và ít tác phẩm hơn.
Tính chất khai phóng của văn học miền Nam dần mất phần nào khía cạnh bộc phát hồn
nhiên văn chương và tình ý được lăng-kính tâm và trí thức gạn lọc hơn.
(Nguyễn Vy Khanh)
Trò chuyện cùng nhà văn Vũ Thư
Hiên - 1
VOA: Ông vừa nói đến “thoáng”, như vậy là các nhà văn bên trong Việt Nam
hiện nay không còn “biết sợ” giống như nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nói trước
đây.
VTH:
Tôi nghĩ là cái sợ nó cũng bớt đi rồi. Nó bớt cũng là do tình thế. Ngày xưa cái
cấm kỵ nó nhiều hơn, cái sợ nó nhiều hơn. Bây giờ cấm kỵ giảm đi thì cái sợ
cũng bớt đi. Nhưng vẫn có những cái phải sợ, bởi vì nếu mà không cẩn thận sẽ
gặp phiền phức, mặc dù Việt Nam đã có những cố gắng để hội nhập với thế giới,
tức là chịu khó từ bỏ hành động toàn trị mà trước kia vốn thuộc bản chất của
chế độ xã hội ấy.
Thí
dụ trước kia chỉ cần nói hơi một tí cũng đủ để bỏ người ta vào tù, cho người ta một lệnh tập
trung 3 năm, sau đó 3 năm nữa, rồi 3 năm nữa, không biết bao giờ mới
ra. Bây giờ người ta cố gắng làm nó khác đi. Và có lẽ theo quán tính thì sự sợ hãi vẫn còn, nó vẫn
còn sống dai dẳng. Vì vậy cho nên
con đường dân tộc Việt Nam đi đến chỗ khá hơn, tức là bứt phá khỏi vòng vây của
những tư tưởng cổ hủ và sai trái để phóng lên con đường cùng với nhân loại, xem
ra cũng còn nhiều gian nan lắm.
VOA: Nếu ông nói rằng vẫn còn sợ thì chúng ta đã thấy các phát biểu của
Trần Mạnh Hảo; các hồi ký của Trần Vàng Sao hoặc Tiêu Dao Bảo Cự, thì họ đâu có
sợ gì đâu.
VTH:
Cái đó nó cũng nằm trong cái chung thôi. Ví dụ như trước đây không người nào
dám nói như anh Trần Mạnh Hảo, anh Tiêu Dao Bảo Cự ; thì bây giờ không phải một
người mà có nhiều người nói. Số đông bao giờ cũng cho người ta cái cảm giác bớt
sợ hãi, tất nhiên những người đi tiên phong thì phải gánh chịu những cái khó
khăn hơn.
Đặc biệt là gần đây có những người từng giữ những chức vụ khá trong cơ quan
đảng hoặc nhà nước, ví dụ như ông Nguyễn Trung, từng là đại sứ, ông ta viết tôi
thấy cũng nặng nề lắm. Ông viết: đảng cộng sản cứ nắm chặt con tàu Việt Nam,
còn đảng viên đảng cộng sản Việt Nam thì cứ giữ chặt những cái ghế trên con tàu
ấy, mà con tàu này thì đi theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, mà đảng cộng sản chưa
nói rõ Xã Hội Chủ Nghĩa nó là cái gì.
(VOA phỏng vấn Vũ Thư Hiên)
Từ điển
chính tả sai lỗi…chính tả
Trò chuyện cùng nhà văn Vũ Thư
Hiên - 2
VOA: Một số người nói rằng, so với thời phải ăn bo bo trước đây thì bây giờ
đã khá hơn nhiều rồi. Là một nhà văn, ông nghĩ sao về luận điểm này.
VTH:
Tôi cho là đúng. Khá nhiều chứ, nó xảy ra với bất kỳ một nước nào, chứ không
riêng Việt Nam, như là một hiện tượng thần kỳ, không có đâu. Còn nếu nói rằng
bây giờ khác trước, thì chỉ có những cán bộ tuyên huấn mới nói đấy là thành
tích do đảng cộng sản tạo ra, chứ còn người dân bình thường người ta thấy hết
chiến tranh thì người ta phải làm, phải sống, và sống khá hơn trước. Nhưng bây
giờ, đáng chú ý là nếu như có cái gì đó, do đảng cộng sản tạo ra thì đó là sự
phân biệt giàu nghèo, sự chênh lệch kinh khủng hiện nay. Ta thử tính xem, một
thằng cha nó cá độ đến 1 triệu 8 đôla, báo trong nước đăng rồi, thì
thử hỏi một nông dân cần cù phải nhịn ăn bao nhiêu năm và bao nhiêu thế hệ nữa
mới chơi được một lần cá cược như anh kia.
VOA: Có những tác phẩm văn học mà sau khi đọc xong, chúng ta có thể gọi là
tiếng kêu của loài chim báo bão. Việt Nam đã có một tác phẩm nào báo bão hay
chưa, thưa ông?
VTH:
Chưa có tác phẩm nào có tính chất báo bão cả. Việt Nam chúng ta có cái đặc biệt
là chẳng bao giờ ở cái mắt bão trên đất nước chúng ta cả. Chúng ta toàn chịu
những cơn bão rớt thôi. Bão ở vùng biển Đông và nó rớt vào vùng này vùng kia ở
nước ta. Những chấn động thế giới sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam rất nhiều, và nếu
người Việt Nam không mau mắn để chọn con đường đi của mình, cứ chờ đợi một chấn
động từ bên ngoài, thì đất nước mình sẽ chậm chạp lắm. Nếu có một con chim báo
bão nào thì nó phải báo to điều đó.
Vài hàng về tác giả Vũ Thư Hiên
Vũ Thư Hiên (18 tháng 10 năm 1933). Ông là con trai của Vũ Đình Huỳnh, bí thư của ông Hồ. Ông Vũ Đình Huỳnh trong thời gian dài, sau
làm vụ trưởng vụ lễ tân bộ Ngoại giao, vụ trưởng trong ban kiểm tra trung ương
đảng.
Ông
Vũ Thư Hiên là một trong những nhân vật của Vụ
án xét lại chốngng đảng. Năm 1997, hồi ký Đêm giữa
ban ngày của ông được xuất bản. Từ năm 1967 đến 1976, trong Vụ
án xét lại chốngng đảng, ông bị chính quyền bí
mật bắt và giam cầm sau khi đã bắt cha ông (Vũ Ðình Huỳnh) 2 tháng trước đó.
Công an chìm bắt giữ ông lên ôtô và đưa về nhà tù Hỏa Lò ngay
trong lúc ông đang đạp xe trên phố Hà Nội.
Ông
bị giam 9 năm, trong đó bị giam trong xà lim cá nhân bốn năm rưỡi, qua các nhà
tù Hỏa Lò,
Bất Bạt (Sơn Tây) và Tân Lập (Phú Thọ), Phong Quang (Hoàng Liên Sơn). Chính
quyền thả ông không án cũng như không xét xử. Ra tù năm 1976, nhưng còn bị quản
thúc bằng lệnh miệng của nhà cầm quyền mãi cho tới mùa thu năm 1980 mới được
phép vào Nam.
Năm
1993, ông qua Nga với
tư cách phiên dịch cho công ty xuất nhập khẩu Vũng Tàu-Côn Đảo. Tại đây ông bắt
đầu viết cuốn hồi ký Đêm giữa
ban ngày về chín năm bị giam cầm.
Cuối
năm 1995, ở
Nga, sau một
vụ tấn công dàn dựng của mật vụ VN, ông thấy không thể ở Moskva lâu
hơn nữa, nên tìm cách qua Ba Lan.
Ðến cuối năm 1996,
sau một chuyến đi Paris,
trở về Ba Lan ông
được mật báo về tình hình nguy hiểm có thể xảy ra cho ông nếu nấn ná ở lại nước
này để hoàn thành cuốn hồi ký. Do đó ông quyết định qua tỵ nạn tại Pháp.
Tại đây, ông đã hoàn thành tập hồi ký Đêm giữa
ban ngày.
Ông
ở Strassbourg (Pháp) 1 năm, Bern (Thuỵ Sĩ) 1 năm, Đức 2 năm (2000-2001) sau khi
đến Pháp theo lời mời của International Parliament of Writers, German PEN Club
và Uỷ ban Nhân quyền thành phố Nuremberg (Nurnberg)."
Những
tác phẩm của ông đã xuất bản khi còn ở Việt Nam:
1.
Lối thoát (kịch, 1954)
2.
Bông hồng vàng (dịch của tác giả Paustovsky, 1960)
3.
Truyện ngắn Paustovsky (dịch, 1962)
4.
Luật rừng (truyện, in chung,
1985)
5.
Khúc quân hành lặng lẽ (truyện nhiều tập,
1985-1989)
6.
Luật rừng (kịch bản, 1988)
7.
Miền thơ ấu (tiểu thuyết); và một
số kịch bản điện ảnh.
Khi
ăn, bánh đúc có vị giòn, mát, mịn, không béo. Cứ nghĩ đến tấm bánh đúc nhàn
nhạt, mềm mượt chấm vào cái vị ngọt thanh, bùi béo của những giọt tương màu
vàng sậm tạo cho người thưởng thức một cảm nhận rõ cái độ mát của bột gạo, vị
ngòn ngọt, thanh thanh của tương, bùi bùi, thơm và béo của lạc rang.
(Tuệ Phong)
Gà sống
là chồng gà mái.
Vậy mà “một
trận sống mái” lại có nghĩa khác là “một mất, một còn”. Chứng tỏ ở đâu có “sống
mái” là có…“một mất một còn”.
Hai
cô bán phở dịu dàng
Đừng
nên nói bậy hai nàng buồn ta
Trẫm
từ lịch kiếp phôi pha
(…)
Tuỳ
thời thể dựng mà tuy nhiên là
Khi mà Nguyễn Hưng Quốc ngạc nhiên "Ai cũng thấy rõ hai câu đầu
và sáu câu sau có giọng điệu khác hẳn nhau. Vậy mà, riêng tôi, thú thật, tôi không hiểu tại sao Bùi Giáng có thể
chuyển từ hai câu đầu xuống sáu câu dưới một cách dễ dàng tự nhiên như
vậy",
(tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của miền Nam)
Nhà văn miền Nam Bình Nguyên Lộc trong cuộc phỏng vấn
trên The Vietnam Forum số 13/1990 lúc sang Mỹ định cư cũng cho
biết: "Cuốn tiểu
thuyết Việt Nam đầu tiên tôi đọc là một cuốn sách mà thoạt đầu cha
tôi cấm không cho đọc vì cho là dâm thư, đó là cuốn Hà Hương phong nguyệt truyện của
Lê Hoằng Mưu. Cuốn này được xuất bản vào khoảng năm 1917, và tôi tin đó
cũng là cuốn tiểu
thuyết được xuất bản đầu tiên của Việt Nam”.
Thái Bạch trong “Truyền thống bất khuất của văn nghệ miền
Nam” in trên Tin Văn số 12 ngày 9.6.1967 vẫn còn nhớ đến cuộc
bút chiến quanh tác phẩm này. Ông Vũ Anh Tuấn, Chủ nhiệm Sách Xưa & Nay
trong Hồi ký 60 năm chơi sách cho biết có người đã từng yêu
cầu ông “làm bất cứ cách nào” và mua hộ “bằng bất cứ giá nào” quyển sách này
của Lê Hoằng Mưu.
(Chuyên san Tạp chí Nghiên cứu văn học –
Võ Văn Nhơn)
Giai thoại bài thơ "Tương
tư"
Ông Nguyễn Công Trứ (1778-1859), đỗ Giải nguyên, làm quan trải ba triều Minh
Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông có tài thơ văn, đặc biệt sở trường về lối ca trù.
Ông là một trong những thi nhân có nhiều giai thoại văn chương.
Dưới đây là một trong những giai thoại rất mực phong lưu.
Thuở thiếu thời, lúc còn là học trò nghèo, ông đã rất thích nghe hát ả đào. Gần
miền có một ả đào tên Hiệu Thư nhan sắc xinh đẹp lại nổi tiếng hát hay, nhưng
tính nết kiêu kỳ. Chưa ai thưởng thức được giọng hát lời ca của cô ta. Ông muốn
gần mà không thể gần được, bèn nghĩ ra một kế là đến xin theo Hiệu Thư làm kép.
Đàn đáy ông rất hay, mỗi khi Hiệu Thư đi hát đình đám, ông thường cùng một tiểu
đồng quảy gánh mang đàn theo sau.
Một hôm có đám ở huyện bên mời Hiệu Thư sang hát, ông cố ý để quên dây đàn ở
nhà. Đi được vài dặm đến chỗ đồng không quãng vắng,ông giả vờ luống cuống. Hiệu
Thư gạn gỏi, ông nói: "Vội vàng bỏ quên dây đàn ở nhà, bây giờ biết làm
thế nào? "
Hiệu Thư sai tiểu đồng chạy trở về lấy. Lúc ấy bốn bề vắng vẻ, chỉ còn hai
người, ông liền đến ôm lấy, Hiệu Thư chỉ kêu ứ hự. Sau lần đó, ông bỏ đi không
trở lại nữa.
10 năm sau, ông làm Tổng đốc Hải Dương, ông mở tiệc ăn mừng, cho tìm ả đào danh
ca các nơi về hát. Tình cờ Hiệu Thư lại ở trong đám ca nhi ấy. Ngồi vào chiếu
hát, nàng liếc nhìn thấy ông quan trang nghiêm đang cầm roi chầu ngồi trên sập
kia chính là anh kép đàn năm xưa đã trêu ghẹo mình ở chỗ đồng không quãng vắng,
liền bắt đầu bài hát nói bằng hai câu mưỡu rằng :
Giang sơn một gánh giữa đồng,
Thuyền quyên ứ hự… anh hùng nhớ chăng?
Ông nghe hát sực nhớ chuyện cũ, liền ngừng tay trống hỏi:
- À , té ra cố nhân đó ư?
Rồi
ông đọc luôn một bài thơ rằng:
Liếc trông giá đáng mấy mười mươi,
Đem lạng vàng mua lấy tiếng cười.
Trăng xế nhưng mà cung chưa khuyết,
Hoa tàn song lại nhụy còn tươi.
Chia đời duyên nọ đà hơn một,
Mà nét xuân kia vẹn cả mười.
Vì chút tình duyên nên đằm thắm,
Khéo làm cho bận khách làng chơi.
Ông hỏi ra mới biết nàng vẫn còn chờ đợi, không chịu lấy ai, liền cưới làm tiểu
thiếp. Ông có nhiều vợ, mà đối với vợ nào cũng tỏ ra nặng tình. Tuy nhiên, Hiệu
Thư vẫn là người được ông yêu thương thắm thiết hơn cả. Sau đó ít lâu, ông
phụng chỉ đem quân dẹp giặc ở vùng Tuyên Quang, Cao Bằng, xông pha nơi lâm sơn
chướng khí. Những khi việc quân nhàn hạ, chạnh thương ai phòng không chiếc
bóng, vò võ năm canh, ông làm bài thơ "Tương tư" theo lối "thủ vĩ ngâm" rồi cho người mang về :
Tương tư khôn biết cái làm sao?
Muốn vẽ mà chơi, vẽ được nào!
Khi đứng khi ngồi khi nói chuyện
Lúc say lúc tỉnh lúc chiêm bao
Trăng soi trước mặt, ngờ chân bước
Gió thổi bên tai, tưởng miệng chào
Một nước một non, người một ngả
Tương tư khôn biết cái làm sao?
Xích lô một thủa
Nói về chuyện cạnh tranh giữa xích lô đạp và xích lô máy, thằng bạn thân của
tôi rất rành. Ba của hắn chạy xích lô máy vào thuở chúng tôi còn chưa ra đời.
Vào những năm cuối thập niên 50, giá một chiếc xe xích lô máy khoảng tám cây
vàng.
Hình ảnh xe Triporteur hiệu Peugeot
năm 1950 tại Pháp
trước khi chế tác
lại làm xe xích
lô máy
Bạn kể, nghe đâu xích lô máy của ba bạn là loại xe được
chế tác lại từ kiểu xe nguyên thủy mới nhất của xe Triporteur Peugeot hai thì
chạy bằng xăng pha nhớt, sản xuất tại Pháp. Loại xe này nguyên là xe chở hàng
hóa nông sản từ các vùng nông thôn đến các chợ hoặc siêu thị bên Pháp. Hình
dáng của nó gần giống xe ba gác máy chở hàng.
Trở về hội Láng, trở ra hội Thầy.
Theo tài liệu của Nguyễn Đổng Chi thì sự tích về chùa Láng có liên quan với những truyền thuyết của vị thiền sư Từ Đạo Hạnh đời nhà Lý. Ông là một vị cao tăng thời vua Lý Nhân Tông. Tục danh của ông là Từ Lộ.
Chùa Láng còn có tên là Chiêu Thiền Tự. Mỗi năm đến ngày mồng 7 tháng ba âm lịch, cũng là ngày sinh của Từ Đạo Hạnh, dân chúng trong vùng mở hội chùa Láng. Hiện nay, chùa Láng tọa lạc cách Hà Nội chừng bảy cây số về hướng tây. Trong giai đoạn sơ khởi chùa nầy tọa lạc trên một cảnh trí trang nghiêm, phong quang: chùa ở một ngọn đồi nhỏ giữa cánh đồng rộng bát ngát; chung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ.
Cổng tam quan của chùa Láng theo kiểu cung điện của mô thức kiến trúc của cổng vương phủ triều Nguyễn: phía trước có một dãy hàng cột trụ biểu, xây bằng gạch có gắn những mãnh sành sứ. Cổng có ba mái cong lên, theo kiểu cấu trúc Maya của nghệ thuật Chiêm Thành trước đây.
Sân chùa được lót
bằng gạch Bát Tràng, nối liền cổng chùa và cửa tam quan. Chùa chính bao gồm:
Tiền đường, toà Thiên hương, thượng điện, nhà thờ Tổ, tăng phòng.
Chùa Láng được xem
là đệ nhất tùng lâm trong kinh thành.
(Kiêm Thêm)
Sân
đình làng tôi có cây gạo cổ đứng bên cống hànhmã, cùng soi bóng xuống hồ nước
xanh, trông bề thế và lung linh màu huyền thoại. Không ai biết cây gạo đã có
bao nhiêu năm, ngay cả ông nội tôi cũng bảo rằng: thời ông còn bé cây gạo đã
như thế.
Địa danh Sài Gòn và huyền thọai
Theo Petrus Ký: Bến Nghé từ tiếng Khmer là Kampong Krabei (hay Prei Kor) với nghĩa vũng trâu hay bến trâu
Theo Vương Hồng
Sển: Tiếng Khmer thì Kor là gòn mà cũng có nghĩa
là bò. Vậy Prei Kor là…rừng bò chứ chưa hẳn là rừng gòn.
Do từ Bến Nghé khó
phát âm đối với người Pháp hơn là từ “Sài Gòn”. Nên người Pháp gọi Bến Nghé là Sài
Gòn.
Vì vậy Bến Nghé xưa
kia là Sài Gòn sau này.
Bến Nghé là một khúc sông Sài Gòn (từ cầu Khánh Hội đến cầu Chữ Y) chảy qua Sài Gòn hợp với sông Đồng Nai ở Nhà Be đổ ra biển Đông.
(Bến Nghé năm xưa)
Kênh Chợ Vải (kênh Lớn) và đường Nguyễn Huệ nhìn từ phía sông Sài Gòn vào phía Tòa Thị chính (lúc này chưa xây) và cũng chưa có Nhà thờ Đức Bà (khởi công 1877, hoàn thành 1880).
(Trần Văn Miêng)
Câu chuyện điện
thoại với ông Lê Hữu Mục để lại trong tôi một ấn tượng khá nặng nề, kéo dài
suốt nhiều tháng ngày kế tiếp. Đúng, Phạm Duy là một khuôn mặt nổi của nền ca
hát Việt Nam từ thời Kháng Chiến chống Pháp trở lại đây. Nhưng có một điều đúng
hơn mà ít người biết: "Kể riêng về mặt âm nhạc, Phạm Duy không thật sự lớn
như quần chúng đã ưu ái suy tôn ông."
Tôi là một được
người sinh ra và lớn lên trong cái nôi âm nhạc truyền thống của gia đình. Tôi
tốt nghiệp violon nhạc cổ điển Tây Phương trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigòn năm
1967, dưới quyền giám đốc của ông Nguyễn Phụng, trực thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh
Đặc Trách Văn Hóa thời ông Mai Thọ Truyền. Từ đó đến nay, tôi vẫn tiếp tục học
và nghiên cứu âm nhạc qua nhiều hình thức và với nhiều vị giáo sư khác nhau, từ
Việt Nam đến Âu Châu. Trên lãnh vực âm nhạc, được giao tiếp với nhiều người tài
giỏi, nhìn lại ông Phạm Duy, tôi không cho rằng ông xứng đáng với ba chữ “khuôn
mặt lớn” của nền ca hát Việt Nam.
(Trần Thị Bông Giấy)
Tiểu sử : Trần Thị Bông Giấy tên thật Trần Thị Thu Vân . Chào đời tại Huế, lớn lên
tại Sài Gòn. Hiện đang ở San José, Californie.
Tác phẩm : Nước
chảy qua cầu, Một truyện dài không có tên, Nhật nguyệt buồn như nhau, Đi tìm thời gian đã mất,
Dostoievski, cuộc đời và sự nghiệp
Một nhạc sĩ sáng tác lớn phải hội đủ những điều kiện sau:
1/ Thông Suốt Ký Âm Pháp.
Trong nhạc Đông Phương, nói về Thúy Kiều, Nguyễn Du đã viết: "Cung,
Thương làu bậc ngũ âm", thì phía nhạc Tây Phương, Mozart, Beethoven, Schubert...
khi viết các symphonie, concerto, opéra, và nhiều thể loại khác, đã chứng tỏ
được sự siêu đẳng của mình trên phần ký âm pháp.
Cá nhân Phạm Duy
cho thấy không có được trình độ như vậy. Sáng tác của ông chỉ quanh đi quẩn lại
là các ca khúc rất đơn giản, âm sắc bình thường, bài nào cũng giống nhau một cách đơn điệu
nhàm chán. Phần kỹ thuật chẳng đưa ra
được tính phá cách cần thiết trong nghệ thuật sáng tạo. Nói cho
đúng, ca khúc của ông thành công là do thinh điệu phong phú của tiếng Việt, hay
do sự đẩy đưa ngân nga trong cách trình bày của ca sĩ. Nếu che đi hết phần lời
trong các ca khúc, chỉ tấu lên phần mélodie bằng âm thanh một nhạc khí nào đó,
người ta sẽ dễ dàng nhận ra sự nghèo nàn trong âm nhạc Phạm Duy.
2/ Điêu Luyện Nhạc Khí.
Trong khi Thúy Kiều của Nguyễn Du "Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một
trương", thì các soạn nhạc gia quốc tế, từ cổ sang kim, từ Beethoven,
Chopin, Mozart, Schubert.... đến John Lennon, Nat King Cole, Ray Charles... đều
là những tay instrumentiste chuyên nghiệp, mỗi người có thể sử dụng vững vàng
từ một đến hai, ba thứ nhạc khí. Riêng Phạm Duy, thử hỏi ông thông làu được
nhạc khí nào, nếu không chỉ là các hợp âm guitare loại "son đố mì"
ông có từ thời còn làm nghề hát dạo? Hơn nữa là vài ngón dương cầm võ vẽ học
lóm được trong một lớp dự thính tại Conservatoire de Paris nhờ sự quen biết của
ông anh Phạm Duy Khiêm gửi gấm, ông mới được có mặt? Dạo về sau ông cũng biết
sử dụng chút ít keyboard, loại nhạc khí thời trang mà mọi phần hòa âm phối khí
trên ấy (viết ra và ghi lại từ tài năng kẻ khác) đều đã được lắp ráp sẵn?
(Trần Thị Bông Giấy)
Nằm dúm trên giường, Lý Toét mở thao láo hai mắt nhìn lên đình màn. Người khô đét như con mắm, tuy đắp chăn mà các đầu xương vẫn hằn ra ngoài, mặt võ vàng, gò má lồi ra, hai mắt sâu thành to thêm. Tóc hai bên thái dương lốm đốm bạc và rụng dần, búi tóc chỉ còn bằng củ hành to.
Trong nhà im lặng. Ai nấy đi lại rón rén, không động mạnh guốc. Cạnh chân giường Lý Toét, mấy cái củi gộc lom dom trong chiếc bếp kê tạm để hâm thuốc, và để cho ấm nhà. Thỉnh thỏang Xã Xệ đến cạnh bếp, cúi lom khom cời lửa. ánh sáng chiếu vào cái đầu mập lù, bóng nhoáng. Cô Ba Vành ngồi trong buồng khâu vội mấy chiếc áo trắng. Bà Lý bận cơm nước, thằng Toe vẫn đi chơi với trẻ. Hai con chó, con Vàng và con Vện, nằm ép dưới gầm cũi, chẳng buồn cắn những người tới hỏi thăm.
Nút đố đổ vách
Đố là đoạn tre hay đoạn gỗ ở bức vách để đan nan. Nút đố đổ vách là của cải chất nhiều trong nhà đến nỗi cái đố bị nứt ra, vách nhà bị đổ. Nghĩa là giầu lắm.
Cũng có nới nói giầu nứt đấu đổ vách. Đấu là vật dụng để đong thóc hay gạo. Nứt đấu là nhiều thóc gạo đến độ đong nứt đấu ra.
Thưng đấu
nhờ tay một mẹ mày
(Trần Tế
Xương)
Là chuyện buôn bán, chạy gạo thì phải nhờ vợ.
(Chữ nghĩa chúng ta – Bùi Bảo Trúc)
Nhà thơ Trần Đăng Khoa lên tiếng về bài của Nguyễn Vỹ
Combien triste est l’ automme
Quand j’ entends la voix
Du serf qui brame
En foulant et dispersant les feuilles des érables
Dans les profondeurs de la Montagne
(Mùa thu buồn làm sao
Khi tôi nghe tiếng
Của con hươu đực thé lên
(rền rĩ, kêu trong mùa giao phối)
Trong những nơi sâu thẳm của núi).
Nguồn: Diễn Đàn
Thế Kỷ, Jan 22, 2012 )
Phụ đính I
nhà thơ đã khuất núi
(Danh sách cập nhật tới tháng 6/2017 – Nhật Tiến biên soạn
Tổng hợp từ nhiều
nguồn)
Thảo Trường
(1936-2010)
Nhà văn Thảo Trường tên thật Trần Duy Hinh,
sinh ngày
Truyện ngắn “Hương gió lướt đi” là tác phẩm đầu
tiên của ông đăng trên tạp chí Sáng Tạo do nhà văn Mai Thảo làm chủ bút. Ngày
Các tác phẩm đã xuất bản gồm:
Người Đàn Bà Mang Thai Trên Kinh Đồng Tháp (1966), Vuốt Mắt (1969), Bên Đường Rầy Xe
Lửa (1971), Người Khách Lạ Trên Quê Hương (1972), Hà-nội, Nơi Giam Giữ Cuối
Cùng (1973) , Cát (1974), Đá Mục (1998), Tầm Xa
Cũ Bắn Hiệu Quả (1999), Miểng (2005), Những miểng vụn của tiểu
thuyết (2008).
***
Chữ nghĩa làng văn
Học giả Hoàng Văn Chí
(Người phát giác vụ “Nhân Văn - Giai Phẩm” – Viên Linh)