Cố gắng cởi quần áo dính với
vết bỏng, ngâm vết thương trong nước, chườm đá lên chỗ bỏng, làm vỡ bóng
nước trên da... là những sai lầm thường gặp khi sơ cứu nạn nhân
bị dính axit
Để tránh làm tăng tổn thương khi
sơ cứu nạn nhân bị dính axit, cần lưu ý:
- Tuyệt đối không cố gắng cởi phần
quần áo dính với vết bỏng nặng. Như thế sẽ gây đau đớn, làm lột phần da thịt
theo và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Nhiều người thường mắc sai lầm
này, mặc dù họ có ý tốt nhưng rất nguy hiểm với người bệnh.
- Không ngâm vết thương trong nước.
Thương tổn do axit gây ra rất dễ nhiễm trùng. Do đó việc rửa sạch vết
thương cần thực hiện dưới vòi nước chảy hoặc xối xuống chứ không được ngâm trực
tiếp trong chậu nước.
- Không được dùng đá chườm lên vết
thương. Như thế có thể làm tổn thương da và gây bỏng kép do mô đang ở
trạng thái nhiệt độ quá nóng lại chuyển sang lạnh đột ngột.
- Không sử dụng khăn lau có sợi. Các
sợi có thể dính vào vết bỏng gây đau đớn cho nạn nhân khi lấy ra và làm tăng
nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương.
- Không bóp hay làm vỡ các bong bóng
nước vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Không sử dụng bơ, dầu, kem đánh
răng hay xà phòng bôi lên vết bỏng. Các chất này sẽ dính vào vết thương, gây
đau đớn cho nạn nhân và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Không được dùng trà hoặc xút bôi
vào vết bỏng. Nhiều người lầm tưởng các chất này có tác dụng trung hòa
axit, thật ra khi bôi vào vết thương sẽ gây ra nhiều phản ứng hóa học khiến
phỏng nặng thêm.
- Hóa chất hoặc axit bắn vào mắt rất
nguy hiểm vừa gây đau đớn, hoảng loạn cho người bị nạn. Việc đầu tiên cần
làm là trấn tĩnh nạn nhân. Dặn họ tuyệt đối không được dụi mắt vì có thể gây
tổn thương thêm, tăng nguy cơ mù lòa. Nếu nạn nhân có đeo kính áp tròng
thì tháo ra ngay. Không cho bất kỳ thứ gì vào mắt,
ngoại trừ nước hoặc nước muối sinh lý để rửa. Nếu
có thể, hãy dìu họ đến vòi
nước và ghé mắt vào cho vòi nước chảy nhẹ liên tục trong ít nhất là 15 phút,
sau đó chuyển đến bệnh viện gần nhất.
- Khi sơ cứu cho trẻ em bị axit dính
vào mắt, bạn hãy phun nhẹ nước lên trán ở bên mắt bị dính hóa chất hoặc chỗ
sống mũi giữa hai mắt. Lúc đó đặt bé ở tư thế nằm trong bồn tắm hoặc ngửa đầu
vào bồn rửa. Nhớ rửa ít nhất 20 phút cho dù bằng cách
nào.
Minh
Đức - Thi Trân
Axit hủy hoại cơ thể con người ra sao
Axit tác động rất nhanh đến da, tiếp
xúc chưa đầy 5 giây đã khiến nạn nhân bị bỏng nặng, nếu không được sơ
cứu kịp thời, chất này sẽ tiếp tục làm cháy da, ăn vào xương và các
bộ phận khác.
Cơ thể biến dạng của
các nạn nhân một vụ tạt axit. Ảnh: News.
|
Tại Việt Nam và rất nhiều nước trên
thế giới, các vụ trả thù, đánh ghen bằng hình thức tạt axit là vấn nạn
nhức nhối nhưng chưa có giải pháp thực sự hiệu quả nhằm bảo vệ và chăm sóc
tốt cho nạn nhân. Họ phải
sống hàng ngày trong sự đau đớn, giày vò cả về thể xác và tinh thần. Tổn thương này không
chỉ của riêng cá nhân mà của cả gia đình và xã hội.
Một thí nghiệm nhỏ được các nhà khoa
học thực hiện gần đây cho thấy axit có thể gây tổn thương trên
da chỉ trong vòng 5 giây. Quan sát cho thấy phản ứng của axit đốt cháy mô rất
nhanh, nếu đốt qua lớp màng đáy (lớp sản sinh ra phần da che phủ bề mặt) thì
chắc chắn sẽ để lại sẹo dù chỉ diễn ra trong tích tắc. Nếu chậm trễ hơn
axit sẽ vượt qua màng đáy, ăn vào phần cơ và gân gây ra tình trạng bỏng
nặng co rút, nếu sâu hơn sẽ hủy hoại cả xương, khớp dẫn đến tàn phế
suốt đời.
Các nhà nghiên cứu lý giải: Sở
dĩ axit có khả năng gây bỏng cơ thể con người bởi nó phản ứng
với các protein có trong tóc, móng chân, móng tay, da… Khi tiếp xúc với da,
axit làm ngưng kết các protein của mô và hút nước của tế bào. Chúng cũng hóa
hợp với protein tạo thành protein axit, các protein này vẫn mang tính axit
và tiếp tục gây phỏng sâu. Quá trình ấy làm biến hoại các liên kết peptid, lắng
đọng tổ chức keo, protein mô bị kết tủa hoàn toàn, mô collagen được thay thấy bằng mô xơ, mô hoại tử. Nồng
độ axit càng đặc, thời gian tiếp xúc càng dài thì bỏng và hoại tử càng nặng và sâu, khả
năng hồi phục gần như bằng không.
Có thể phân biệt được một số vết
bỏng do các loại axit khác nhau gây nên dựa vào hình dạng vết thương. Axit
sunfuric làm da bị xám màu rồi chuyển sang màu nâu, vảy kết khô chắc, lõm hơn so
với da lành. Axit nitric gây vết
thương màu vàng rồi chuyển sang sẫm. Axit clohidric tạo vết thương có màu vàng
nâu. Axit đậm đặc, nhất là axit sunfuric đặc rất háo nước sẽ nhanh chóng hút
nước của sụn, ngưng kết lõi protein bên trong và phá hủy sụn hoàn toàn, gây
biến dạng bộ phận tiếp xúc. Tất cả nạn nhân
sau khi lành vết thương đều bị sẹo
lồi, sẹo co kéo, đặc biệt ở trẻ em.
Hiện nay có nhiều biện pháp chữa trị
nhằm tái tạo làn da bị bỏng do axit. Tuy nhiên nếu vết bỏng sâu thì dù có
tái tạo vẫn khó phục hồi được như ban đầu. Ở mặt có cấu trúc da rất
mỏng lại giàu collagen nên rất nhạy cảm, khi bị bỏng dù nhẹ cũng có
thể để lại sẹo và co rút mạnh. Lớp sụn ở tai, mũi có thành phần chính là
nước, protein và collagen nên khi tiếp xúc với axit có thể gây điếc, mũi teo
tóp, biến dạng, lỗ mũi đóng kín hoàn toàn. Lúc này, việc ăn uống, sinh hoạt vô
cùng khó khăn. Nếu axit rơi trực tiếp vào mắt sẽ gây bỏng võng mạc, nguy
cơ mù lòa rất cao. Nếu bị tạt axit đậm đặc vào phần đầu có thể gây bỏng sâu, ăn
mòn và phá hủy một phần hộp sọ, tóc biến mất và phần da đầu chỗ đó không bao
giờ mọc lại nữa.
Trên thực tế kẻ tạt axit để trả thù
trong các vụ ghen tuông thường nhắm vào gương mặt để hủy hoại dung nhan
khiến nạn nhân đau khổ suốt phần đời còn lại. Thống kê cho thấy tỷ
lệ các vụ tạt axit vào mặt khiến cho dung nhan hủy hoại, mù
mắt cao hơn rất nhiều so với các bộ phận khác.
Các nhà nghiên cứu cũng tính đến một
giả thuyết khi nạn nhân vô tình hít phải hơi axit đậm đặc trong quá trình bị
bỏng trực tiếp do axit. Hơi này gây tổn thương đường hô hấp, nếu nồng độ cao có
thể gây phù phổi, thậm chí tử vong. Nếu uống hay nuốt phải các axit mạnh
như axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric (HNO3), đi tới đâu chúng sẽ phá hủy bộ
phận cơ thể tương ứng tới đấy bởi 2 loại axit này rất háo
nước, sẽ hút sạch nước, làm ngưng kết
lõi protein từ vòm họng cho tới thực quản, dạ dày…
Chính cơ chế gây phỏng phức tạp
nên nạn nhân của các vụ tạt axit phải trải qua rất nhiều cuộc phẫu
thuật để tái tạo da. Tất cả trường hợp bỏng nặng phải áp dụng vật lý trị
liệu để đảm bảo những vùng da bị hủy hoại không làm ảnh hưởng đến các bộ phận
khác trên cơ thể.
Minh Đức
- Thi Trân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét