2./ Đủng Đỉnh
Những Người Bạn Sư Phạm Saigon
31 thg 1, 2024
Thơ Hathuthuy (SPSG K. 11 ) : Không Đề,Đủng Đỉnh
2./ Đủng Đỉnh
SÁU ĐIỀU MỘT CHUYỆN
TIẾNG VIỆT MÌNH NGỘ QUÁ ! -Tản mạn Nguyễn Văn Hà
30 thg 1, 2024
NKĐ ; VÙNG VẪY,CHỌN LỰA
2./ CHỌN LỰA
Ôi, TÌNH YÊU…- đvl
10 câu chuyện văn chương lớn nhất của năm 2023
Vanvn- Mới đây trang web chuyên về văn chương LitHub đã đưa ra danh sách 50 câu chuyện quan trọng nhất trong năm 2023. Danh sách nói trên không chỉ phản ánh một năm có nhiều biến động, mà cũng đồng thời đặt ra cơ hội và thách thức cho năm 2024. Sau đây là 10 câu chuyện đứng ở vị trí cao nhất.
10- Mọi người đều nhận ra rằng Goodreads thật tệ
Chuyên trang đánh giá về các tựa sách có nhiều người dùng lớn nhất hành tinh – Goodreads, đã phải trải qua một năm đen đủi. Theo giới quan sát, Goodreads sở hữu khả năng mạnh “khủng khiếp” khi có thể giúp một cuốn sách thành công hoặc phá hủy nó trước khi ra đời (tức là trước khi có ai thật sự đọc nó). Điều này còn được hậu thuẫn bởi nó thuộc về sở hữu của Amazon, một bên bao gồm cả kinh doanh sách.
Điều này thường được diễn ra bằng cách ai đó có sức ảnh hưởng lên tiếng về chất lượng tệ của một tác phẩm trên Instagram cũng như TikTok, và rồi làn sóng đánh giá cuốn sách “có vấn đề” sẽ được cập nhật ngay trên Goodreads dù họ chưa từng đọc nó. Năm qua có một nhà văn đã bị hủy hợp đồng xuất bản vì thuê những người ẩn danh đánh giá xấu cho một cuốn sách có chung đề tài và được ra mắt cùng chung thời điểm. Đây là hồi chuông buộc nền tảng này phải ngày càng thắt chặt hơn nữa quy trình của mình.
9- Không chỉ Goodreads mà mọi lời phê bình có cánh trên bìa sách đều tệ hại
Nhìn bề ngoài thì những lời giới thiệu sách có vẻ vô hại, thế nhưng xét trên thực tế, chúng là một mảnh ghép nhỏ có tác động lớn – một mảnh đại diện cho rất nhiều điều đã bị phá vỡ trong ngành xuất bản truyền thống. Một số nhà báo đã chỉ ra rằng đây là hệ thống mang chủ nghĩa gia đình trị mà mọi tác giả đều phải chịu đựng để có cơ hội “thành công”.
Ngay cả tựa sách nhỏ nhất hiện nay cũng được trang trí bằng những câu trích dẫn ca ngợi nó là cuốn sách quan trọng nhất kể từ Kinh Thánh, trong khi các tác giả cho biết bản thân đã nhận được quá nhiều yêu cầu đến mức một số người hoàn toàn từ chối đánh giá tác phẩm của đồng nghiệp. Vì vậy tiêu chí loại bỏ cuốn sách nào đó khỏi nhu cầu mua ngay bây giờ đây không phải vì một tác giả vô danh, mà là những lời ca ngợi của một cá nhân xuất hiện rất nhiều trên các bìa sách, và viết ra lời có cánh vô hồn.
8- Rất nhiều tạp chí văn học được yêu thích đã đóng cửa
Thời gian gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự đóng cửa của nhiều tạp chí văn chương danh giá. Nguyên nhân của sự cáo chung được cho là kết hợp giữa nhiều yếu tố, bao gồm khả năng hỗ trợ cho các tạp chí ngày càng giảm sút và việc chính phủ sẽ không cấp thêm kinh phí mà các tạp chí thường phụ thuộc vào. Nó để lại một lỗ hổng lớn trong đời sống văn học ở khắp mọi nơi, khi từng là kim chỉ nam để phát hiện và giới thiệu những nhà văn mới hoặc những tác giả đến từ nước ngoài.
7- Colleen Hoover đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích.
2022 là năm mà Colleen Hoover – nhà văn “thống trị” BookTok và “nhà vô địch hạng nặng” về doanh số bán sách những năm 2020 – đạt đến đỉnh cao danh tiếng. Cô ấy bán chạy hơn cả số sách mà hai “ông hoàng trinh thám” là John Grisham và James Patterson cộng lại. Tuy nhiên một năm sau đó mọi chuyện đang dần khác đi.
Vào tháng 1 năm nay, khi Hoover thông báo rằng mình và nhà xuất bản Atria dự định phát hành một cuốn sách tô màu gắn liền với tác phẩm ăn khách It Ends with Us thì nó đã không nhận được sự đón nhận nồng nhiệt. Điều này sở dĩ xảy ra bởi lẽ cuốn sách nói trên xoay quanh bạo lực gia đình, và nhiều người cho rằng nữ nhà văn đang “lãng mạn hóa vấn nạn lạm dụng”. Vì thế làm sao có thể chuyển một cuốn sách đầy đen tối ấy thành những “món hàng” dễ thương dành cho trẻ vị thành niên? Chỉ 24 giờ sau khi cuốn sách tô màu được công bố, nó đã bị hủy kế hoạch phát hành do phản đối từ cả người hâm mộ và giới phê bình.
Sau khi điều này xảy ra, dường như có điều gì đó đã làm thay đổi làn sóng ủng hộ Colleen, khi các video phản đối nữ nhà văn bắt đầu thu hút hàng trăm nghìn lượt xem trên TikTok và YouTube. Về phía mình, Hoover cho biết: “Nếu mọi người không thích những gì tôi viết, tôi sẽ cố gắng tránh những điều đó. Tôi thấy như thể khi bạn có 5 cuốn sách nằm trong danh sách bán chạy thì bạn sẽ rất khó buồn phiền trước những lời chỉ trích. Bởi vì bạn biết rằng mọi người ngoài kia thích thú với các tác phẩm mà mình viết ra và tôi chỉ tập trung vào điều đó.”
6- Elizabeth Gilbert rút cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh ở Nga của mình sau phản ứng dữ dội trên mạng xã hội.
Vào ngày 6.6.2023, Elizabeth Gilbert thông báo trên mạng xã hội rằng cuốn tiểu thuyết tiếp theo của cô, The Snow Forest (tạm dịch: Khu rừng tuyết), sẽ được Riverhead xuất bản vào tháng 2.2024. Tác phẩm được lấy cảm hứng từ những thành viên của một giáo phái chính thống chạy trốn đến khu rừng Siberia để thoát khỏi sự đàn áp tôn giáo và đã cắt đứt liên lạc với con người trong nhiều thập kỉ.
Chỉ 6 ngày sau, Gilbert đăng tải trên mạng xã hội rằng cô ấy đang trì hoãn xuất bản tác phẩm mới này vô thời hạn do “một lượng lớn phản ứng và phản hồi từ độc giả tại Ukraine, bày tỏ sự tức giận, buồn bã, thất vọng và đau đớn về thực tế là [cô] sẽ chọn phát hành một cuốn sách lấy bối cảnh ở Nga trong khi chiến sự giữa 2 quốc gia vẫn đang căng thẳng”.
5- Quỹ đầu tư tư nhân KKR mua lại nhà xuất bản lớn Simon & Schuster.
Không ai thực sự mong đợi Bộ Tư pháp sẽ ngăn chặn nỗ lực mua lại đối thủ lớn nhất của Penguin Random House là Simon & Schuster, vì vậy khi phán quyết cuối cùng được đưa ra vào cuối năm 2022, nó đã gây ra phản ứng chấn động. Đối với nhiều người trong giới xuất bản, quyết định lần này rất đáng hoan nghênh để tạo ra một thị trường xuất bản bình đẳng, khi các ông lớn sẽ không có được sức mạnh chi phối thị trường.
Tuy nhiên vào đầu tháng 8 năm nay, có thông báo rằng KKR, một quỹ đầu tư tư nhân, đã mua Simon & Schuster với giá 1,62 tỉ USD. Không có gì bí mật khi các quỹ cổ phần tư nhân muốn mua lại các công ti đang gặp khó khăn, từ đó gia tăng lợi nhuận ngắn hạn (thường bằng cách cắt giảm chi phí vận hành) và sau đó bán chúng để kiếm lời. Nhưng như nhiều người đã lưu ý, Simon & Schuster không hề gặp khó khăn. Điều này cho thấy tương lai của nhà xuất bản lớn này vẫn còn bấp bênh cho đến hiện tại.
4- Một năm quan trọng của những người viết ẩn danh.
Một trong những cuốn sách lớn nhất năm nay – và không nghi ngờ gì nữa – đó là cuốn hồi kí Spare (tựa Việt: Kẻ dự bị), được xuất bản ngay khi hoàng tử Harry và công nương Meghan chính thức rời khỏi hoàng gia. Trong ngày mở bán, nó đã bán được hơn 1,4 triệu bản, trong tuần đầu tiên thì con số này là 3,2 triệu.
Sau đó vào tháng 5, “người viết ẩn danh cho hoàng tử Harry” JR Moehringer đã phá vỡ nguyên tắc cơ bản của những người viết ở vai trò này (điều mà theo hợp đồng luôn quy định rõ) bằng một bài luận dài bảy nghìn từ về việc trở thành người viết ẩn danh cho Hoàng gia sẽ như thế nào.
Có thể là một cách làm đã được triển khai từ lâu, thế nhưng đến nay chúng ta mới bắt đầu thừa nhận rằng những cuốn sách “của” những người nổi tiếng trên thực tế là được chấp bút bởi người khác. Và không chỉ Hoàng tử Harry, trường hợp này còn bắt gặp ở Britney Spears hay Paris Hilton thời gian gần đây.
3- Nguyên bản của Roald Dahl và Ian Fleming gây ra nhiều tranh cãi.
Theo đó trong suốt năm qua, đã có những làn sóng đòi chỉnh sửa các yếu tố nhạy cảm về ngoại hình và chủng tộc của các nhân vật trong nhiều tác phẩm của Roald Dahl. Trong khi những người nổi tiếng như Steven Spielberg, Salman Rushdie và Hiệp hội Văn bút Mĩ phản đối điều đó, thì phía nhà xuất bản đã nhanh chóng làm dịu tình hình với một loạt ấn bản đã được chỉnh sửa những chỗ “nhạy cảm”.
Vấn đề sau đó cũng lan sang series James Bond của Ian Fleming, series Nổi da gà (Goosebumps) của RL Stine và các tác phẩm của Agatha Christine… Tuy vậy nhiều nhà phê bình cho rằng những thay đổi trong sách của Dahl là không thể chấp nhận được. Để tránh những từ như “béo” hay “điên”, toàn bộ câu văn đã bị thay thế và trở nên nực cười.
Tuy vậy không thể phủ nhận là các độc giả có thể bị tổn thương khi đọc một câu nói tục tĩu, hoặc là chứng kiến một cảnh bạo lực. Vào thời điểm mà bạo lực thực sự đang xảy ra đối với những nhóm cá nhân bị thiệt thòi, việc chúng ta thực hiện các bước để bảo vệ những người dễ bị tổn thương hơn có thực sự là vấn đề lớn không? Đó là câu hỏi rất khó trả lời cho đến ngày nay.
2- Các nhà văn bị giết hại ở Gaza và sự kiểm duyệt ở Mĩ
Trong hơn 2 tháng nay, xung đột ở dải Gaza đã làm thiệt mạng vô số thường dân, bất chấp những lời kêu gọi ngừng bắn nhân đạo mang tính vĩnh viễn từ Liên Hợp Quốc, Đức Giáo Hoàng, cũng như là những hiệp hội nhân quyền lớn trên toàn thế giới và hàng chục triệu người biểu tình… nạn diệt chủng này vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Trong số này có ít nhất 75 nhà báo và nhà văn Palestine, cũng như nhiều thành viên trong gia đình của họ đã thiệt mạng từ khi cuộc chiến ở dải Gaza bắt đầu. Thiệt hại đối với lĩnh vực văn hóa ở dải Gaza đã quá tàn khốc và có mục tiêu rõ ràng đến mức nhiều người hiện nay coi đó là một “cuộc diệt chủng văn hóa”.
Tại Mĩ, nhiều tổ chức văn học và văn hóa đã chứng minh rằng khuynh hướng phản chiến trong đời sống công chúng Mĩ vẫn còn tồn tại. Điều đó thể hiện ở việc hàng nghìn nhà văn đã kí thư ngỏ bày tỏ tình đoàn kết, cũng như những bài phát biểu truyền cảm hứng tại giải Sách Quốc gia Mĩ… Dẫu nhiều tác giả, nhà văn đang phải trải qua những ngày khó khăn, khi bị hủy hợp đồng hay mất việc làm bởi những bất đồng về mặt quan điểm, nhưng những điều này cho thấy con người cũng như văn chương không bị khuất phục trước bạo lực
1- Sự nổi lên của trí tuệ nhân tạo
Giới chuyên gia cũng như cộng đồng người dùng vẫn chưa xác định được rằng liệu trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng thay thế các tiểu thuyết gia như chúng ta hay không. Thế nhưng một điều chắc chắn là sự quan tâm đến vấn đề này là dòng chủ lưu trong năm vừa qua, với những quan điểm và góc nhìn khác nhau. Qua đó có thể thấy rằng AI không chỉ là câu chuyện thời sự lớn nhất năm qua, mà nó sẽ còn là câu chuyện lớn nhất trong thời đại này, dù chúng ta có muốn hay không.
NGÔ THUẬN PHÁT dịch từ LitHub
Văn Nghệ Quân Độ
29 thg 1, 2024
Lắng Nghe Tiếng Mưa Rơi và Mùa Xuân Em Đến Thăm Anh - Thơ Quách Như Nguyệt
1./ Lắng nghe tiếng mưa rơi
Đêm nằm nghe tiếng mưa rơi
À ơi khó ngủ à ơi lại buồn
Tiếng mưa ào ạt ngông cuồng
Mưa xuyên qua óc mưa luồn vào tim
Sáng mai sẽ vắng tiếng chim
May ra mưa tạnh gió im đẹp trời
Mưa đêm làm nhớ anh ơi
Nghe mưa dỗ giấc à ơi muộn phiền
Đêm nằm nghe tiếng mưa rơi
Nghe tiếng gió hú trời ơi là trời!
Lòng em rối rắm tơi bời
Nỗi nhớ chiếm hữu rã rời toàn thân
Nhớ quá những ngày trời mưa
Bên nhau âu yếm mình đưa nhau về
Khi đó hạnh phúc tràn trề
Giờ không còn nữa duyên thề ngày xưa
California ít mưa
Mỗi khi mưa xuống, loay hoay em buồn!
Mưa bão rồi cũng sẽ qua
Lòng em gió bão chừng nào phôi pha?!
Q. Như Nguyệt
2./ MÙA XUÂN EM ĐẾN THĂM ANH
Mùa Xuân
Em đến thăm anh
Bầu trời trong xanh
Mùi hoa thanh thanh
Đôi mắt hiền lành
Mùa Xuân
Em đến thăm anh
Mây trắng trôi nhanh
Líu lo đôi chim
Nhẩy nhót trên cành
Mùa Xuân
Ta tìm đến nhau
Tình Xuân phơi phới
Hai má đỏ au
Hớn hở tươi cười
Mùa Xuân
Thảm cỏ xanh xanh
Nằm xuống đi anh
Bên em quên hết
Ngủ giấc mộng lành
Như Nguyệt
Câu chuyện ngắn thâm thúy về cuộc đời
Ảnh Aurelien Pestel khoảng 1980
Thơ Trùng Quang Hoài Nam- Những Bài Thất Ngôn