13 thg 12, 2021

BÀN VỀ KHÁI NIỆM “VĂN HÓA TÂM LINH”(Diễn Đàn Khai Phóng )

 Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng

Văn hoá là gì? Tâm linh là gì? Văn hoá tâm linh là gì? Đây là các khái niệm chưa được giới nghiên cứu làm rõ về học thuật. Văn hoá tâm linh biểu hiện thực chất tri thức về mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu như sau: sự sống chưa thật của các nhóm trong cộng đồng người; sức sống không thật của các cá nhân trong nhóm; cuộcsống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người. Từ cách nhận thức khoa học, tác giả bài viết phân tích thực chất, đưa ra định nghĩa, nhận thức không đúng khái niệm văn hoá tâm linh và khuyến nghị giải pháp khắc phục.

Thực chất, định nghĩa khái niệm văn hoá tâm linh

Khái niệm văn hoá tâm linh được tạo thành bởi các khái niệm ‘văn hoá’ và ‘tâm linh’.Khái niệm văn hoá được tạo thành bởi các thuật ngữ ‘văn’ và ‘hoá’. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, 2005), thuật ngữ văn được hiểu là “việc văn chương, chữ nghĩa”; tức là, văn nói về “chữ viết” – khái niệm biểu hiện bản chất vật thể, vật chất sống chưa thật, chưa sáng tạo ra chữ viết của các nhóm (tập thể) trong cộng đồng người. Thuật ngữ hoá được hiểu là “hoá thành thần, thánh, Phật chứ không phải chết đi”; tức là, hoá nói về “tiếng nói” – khái niệm biểu hiện tính chất phi vật thể, tinh thần sống không thật, không sáng tạo ra tiếng nói của các cá nhân (cá thể) trong nhóm. Thuật ngữ văn và hoá có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành “văn hoá” – khái niệm biểu hiện thực chất vật thể, phi vật thể, thực thể, vật chất, tinh thần, ý thức sống chân thật, sáng tạo ra tiếng nói, chữ viết, ngôn ngữ, pháp luật,khoa học, giáo dục, tôn giáo, văn học, nghệ thuật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người. Tức là, khái niệm văn hoá biểu hiện thực chất ý thức sống chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, ngôn ngữ, pháp luật, khoa học, giáo dục, tôn giáo, văn học, nghệ thuật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người. Cá nhân, nhóm, cộng đồng nào sống thiếu văn hoá, tức là cá nhân, nhóm, cộng đồng đó thiếu ý thức sống chân thật và sáng tạo.

Khái niệm tâm linh được tạo thành bởi các thuật ngữ ‘tâm’ và ‘linh’. Trong Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ tâm được hiểu là “mặt tình cảm, ý chí của con người”; tức là, tâm nói về vật chất sống ở bên trong thế giới – tri thức chưa khoa học; thuật ngữ linh được hiểu là “hồn người chết”; tức là, linh nói về tinh thần sống ở bên ngoài thế giới – tri thức không khoa học. Thuật ngữ tâm và linh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành “tâm linh” – khái niệm nói về “ý thức sống tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới”1 – tri thức khoa học.Vật chất sống biểu hiện sự sống chưa thật; tinh thần sống biểu hiện sức sống không thật; còn ý thức sống biểu hiện cuộc sống chân thật.Theo đó, khái niệm tâm linh biểu hiện thực chất cuộc sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.Tức là,cá nhân, nhóm, cộng đồng nào sống không chân thật thì cá nhân, nhóm, cộng đồng đó sống không có tâm linh hay sống vô tâm, vô cảm với nỗi đau của đồng loại.

Văn hoá và tâm linh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành nên văn hoá tâm linh.Trong mối liên hệ giữa chúng, văn hoá nói về sự sống chưa thật của các nhóm trong cộng đồng người; tâm linh nói về sức sống không thật của các cá nhân trong nhóm; còn văn hoá tâm linh nói về cuộc sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người. Tức là, khái niệm văn hoá tâm linh biểu hiện tri thức về các mặt chủ yếu như sau: sự sống chưa thật của các nhóm trong cộng đồng người; sức sống không thật của các cá nhân trong nhóm; cuộc sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người. Mô hình cấu trúc của văn hoá tâm linh được biểu thị như sau: sự sống chưa thật của các nhóm –cuộc sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng –sức sống không thật của các cá nhân. Theo đó, văn hoá tâm linh được nhìn nhận là khái niệm biểu hiện thực chất cuộc sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người. Nói cách khác, văn hoá tâm linh là nói về con người sống chân thật trong thế giới tự nhiên và xã hội. Từ khái niệm này cho thấy rằng, cá nhân, nhóm, cộng đồng, dân tộc, quốc gia nào sống không chân thật, tức là cá nhân, nhóm, cộng đồng, dân tộc, quốc gia đó không có văn hoá tâm linh.

Nhận thức không đúng khái niệmvăn hoá tâm linh

1. Văn hoá tâm linh là khái niệm được giới khoa học đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên,trên thế giới, văn hoá tâm linh không được nhận thức đúng đắn. Từ thời cổ xưa, nhiều người coi tâm linh là phần“hồn” không chỉ của con người mà của mọi sự vật tồn tại; tức là, tâm linh biểu hiện sự sống nơi ‘thiên đàng’, hay ‘hồn ma’ dưới ‘địa ngục’ trần gian. Giới tôn giáo thì cho rằng, tâm linh gắn liền với thần thánh, ‘đấng tối cao’, như: ‘Thánh Ala’, ‘Thiên Chúa’, ‘Thượng đế’ mà khoa học không thể khám phá, nhận thức được.Vào thời kỳ khai sáng, thế kỷ 19, 20, một số người nghiên cứu gắn văn hoá, tâm linh với nội dung vật thể – vật chất, hình thức phi vật thể – tinh thần, chứ không gắn với nguyên lý thực thể -ý thức tồn tại ở giữa vật thể, vật chất và phi vật thể, tinh thần.

Nhận thức không đúng khái niệm văn hoá tâm linh được nhìn nhận là nguyên nhân chủ yếu làm cho công dân, giới lãnh đạo, nghiên cứu không nhận thức, phân biệt rõ thế nào là “vật chất sống” (sự chưa sống) – tri thức chưa khoa học; thế nào là “tinh thần sống” (sự không sống) – tri thức không khoa học; thế nào là “ý thức sống” (sự sống) – tri thức khoa học. Đây còn là nguyên nhân làm cho nhiều công dân, người lãnh đạo, nghiên cứu không nhận ra cái “sai”2 (giả dối) trong thuyết tiến hoá của Darwin;không hiểu được thế nào là ‘Chúa’, ‘Phật’, ‘thần linh’; hay không hiểu được tại sao một tuần lễ lại chỉ có 7 ngày chứ không phải 6 hay 8 ngày?Đặc biệt, cho đến nay, giới nghiên cứu vẫn chưa làm sáng tỏ nguồn gốc thật của sự sống các loài vật, trong đó có loài người.

2. Ở Việt Nam, khái niệm văn hoá tâm linh cũng không được nhận thức đúng đắn. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), văn hoá chỉ được nhìn nhận là “tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”, chứ không nhìn nhận cụ thể là ý thức sống chân thật, sáng tạo ra giá trị vật chất, tinh thần, ngôn ngữ, pháp luật, khoa học, giáo dục, tôn giáo, văn học, nghệ thuậtc ủa các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người; còn tâm linh chỉ được nhìn nhận là “tâm hồn, tinh thần” hay “khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm”, chứ không nhìn nhận cụ thể là cuộc sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.

Nhận thức không đúng khái niệm văn hoá và tâm linh đã làm cho công dân, giới lãnh đạo, nghiên cứu không nhận thức rõ thế nào là văn hoá tâm linh; không nhận thức rõ mối liên hệ giữa “sự không sống” (sai) ở bên ngoài thế giới, “sự chưa sống” (chưa đúng) ở bên trong thế giới, “sự sống” (đúng) tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới. Tức là, nhiều người ở Việt Nam không nhận thức rõ thực chất các khái niệm ‘sự thật’, ‘sự sống’, ‘số phận’ (số mệnh), hay sự“linh thiêng”3 của số 7 trong dãy chữ số tự nhiên; không hiểu rõ tại sao thân nhiệt của con người lại dao động ở 37℃ mà không phải là 36℃ hay 38℃? Hiện nay, nhiều người cũng không hiểu được rằng, tại sao một tuần lễ lại chỉ có 7 ngày? Vì sao người theo đạo Phật ở Việt Nam lại cúng tuần 35 (5×7) và 49 (7×7) ngày đối với người thân sau khi mất? Đặc biệt, nhiều người, kể cả người nghiên cứu khoa học cũng không nhận thức rõ sự sai lầm trong thuyết tiến hoá của Darwin; không nhận thức rõ nguồn gốc của sự sống.

Nhận thức không đúng khái niệm văn hoá tâm linh được nhìn nhận là nguyên nhân dẫn đến thiếu vắng sự chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia. Chẳng hạn,nhìn từ mặt hình thức, nội dung cho thấy rằng, di sản văn hoá vật thể (vật chất sống), phi vật thể (tinh thần sống) được UNESCO công nhận ngày càng nhiều về số lượng kể từ khi bắt đầu đổi mới (1986), nhưng nhìn từ mặt nguyên lý toàn diện cho thấy rằng,di sản văn hoá thực thể (ý thức sống), hay cuộc sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng lại suy giảm nghiêm trọng. Điều đó được thể hiện cụ thể, như: tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống;sự giả dối,thiếu văn hóa trong lãnh đạo, xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật của đội ngũ lãnh đạo, công chức, viên chức; tình trạng thiếu trung thực trong hoạt động xuất bản, báo chí, thông tin, làm việc, học tập, nghiên cứu khoa học của nhiều trí thức, văn nghệ sĩ; tệ nạn cửa quyền, hách dịch,quan liêu, tham nhũng, lãng phí của nhiều người có thẩm quyền, trách nhiệm trong bộ máy chính quyền, quốc gia; tệ nạn“trục lợi tâm linh”4, trục lợi từ các hành vi “cúng bái”, “gọi hồn”, ‘đốt vàng mã’,“cúng sao giải hạn”, “tìm hài cốt liệt sĩ”, hay đầu tư kiếm lợi nhuận bất chính trong các dự án “du lịch tâm linh”5 của nhiều công dân trong xã hội nói chung, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nói riêng,v.v..

Giải pháp khắc phục nhận thức không đúng khái niệm văn hoá tâm linh

Để khắc phục nhận thức không đúng khái niệm văn hoá tâm linh, theo tác giả bài viết, công dân nói chung, giới lãnh đạo, nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam nói riêng cần phải thay đổi ‘cách nhận thức’.

 Cách nhận thức bao hàm ba mặt chủ yếu sau đây: cách nhận thức hình thức “bên ngoài” – cách nhận thức không khoa học; cách nhận thức nội dung “bên trong” – cách nhận thức chưa khoa học; cách nhận thức nguyên lý toàn diện mọi mặt tồn tại “ở giữa bên ngoài, bên trong” – cách nhận thức khoa học. Mô hình cấu trúc mối liên hệ giữa ba mặt của nhận thức được biểu thị như sau: cách nhận thức chưa khoa hoc học – cách nhận thức khoa học – cách nhận thức không khoa học. Cách nhận thức không khoa học biểu hiện sự nhận thức thiên lệch về hình thức bên ngoài; cách nhận thức chưa khoa học biểu hiện sự nhận thức thiên lệch về nội dung bên trong; còn cách nhận thức khoa học biểu hiện sự nhận thức toàn diện về nguyên lý tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong của vấn đề. Điều đó có nghĩa là, công dân, giới lãnh đạo, nghiên cứu cần phải thay đổi cách nhận thức chưa khoa học, không khoa học hiện nay sang cách nhận thứck hoa học để nhận thức đúng đắn khái niệm nói chung,văn hoá tâm linh nói riêng.Dưới đây, bài viết đưa ra ví dụ cách nhận thứck hoa học một số thuật ngữ, khái niệm liên quan đến văn hoá tâm linh như sau:

Cách nhận thức khoa học khái niệm ‘sự sống.

Sự sống gắn liền với “văn hoá tâm linh” – khái niệm biểu hiện thực chất cuộc sống chân thật của con người. Tuy nhiên, hiện nay khái niệm sự sống không được giới nghiên cứu làm rõ các mặt chủ yếu của nó như sau: quy luật phát triển của sự vật, vật thể, vật chất sống (sự chưa sống) ở bên trong thế giới; hiện thực khách quan của hiện tượng phi vật thể, tinh thần sống (sự không sống) ở bên ngoài thế giới; quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể, ý thức sống (sự sống) tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới. Mô hình cấu trúc của sự sống được biểu thị như sau: sự chưa sống – sự sống – sự không sống. Tức là, khái niệm sự sống biểu hiện thực chất quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể, ý thức sống tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới.Nói cách khác, sự sống biểu hiện tri thức khoa học về ý thức sống của con người.Khái niệm sự sống gắn liền với sự tồn tại của loài người; không có loài người thì không thể có khái niệm sự sống.

Cách nhận thức khoa học khái niệm ‘sự thật’.

Sự thật gắn liền với “cuộc sống chân thật của con người” –văn hoá tâm linh. Tuy nhiên, hiện nay khái niệm sự thật không được giới nghiên cứu làm rõ các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ sự biểu hiện bản chất quy luật phát triển của sự vật, vật thể, vật chất sống (sự sống chưa thật) ở bên trong thế giới – chưa đúng sự thật; thuật ngữ thật biểu hiện tính chất hiện thực khách quan của hiện tượng phi vật thể, tinh thần sống (sức sống không thật) ở bên ngoài thế giới – không đúng thật sự; khái niệm sự thật biểu hiện thực chất quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể, ý thức sống (cuộc sống thật) tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới – đúng thật. Mô hình cấu trúc của sự thật được biểu thị như sau: chưa đúng sự thật–đúng thật–không đúng thật sự. Tức là, khái niệm sự thật biểu hiện thực chất quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể, ý thức, sự sống tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới.Nói cách khác, sự thật biểu hiện thực chất thật về ý thức, sự sống của con người.Khái niệm sự thật gắn liền với sự tồn tại của con người; không có con người thì không thể có khái niệm sự thật.

Cách nhận thức khoa học khái niệm ‘Thiên Chúa’. 

Khái niệm Thiên Chúa (God) gắn liền với văn hoá tâm linh, như mừng “Lễ Giáng sinh” – Lễ Thiên Chúa giáng sinh (Noel, Christmas). Tuy nhiên, hiện nay khái niệm Thiên Chúa không được giới nghiên cứu làm rõ các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ Thiên (thiên địa) biểu hiện vật chất sống (phần xác – đất nước) gắn với thời gian vận động tuyệt đối ở bên trong thế giới; thuật ngữ Chúa biểu hiện tinh thần sống (phần hồn – khí trời) gắn với không gian bất động tương đối ở bên ngoài thế giới; còn khái niệm Thiên Chúa biểu hiện ý thức sống (sự sống – con người) gắn với thế gian vừa vận động tuyệt đối, vừa bất động tương đối tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới. Do đó, cách nhận thức khoa học khái niệm Thiên Chúa phụ thuộc vào sự hiểu biết rõ bản chất thời gian (sự chưa sống) ở bên trong thế giới; tính chất không gian (sự không sống) ở bên ngoài thế giới; thực chất thế gian (sự sống) tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới. Tức là, Thiên Chúa gắn liền với sự sống con người; không có con người thì cũng không thể có khái niệm Thiên Chúa.Thiên Chúa giáng sinh biểu hiện thực chất sự sống con người“được hình thành là do quỹ đạo trái đất tự quay vòng xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong vũ trụ hệ mặt trời”6.

Cách nhận thức khoa học thuật ngữ ‘Tết’.

Thuật ngữ Tết gắn liền với văn hoá tâm linh, như lễ mừng đón năm mới (Tết âm lịch, Tết dương lịch, Tết cổ truyền) của các dân tộc, quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay thuật ngữ Tết chưa được những người nghiên cứu làm rõ các mặt chủ yếu của nó như sau: năm cũ biểu hiện bản chất sự sống độc lập của quốc gia; năm mới biểu hiện tính chất sức sống tự docủa con người; giao thời giữa năm cũ và năm mới biểu hiện thực chất cuộc sống hạnh phúc của con người, quốc gia, quốc tế (xã hội loài người). Do đó, cách nhận thức khoa học thuật ngữ Tết phụ thuộc vào sự hiểu biết rõ tính chất sức sống tự do; bản chất sự sống độc lập; thực chất cuộc sống hạnh phúc của con người, quốc gia, quốc tế trong thế giới tự nhiên và xã hội.Điều đó có nghĩa,thuật ngữ Tết biểu hiện tri thức khoa học về cuộc sống hạnh phúc không chỉ của con người, mà của cả quốc gia và quốc tế; tức là, “không có con người hạnh phúc sẽ không thể có quốc gia hạnh phúc; không có quốc gia hạnh phúc sẽ không thể có quốc tế hạnh phúc”7.Từ các phân tích cho thấy rằng,thuật ngữ Tết gắn liền với cuộc sống chân thật của con người. Con người sống không chân thật với chính bản thân mình, với đồng loại trong thế giới tự nhiên và xã hội thì con người không thể có Tết,niềm vui và cuộc sống hạnh phúc thật sự.

Kết luận

Khái niệm văn hoá tâm linh biểu hiện thực chất tri thức khoa học vềcuộc sống chân thật của con người trong thế giới tự nhiên và xã hội.Cuộc sống của xã hội loài người không thể tồn tại lâu dài nếu không có văn hoá tâm linh.Tức là, các cá nhân, nhóm, cộng đồng không sống chân thật, thân thiện, nhân văn trong quốc gia, xã hội loài người thì cuộc sống trên trái đất này sẽ ngày càng bị huỷ diệt. Nhận thức đúng khái niệm văn hoá tâm linh là vấn đề cấp thiết ở các quốc gia trên thế giới; cơ sở khoa học để công dân có thể hiểu rõ thực chất các khái niệm, như sự thật, sự sống, con người, hạnh phúc,nguồn gốc thật của sự sống các loài vật, trong đó có loài người. Nhận thức không đúng khái niệm văn hoá tâm linh về thực chất là do thiếu sự liêm chính học thuật của con người, dẫn đến hậu quả tiêu cực đối với sự phát triển. Do vậy, để quốc gia, thế giới tự nhiên và xã hội loài người phát triển bền vững, tức là bảo đảm “sự cân đối, cân bằng, hài hoà lâu bền về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng công lý vững chắc về quyền lợi, giá trị, tinh thần của các cá nhân, nhóm, cộng đồng, quốc gia trong xã hội loài người”8, trước hết, mỗi công dân nói chung, giới lãnh đạo, nghiên cứu nói riêng cần phải thay đổi cách nhận thức chưa khoa học, không khoa học hiện nay sang cách nhận thức khoa học; thực hiện ngay từ khâu đầu tiên là hiểu biết rõ cách nhận thức khoa học về khái niệm, đặc biệt là khái niệm văn hoá tâm linh.

Tại liệu trích dẫn:

1, 8.Nguyễn Hữu Đổng. Bàn về khái niệm học thuật.https://diendankhaiphong.org/ban-ve-khai-niem-hoc-thuat/.Truy cập ngày 15/09/2021.

2. LX tổng hợp và chuyển dịch. 9 lý do chứng minh thuyết tiến hóa của Darwin saihttps://trithucvn.org/khoa-hoc/9-ly-do-chung-minh-thuyet-tien-hoa-cua-darwin-sai.html. Truy cập ngày 14/10/2018.

3. Nguyễn Hữu Đổng. Giải mã điều linh thiêng số 7 trong ngày Thương binh Liệt sĩhttps://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/giai-ma-dieu-linh-thieng-cua-so-7-trong-ngay-thuong-binh-liet-si-712859.html. Truy cập ngày 16/07/2016.

4. Bùi Hoài Sơn. Chấn hưng văn hoá đi chùa: Làm sao dẹp nạn trục lợi tâm linhhttps://tuoitre.vn/chan-hung-van-hoa-di-chua-lam-sao-dep-nan-truc-loi-tam-linh-2019021808364236.htm. Truy cập ngày 18/02/2019.

5.Lê sáng. Nở rộ dự án du lịch tâm linh (Kỳ III): Giới chuyên gia nói gìhttps://diendandoanhnghiep.vn/no-ro-du-an-du-lich-tam-linh-ky-iii-gioi-chuyen-gia-noi-gi-183700.html. Truy cập ngày 07/10/2020.

6. Nguyễn Hữu Đổng. Con gà hay quả trứng gà có trước? https://diendankhaiphong.org/con-ga-hay-qua-trung-ga-co-truoc/. Truy cập ngày 04/08/2021.

7. Nguyễn Hữu Đổng. Không có con người hạnh phúc không thể có quốc gia hạnh phúchttps://vietnamnet.vn/vn/goc-nhin/khong-co-con-nguoi-hanh-phuc-khong-the-co-quoc-gia-hanh-phuc-436774.html . Truy cập ngày 20/03/2018.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét