13 thg 8, 2024

VĂN BẰNG ĐẠI HỌC THẬT HAY GIẢ....? -

1. KHÁI NIỆM HỌC VỊ ĐẠI HỌC

Tại Hoa Kỳ và các nước Tây Âu, các cơ sở công cũng như tư thường khuyến
khích các dự ứng viên khởi nghiệp với văn bằng đại học ở mức độ cần thiết
như cử nhân hay văn bằng chuyên môn, nên người ta thường cặm cụi học
hành, tạo luyện ở mức kiến thức tiên quyết đó. Các văn bằng đại học cao
hơn sẽ bị coi là “bất dụng” hay “over-qualified”, vì không ai muốn trả lương
quá cao cho một nhân viên tập tễnh bước vào nghề [entry level]. Chỉ sau khi
trở thành nhân viên thực thụ, muốn sớm thăng chức hoặc do nhu cầu chức
nghiệp, người ta mới cần bổ túc học vấn, ghi danh học thêm với các chương
trình hậu đại học [post-graduate programs].
Thông thường, sau tú tài, có tất cả 3 học vị đại học: cử nhân 4 năm, cao học
thêm 2 năm, tiến sĩ thêm 4 năm nữa.
Người Pháp gọi văn bằng cử nhân là “licence”, cũng có nghĩa là giấp phép
làm việc, cái quyền mở sĩ nghiệp, hành nghề [luật sư, dạy học, chuyên môn,
khoa học, quản trị v.v.]. Người có bằng cử nhân [licence/BA/BS] thuộc thành
phần “chuyên nghiệp”, có nghề nghiệp rõ rệt, hay “professionals”. Không
hơn, không kém.
Sau cử nhân là học vị cao học. Người Hoa Kỳ gọi bằng cao học là “Master
degree”/MA/MS/ [có nghĩa đen là bằng cấp của “Thầy cả” ]. Người Pháp gọi
là D.E.S [Diplôme d’Études Supérieures], hay “Maîtrise” chuyển ngữ từ
“Master’s Degree”.
Người Việt Nam chúng ta thường có khuynh hướng đề cao, tâng bốc quá
lối nên trước 1975, tại Saigon đã thấy xuất hiện những học vị như “tiến sĩ
đệ tam cấp” [dịch từ doctorat de spécialité de 3ème cycle]. Thực sự học vị
này chỉ là thứ cao học chuyên nghiệp với chương chình 2 năm bổ túc. Khủng
khiếp và oai nhất là với chế độ CSVN, học vị cao học [MA/MS] bỗng nhậy
vọt lên cấp bực “thạc sĩ”.
Trước 1975, học vị “thạc sĩ” dành riêng cho chức giáo khoa. Ở Pháp, trong
ngành sư phạm/pédagogie, thường phải tốt nghiệp ENS [École Normale
Supérieure] để trở thành “normalien” để có quyền dạy học cấp tiểu và trung
học. Một số giáo chức học thêm sẽ đậu tiến sĩ [doctorat] và thạc sĩ
[agrégation]. Nếu đâu luôn cả 2 học vị này sẽ được gọi là “docteur-agrégé”,
thuộc cấp giáo chức thượng đẳng tại các trường trung học công lập [lycées].
Riêng trong hai ngành y và luật, dù như mọi ngành khác, bằng tiến sĩ là bằng
cấp cao nhất [Pháp văn, docteur/doctorat từ chữ “docte” có nghĩa là bác học,
hiểu biết nhiều về chuyên ngành], nhưng nếu muốn dạy luật học/kinh tế học
hay y khoa phải đậu thêm học vị “agrégation en droit” hay “agrégation en
médecine” mới thực sự đủ phẩm sắc dạy trong hai phân khoa đó. Trước
1975, Đại học Sàigòn đã có các vị thầy nổi tiếng như GS Thạc sĩ luật/kinh tế
Vũ Quốc Thúc, GS thạc sĩ luật Vũ Văn Mẫu, GS thạc sĩ luật Nguyễn Cao
Hách v.v, hay Giáo sư thạc sĩ y khoa Phạm Bửu Tâm, v.v. Quý vị này sau
khi đậu tiến sĩ/bác sĩ chuyên ngành của mình, phải học và đậu “thêm” bằng
thạc sĩ [agrégation] mới trở thành giáo sư đại học thực thụ.
Tại Hoa Kỳ, bằng tiến sĩ là học vị đủ cho phép trở thành giáo sư, giảng sư
tại cấp đại học [trong các phân khoa nhân văn và văn chương]. Riêng đối
với các vị tiến sĩ luật [Juris Doctor/JD] và bác sĩ/tiến sĩ y khoa [Medical
Doctor/MD] nều muốn dạy học cũng phải học thêm 2 năm hoặc hơn về các
ngành chuyên khoa hậu tiến sĩ. Do đó, các giáo sư/giảng sư luật khoa và y
khoa Hoa Kỳ [nếu có bằng chuyên khoa hậu tiến sĩ] đều được coi có học vị
thạc sĩ chính thực.
Vậy, trong tương lai, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cùng hệ thống đại học Việt
Nam theo mẫu mực quốc tế nên ứng dụng thuyết chính danh để nhận lấy
trách nhiệm về mặt danh chính ngôn thuận mà gọi học vị “cao học” là bằng
“Cao Học”, và dành học vị “Thạc Sĩ” cho các chuyên khoa “hậu tiến sĩ”, như
mọi nước khác, để tránh phải mang tiếng là “ngược đời”, lộng ngôn, lộng
hành.

2. BẰNG CẤP CÓ GIÁ TRỊ DO CÁC ĐẠI HỌC ĐƯỢC
CHUẨN NHẬN CƠ SỞ ĐẠI HỌC

Tại Hoa Kỳ, bằng cấp muốn có giá trị phải được cung cấp bởi các đại học
đã được chính thức chuẩn nhận [accredited universities & colleges].
Thủ tục chuẩn nhận đại học và chuyên khoa [universities & colleges
accreditation] tại Hoa Kỳ có tính cách dân chủ, độc lập, minh bạch.
Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ [BGD.HK] không trực tiếp chuẩn nhận các cơ sở đại
học [higher education] và chuyên khoa huấn luyện bách nghệ và y tá [public
postsecondary vocational and nurse education] trong phạm vi Liên bang và
Tiểu bang, kể cả chương trình giảng dạy liên hệ. Tuy nhiên, bộ trưởng
BGD.HK có trách nhiệm pháp định công bố danh sách các cơ quan đảm
nhiệm chuẩn nhận trên, căn cứ vào khả năng học vấn và chuyên nghiệp của
thành viên các tổ chức đó.[2]
Mục đích của thủ tục chuẩn nhận tổ chức đại học và chuyên khoa tại cấp
Liên bang và Tiểu bang là để các giảng đường đại học và các cơ sở chuyên
khoa huấn nghệ đạt được mức độ khả chấp về phẩm giá giáo huấn và đào
tạo. Các cơ quan đảm nhiệm chuẩn nhận đều là các tổ chức giáo dục đồng
nghiệp, chuyên khoa và độc lập trong nước, tại cấp Liên bang và Tiểu
bang.[3] Các tổ chức này có trọng trách liệt kê và trắc nghiệm các tiêu chuẩn
giáo dục và huấn luyện căn bản quyết định hợp thức hoá mức độ đại học và
chuyên môn như sau:
 Sứ mạng toàn bộ của cơ sơ Đại học và Chuyên ngành
 Các Mục tiêu và Trọng tâm huấn luyện
 Thủ tục và Điều kiện Nhập học
 Các Dịch vụ dành cho giới Sinh viên
 Phẩm Lương Chương Trình Giáo huấn
 Phẩm giá Thành phần Giáo chức
Các cơ sở và chương trình giáo huấn đại học, chuyên môn khi đáp ứng đúng
các tiêu chuẩn tiên quyết trên sẽ đước chính thức chuẩn nhận bởi cơ quan
minh thị đặc trách [accredited by listed agency], và văn băng do các đại học
và cơ sở giáo huấn này cấp phát theo đúng chương trình và thời khoá biểu
liên hệ sẽ được coi có giá trị công minh.
Riêng các trường luật khoa Hoa Kỳ chính danh phải được tổ chức Luật sư
đoàn Hoa Kỳ chuẩn nhận [Law schools accredited by the American Bar
Association/ ABA approved law schools]. Hiện giờ Hoa K ỳ c ó tất cả 199
trường luật được ABA chuẩn nhận tới cấp JD. Chỉ một số ít trường luật mới
được quyền có chường trình chuyên khoa hậu tiến sĩ hay thạc sĩ luật như
Harvard Law School, George Washington Law School, Howard Law School
v.v.
SỰ CẦN THIẾT CỦA THỦ TỤC CHUẨN NHẬN ĐẠI HỌC
Yếu tố quan trọng để thực hiện một sự nghiệp vững vàng là được đào tạo
tại một cơ sở đại học hay chuyên ngành nổi tiếng, có đầy đủ kiến thức và
giá trị chức nghiệp mà công vụ hay nghiệp vụ đòi hỏi.
Cũng như một ứng viên xin việc tốt nghiệp ở một đại học nổi tiếng có nhiều
hy vọng được thu nhận hơn một ứng viên xuất thân từ một trường vô danh,
thấp kém.
Kể cả khi chuyển học để hoàn tất chương trình hay theo cấp học vị cao hơn
từ rmột trường đại học nổi tiếng, được chuẩn nhận đã lâu, theo thứ tự cao,
sẽ được chấp nhận một cách dễ dàng.
Các chương trình viễn giảng [distance/online learning programs] qua thư từ,
điện thư, mạng lưới trực thuộc các đại học và cơ sở chuyên ngành được
chuẩn nhận, nếu cập nhật và thi hành đúng tiêu chuẩn và khoá biểu giáo
huấn thì cũng có giá trị như các chương trình cổ điển, thuần thục diễn tiến
tại giảng đường.
TẤT CẢ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ VĂN BẰNG ĐẠI
HỌC ĐỀU ĐƯỢC CHUẨN NHẬN HAY KHÔNG?

Không phải bất cứ đại học hay cơ sở chuyên ngành nào cũng đều được
chuẩn nhận. Cách tốt nhất để nhân định hư thực là kiểm soát thực trạng
của từng trường, căn cứ vào các thủ tục thẩm lượng dẫn thượng, hoặc nghe
ngóng cách lượng giá, phê phán địa phương, hay căn cứ vào nhu cầu và
các điều kiện tiên quyết của các cơ sở thu nhận.
Ngoài ra, cũng không phải bất cứ bằng Tiến Sĩ nào, dù do các trường đại
học chính thống cấp phát đều có giá trị đích thực. Trước hết các Bằng Tiến
Sĩ Danh dự [Doctor Honoris Causa] dù do các đại học nổi tiếng trên thế giới
như Harvard, Sorbonne v.v. cấp phát, chỉ có tính cách biểu hiện sự quý trọng
chính khách hay một nhân vật nổi tiếng có tài đức. Với tấm bằng “Doctor
Honoris Causa”, vị “nhân sĩ danh dự” hay chính khách này cũng không được
gọi là “tiến sĩ”, và nhất là không được sử dụng vào bất cứ công việc thu lợi
nào, ngoài trừ trưng bày bóng bẩy hay bổ túc tài liệu lịch sử.
Riêng tại Pháp lại có loại bằng “Tiến sị đại học” [Docteur/Doctorat
d’université] như văn bằng mà Bà Phạm Thị Ngoạn [tức Bà Nguyễn Tiến
Lãng và là con gái cố Thượng Thư, đại văn hào Phạm Quỳnh] được Đại Học
Sorbonne, Paris, cấp phát sau khi Bà nộp xong tài liệu nghiên cứu văn học
có giá trị, với nhan đề nguyên bản Pháp văn – Introduction au Nam Phong,
mà dịch giả Phạm Trọng Nhâ n phỏng dịch ra tiếng Việt là Tìm Hiểu Tạp
Chí Nam Phong. Văn bằng “Tiến sĩ đại học” (chỉ là một phẩm vị do một đại
học Pháp trao tặng để tưởng thưởng công lao vẹn toàn của người nghiên
cứu), dù người này chưa hề có một văn bằng đại học chính thức nào trước
đó. Với văn bằng “tiến sĩ đại học”, đương sự không được quyền giảng
dạy bất cứ ở đâu, dù là tiểu học, trung học, và nhất là đại học. Dù sao
văn bằng này tích cực hơn loại bằng “tiến sĩ danh dự/doctorat honoris causa”
vì bằng “tiến sĩ đại học/doctorat d’université” chỉ được cấp khi đại học đó
chuẩn nhận tác phẩm/tài liệu biên khảo thực sự có giá trị tự tại.
Cũng xin nói rõ, tại Pháp, chỉ có bằng Tiến sĩ Quốc gia hay Doctorat d’État
mới được coi chính thức là một học vị đại học, được cấp phát sau khi bảo
vệ luận án [và trước đó, đã hội đủ các chương trình cử nhân, cao học, kể cả
thông qua chương trình tiến sĩ học (preliminary exam & comprehensive
doctoral studies)].
 

3. BẰNG CẤP VÔ GIÁ TRỊ DO CÁC NHÀ MÁY DẬP
BẰNG CUNG CẤP

Nhà máy dập bằng là thuật ngữ phỏng dịch từ “degree mill is a business
that sells illegitimate diplomas or academic degrees” cung cấp văn bằng vô
giá trị, rẻ tiền, dưới nhiều hình thức như sau:
Văn bằng cung cấp bởi các đại học hay cơ sở chuyên ngành không được
chuẩn nhận vì không đủ tiêu chuẩn giáo huấn, như các chương trình huấn
luyện giả tạo, khiếm khuyết giáo chức thực thụ;[3A]
 Văn bằng giả mạo in theo mẫu văn bằng các đại học và cơ sở chuyên
ngành tên tuổi;
 Văn bằng cung cấp bởi các đại học hay cơ sở chuyên ngành có tên
giả mạo, nhái theo tên các đại học nổi tiếng hay có âm hưởng tương
tự, trong hệ thống danh hiệu Anh-Mỹ như “Shaftesbury University”,
“University of Dunham”, “Redding University”, “Suffield
University”.Đương nhiên các cơ sơ này không hề được chuẩn nhận
một cách hợp pháp, hợp lệ;[3B]
 Văn bằng cung cấp bởi các đại học hay cơ sở chuyên ngành bất hợp lệ
vì chỉ được công nhận bởi các tổ chức kiểm nhận gian lận, bất hợp
pháp [“dummy” accreditation boards”] không được Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ
công bố danh sách;
 Văn bằng cung cấp bởi các đại học hay cơ sở chuyên ngành man khai
được công nhận bởi các tổ chức quốc tế không có tư cách kiểm nhận
[như cơ sở huấn nghiệp do UNESCO kiểm nhận];
 Văn bằng được cung cấp theo “kinh nghiệm sống/life experience”, đôi
khi vô căn cứ, lệch lạc, không thể kiểm nhận;
 Văn bằng trả theo hư danh, bằng cao tiền nhiều, nhưng thường không
thấm gì so sánh với học phí tổng chi trên thời gian theo học để có văn
bằng thật. Một văn bằng tiến sĩ tại các đại học chuyên chính tốn kém
cả vài trăm ngàn Mỹ Kim có thể mua theo dạng bằng ma, bằng dởm,
bằng giả với giá rẻ mạt trên dưới vài ngàn Mỹ Kim, với ngày tháng cấp
phát giả định, tính và ghi theo nhu cầu của từng dịch vụ.[3C]
KHÍA CẠNH LUẬT PHÁP CỦA HÀNH VI CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG VĂN
BẰNG DỞM, GIẢ, BẤT HỢP LỆ

Nếu mua văn bằng ma, dởm, giả để vui chơi, khoe khoang trong xó xỉnh như
lũ trẻ mặc binh phục, cải trang an ninh cảnh sát, FBI, CIA lông nhông vỉa hè
Hoa Thịnh Đốn thì vô thưởng vô phạt, vì tất cả các hành vi đó không có mục
địch và ý định lừa đảo, hành động phi pháp.
Nhưng nếu một nhân vật bỗng giả mạo sắc phục an ninh cảnh sát để bắt
bớ, thu tiền phạt, ám hại dân lành, thì hành vi sử dụng quân phục dởm, quân
hiệu giả trở thành bất hợp pháp, phạm pháp, đủ bằng cớ trừng trị.
Vậy người mua bằng dởm, bằng ma (hay gần đây “bằng-chùa” tại Việt
Nam), loại bằng giả, bất hợp lệ, bất hợp pháp, mà lại đem sử dụng với ý
định thu lợi, nạp hồ sơ kiếm việc làm, tiến thân, thi hành nghiệp vụ v.v. đều
coi là hành động cố tình phạm pháp, chủ tâm lừa đảo, gian trá.
Đặc biệt, những người sử dụng bằng giáo huấn giả , luật giả, y khoa giả còn
nặng tội hơn khi man trá hay bất cẩn làm tổn thương hay gây thiệt hại nặng
cho đối tác và nạn nhân. [4]
Đôi khi cả cơ sở in và bán bằng giả, bằng dởm với mục đích giúp người làm
việc lừa đảo, phi pháp cũng có thể bị coi như đồng loã phạm pháp về các tội
lừa dối [misleading, deceptive conduct], gian lận [fraud].
Riệng tại Úc [Australia], kể từ tháng năm 2010, sẽ coi là phạm tội đại hình
nếu một cơ sở giáo huấn tự nhận là đại học hoặc cấp bằng đại học mà không
được Bộ Giáo Dục chuẩn chấp trước. [5] Ngoài ra cơ sở phạm pháp còn có
thể bị phạt vạ trên dưới 10 triệu Úc Kim về tội lừa dối [Misleading and
Deceptive Conduct]. [6]
Tại Gia Nã Đại [Canada], tổ chức đại học trực thuộc sự kiểm soát của chính
phủ khu tỉnh và địa phương, nên nạn dập bằng bất hợp pháp [diploma
mill] rất hiếm.[7] Dù sao trong năm 2006, Sở Kiểm Soát Ranh Giới Gia Nã
Đại [Canada Border Services Agency] cũng cho biết một số “đại học lậu” đã
dập in hộ chiếu giả [visa mills] để giúp ngoại nhân nhập cảnh bất hợp lệ/bất
hợp pháp.
Tại Đức Quốc cũng bị coi là phạm tội đại hình nếu dùng danh xưng “đại
học” hoặc cấp phát văn bằng đại học mà không được Bộ Giáo Dục của Tiểu
Bang liên hệ chuẩn chấp.
Tại Hoa Kỳ, dù Bộ Giáo Dục Liên Bang không trực tiếp kiểm nhận đại học,
như đã đề cập phía trên, Ủy Ban Mậu Dịch Liên Bang [Federal Trade
Commision] cũng sẵn sàng cảnh báo và truy tố các hành vi gian trá, lừa đảo
và làm ăn bất lương, gian lận về cách thức cung cấp học vị bất hợp lệ hay
bất hợp pháp.
Một số Tiểu Bang như Oregon, Michigan, Maine, North Dakota, New Jersey,
Washington, Nevada, Illinois, Indiana và Texas đã chính thức ban hành luật
cấm đoán các cơ sở giáo huấn cấp phát học vị nếu không được kiểm nhận
theo đúng tiêu chuẩn luật định.
Dại thì tất nhiên sẽ bị thiệt thòi, lợi dụng, hy sinh trước tiên. Khôn và nhất
là khôn vặt, cũng không mãi mãi yên ổn được với những kẻ có bản lãnh
độc ác, quỷ quyệt. Chỉ biết thật mới tiến bộ, mới và sống còn.

ĐỂ TẠM KẾT
Thiết tưởng chúng ta chỉ nên vui mừng nếu những con số 3 triệu người trong
nước và 3 trăm ngàn người tại hải ngoại thực sự có văn bẳng đại học thật
và nhất là đủ trí tuệ và tài đức chuyển lực minh mẫn, sáng tạo, mới mẻ tới
tất cả hơn 90 triệu người dân trong và ngoài nước để cùng nhau kết sinh gạt
bỏ mọi hình thức đê hèn, gian xảo, lừa lọc, và từ đó gạt bỏ luôn cái chế độ
phát sinh và nuôi dưỡng những sắc thái đê hèn, gian xảo, lừa lọc, man trá
đó.
Chỉ khi biết và biết sớm hơn bình thường mới nắm được cơ hội thoát nạn
để xây dựng lại tương lai cho mình và cho hơn 90 triệu người dân đang
mong, đang đợi.
Chúng ta hãy hành động thích nghi. Chỉ biết thật mới tiến bộ, mới sống còn.
 

LƯU NGUYỄN ĐẠT, PhD, LLB/JD, LLM
Michigan State University
Howard Law School

 

( TS.Nhất Hùng chuyển  


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét