Cùng xem học sinh Mỹ học tiểu học
Cách giáo dục của Tiểu học ở Mỹ .
Có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ có cảm giác rằng, một học
sinh học lớp 5, chuẩn bị tốt nghiệp tiểu học mà yêu cầu về năng lực toán học
chỉ là biết cộng, trừ, nhân, chia, thì trình độ… thấp quá. Một cô giáo mẫu giáo
người Trung Quốc về hưu thấy học sinh tiểu học Mỹ suốt ngày “chỉ biết chơi” thì
không khỏi ngạc nhiên và lo lắng cho cậu cháu Hoa kiều ở Mỹ của mình. Bà nói
với mẹ của cậu bé: Nếu là ở Trung Quốc, áp lực của học sinh chuẩn bị tốt nghiệp
tiểu học rất lớn, cả ngày phải cắm đầu vào làm bài tập… Nhưng cháu tôi thì sao?
Mỗi ngày tan học về là đi đá bóng, chơi bóng bầu dục cùng lũ trẻ… thời gian cho
việc làm bài, tập đàn ít như thế, làm mẹ thì phải chú ý!
Người mẹ nói, thành tích của cháu ở trường hầu như là điểm A,
trừ đôi khi ngẫu nhiên sai sót, nhiều lần cháu đem về toàn điểm 100. Đối với
học sinh tiểu học ở Mỹ thì như vậy là đủ rồi. Giáo dục tiểu học không phải là
giáo dục tinh anh, cần tạo điều kiện phát triển toàn diện cho trẻ, chú trọng
việc kết bạn, vận động và những hoạt động ngoại khóa.
Đương nhiên, người bà của cậu bé vẫn không bằng lòng, bà nói bài
giảng của Mỹ quá nhẹ nhàng, bài tập quá đơn giản, thì chắc thi cử cũng rất dễ
dàng. Bà nhấn mạnh, người Trung Quốc chúng tôi coi trọng các nền tảng cơ sở
vững chắc. Kỳ thực, người Mỹ cũng coi trọng việc xây dựng nền tảng.
Chỉ có điều cái gọi là “cơ sở” của người Trung Quốc và người Mỹ
khác nhau. Người Mỹ coi trọng nền tảng làm người, quan niệm này đã được bồi đắp
từ nhỏ. Cơ sở mà học sinh ở Mỹ cần tạo dựng là ý thức tự tin, thành thực, lương
thiện, công bằng, bao dung và độc lập tự chủ để làm người, cũng có nghĩa là,
ngay từ nhỏ, họ đã học được giá trị cơ bản của văn hóa Mỹ, chứ không phải là
tri thức để phục vụ giá trị cơ bản này.
Một người cha Trung Quốc đưa cậu con trai chín tuổi tới Mỹ, cho
con vào học một ngôi trường ở Mỹ thì trong lòng lo lắng vô cùng, không hiểu đó
là trường học kiểu gì! Trong lớp học sinh tự do tùy ý thảo luận, có thể cười ầm
ĩ; giáo viên và học sinh thường xuyên cùng ngồi bệt trên mặt đất không phân
biệt lớn bé; vào giờ học mà cứ như đang chơi trò chơi; Ba giờ chiều đã là tan
học; lại không có sách giáo khoa thống nhất.
Ông đem cho giáo viên xem bài học tiểu học lớp 4 mà con ông đã
học ở Trung Quốc, giáo viên nói với ông, cho tới lớp 6, con trai ông không phải
học thêm môn toán nữa. Lúc đó, ông bắt đầu hối hận vì đem con đến Mỹ mà làm lỡ
việc học của con. Ở Trung Quốc, cặp sách của học sinh nặng trịch những tri
thức, còn nhìn con mình bây giờ, mỗi ngày mang cái cặp nhẹ tênh đến trường, đi
học như đi chơi. Một học kỳ nháy mắt đã hết, ông không khỏi nghĩ ngợi, hỏi con,
ấn tượng sâu sắc nhất khi đến Mỹ học là gì? Cậu bé đáp: “Tự do.”
Lại một bận, cứ tan học, đứa trẻ lại chạy tới thư viện rồi mang
một lô sách về nhà, thế mà chưa tới hai ngày đã trả. Ông lại hỏi, mượn sách
nhiều như thế để làm gì? Con trai đáp: “Làm bài tập.” Sau đó, ông nhìn thấy tên
bài tập mà cậu bé đang làm trên máy vi tính “Hôm qua và hôm nay của Trung
Quốc”, ông kinh ngạc suýt ngã, đây là chủ đề môn học gì vậy? Thử hỏi vị nào
đang làmtiến sĩ dám “ôm” đề tài lớn như thế?
Ông chất vấn con trai, đây là chủ ý của ai, cậu bé hồn nhiên
đáp: “Thầy giáo nói, Mỹ là một nước di dân, mỗi học sinh đều cần viết một bài
về đất nước mà tổ tiên mình đã sinh sống, còn phải phân tích sự khác biệt so
với nước Mỹ dựa trên địa lý, lịch sử, nhân văn, đồng thời phải đưa ra quan điểm
và cách nhìn của mình.” Người cha im lặng.
Mấy ngày sau, ông
thấy bài tập của con trai đã xong, một tập gồm hơn 20 trang giấy, từ Hoàng Hà
chín khúc đến văn tự tượng hình; từ con đường tơ lụa tới lá cờ ngũ tinh… Cả bài
văn được viết với một khí thế hào hùng, có lý lẽ, có căn cứ, phân chương phân
tiết, đặc biệt là một danh sách thư mục tham khảo ở phần cuối khiến người cha
không khỏi bàng hoàng, cái cách thức của một luận văn tiến sĩ này, ngoài ba
mươi tuổi ông mới học được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét