14 thg 5, 2023

Bút Đàm Về Bằng Cấp Tiến Si; Thạc Sỉ )GS.Trần Việt Long và GS,Nguyễn Thượng Vũ )

1. Thạc sĩ của Pháp có ba loại:

a/- Ít khó nhất là Thạc sĩ Giáo dục: Một người tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm thỉ được bổ nhiệm vào chánh ngạch Giáo sư Trung học rồi được bổ dụng về dạy tại một trường Trung học Công lập thuộc Bộ Giáo dục quản trị với lương năm (salary); một người tốt nghiệp Cử nhân hay Kỹ sư thì phải nộp đơn xin "dạy giờ" tại một trường công lập với lương giờ (wages) rồi tiến lên thành Giáo sư Trung học ngoại ngạch (hay khế ước).  Người tốt nghiệp Cử nhân muốn trở thành Giáo sư Trung học chánh ngạch thì phải học tại một trường Đại học Sư phạm hay trường Đại học có Teaching program với chương trình Thạc sĩ Giáo dục mà học trình từ 12 tháng dến 18 tháng.

b/- Tương đối khó là Thạc sĩ Đại học: Một người tốt nghiệp Tiến sĩ (quốc gia, đại học, tự do) muốn đi dạy Đại học thì phải trải qua ngạch Giảng sư (Instructor, nếu là Tiến sĩ Đại học hay Tiến sĩ Tự do / Tiến sĩ Tự do là người có bằng Tiến sĩ mà Cử nhân khác ngành với Cao học hay Cao học khác ngành với Tiến sĩ hoặc cả ba Cử nhân, Cao học, và Tiến sĩ đều khác ngành với nhau), ngạch Giáo sư (Professor) mà ở trật Giáo sư Phụ tá (Assistant Professor), Giáo sư Ủy nhiệm (Phó Giáo sư, Associate Professor) với các công trình nghiên cứu được Hội đồng Khoa chuẩn thuận trong ít nhất là 6 năm và thông thường là từ 8 đến 10 năm mới trở thành Giáo sư Đại học (Full Professor).  Tuy nhiên, một người tốt nghiệp Tiến sĩ và hay sau đó học tiếp Thạc sĩ Đại học tại một Trường Đại học Quốc gia (national university, public university) về ngành chuyên môn của mình trong 18 tháng hay hai năm để thi lấy bằng Thạc sĩ Đại học với Luận án Thạc sĩ Đại học chuyên về nghiên cứu sâu vào ngành của mình chứ không phải Luận án documentary.  Bằng Thạc sĩ Đại học này được xem là cao hơn Tiến sĩ theo hệ cấp Tú tài, Cử nhân, Cao học, Tiến sĩ, và Thạc sĩ Đại học.  Khi có bằng Thạc sĩ Đại học thì xin vào dạy Đại học sẽ được xép vào ngạch Giáo sư Đại học ngay mặc dầu ở trật khởi đầu.

Thạc sĩ Y khoa (Professeur agrégé d'université Phạm Biểu Tâm), Thạc sĩ Kinh tế (Vũ Quốc Thúc), Thạc sĩ Công pháp (Nguyễn Văn Bông), Thạc sĩ Tư pháp (Vũ Văn Mẫu) thuộc loại này.

c/- Rất khó là Thạc sĩ Chuyên ngành (Le diplôme d'études supérieures spécialisées / DESS): Thời gian học thường là chỉ một năm sau khi đã tốt nghiệp đại học ở bậc Cử nhân nhưng rất khó thi vào và cũng khó học, khó thi, khó đậu.  Một khi đã tốt nghiệp bằng Thạc sĩ Chuyên ngành này thì người đó rất có "giá" về mặt tuyển dụng (employment).  Kể từ năm  2010 thì Pháp đã không còn có Thạc sĩ Chuyên ngành này do cải cách giáo dục LMD (La Réforme Licence-Master-Doctorat).

 2.Thạc sĩ Bác sĩ tại Việt Nam hiện nay.

Ở Hoa Kỳ sau khi xong MD, JD thì ứng tuyển viên phải học tiếp lên 2 năm Cao học (Master) của mỗi ngành chuyên môn liên hệ như Luật khoa thì học LLM (Master of Laws), rồi sau Cao học thì phải học thêm 3 năm để lấy Ph.D.  Hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay đang bắc chước Hoa Kỳ về chế độ học trình (học chế) như thế nên Việt Nam hiện nay có rất nhiều Thạc sĩ (tức Cao học) Bác sĩ mà thật ra là Thạc sĩ Y sĩ, và thỉnh thoảng cũng có một số rất ít Tiến sĩ Bác sĩ.  Bác sĩ Việt Nam hiện nay là một y sĩ (physician) chứ họ không phải tốt nghiệp Tiến sĩ quốc gia về Y khoa như trước năm 1975 (Docteur d'Etat en Médecine).

Kẻ hậu sinh mạo muội có vài lời góp ý thô thiển có thể còn thiếu sót và không ứng hợp với sinh hoạt thực tế trong xã hội Pháp, xin quý Huynh trưởng rộng lòng và vui vẻ chỉ dẫn cho.

Kính thư,

Trần Việt Long


Thưa anh Giáo sư Long

Tôi không biết bây giở thủ tục hành chánh về cấp bực giáo sư Đại Học của Pháp ,  mà anh GS Long biết , khác nhửng gì tôi được biết xưa  thế nào.

Tôi xin phép đưa ra nhửng điểm tôi biết , mà khác với tài liệu anh Long đọc / nhớ/ sau này.

Thời tôi còn trẻ thì  Thạc Sĩ Giáo Dục là Professeur agrégé  Des Classes Secondaires .

Trên lý thuyết thì có cử nhân + 6 năm dậy Trung Học mỹ mãn thì có thể làm đơn xin thi Professeur agrégé  Des Classes Secondaires

Trên thực tế thì các người nạp đơn thì này phải là người tốt nghiệp các trường Đại Học Sư Phạm của Pháp ( Ecole Normale Supérieure  ENS).

Trường Đại Học Sư Phạm tại Paris Ecole Normale Supérieure  ENS de Paris, thi vào khó khăn vô cùng,

Khó hơn thi vào Ecole Polytechnique của Pháp, khó hơn thi vào trường Kỹ Sư Cầu Cống  ( Ecole Des Ingénieurs des Ponts Et Chaussées) , hay Kỹ Sư Mìn, Điện, Computers . Informatiques,…

Các người có bằng cư nhân khác về Toán, Văn Chương, Triết Lý, Ngôn Ngữ tại các Đại Học khác…trên lý thuyết  , sau 6 năm dậy học, thì có thể nạp đơn xin thi Giáo Sư thạc  sĩ, nhưng rất khó đậu nếu không tốt nghiệp ENS.

Các người Thạc Sĩ Giáo Dục Professeur agrégé  Des Classes Secondaires , sau 1 thời gian thì có thể nạp đơn xin thi Tiến Sĩ .

Nói 1 cách khác , văn bằng Tiến Sĩ là văn bằng cao cấp nhất của Đại Học Pháp

 Thạc Sĩ Giáo Dục Professeur agrégé  Des Classes Secondaires , cũng như Thạc Sĩ Y Khoa  là cấp bậc hành chánh giáo dục chứ không phải Văn Bằng.

Tiến sĩ Đại Học và Bác Sĩ Đại Học và  các người có  văn bằng Tiến Sĩ Quốc Gia, Bác Sĩ Quốc Gia, đi học như nhau, thi cùng bài  thi, học cùng thầy, lắm khi ngồi cùng bàn nữa

Chỉ  có điểm duy nhất là bằng Tú Tài ( BAC) có phải của Pháp hay không ?

( hay là bằng đã học hết Trung Học tại nước họ)

 Văn bằng BAC Pháp này, hồi tôi còn trẻ thì người ta gọi là BAC Métropolitain , khác với văn Bằng Tú Tài thời trước khi ông Hoàng Xuân Hản sửa dổi chương trình Trung Học , bằng Tú Tài thời đó thì người ta gọi là BAC Local

( có các giáo sư Pháp dậy, có để thi tiếng Pháp) .

Sau này với cải tổ Hoàng Xuân Hãn,  không có BAC Local nữa, mà chỉ có BAC metropolitain và Tú Tài Việt Nam.

Thạc Sĩ Y Khoa - cũng như Thạc Sĩ Luật Khoa - là các cấp bặc/ titre / title ( related to position or job)  chứ không phải văn bằng.

Thac Sĩ Y Khoa hay Thạc Sĩ Luật Khoa chĩ  có được sau 1 kỳ thi tuyển mộ,  chỉ có khi mà có 1 position available / trống/ mà thôi,

Và các người thi đã được chỉ định sẵn rôi.

Không ai nạp đơn thi Thạc Sĩ Y Khoa hay Thạc Sị Luật Khoa nếu không được Hội Đồng Giám Khảo và Giáo Sư Khoa Trưởng chỉ định.

DES Diplome D’Etudes Superieures thời  xưa tại  Đại Học Hanoi thì không khó ghi tên học, tuy nhiên khi di cư vào Nam , Pháp trao trả lại cho Việt Nam, thiếu thốn giáo sư Đại Học tại các phan khoa Khoa Học hay Văn Chương, thiếu giáo sư dậy quá,

Rất nhiều giáo sư chưa có bằng Tiến Sĩ mà điều kiện lập ra lớp DES thì phải có 1 thành phần giáo sư Tiến Sĩ đạm nhận dậy.

Vì vậy, các lớp DES tại Saigon rất hiếm, hoàn toàn tùy thuộc người giáo sư Tiến Sĩ có muốn mở lớp hay không.( chứ không phải khó khăn gì)

Đây là những điểm tôi được biết,

Có thể bay giờ lỗi thời rôi

 Tôi rất quý mến anh GS Long, nhất là về hiểu biết về Phật Học của anh Long, và tinh thần ngay thẳng , hiền hòa của anh Long.

Phật Học bao la như đại dương, học không biết bao giờ  hết được.

Anh long biết gì thì anh Long nói ra, cái gì không biết chắc thì anh Long cho biết ngay là không chắc .

Tôi thây buồn buồn vì trên diễn đàn có nhiều người  hay “chém gió”  “cương đại” về Phật Học,

Rất thân mến

Nguyen Thuong Vu

Trích từ Trang HCĐ

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét