9 thg 12, 2021

Từ Hi Thái hậu làm gì khiến cỏ dại không thể mọc trên lăng mộ?

Từ Hi Thái Hậu là mẹ đẻ của Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế. Nhiều nhà sử học hiện đại ở Trung Quốc và hải ngoại miêu tả Từ Hi Thái hậu giống như một bạo chúa.

Trong văn hóa đại chúng thường thức ở Trung Hoa đại lục, Từ Hi Thái hậu cùng với Võ Tắc Thiên (thời Đường) và Lã Hậu (thời Hán) được xem là 3 người phụ nữ quyền lực cao nhất thời phong kiến. 3 người phụ nữ này bị dân gian coi là những "gian hậu loạn triều" tàn ác bất nhân với cả người thân, làm nghiêng đổ xã tắc.


Chân dung Từ Hi Thái hậu.

Là người phụ nữ nắm quyền có tiếng tăm bậc nhất lịch sử Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu từ khi còn tại thế đã tiến hành xây dựng lăng tẩm cho mình. Đáng chú ý, khi mới khoảng 40 tuổi, nữ vương này đã chi không ít tiền để xây lăng mộ cho mình.

Một điểm đặc biệt ở nấm mồ của Từ Hi Thái hậu đó là cỏ dại không bao giờ mọc được. Vậy nguyên nhân do đâu?

Sắp sửa bước vào tuổi tứ tuần, Từ Hi Thái hậu hạ lệnh huy động nhân lực, tài lực để xây cất lăng mộ cho mình. Người phụ trách công trình này là Thuần Thân Vương Dịch Hoàn (em ruột của Hoàng đế Hàm Phong và cũng là cha ruột của vua Quang Tự).

Dân gian Trung Quốc lưu truyền, lăng mộ của Từ Hi Thái hậu được xây dựng trên mảnh đất có phong thủy rất đẹp. Đây là nơi mà Hoàng đế Đồng Trị cho Từ Hi Thái hậu đích thân chọn lựa. Mảnh đất này có thế tựa núi, ngay trụ long mạch đế vương.

Để xây lăng mộ, Từ Hi Thái hậu đã yêu cầu chọn lựa tỉ mỉ từng viên vạch, duyệt chi tiết từng hoa văn trên lăng mộ. Một số sách sử cho rằng, lăng mộ của Từ Hi Thái hậu tráng lệ chẳng khác gì hoàng cung.


Trên mộ Từ Hi Thái hậu cỏ dại không thể mọc nổi.

Từ Hi Thái hậu mất nhiều năm để xây dựng "nơi ở" của mình khi sang thế giới bên kia. Thậm chí bà còn nhiều lần đến thị sát, yêu cầu chỉnh sửa bản thiết kế.

Một trong những điều khiến bà phật lòng nhất ở khu lăng mộ này chính là việc cỏ dại mọc um tùm ở phần đất trên mộ. Sau khi về cung, Từ Hi Thái hậu yêu cầu, phần đất trên mộ phải tuyệt đối không được có 1 ngọn cỏ dại nào.

Để không khiến Từ Hi nổi giận, Thuần Thân Vương Dịch Hoàn đành đưa ra phương pháp bí truyền được áp dụng từ các lăng tẩm của vương triều Tây Hạ. Ông đã cho người đem 100 chiếc chảo lớn, sau đó xúc phần đất dùng để đắp lên trên ngôi mộ cho vào chảo đảo qua đảo lại trên lửa nóng để tiêu diệt hết chất dinh dưỡng trong đất.

Tiếp đó, ông lại cho thợ trộn đất với lưu huỳnh nóng để cỏ dại không còn cơ hội sinh trưởng. Cuối cùng, ông cho người đắp phần đất này lên nấm mồ của Từ Hi Thái hậu. Nhờ đó mà cỏ dại không có cơ hội sinh sôi trên mộ nữa.

Đến năm 1908, Từ Hi Thái hậu qua đời và được chôn chất trong lăng mộ này. Theo một số sách ghi lại, trong lăng mộ chất đầy châu báu. Số của nả này được Từ Hi chuẩn bị từ khi còn tại thế.
Chỉ tiếc rằng, 2 thập kỷ sau đó, nhà Thanh mạt vận, nơi an nghỉ của Từ Hi Thái hậu bị bè lũ Tôn Điện Anh lấy sạch bảo vật vào năm 1928. Nhưng có giai thoại cho rằng, nhóm mộ tặc của Tôn Điện Anh không chỉ cướp đi bảo vệ mà còn xâm phạm thi thể Từ Hi bằng cách hủy quan vứt xác.

'Mộ tặc' bật nắp quan tài Từ Hi Thái hậu: Thứ bên trong khiến nhiều kẻ hoảng sợ, bỏ chạy tán loạn

Khi mở nắp quan tài của Từ Hi Thái hậu, toán lính cướp mộ đã sợ hãi đến phát điên, đâm đầu bỏ chạy...
Lăng mộ xa hoa của Thái hậu nhà Thanh

Trong lịch sử Trung Hoa, hiếm có người phụ nữ nào có quyền lực và danh tiếng sánh ngang với Từ Hi Thái hậu (1835 -1908). Lục tìm sử sách cũng chỉ thấy được hai người là Lã Thái hậu và Võ Tắc Thiên có thể so sánh với bà.

Cũng giống như những nữ nhân quyền lực khác trong lịch sử nước này, Từ Hi Thái hậu là nhân vật gây ra rất nhiều tranh cãi. Nhiều người hết lời ca ngợi công lao, cũng có người buông lời chỉ trích những hành động tàn độc của lão Phật gia.

Vào năm Quảng Hưng thứ 34 của triều đại nhà Thanh tức năm 1908, bà qua đời, hưởng thọ 73 tuổi và được an táng tại Thanh Đông Lăng, Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc, cách Bắc Kinh 125 km về phía Đông.


Chiếc quan tài được gắn nhiều đá quý và thiết kế công phu của vị Hoàng thái hậu cuối cùng. (Ảnh: Telegraph).

Từ Hi Thái hậu là người nắm hết quyền lực vào cuối triều đại nhà Thanh, bà sở hữu vô số tài sản trong ngân khố. Ngay cả khi chính quyền nhà Thanh mất rất nhiều tiền vì thất trận, đám tang của Từ Hi Thái hậu vẫn được tổ chức trọng vọng hao phí hàng triệu vạn lượng bạc.

Chỉ riêng quan tài của lão Phật gia đã làm bằng gỗ trinh nam cực đắt đỏ, được sơn son thếp vàng và có thêm vô số trang trí tinh xảo. Ngoài ra, bên cạnh thi hài còn đặt các đồ bồi táng như tượng Phật bằng vàng, ngọc, san hô, đá quý các loại.

Từ Hi Thái hậu khi còn sống luôn mong muốn có thể mang tài sản, quyền lực cùng sang thế giới bên kia. Thế nhưng, những món bảo vật trong lăng chưa kịp đi cùng vị Thái hậu sang kiếp sau đã biến thành miếng "mồi ngon thu hút" những kẻ mộ tặc tàn bạo.

Năm 1928, 20 năm sau khi Từ Hi Thái hậu qua đời, lăng mộ của bà được viếng thăm bởi tên lãnh chúa quân phiệt thời Dân Quốc Tôn Điện Anh. Hắn lấy cớ "diễn tập quân sự" để khai quật Đông lăng, cướp bóc cổ vật.

Cửa vào Đông lăng được bít bằng nhiều tầng đá hoa cương chắc chắn, đội công binh của Tôn Điện Anh không cách nào mở được, tên lãnh chúa thấy vậy vô cùng tức giận, đã dùng tới thuốc nổ để phá tung lăng mộ.
Từ Hi Thái hậu "trở về từ cõi chết"?

Sau khi vơ vét châu báu ngọc ngà, những kẻ mộ tặc đã chú ý đến chiếc quan tài giá trị của của Thái hậu và nhất quyết không buông bỏ bảo vật bên trong. Binh lính của Tôn Điện Anh đã dùng búa cạy tung nắp quan tài.

Khi áo quan mở ra, tất cả mọi người đều sửng sốt: Thi thể lão Phật gia không hề bị thối rữa, vẫn còn nguyên vẹn nằm trên chiếc nệm gấm dệt bằng sợi tơ vàng, khảm hàng nghìn viên ngọc trai.

Chiếc mũ trên đầu Thái hậu đính viên trân châu to bằng quả trứng, ước tính giá trị khoảng 10 triệu lượng bạc. Xung quanh có vô số vàng bạc châu báu và ngọc bích phát sáng lộng lẫy.

Những tên lính lao vào cướp sạch kho báu trong quan tài, ngay cả viên dạ minh châu cực lớn Từ Hi Thái hậu ngậm trong miệng cũng bị cạy ra. Nhưng không ai có thể ngờ rằng khi viên minh châu vừa ra khỏi miệng Thái hậu, một cảnh tượng kinh hoàng đã diễn ra.

Thi thể Từ Hi Thái hậu đang còn nguyên vẹn bỗng nhiên hốc mắt sụp xuống, gò má nhô lên cao, làn da ban đầu hơi vàng đỏ đột nhiên chuyển sang màu trắng bệch, rồi tím tái và cuối cùng là đen sì. Chỉ trong vài giây, cơ thể bà khô quắt lại, đổi màu.


Thi thể Từ Hi Thái hậu đột ngột biến đổi. (Ảnh: Sogou).

Kinh hoàng hơn nữa, mắt Thái hậu bỗng mở to trừng trừng khiến Tôn Điện Anh và đám quân lính hốt hoảng. Những tên lính trực tiếp mở quan tài sợ chết khiếp, bỏ chạy thục mạng. Những kẻ xung quanh thì náo loạn hét lớn: "Xác chết sống lại, xác chết sống lại!".

Tôn Điện Anh có gan cướp ngôi mộ, đương nhiên sẽ không sợ cái xác. Hắn bắn một phát súng lên không trung để ổn định quân lính, liền tay nhét một cái móng lừa đen vào miệng tử thi rồi nói: "Móng lừa đen có thể khống chế thây ma. Tất cả tiếp tục dọn dẹp đi!"

Quả thật từ đó, thi thể Từ Hi Thái hậu không nhúc nhích nữa, những tên lính can đảm nhất vội vàng chạy đến vơ sạch số châu báu trong quan tài.
Vì sao Từ Hi Thái hậu "sống lại"?

Trên thực tế, lý do khiến thi hài của Từ Hi Thái hậu thay đổi thực ra rất đơn giản. Trước khi chôn cất Từ Hi, các thái giám đã dùng dược liệu đặc biệt để phủ lên toàn thân giúp ướp xác, sau đó quan tài được bịt kín hai lớp để cách ly hoàn toàn với không khí.

Thi hài Thái hậu vốn đang được bảo quản tốt trong điều kiện chân không suốt thời gian dài. Khi Tôn Điện Anh mở quan tài, tử thi phản ứng với không khí và ngay lập tức bắt đầu phân rã trong vài chục giây.

Mi mắt của Từ Hi Thái hậu mở ra cũng do phản ứng tự nhiên khi các cơ đột ngột co lại, khiến đôi mắt mở trừng trừng.

Thêm vào đó, lão Phật gia đã không còn thức ăn trong bụng trước khi chết. Qua nghiên cứu sách sử, có thể thấy rằng sau sinh nhật lần thứ 74, Thái hậu bắt đầu bị tiêu chảy.

Nội kinh ghi chép có dòng thế này: "Ngày mồng 10 tháng 10 nước chảy qua ruột già, ăn thức ăn thì tiêu chảy. Ngày 19 tháng 10 tiêu chảy không dứt, ăn không được bao nhiêu. Ngày 22 tháng 10 thì lưỡi khô, Thái hậu không thể ăn gì được."

Sau khi một người chết, nếu vẫn còn thức ăn trong dạ dày, cơ thể họ sẽ nhanh chóng bị phân hủy.

Người Ai Cập cổ đại hoàn toàn nhận thức được điều này nên khi ướp xác, họ sẽ loại bỏ những chất cặn bã trong dạ dày và ruột, như vậy mới có thể bảo quản thành công xác ướp.

Tuy nhiên, đối với Tôn Điện Anh, việc xác chết của Từ Hi Thái hậu có hư hỏng hay không cũng không quan trọng, mục đích của hắn là đánh cắp kho báu. Vì vậy, tên lãnh chúa quân phiệt đã thô bạo ném thi thể Thái hậu sang một bên và lấy đi cả chiếc áo tang dệt vàng của bà.

Từ Hi Thái Hậu tắm rửa ra sao mà cần hơn 100 cung nhân phục vụ?

Cuộc sống xa hoa của Từ Hi Thái Hậu là điều mà hậu thế không thể nào tưởng tượng được.

Trong lịch sử nhà Thanh, cuộc sống xa hoa của Từ Hi Thái hậu không phải là duy nhất, nhưng thực tế không một hoàng đế hay quý tộc nào có thể vượt qua. Từ Hi Thái hậu nắm giữ quyền lực và lưỡng cung thính chính suốt nửa thế kỷ, và cuộc sống ngày thường của bà là thứ không ai có thể nghĩ đến.


Từ Hi Thái hậu không tắm trong bồn gỗ mà sử dụng thêm 2 bồn tắm lớn nữa. (Ảnh minh họa).

Từ Hi Thái hậu rất thích tắm rửa, mỗi lần bà tắm đều có hơn 100 cung nhân phục vụ và sử dụng đến 3 bồn tắm.

Những người này có nhiệm vụ đun nước, xông hơi, bố trí nhà tắm... và phải hoàn thành trong nửa ngày. Sau khi Từ Hi Thái hậu tắm xong, họ phải dọn dẹp từng chút một. Đây là một quá trình phức tạp.

Điều đặc biệt hơn, Từ Hi Thái hậu không tắm trong bồn gỗ như những người khác trong hoàng tộc mà sử dụng thêm 2 bồn tắm lớn nữa. Những chiếc bồn tắm lớn này gần như là một bể bơi nhỏ, nếu rỗng bên trong cũng cần đến 8 thái giám mới có thể nâng lên.

Nhưng tại sao lại sử dụng đến 3 bồn tắm? Đó là bởi vì Từ Hi Thái hậu là người đứng đầu Đại Thanh, bà luôn nghĩ rằng âm dương trời đất cần phải phân biệt rạch ròi. Mỗi lần tắm, Từ Hi Thái hậu tẩy rửa nửa thân trên ở 1 bồn tắm, sau đó tẩy rửa nửa thân dưới ở 1 bồn tắm khác. Cuối cùng ngâm mình ở 1 bồn tắm thứ 3. Cả 3 bồn tắm đều dùng 3 loại nước ấm khác nhau.

Trong lúc Từ Hi Thái hậu tắm rửa, tất cả thái giám đều phải quỳ gối đợi lệnh sau 1 tấm màn, chỉ cho phép 4 ma ma đứng bên trong phòng tắm.

Một sự "phung phí" khác trong thói quen tắm rửa của Từ Hi Thái hậu là số lượng khăn bà sử dụng. Chúng được xếp thành 4 chồng, mỗi chồng gồm 25 chiếc khăn, tổng cộng có đến 100 chiếc. Mỗi chiếc khăn đều có hình rồng vàng được thêu bằng chỉ tơ vàng: Hình rồng ngẩng đầu, hình rồng cúi đầu ngắm trăng, hình rồng đùa giỡn với viên ngọc, hình rồng phun nước.

Những chiếc khăn thêu tinh tế cộng thêm hình dạng lạ mắt của 4 chồng khăn và khay gỗ màu đỏ tía tạo ra cảnh tượng rất tráng lệ.

Ngày nào Từ Hi Thái hậu cũng tắm nhưng vào những ngày nóng bức, bà sẽ tắm rửa nhiều lần hơn. Đến mùa đông lạnh giá, cách 3 ngày bà mới tắm 1 lần.

Nhiều người tin vào giả thiết, bởi vì Từ Hi Thái hậu xuất thân từ một gia đình người Mãn Châu, vốn không phải là quyền cao chức trọng gì cả. Bà được sinh ra trong thời gian cha ruột làm việc tại Cam Túc. Thói quen của gia đình và điều kiện sống ở địa phương khiến bà rất hiếm khi tắm rửa. Mãi đến khi nhập cung, mới nhận ra hoàng tộc rất xem trọng việc tắm rửa, từ đó bà ra sức "tận hưởng" tắm rửa theo cách riêng của mình.

V.Nga + Từ Cảnh chuyển

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét