Chữ
nghĩa làng văn
**
Chữ Việt cổ
Do điều kiện về thời gian những từ cổ đã bị đẩy khỏi vị trí vốn có của chúng nhưng vẫn còn để lại dấu vết của mình, trở thành thành tố cấu tạo trong một vài từ nào đó
ruổi: chạy mau
(rong ruổi)
(Đại
Chữ “hồng” ghép bởi hai chữ “giang” là “sông nước” và “điểu” là chim. “Bàng” là lớn.
Hồng bàng là loại chim nước lớn.
(Trần Ngọc Thêm – Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam)
Một biến thể khác của
chửi mất gà ở miền Trung
Tổ cha nó
Cái thằng ăn cắp
Nó bắt con gà vàng khoan cổ
Con gà nổ khoan lông
Nó nấu nồi đồng
Nó nấu nồi đất,
Nó ăn lật đật
Nó trật xương quai
Nó lòi bản họng
Mà nó cứ tọng vô mồm
Cái mồm thối mồm tha
Mồm ma mồm quỷ
Mồm đĩ mồm chó
Tổ cha nó
Bạn vong niên
Câu này bị hiểu lầm là bạn thâm căn cố đế, tức “bạn lâu đời”.
Nhưng chữ “vong” đây nghĩa là quên. “Bạn vong niên” chơi với nhau hiểu là “bạn bè chơi với nhau không kể tuổi tác, lớn bé.
Hãy quên đi tuổi tác của nhau”.
(Duy Lý – báo Tự Do)
Nói
cho công bằng, không định kiến, thì cái mốc “
Những
chuyển biến, thay đổi ấy về sau phát triển hoặc biến dạng, tốt hay xấu, thì
cũng không thể vì thế mà tùy tiện di dời “cái mốc lịch sử” kiểu như di dời cột mốc biên
giới mà ông “bạn” láng giềng “vĩ đại” của nước ta vẫn làm!
Được
biết cái từ “tiền chiến” vốn phổ biến ở miền Nam trước 1975 thường dùng để chỉ
những văn nghệ sĩ và các tác phẩm văn nghệ từng có mặt trước cái mốc lịch sử
đất nước năm 1945.
Như vậy nên dùng từ “tiền chiến”
hay là thay bằng từ khác.
(Khải Nguyên)
Chúng tôi tiếp tục dẫn ra những ví dụ sai chính tả của cuốn “Từ điển chính tả tiếng Việt” GS-TS Hà Quang Năng chủ biên - ThS Hà Thị Quế Hương; Đại học Quốc gia Hà Nội).
“Táng: táng gia bại sản”
Viết đúng là “tán gia”. Vì “tán” 散 là từ gốc Hán, có nghĩa tiêu tan, mất mát. Tán gia bại sản 散 家 敗 產 = gia đình tan nát, tài sản tiêu tan (Dị bản gốc Hán: khuynh gia bại sản - 傾 家 敗 產).
(Hòang Tuấn Công)
Khái
Hưng:
Truyện dài: Hồn Bướm Mơ Tiên (1933), Nửa Chừng Xuân (1934),Gánh Hàng Hoa (viết chung với Nhất Linh-1934), Trống Mái (1936),Gia Đình (1938), Thừa Tự (1940), Tiêu Sơn Tráng Sĩ (1940), Thoát Ly (1940), Hạnh (1940), Những Ngày Vui (1941), Đẹp (1941) Thanh Đức (hay Tội Lỗi, Băn Khoăn -1942), Cái Ve (1944).
Truyện ngắn: Đời Mưa Gió (viết chung với Nhất Linh - 1934), Giọc Đường Gió Bụi (1936), Anh Phải Sống (viết chung với Nhất Linh-1937), Tiếng Suối Reo (1937), Đợi Chờ (1939), Cái Ấm Đất (1940),Đội Mũ Lệch (1941).
Kịch: Tục
Lụy (1937), Cóc Tía (1940), Đồng Bệnh (1942).
Loại
Sách Hồng: Ông Đồ Bể, Quyển Sách Ước, Cây Tre Trăm Đốt, Bông Cúc Huyền.
(Tự Lực Văn Đoàn chữ văn quốc ngữ - Trần Bích San)
Tục ngữ hiện đại, hiện thực
Ôm rơm rặm bụng,
Ăn vụng nhàn
thân.
Chẳng qua đó là hiện tượng thường gặp trên đường tìm kiếm tiếng nói của riêng mình, của thời đại mình. Francoise Sagan sinh năm 1935. Cuốn “Bonjour Tristesse” được viết 1954. Dương Nghiễm Mậu sinh năm 1936, Túy Hồng sinh năm 1937, Nguyễn Thị Thụy Vũ sinh năm 1937…vậy thời đó họ là những thanh niên cùng lứa tuổi. Khi không thể lý giải được cuộc xung đột, khi thấy mình bất lực trước lịch sử, khi nhà văn bất mãn với xã hội mà mình đang sống, nhưng anh ta cũng không có cách nào vượt ra khỏi xã hội đó, thì anh ta trở nên lãnh đạm, bất cần, xa lánh các thứ lý tưởng vốn đã phản bội niềm tin của mình, nổi loạn, phá phách, chống lại về tư tưởng và chối bỏ chính tâm hồn mình.
Như thế, đó là một khía cạnh của quá trình đi xuống, một tâm trạng chán nản, bi quan, bất lực, nhưng mặt khác nó cũng bộc lộ sự phản kháng của người viết, tiếng kêu của lương tâm và ý thức, sự phản ánh các xung đột trên các bậc thang giá trị. Tôi nghĩ điều này cũng có tính lập lại đối với thanh niên và trí thức Việt Nam.
Đối với người viết truyện ngắn và tiểu thuyết, giới thiệu nhân vật là việc quan trọng. Các truyện cổ điển mô tả nhân vật bằng các hình thức bên ngoài như vẻ mặt, dáng đi, quần áo, và tiểu sử, thân thế, hoàn cảnh. Các truyện mới hơn nhấn mạnh đến cốt cách, hành động, hành vi của nhân vật. Các truyện mới thậm chí bỏ qua cả những hành động bên ngoài, đọc họ thì biết là họ ăn nhưng không biết ăn gì, biết họ làm tình nhưng không biết làm tình như thế nào, biết một nhân vật chết nhưng không biết người ấy chết ra sao. Như thế, tiểu thuyết ngày càng đi sâu vào nội tâm hay ngày càng đi xa ra khỏi đời sống? Thành công hay thất bại?
Mặc dù phong trào giải phóng phụ nữ và chủ nghĩa nữ quyền có vẻ không phát triển ồn ào vào thời ấy, sự xuất hiện đồng loạt các cây bút nữ như Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trùng Dương, Lệ Hằng, Trần Thị Ngh… khoảng từ giữa những năm 1960 có một ý nghĩa đặc biệt.
Tác phẩm của các nhà văn này vừa là tiếng nói phản ứng với những hoàn
cảnh cá nhân, vừa là sự lên tiếng về các vấn đề xã hội và chiến tranh. Với tinh tế, bằng
ngôn ngữ riêng của phụ nữ, họ cực tả trong những trang tiểu thuyết nóng hổi các
khúc quanh tâm lý của cá nhân trong thời binh lửa. Chiến tranh là sự
mất mát lớn nhất: người mẹ mất con, người vợ mất chồng tìm thấy khuôn mặt của họ
dưới ngòi bút của các nhà văn nữ.
(Nguyễn Đức Tùng)
Trần Tam Tiệp sinh ngày 11-11-1928, tốt nghiệp khoá 2 trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức, tu nghiệp sĩ quan phi hành tại Pháp, phục vụ trong binh chủng Không quân VNCH với cấp bậc trung tá.
Năm 1994, trong một tai nạn, ông bị chấn thương não, sức khoẻ suy yếu
dần, phải di chuyển bằng xe lăn. Ông tạ thế ngày
Ông viết dưới bút hiệu Ðạo Cù, ông là một
trong những chủ biên tập san Lý Tưởng của Không quân. Sau tháng 4 năm 1975 ông cùng với một số nhà văn
định cư tại Pháp (Minh Ðức Hoài Trinh, Nguyên Sa Trần Bích Lan) thành lập Văn
Bút Việt Nam Hải Ngoại, liên lạc cộng tác và được Văn Bút Quốc Tế chính thức
nhìn nhận. (*_)
Chủ Tịch Văn Bút Quốc Tế (thời bấy giờ) Thomas
Von Vegesack đặc biệt quý trọng ông vì những cống hiến không mệt mỏi của ông
trong việc kêu gọi quốc tế tranh đấu bảo vệ các nhà văn miền Nam bị cộng sản
bắt giam không xét xử. Nhờ sự vận động bền bỉ của ông, tổ chức Văn Bút Quốc Tế
đã dành cho các nhà văn, nhà báo Việt Nam bị cộng sản cầm tù nhiều trợ giúp ý
nghĩa hoặc can thiệp bảo trợ. Trong nhiều năm liền, ông lặng lẽ chuyển tiền về
giúp đỡ cho những nhà văn còn kẹt lại trong nước.
Chữ nghĩa hiện đại, hiện thực
Sống đơn giản cho đời thanh thản.
Đã có một thời…
Ăn Tết trên chiếu rách
Đúng là không thể quên. Một buổi chiều cuối năm 1986, trại tù tổ chức cho trại
viên trình diễn văn nghệ, họ giao cho tôi tổ chức ban hợp ca. Tôi lôi tuốt mấy
ông văn nghệ sĩ vào ban văn nghệ. Thảo Trường khỏi “đi rừng”, ngồi ở buồng viết
kịch. Một bạn tù trong đội thợ mộc tự chế được một cây violon. Ông Nguyễn
Sĩ Tế được tặng cây violon cà cộ này, mang kéo cho ban nhạc. Trần Dạ Từ biến
thành nhạc trưởng bất đắc dĩ, lo bắt giọng cầm nhịp. Ông Mặc Thu râu dài đóng vai đạo diễn. Trưởng trại tù
sau đó mang ra phê phán “toàn những ông trốn việc quan đi ở chùa. Nhạc sĩ gì mà
chơi đàn cò cử, hát cứ như làm hề”. Tôi biết lão ta nói đúng nhưng vẫn cãi cối
rằng anh em như thế là làm hết sức rồi, nên thưởng mới đúng chứ. Đề nghị được
mấy tay đội trưởng vỗ tay tán thành. Thế là cả ban nhạc được nghỉ thêm vài ngày
sau Tết.
Tết đó, tôi để dành phần quà thăm nuôi của tôi để làm bữa
cơm “thịnh soạn” mời tất cả mấy anh em lên ăn trưa, có cả rượu trắng đàng hoàng. Buổi họp mặt đông đủ chẳng thiếu ông nào.
Địa điểm tôi nhờ chỗ bên bệnh xá vắng người. Bàn tiệc là chiếc chiếu rách
trải trên chiếc giường tre. Vậy mà
chén chú chén anh, đấu hót cũng xôm trò. Khi tàn tiệc, ông Mặc Thu
lại lảo đảo đi ngật ngưỡng giữa trưa nắng trong sân trại. Cũng may tên lính gác trại tù nhìn thấy nhưng ngày Tết
nó tha, không nói gì. Hôm sau nó vào gặp tôi kể công về cái sự “nhân từ” đó,
tôi đành phải đi xin một con gà cho nó mới yên. Vào thời đó ông nào cũng trên
10 năm tù rồi nên không khí bớt ngột ngạt hơn.
Cho đến tháng 9 năm 1987 chúng tôi mới được tha về. Thảo Trường phải nằm lại trong tù thêm mấy
năm nữa cho đủ 17 năm.
(Tết trong trại tù cùng bạn bè –
Văn Quang)
Ca dao tục ngữ hiện đại hiện thực
Học làm chi, thi làm gì .
Tú Xương cũng rớt, huống chi là mình.
Đuờng văn ngõ chữ
Tô Hòai mắt ti hí, mắt như thế là tinh quái - 1
Tôi để ý đến cặp mắt của Tô Hòai: nhỏ, dài và hẹp. Gọi là mắt ti hí. Mắt như thế là tinh quái lắm. Cái gì cũng biết, không gì qua mắt được. Phạm Tiến Duật khi nói thì đúng là khua môi múa mép, ông gọi Phạm Tiến Duật là…thằng lái trâu. Còn Chế Lan Viên thì ông gọi là thằng “nặc nô” của đảng. Ông phát hiện Huy Cận ngày nào cũng ra trụ sở Hội Liên hiệp chỉ cốt được ăn một bát phở miễn phí. Huy Cận rất tham, đi đâu cũng càm cắp. Tô Hoài kể chuyện, một lần ông và Nguyên Ngọc tình cờ gặp Huy Cận ở sân bay quốc tế Mạc Tư Khoa. Tự nhiên Cận lân la đến vỗ vai nói chuyện thân mật với Nguyên Ngọc. Tô Hoài vội bấm Nguyên Ngọc lảng đi: “Này nó sắp gạ ông xách đồ cho nó đấy!”. Quả nhiên, sau đấy Huy Cận hai tay xách hai cái cặp nặng, lại buộc giây kéo một cái thùng giấy lệt xệt đằng sau.
Đấy, gặp Tô Hoài một hai buổi là biết đủ mọi thứ chuyện linh tinh như thế. Nhận xét văn của người khác, Tô Hoài cũng thường phát hiện rất tinh những nhược điểm. Thí dụ, văn Anh Đức là thứ văn cải lương, có lúc viết anh hùng là “hùng anh”. Nguyễn Khải xây dựng nhân vật theo lối ghi chép rất sáng tạo, nhưng văn Nguyễn Khải vậy mà chưa thoát được lối biền ngẫu. Nguyễn Đình Thi là anh sinh viên, rất xa đời sống, nên mắt không chọc thủng được tờ giấy để nhìn vào hiện thực. Thơ Bùi Giáng, theo ông cũng là một thứ thơ Bút Tre. Thơ Hoàng Cầm thì là thứ vàng mã trang kim. Một thứ thơ trang sức hoa lá cành, sơn son, giát vàng, thực chất không có gì. Lưu Trọng Lư giờ hết thời rồi. Tài năng cũng chỉ có một thời thôi. Thơ Huy Cận và thơ Tố Hữu giờ chỉ còn là thơ thù tạc. Vậy mà Huy Cận cứ tuyên
bố: “Chưa bao giờ tôi sáng tác dồi dào như bây giờ”… Tô Hoài đọc cả những cây bút trẻ. Ông cho bọn
này Bọn trẻ nói chung rất kiêu ngạo.
Nguyễn Huy Thiệp giỏi
viết cái ác. Phạm Thị Hoài rất trí thức, đồng thời lại muốn dân dã.
Một điều lạ là Tô Hoài biết cả những chuyện đời tư, rất riêng tư, thậm chí cả những chuyện thầm kín của người ta một cách rất cụ thể. Biết có ngành có ngọn, nói ra vanh vách. Ông nói, do phụ trách đảng uỷ văn nghệ nên biết nhiều chuyện, nhất là qua những đợt kiểm tra đảng.
(Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh)
Chữ nghĩa làng văn...hàng xóm
Nhân vô tiếu kiểm hưu khai điếm
(Mặt không tươi, đừng mở quán)
(Nguyễn Lập Sơn – Dư Phát Linh)
Đuờng văn ngõ chữ
Tô Hòai mắt ti hí, mắt như thế là tinh quái - 2
Chế Lan Viên trước cách mạng, có thời gian dạy học ở Đà Nẵng. Có một nữ sinh tên là Giáo rất mê. Giáo nhà giầu, gia đình không cho lấy Chế Lan Viên. Cô cứ đến ở với Chế Lan Viên, mãi đến cách mạng tháng Tám mới cưới. Hoà bình lập lại ở miền Bắc, hai vợ chồng sống ở Hà Nội. Chế Lan Viên ốm, phải sang chữa ở Trung Quốc. Giáo ngoại tình với một tay làm mi báo tên là Quang. Chế Lan Viên chữa bệnh về, biết chuyện nhưng định bỏ qua. Hai vợ chồng đêm nằm đắp chung chăn, nói chuyện. Giáo nói, cái đầu của em thì thuộc về anh, nhưng thân mình em thì thuộc về Quang. Vậy là họ không trở lại với nhau được. Sau Chế Lan Viên lấy Vũ Thị Thường, quê Thái Bình, đã quá lứa lỡ thì. Thường xui Chế vào Sài Gòn ở, một là Thường có bà con di cư ở trong ấy, hai là vì vợ cũ của Chế hay đến bám quấy nhiễu, xin tiền…
Đúng là chẳng có chuyện gì dấu ông được. Ông biết cả chuyện Lưu Trọng Lư túng tiền, ăn cắp xe đạp của Chế Lan Viên bán. Còn Trần Huyền Trân thì sở dĩ bị khai trừ, vì lấy vợ nghệ sĩ, hai vợ chồng cứ dắt nhau đi lang thang biểu diễn, không sinh hoạt đảng. Lê Văn Trương thuộc thế hệ đàn anh của ông, nhưng ông có đến nhà. Ông rất sợ, vì trên bàn Lê Văn Trương có bầy hai cái đầu lâu. Lê Văn Trương, Đinh Hùng thích chơi đầu lâu. Lê Văn Trương tiêu sài rất hoang vì viết khoẻ, có tiền. Tô Hoài không thích văn Lê Văn Trương nhưng thích nhân vật người hùng của Lê Văn Trương.
(Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh)
Học cho lắm cũng ăn mắm với cà.
Học tà tà cũng ăn cà với mắm.
Học cho lắm cũng đi tắm cởi truồng .
Học luồn xuồn cũng cởi truồng đi tắm.
Trước hết, ta hãy thử nhận diện Tản Đà qua một bức chân dung được Vũ Bằng vẽ với ít nhiều nét hí họa: “Tóc ông cắt ngắn kiểu ăng-bốt nửa muối nửa tiêu, không để râu, nói lè nhè mà lại hơi cà lăm, không gầy mà cũng không mập quá, mới trông thì có vẻ khỏe mạnh, cổ ngắn, mắt hơi ngầu đục. Đặc biệt nhất trong khuôn mặt ông là cái mũi dẹt, to, trông như một quả cà-tô-mát chưa chín hẳn mà ai đã nghịch ngợm cắm vào giữa hai má khá đầy, trên một cặp môi đỏ mà hơi mỏng so với mặt” (Tản Đà uống rượu làm cho tôi say đến bây giờ - Văn học, 1970).
Vũ Bằng sùng bái Tản Đà đến nỗi: “Chiều nào, bất cứ bận việc gì, tôi cũng tà tà đi đến trước cửa nhà Thăng Long dán mũi vào cửa kính nhìn vào trong để xem ông Tản Đà vừa quạt cái hỏa lò con để trên giường vừa nhắm rượu một mình. Tôi sợ ông như một ông tiên...”. Mà không chỉ Vũ Bằng, ngay cả một con người có tiếng cương cường như Phan Khôi cũng bị “ngợp” trước Tản Đà ở lần đầu tiên gặp mặt. Đó là vào năm 1918, trên căn gác của báo Nam Phong, khi được nghe giới thiệu người khách mới tới chơi là Nguyễn Khắc Hiếu, Phan Khôi lập tức: “Như có điện chạy trong người, vùng đứng dậy! Thật thế. Cái tên Nguyễn Khắc Hiếu bấy giờ đối với tôi lại càng long trọng lắm. Tôi nghe mà rùng rợn lên, có thế thật” (Tôi với Tản Đà thi sĩ - Tao Đàn, 1939).
Lưu Trọng Lư thú nhận: “Gặp Tản Đà một bận thì thật là một điều khoái trá vô cùng, gặp ông ấy lần thứ hai thì vẫn còn là một cái vui thích đã bắt đầu gượng gạo, và gặp đến lần thứ ba thì là một điều khó chịu. Và lần thứ tư, thứ năm, v.v... thì xin thú thực là một... tai nạn” (Bây giờ đây, khi nắp quan tài đã đậy lại - Tao Đàn, 1939).
Vũ Bằng còn nói kĩ hơn về chuyện này: “Người như Tản Đà để ở xa mà kính trọng cảm phục thì được, chứ ở gần thì không thể nào chịu nổi!... Bất cứ ở đâu ông cũng coi như chỗ không người, ăn uống bừa bãi, nói lè nhè ầm ĩ, có khi đương yên lành chẳng làm sao bỗng đổi ra giọng gay gắt với người đối thoại, tuồng như ông chính là đấng trích tiên thật, thiên hạ ai cũng phải sợ ông...”. Phan Khôi là một cực: “Cái lối đánh chén của ông Hiếu kề cà mất thì giờ lắm, tôi không chịu được, nên ít khi tôi ngồi trọn bữa rượu với ông. Ông đem hỏa lò để ở bàn mà tự làm lấy món ăn, có khi mãn một tiệc ăn người nhà phải thay than trong hỏa lò đến năm sáu bận. Ông cho có thế mới là thú” (Tôi với Tản Đà thi sĩ).
(“Tài” và “tật” của Tản Đà - Hoài Nam)
Tục ngữ hiện đại, hiện thực
Vạn sự khởi đầu nan,
Gian nan bắt đầu nản.
Từ khi nào mới có dư
luận bản dịch Chinh phụ ngâm thông dụng là do Phan Huy Ích dịch? Câu chuyện xảy
ra vào năm 1926, khi một tay bỉnh bút của tờ
Tuy nhiên, dù được
Nguyễn Hữu Tiến bênh vực, giả thuyết chưa thuyết phục được phần đông giới
nghiên cứu văn học vì chứng cớ ông Chiêm đưa ra không đầy đủ (không đưa ra bản dịch Chinh phụ ngâm, bản chữ Nôm, coi
như gia bảo nhà họ Phan).
Câu chuyện rơi dần
vào quên lãng cho tới khi Hoàng Xuân Hãn xuất bản bộ “bị khảo” (khảo cứu đầy đủ) để chứng minh
bản dịch Chinh phụ ngâm chúng ta có trong tay do Phan Huy Ích là tác giả.
Để làm công việc này,
học giả đã dày công sưu tầm tài liệu, nhất là các bản chữ Nôm và hành trạng,
tác phẩm của tác giả Chinh phụ ngâm và các dịch giả kiệt tác này. Trước hết,
ông trình bày qua cuộc đời của cây bút học rộng, tài hoa nhưng vắn số Đặng Trần
Côn (sinh và mất vào khoảng 1715-1750), mối giao thiệp của họ Đặng với bà Đoàn
Thị Điểm. Ông cũng giới thiệu giá trị của tác phẩm Chinh phụ ngâm do Đặng Trần
Côn sáng tác.
Theo giáo sư, tác phẩm được hình thành vào khoảng 1741-1742, trong giai đoạn
loạn lạc ở ngoài Bắc khi chúa Trịnh Giang cầm quyền (đầu đời Lê Cảnh Hưng). Tác
phẩm viết bằng chữ Hán gồm 477 vế, theo thể nhạc phủ. Chinh phụ ngâm của họ
Đặng ra đời được giới văn sĩ và nho gia đón nhận nồng nhiệt và phổ biến tới cả
Lưỡng quảng của Trung quốc.
Người thưởng thức đông, thì kẻ tài hoa cảm thông với ngâm khúc cũng không thiếu
và trong giới văn mặc thời ấy có nhiều người dịch Chinh phụ ngâm từ chữ Hán ra
quốc âm nghĩa là ra chữ Nôm như Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích và có lẽ cả Nguyễn
Khản (anh của Nguyễn Du).
Chính Phan Huy Ích đã nhìn nhận trong một bài thơ sau khi dịch Chinh phụ ngâm:
Nhân mục tiên sinh chinh phụ ngâm
Cao tình dật điệu bá
từ lâm
Cận lai khoái trá
tương truyền tụng
Đa hữu thôi sao vi
diễn âm
Vật luật hạt cùng văn
mạch túy
Thiên chương tư hướng
nhạc thanh tầm
Nhàn trung phiên dịch
thành tân khúc
Tự tín suy minh tác
giả tâm
(Chinh phụ ngâm bị khảo – Hoàng Yến Lưu)
Giai thọai xóm chữ làng văn
Từ chuyện thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, chúa Nguyễn Hoàng vào Đàng Trong với giai thoại: “Tứ đại tuyệt tự”, nôm là nhà Nguyễn chỉ kéo dài chỉ bốn đời thôi là hết.
Sau khi vào đến Thuận
Hóa, chúa Tiên không biết đất “Tả thanh long, hữu bạch hổ” nằm ở đâu. Ngay tối
hôm ấy, nhà chúa nằm mơ thấy một bà lão tóc bạc phơ, hiện về và dậy rằng: Đất
này có thế "Nhất
hổ trục quần dương - Tiên vi tướng, hậu vi vương" nếu muốn mạng
đế vương được truyền tử tôn đời đời kế thế thì phải dựng chùa thờ…Bà Trời (chùa
Thiên Mụ).
Sau có nhà biên khảo dẫn giải vì Tự Đức tuyệt tự, nên nhà Nguyễn chấm dứt, ứng vào câu truyền khẩu dân gian “Tam đại phát đế vương - Tứ đại tuyệt”. Nhà biên khảo còn đưa thêm giai thoại…sấm ký của cụ Trang Trình “Phụ nguyên chính thống hẳn hoi – Tin dê lại phải mắc mồi đàn dê”. Ý nói chính thống nhà Nguyễn Gia Long là hòang tử Cảnh nhờ trợ giúp của người Tây qua Bá Đa Lộc để diệt nhà Tây Sơn. Nhưng nhà Nguyễn cũng sẽ mất vào tay thằng Tây. Vì chữ “dê” chữ Hán là “dương”. Dương đây chỉ người Tây phương như dương lịch.
Vì Tự Đức tức giận câu sấm của cụ Trạng:“Gia Long tam đại - Vĩnh Lạc vi vương”. Diễn nghĩa là chẳng phải truyền tử tôn đời đời kế thế như Bà Trời dậy mà theo cụ Trạng Trình chỉ kéo dài 3 đời là hết. Vì Tự Đức không phải giòng giống nhà Nguyễn, mà là con của Quận Quế người Vĩnh Lạc. Ông Võ Hương An ghi chép câu truyền khẩu dân gian, từ một ông đồ thâm nào đấy:
Nhất đại tầm thường,
Nhị đại phát văn chương,
Tam đại phát đế vương,
Tứ đại tuyệt
Diễn nghĩa: Nhất đại tầm thường là Gia Long. Nhị đại phát văn chương là Minh Mang. Tam đại phát đế vương là Thiệu Trị. Tứ đại tuyệt là Tự Đức.
Không được học việc giặc Pháp xâm lược, lại học ngay “Bình Tây đại nguyên soái” kể về việc Trương Định quyết tâm đánh giặc Pháp tự nhiên đứng chình ình ở trang đầu sách lịch sử lớp 5. Học sinh cứ “vẹt” ra là ông Trương Định đang lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa nào đó thì bị triều đình gọi về. Nhưng ông không về mà ở lại đánh Pháp.
Đáng lẽ ra, sách phải
có một bài về việc giặc Pháp nổ súng xâm lược nước ta để học sinh hiểu bối cảnh
nước nhà. Sau đó mới dạy đến khởi nghĩa Gò Công của Trương Định mới hợp lí.
Nhưng không, sách dạy ngay Bình Tây đại nguyên soái …
(Tùng Sơn)
Sấm ký nhà Tây Sơn - 1
Theo Thái Văn Kiểm Trong qia “Sấm ký nhà Tây Sơn”:
Ðầu cha lấy làm chân con
Mười bốn năm tròn hết số thời thôi
Cha nhỏ đầu con nhỏ chân
Ðến năm Nhâm Tuất thì chân chẳng còn
Trong số người bị bắt
buộc phải di dân ở Nghệ An có ông tổ 4 đời của Nguyễn Huệ, vốn họ Hồ. Như thế
họ Hồ có thể cùng họ với Hồ Quý Ly. Vì con là Hồ Hán Thương (1400-1407) trải
qua nhiêu biên cố của lịch sử, con cháu của Hán Thương đã lánh nạn vào đây.
Ngoài ra, Hồ Quý Ly tự xưng là hậu duệ của vua Đường Ngu ở bên Tàu, nên đặt tên
nước
Những người họ Hồ ấy,
do lệnh của chúa Nguyễn Hoàng di dân vào Bình Định có Hồ Phi Phúc. Ông này lấy
vợ tên Nguyễn (1) Thị Đồng, người xã
Phù Lạc, gần trang trại Tây Sơn, thuộc Bình Định. Hồ Phi Phúc vì nhớ quê cha
đất tổ ở Nghệ An, nên đặt tên cho ba người con
với 3 ngọn núi của xứ sông Hồng núi Lam: Đại Nhạc, Đại Huệ và Lữ Sơn.
Ông đặt tên 3 (2) con theo họ vợ là: Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.
(2) Dựa vào Nguyên Duy Chính nhà Tây
Sơn có 4 anh em trai: Nguyễn
Quang Hoa (mất sớm, có con là Nguyễn Quang Hiển), Nguyễn Quang Nhạc, Nguyễn
Quang Bình (tức Nguyễn Huệ), và Nguyễn Quang Thái (tức Nguyễn Lữ).
Lịch sử
Đề: Em hãy kể lại câu truyện "Thánh Gióng".
Ngày xửa ngày xưa, đất nước ta sinh ra được một
cậu bé Thánh Gióng trông rất là quái nhân vì đã 3 tuổi mà vẫn không biết nói
biết cười. Đột nhiên một hôm giặc tới, Thánh Gióng nhảy tót lên mình ngựa, sau
khi đã ăn một
bữa cơm khủng với hàng thúng cà muối mặn mà không khát nước. Thánh
Gióng đánh giặc xong không biết đường về nhà vì chưa ra khỏi nhà lần nào. Thánh
Gióng không
biết đi đâu về đâu nên đành phải bay lên trời.
Giai thọai xóm chữ làng văn
Sấm ký nhà Tây Sơn - 2
(1) Khi vào làm lễ chúc tho
xong, vua Càn Long đặc biệt ân thưởng “kim hoàng mãng bào” cho vua Quang Trung
có thể thêu rồng năm móng. Vì là tước thân vương ông được ban cho đai màu kim
hoàng, khoác áo ngắn màu vàng (hoàng mã quải)
(Nguồn: Nguyễn Duy Chính)
Theo học giả Thái Văn Kiểm: Năm 1789, sứ giả
nhà Thanh sang trao sắc phong cho
Nguyễn Huệ. Vua Càn Long tặng vua Quang Trung cái áo bào thêu kim tuyến 7 chữ: “Xa tâm chiết trục đa điền
thử”. Với cái chết bất ngờ của vua Quang Trung, quần thần cho là Càn Long đầu
độc Nguyễn Huệ qua cái áo bào có tẩm thuốc độc. Sau này nhà chiết tự tìm
ra ý nghĩa thâm sâu của 7 chữ: “Xa là xe, tâm là lòng, ghép lại trên dưới là
chữ Huệ. Chiết trục là xe bị gãy trục. Đa điền thử là ruộng nhiều chuột. Ý rằng
Nguyễn Huệ chết trong năm chuột, Nhâm Tý 1792 vì Nguyễn Huệ gửi người làm vua
giả sang yết kiến Càn Long, vua Tàu tưởng thật tiếp đón trọng thể.
(Thân thế và công nghiệp nhà Tây Sơn – Thái Văn Kiểm)
Tình dục trong làng văn xóm chữ
Bệnh phong thủng
Vua Lê Thánh Tông bị thương không phải vì chinh chiến. Đánh Chiêm Thành khải hoàn, vua thấy có mẹ, con đón rước, "thay áo, lên thuyền rồi về hành điện" lành lặn. Mùa đông, tháng 11. (1496), "vua không khoẻ", còn gượng làm thơ khoe rằng "Dù Lý (Bạch), Đỗ (Phủ), Ấu (Dương Tu), Tô (Đông Pha) sống lại vị tất đã làm nổi, chỉ có Ta làm được". Thế mà chỉ hơn hai tháng sau, vua ốm nặng một ngày rồi băng, "gươm thần, ấn thần đều biến mất", chỉ còn lại bài thơ và mối hoài nghi người sau không dám nói.
Thái tử lên ngôi, cho biết vua cha bị bệnh phong thũng. "Phong thũng" theo cách hiểu thông thường, và của cả y sinh ngày xưa, là chỉ hiện trạng bệnh lở lói, cùi hủi. Vua không bị chiến thương như đã nói, mà sử quan lại có lời mào đầu là vua mắc bệnh nặng "vì nhiều phi tần quá", vậy thì vua đã mắc "bệnh xã hội". Vua bị lở lói ở chỗ đó, hay khắp mình mẩy vì giang mai ở thời kỳ cuối?
Cổ Ai Cập đã biết đến bệnh giang mai. Trung Quốc chậm hơn, mãi đến thế kỉ VII, VIII mới bắt đầu biết vài căn "bệnh xã hội" là do giao hợp mà ra. Đầu thế kỉ XVI, y học Minh nhận ra bệnh giang mai và cảnh giác dân chúng về việc giao hợp với gái làng chơi (Reay Tannahill, tr. 193). Y giới Tây phương trước khi biết đến loại kháng sinh, đã chữa bệnh giang mai bằng hợp chất arsenic, y giới Đông cũng chữa bằng thạch tín (arsenic). Thái Y viện đời Lê đã dùng vị mã tiền có thạch tín chữa cho Thánh Tông chăng? Vì thế mới có ghi nhận Trường Lạc Hoàng hậu bôi "thuốc độc" (thạch tín) cho vua?
(Giống đực và giống cái trong triều đình – Tạ Chí Đại Trường)
Nhà thổ
Vua Lý Nhân Tông (1079) cho phóng
thích 221 quan, dân người Tàu trong cuộc nhà Tống xâm lăng nước ta bị bắt trong
cuộc giao tranh với Lý Thường Kiệt.
Trước khi phóng thích, vua cho thích
vào trán và cánh tay:
- Con trai: Thiên tử binh.
- Con gái: Quan khách.
(quan khách là nhà thổ)
Tình dục trong làng văn xóm chữ
Bệnh giang mai từ tù binh Chàm
Vấn đề đặt ra là Thánh Tông mắc bệnh (có thể là) giang mai từ đâu? Ông vua không cần đi ra ngoài dân gian tìm thú vui, mà bắt con gái vào cung cho mình hưởng. Mĩ nữ các quan chọn cho vua hẳn phải lành lặn, "tinh khiết". Có một nguồn cung cấp gái phức tạp hơn: các tù binh, chắc chắn hiện diện nhiều, là tù binh Chàm.
Trong lúc đó thì sự giao tiếp với vùng hải đảo, với bên ngoài của Chiêm Thành có liên hệ từ rất xưa trong khối chung văn hoá Ần, rồi Hồi Giáo. Thuỷ thủ vẫn là tác nhân chuyển giang mai của mọi thời đại, nơi chốn. Tất nhiên nữ tù binh Chàm của Lê Thánh Tông cũng không phải là thứ đứng-đường, nhưng trong biến động nước mất nhà tan, sao khỏi có người sa sẩy trong buông thả? - và vẫn còn sắc đẹp cho ông vua chú ý tới. Người đẹp lại là tác nhân thu hút bệnh nhiều hơn người xấu. Lớp tù binh Chàm 1471 hai năm sau khi Thánh Tông mất (1497) còn được thấy "thân vương" Lê ưa chuộng thì trong thời gian còn sống, sao không có người lọt vào mắt xanh ông vua? Thời gian từ sau 1471 đến khi ông mất là đủ dài cho sự ủ bệnh và phát triển đến độ "lở lói" cuối cùng, đưa ông vua sáng giá nhất Đại Việt về nơi yên nghỉ.
(Giống đực và giống cái trong triều đình – Tạ Chí Đại Trường)
Hát cung văn
Hát cung văn ra đời từ ý thức của dân, người đầu tiên được dân suy tụng trong hát văn theo tục thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Sau gọi là hát: Chầu thánh là nghi lễ hát thờ đức Thánh Trần. Người dân tôn thờ Trần Hưng Đạo, vì ông có công đánh giặc, giữ nước, mang lại cuộc sống mới hưng thinh, no ấm. Đến đây, có thể khẳng định hát chầu văn ra đời sau năm 1300, có lệ thức nghi lễ múa hát, diễn kể công đức Thánh Trần.
Hát chầu văn ra đời từ đây mang tính nghi lễ thờ cúng, ra đời một hình thức nghệ thuật diễn xướng dân gian. Đó là quá trình phát triển hát cung văn từ tín ngưỡng dân gian, tục thờ Thánh Mẫu có tính huyền thoại, hoang đường kỳ bí. Tục thờ người thật, việc thật, gọi là thánh nhân, người hiển thánh.
Thành ngữ tục ngữ sai
Chúng tôi đã chỉ ra một số sai lầm của Nguyễn Cừ trong “Giải nghĩa tục ngữ Việt nam” như: nhận lầm thành ngữ ra tục ngữ, không phân biệt được ngữ danh từ, cụm từ đơn thuần, quán ngữ với thành ngữ, tục ngữ, v.v. Một khi chưa hiểu tục ngữ là gì, việc Nguyễn Cừ thất bại trong “giải nghĩa tục ngữ Việt Nam..
Nắng đan đó, mưa gió đan gàu
Kinh nghiệm của người dân, nắng đan đó đi đặt bắt cá, còn mưa gió đan
gàu tát nước.
Giải thích vậy
không rõ nghĩa. Thậm chí sai nghĩa, bởi trời nắng đơm đó ở đâu được? Còn đã có
mưa việc gì phải tát nước nữa?
Tục ngữ có câu: “Nắng lắm mưa nhiều”.
Bởi vậy lúc nắng,
nên chuẩn bị đan đó để khi đổ mưa lớn có thể đem đơm cá ngay. Còn lúc mưa gió, phải
nghĩ ngay đến thời kỳ hạn hán diễn ra sau đó, nên cần đan gàu chuẩn bị
chống hạn.
(Hoàng Tuấn Công)
Vòng quanh các rạp ciné Sài Gòn xưa
Saigon 1967,rạp Rex ở phía tay phải
Xích lại đường Nguyễn Huệ, các bạn sẽ thấy ngay rạp Rex, đầu tiên có thang cuốn (escalator) cũng của ông Ưng Thi (Đại Nam).
Đây là rạp de luxe nhất của thủ đô. Khán giả rất thanh lịch, ai lạng quạng thì ngài đô trưởng ở kế bên sẽ bước qua hỏi thăm sức khỏe liền. Giá vé mắc hơn các rạp khác nhưng money's worth. Nghe tụi bạn nói trong ngày khai trương (chiếu phim Ben Hur với Charton Heston), có một người đẹp nọ đi thang cuốn lúc lên gần tới tầng lầu không hiểu quýnh quáng thế nào mà để cái thang "mắc dịch" nó cuốn luôn cái quần, chỉ còn độc cái quần lót nhỏ xíu. Thế là nhiều khán giả may mắn hôm đó được no con mắt với màn striptease 50%. Tôi chắc kiếp trước vụng đường tu nên không có diểm phúc địa được hình ảnh "kêu gọi" này. Mà thèm thì nói vậy chứ nếu tôi có mặt ở đó trong giờ phút nghiêm trọng như vậy thì chắc bị tẩu hỏa nhập ma đến chết mất thôi.
(Nguyên Trần)
Phụ đính
Đạo diễn: William Wyler
Tài tử: Chariton Heston
Nếu tôi nhớ không lầm rạp Rex là rạp có cầu thang cuốn, khai trương với phim Ben Hur
Rex chiếu những phim như The Guns of Navarone với Gregory Peck, David Niven, Anthony Quinn hay Tora! Tora! Tora! với hai giàn tài tử gạo cội Mỹ Nhật (diễn lại vụ tấn công Trân Châu Cảng.
Vòng quanh các rạp ciné Sài Gòn xưa
Đối diện Rex là rạp Eden mà cho tới bây giờ nhắc đến là tôi vẫn còn "Ô Mê ly đời ta". Số là trên lầu 3 của rạp này có chia từng ô riêng rẻ, rất ư là riêng biệt kín đáo để "bàn tay đưa anh vào cuộc đời" hôn nhau thả dàn) Kế tiếp, ta đi trên con đường Tự Do xuống tận bến Bạch Đằng để vào xem phim ở rạp Majestic mà tây đầm coi cũng rất nhiều.
Tưởng cũng nói thêm là hầu hết các phim chiếu tại
Saigon lúc bấy giờ đều nói tiếng Pháp hoặc chuyển âm tiếng Pháp, phụ đề Việt
ngữ. Phim nói tiếng Anh thì chỉ Xuân Thu nhị kỳ. Có lẽ
các hảng phim nghĩ rằng Việt Nam là cựu thuộc địa của Pháp nên cứ phạng cho cái
Francophonie là tiện việc sổ sách.
(Nguyên Trần)
Phụ đính
Với phim
La Mã Ben Hur không thể không nhắc tới phim Cleopatra – 1963, Liz Taylor thủ vai chính, chuyện phim
tranh dành quyền lực thời đế quốc La Mã với Julius Caesar và tướng Marc
Antony.
Mời Xem :CHỮ NGHĨA LÀNG VĂN -Kỳ 1/12/2021 - Ngộ Không Phí Ngọc Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét