22 thg 12, 2021

VỊNH CON TRÂU - HGTC (Vương văn Ký )

 VỊNH CON TRÂU

Nghiệp dữ chất chồng phải hóa trâu,
Trăm cay nghìn đắng chất lên đầu.
Ngày ngày lăn lóc trong bùn đất,
Tối tối nằm nhơi đống rạ khô.
Lũ đĩa to tròn đeo lủng lẳng,
Muổi mòng mặc sức hút nê no.
Già nua, chậm chạp người ta giết,
Thân xác biến thành buổi tiệc to!...*

 
*Cùng với các bạn trẻ thân yêu thích thơ Đường,
Từ thế kỷ thứ 9 trở về trước tức là cách đây trên 1100 năm) ,người Trung quốc và người Việt Nam có làm thơ “ Thất Ngôn Bát Cú’, tuy có gieo vần nhưng không bị ràng buộc bởi nhiều niêm luật quá khó khăn. Dó là “thơ cổ phong”, (có phong cách xưa). Đến thế kỷ thứ 10, khi nhà Đường trị vì thiên hạ, thơ cổ phong đươc được điều chỉnh lại một cách có qui củ, bầng những luật lệ phúc tạp và được gọi là Thơ Đường Luật:
-Luật đối câu, đối chữ ( câu trên câu dưới phải đối nhau theo băng trắc về ý nghĩa như: nước trong leo lẻo cá đớp cá / Trời nắng chan chan người trói người, như “ trời dối với “ đất”, “đi” đối với đúng”.v.v..,
Hàng trên là danh từ riêng thì chữ hàng dưới cũng phải danh từ riêngv...v...Điều nầy chỉ áp dụng cho câu thứ 3 đối với câu thứ 4, câu 5 đối với câu 6.
- Luật gieo vần ( những chữ cuối của các câu 1-2 -4- 6-8 phải cùng một vần: Lom kkhom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác đác bên sông chợ mấy nhà. Có ép vận đôi chút cũng không sao nhưng không xuất sắc
- Tuy nhiên, những chữ thứ 1-3-5- không bị bắt buộc bởi luật bằng trắc ( nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh)
- Thơ Đường lại còn chia làm 3 thể loại khác nhau: 1- luật bằng vần bằng như bài THU ĐIẾU của cụ Nguyễn Khuyến) 2- luật trắc vần bằng( như bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan)
- 3- Luật trắc vần trắc ( Tôi ko có làm bài nào và cũng ko nhớ bài nào ví chói lỗ tai!)
- Ngày xưa, Thi Hương, Thi Hội, Thi Đình mà làm một bài thơ Đường sai luạt hay phạm úy thì kể như hỏng hoàn toàn, dù những bài khác có xuất sắc đi nũa!)...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét