14 thg 7, 2023

Tên đường mới, cũ

                                      Ảnh: https://inkdtex.com/ten-duong-sai-gon/

(Ngộ Không Phí Ngọc Hùng biên soạn)

Ngô Thì Nhậm

Vì họ Ngô tên Thì Nhậm do Tự Đức có tên Hồng Nhậm, khi làm vua lấy thêm tên nữa là Thì nên chữ Thì và Nhậm đều phạm húy. Thời Tự Đức phải gọi chệch đi là Thời Nhiệm.

Vậy dưới thời Gia Long chưa có tên Thời Nhiệm.

***

Phan Huy Ích là học trò của Ngô Thì Sĩ được thầy mến tài và gả con gái cho.
ông cùng người anh vợ là Ngô Thì Nhậm cộng tác với nhà Tây Sơn (trông coi ngọai giao). Tây Sơn diệt vong. Ông bị bắt cùng với Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thế Lịch, cả ba đều bị đánh đòn trước Văn Miếu.

Phan Huy Ích là dịch giả Chinh phụ ngâm

***

Marcell Proust  Đi tìm thời gian đã mất.

Hermann Hess  với không ai về tắm lại hai lần cùng một dòng sông

***

Cuối cùng, sau nhiều năm tháng, nhờ sự hướng dẫn và ngưới thiệu của cố họa sĩ Đỗ Toàn, hai kỷ vật cuối cùng của Nguyễn Bá Trác mà tôi tìm được lại không phải là một bầu rượu với chiếc cổ cao ngất ngưởng của những tráng sỹ Phương Đông mà chỉ là một bộ tách trà cổ, kèm một bình rượu… Tây. Thực ra đó là những cổ vật rất đẹp, rất quý hiếm, nhưng tôi vẫn không khỏi băn khoăn: Hồ trường là vậy đó sao?

Người giữ những kỷ vật này, ông Đặng Chi Khuê, vốn là một chủ hiệu sách và sưu tập đồ cổ trú tại đường Hoàng Diệu, Đà Nẵng. Ông Khuê cho biết, đây quả nhiên là những kỷ vật của Nguyễn Bá Trác do cha ông lưu lại. Nguyên nhân, là xưa kia gia đình của cha ông ớ sát nhà Nguyễn Bá Trác tại làng Bảo An, Điện Bàn. Sau khi Nguyễn Bá Trác bị xử tử, những người của gia đình Nguyễn Bá Trác tại quê nhà đã bán hoặc cho mọi thứ đồ đạc liên quan đến ông. Ông nói, có lẽ Hồ trường là cái tâm trạng bên trong của Nguyễn Bá Trác chăng?

(nguồn: Trần Trung Sáng)

(…) Cụ Nguyễn Bá Thụy (ông nội Nguyễn Thụy Long) là anh em đồng hao với Nguyễn Bá Trác. Bà nội Nguyễn Thụy Long kể lại: Nguyễn Bá Trác từ nước ngoài trở về sau khi chí chẳng thành danh chẳng đạt. Một buổi chiều cô đơn ngồi ở quán biên thùy ở biên giới Tàu và Việt, trong tâm trạng chán đời, làm bài thơ Hồ Trường…”.

Cụ bà giải thích “Hồ trường là ống tre, là ống bương to, đổ đầy rượu cho những tay hảo hán uống ở vùng thượng du Bắc Việt. Những tay hảo hán tửu lượng rất cao, uống bao nhiêu cũng được, tu rượu ung úc như nước lã, họ thường đeo hồ rượu nầy trên lưng. Hồ rượu được gọi là hồ trường này chứa được vài lít rượu. (…)

***

Nhà văn Nguyễn Tường Giang (con út nhà văn Thạch Lam Nguyễn Tường Lân)

Nhà văn Nguyễn Tường Thiết (con út nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam)

Nhà văn/ca sĩ Từ Dung (con út nhà văn Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long)

Nhà văn Đặng Thơ Thơ (cháu ngoại nhà văn Hoàng Đạo)

Ông Nguyễn Tường Việt (trưởng nam nhà văn Nhất Linh)

Nhà văn Tường Nhung (trưởng nữ nhà văn Thạch Lam, phu nhân Ngô Quang Trưởng)

Nhà văn Ngọc Cường (con út ông Nguyễn Tường Thụy, anh cả của anh em Nhất Linh)

NGỘ KHÔNG PHÍ NGỌC HÙNG

(Biên Soạn)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét