Bác Sĩ Nguyễn
Ý Ðức
Trước khi nói về giá trị
làm đẹp của mỹ
phẩm stem cells, tưởng
cũng nên tìm hiểu
stem cells là gì.
Stem là phần giữa
chính của một cây thảo,
cây bụi hoặc cây gỗ
từ rễ
mọc lên, gọi là thân cây. Từ
thân, lá và hoa mọc ra.
Stem cũng có nghĩa là cái cuống
của lá hoặc hoa quả,
nối với
thân hoặc cành.
Cell là tế bào,
đơn vị nhỏ
nhất của một
chất sống có một
hạt nhân.
Với cơ thể
con người, Stem cells “ tế bào gốc”
, là những tế
bào chưa phân biệt, có thể
phân hóa ra cả hàng trăm loại
tế bào, để tạo
thành các cơ quan bộ phận
khác nhau, như tim, phổi, thận,
não...
Có 2 loại tế bào
gốc:
1. Tế bào gốc
từ phôi (embryonic stem cells)
Phôi là sản phẩm của
sự kết hợp
giữa tinh trùng và trứng nữ
ở tử cung trong 8 tuần
lễ, phát triển
đầu tiên.
Trong phôi có một nhóm tế
bào gọi là: tế bào gốc
stem cells, có khả năng tạo
ra tế bào của tất
cả các bộ phận
trong cơ thể.
Tiếc thay, chúng chỉ tồn
tại trong dăm ngày
ở phôi, và cũng thấy
có trong máu ở cuống rốn.
Khi tách ra từ phôi, nuôi dưỡng
trong phòng thí nghiệm, các tế bào
này vẫn có thể phân bào, và vẫn
có khả năng tạo
ra cả trăm loại
tế bào trưởng thành khác nhau, cho
các bộ phận cơ
thể.
Do đó chúng
được mệnh danh là: “tế
bào gốc
đa năng” pluripotent stem cells.
2. Tế bào gốc
người lớn, non-embryonic “somatic” hoặc
“adult” stem cells
Ðây là những tế
bào hiện diện trong
đa số bộ
phận cơ thể
người lớn, trẻ
em và thai nhi, như là trong máu, não bộ, ruột,
da, với khả năng
được
định trước.
Chúng có thể tạo
ra tế bào của bộ
phận
đó, như là tế
bào trong máu tạo ra hồng hoặc
bạch huyết cầu,
trong da tạo ra tế bào da, chứ
không tạo ra các tế bào khác của
cơ thể.
Mới
đây, các khoa học gia còn tìm thấy
tế bào gốc người
lớn trong nhau thai và cuống rốn
thai nhi.
Khác với phôi tế
bào gốc, tế bào gốc
người lớn không nuôi dưỡng
trong phòng thí nghiệm
được.
Các khoa học gia cũng
đã tìm cách tạo ra một
loại tế bào gốc
gọi là
iPS induced pluripotent stem cell.
Họ lấy bất
cứ tế bào nào từ
người lớn hoặc
trẻ em, “phù phép” nhân di truyền, biến
chúng thành loại tế bào tương
tự phôi tế bào gốc,
có khả năng tạo
ra bất cứ loại
tế bào nào trong cơ thể.
Tuy nhiên
đây mới chỉ
là kết quả sơ
khởi, chưa
được áp dụng trong thực
tế.
Vì phôi tế bào gốc
có khả năng tạo
ra bất cứ loại
tế bào nào trong cơ thể,
cho nên các nhà khoa học suy luận là: có thể
cấy tế bào gốc
vào một bộ phận
đang bị tổn
thương .
Tế bào
đa năng này sẽ
tạo ra một loạt
tế bào mới của
bộ phận
đó. Sau khi
ổn
định, phát triển, chúng sẽ
thay thế các tế bào tổn
thương, để làm nhiệm
vụ của bộ
phận
đó.
Chẳng hạn,
khi tuyến tụy bị
bệnh, không sản xuất
được insulin
để duy trì
đường huyết bình thường,
thì, nếu
được cấy phôi bào gốc,
tụy tạng sẽ
hồi phục, lại
tiếp tục sản
xuất ra insulin.
Áp dụng phôi tế
bào gốc trong trị bệnh
hiện nay
đang còn trong vòng nghiên cứu, thử
nghiệm .
Trên nguyên tắc, trị
liệu này
được cho là có thể áp dụng
để chữa nhiều
loại bệnh như:
bệnh tiểu
đường, bệnh Parkinson, Alzheimer, thương
tích thần kinh...
Tuy nhiên, con
đường nghiên cứu từ
phòng thí nghiệm tới bệnh
viện
điều trị
là một con
đường dài, còn nhiều việc
phải làm.
Trước khi áp dụng
vào bệnh của con người,
các khoa học gia phải nuôi dưỡng
một loại tế
bào thích hợp, tìm cách thử nghiệm
các tế bào này, bảo
đảm là an toàn
ở súc vật, trước
khi dùng thử
ở một số
bệnh nhân tình nguyện. Nếu
thấy hoàn toàn safe thì mới mang ra áp dụng
rộng rãi.
Vả lại, ghép
tế bào gốc không giống
như uống mấy
chục viên dược phẩm.
Ta có thể ngưng thuốc
khi có tác dụng ngoại ý, hóa chất
sẽ phai nhạt dần,
nhưng khi nhận stem cells, thì chúng vẫn
hiện diện trong cơ
thể, và
ảnh hưởng sẽ
kéo dài suốt
đời.
Ấy là chưa kể
hệ miễn dịch
người nhận còn phản
ứng, không chấp nhận
“sống chung” với tế
bào mới, dù tế bào gốc
này, có thể là ân nhân cứu mạng,
hoặc tế bào gốc
cũng có khả năng
kích thích tạo ra mô bào, u bướu không muốn
có.
Lại còn vấn
nạn lấy
đâu ra tế bào gốc
đa năng.
Ở phôi
ư
?
Lấy từ phôi
sẽ hủy hoại
phôi đó, trái với luật
pháp và đạo
đức, vì phôi cũng
được coi như có sự
sống như con người.
Vậy mà trên internet
đã có cả
tram, cả ngàn
địa chỉ quảng
cáo, chữa bằng stem cells cho vô số
bệnh như: Alzheimer, chấn
thương não, ung thư, tiểu
đường, Parkinson, viêm khớp, bệnh
thận, stroke, thậm chí cả
trong lãnh vực cải thiện
sắc
đẹp con người.
Trong danh sách này, cơ quan FDA chỉ
mới chấp thuận
cho phép chuyển ghép stem cells từ tủy
xương, để
điều trị
ung thư máu bạch cầu
leukemia.
Lập trường
của FDA là chỉ chấp
nhận khi nào chuyển ghép stem cells
được chứng minh là công hiệu
và an toàn cho bệnh nhân.
Hoặc các phương
thức
đang
được nghiên cứu,
đã xin phép, và
đã
được FDA chấp thuận
cho tiếp tục nghiên cứu.
Tại Hoa Kỳ,
FDA có trách nhiệm
điều hòa kiểm
soát tất cả các phương
tiện dùng
để trị bệnh,
từ dược phẩm
tới dụng cụ
y khoa, kỹ thuật trị
liệu.
Trên
đây là nói về stem cell trong việc
điều trị
bệnh, con
đường
đi tới cụ
thể cũng còn hơi
dài, có khi phải chờ cả
vài chục năm nữa.
Khoa học là vậy.
Chậm nhưng chắc.
Ấy vậy mà
đôi khi còn xảy ra những
rủi ro, những hậu
quả không
ước
định
được trước.
Còn stem cells trong mỹ phẩm
thì sao ?
Ðây là một
đề tài
đang
được thảo luận
rộng rãi khắp nơi,
vì trong thập niên vừa qua, danh từ
stem cells đã trở thành một
nhóm chữ có tính cách kỹ thuật,
chuyên môn thời thượng, trong kỹ
nghệ sản xuất
mỹ phẩm.
Stem cells xuất hiện
trong tên của sản phẩm,
trong danh sách thành phần, cũng như
lời “khuyến thị”
khoe công dụng của mỹ
phẩm.
Stem cells
được các nhà sản xuất
mỹ phẩm “phong” cho là lý tưởng
để chống lại
sự hóa già của lớp
da.
Sản phẩm
từ stem cells
được nói gần nói xa, là có thể
kích thích để da tạo ra lớp
da non, và đảo ngược hiện
tượng nhăn da.
Mà da nhăn là mối
ưu tư lớn
của con người, là chỉ
dấu của sự
già nua, là không còn vẻ
đẹp mịn màng mũm
mĩm tươi trẻ
của thời kỳ
nam thanh nữ tú.
Và những người
ưu tư
đó vội vàng
đi tìm thuốc tiên, tẩy
xóa vết nhăn trên mặt,
trên bụng, trên
đôi bàn tay gầy guộc,
khô cằn.
Cosmetic stem cells ra
đời, qua kỹ thuật
stem cells technology, và trở thành một kỹ
nghệ lớn, với
lợi nhuận thương
mại cả nhiều
chục tỷ mỹ
kim.
Tranh luận về
thực hư, lợi
hại của cosmetic stem cells, giữa
các nhà sản xuất mỹ
phẩm cũng như
giới tiêu thụ và khoa học
gia chắc còn kéo dài.
Ðọc hết nội
dung các thảo luận này có khi mình lại
hóa già trước khi có sự “đồng
thuận” từ các phía.
Người viết
chỉ xin gửi tới
bà con mấy ý kiến
đáng suy nghĩ, liên quan tới
chuyện dài cosmetic stem cells.
Trên
đây, có nói stem cell technology là vì, theo các nhà chuyên môn, mỹ phẩm
không chứa stem cells con người, hoặc
stem cells thực vật, mà chỉ
dựa vào kỹ thuật
nghiên cứu công dụng của
phôi tế bào gốc.
Vì,
để sống sót và hoạt
động
được, theo Giáo Sư Bác Sĩ
Jorg Gerlach, Ðại học Pittsburgh, stem cells cần
được nuôi dưỡng bởi
máu trong cơ thể, hoặc
với một chất
dinh dưỡng
đặc biệt, chứ
không phải là bắt một
nhúm stem cells bỏ vào một lọ
dung dịch nào
đó, tung ra thị trường
để người mua thoa bôi khơi
khơi lên da là da hết nhăn.
Vì chúng
đã chết hết
rồi.
Stem cells là tế bào sống,
sẽ mau chóng bị tiêu hủy
trong môi trường
ẩm hoặc serum. Hơn
nữa, cấu tạo
của da rất kiên cố,
đâu có thể
để vật lạ
xâm nhập dễ dàng như
vậy.
Như vậy,
theo các nhà chuyên môn, cosmetic stem cells trong mỹ phẩm da có thể
được hiểu là:
1- Không có stem cells từ con người
mà có thể là từ thực
vật.
2- Các stem cells thực vật
được lấy ra từ
thân (stem) của thảo mộc,
do đó chữ stem trong tế
bào thảo mộc không
đồng nghĩa với
chữ stem cells trong cơ thể
con người.
3- Ðây không phải là tế
bào thực thụ mà chỉ
là nước, triết từ
các tế bào thực vật,
được ép lấy ra, rồi
chế biến, cho vào mỹ
phẩm.
Bác sĩ bệnh
ngoài da Fredric Brandt cũng
đồng ý là :
- Không có tế bào gốc
trong bất cứ mỹ
phẩm nào, mà chỉ là những
chất
đạm và yếu tố
tăng trưởng mà các stem cells thực
vật sản xuất.
Stem cells phải còn sự
sống thì mới hoạt
động
được như một
stem cells, chứ khi
đã
được thêm vào dung dịch mỹ
phẩm, thì chúng
đã chết ngỏm
củ tỏi rồi,
đâu còn hoạt
động
được nữa.
Nhiều nhận
xét khác cho hay, plant stem cells từ táo, dưa hấu,
gạo, làm sao mà kích thích
được tế bào gốc
trên da con người.
Tuy nhiên vì chúng từ thảo
mộc mà ra, chúng có thể có vài tác dụng
như: các chất antioxidant, nhưng
giá cả lại quá mắc
so với thực phẩm
ta dùng hàng ngày.
Hơn nữa chắc
nhiều người cũng
không muốn da mình hấp thụ
những tế bào lấy
ra từ táo, từ dưa.
Ngoài ra, plant stem cells hoạt
động khác với human stem cells, không dễ
gì mà đưa plant cells vào cơ thể
con người, để rồi
hoạt
động chung với tế
bào người.
Ðôi bên xa lạ, sẽ
uýnh nhau chí tử.
Tiến Sĩ Bruno
Bernard, một giám
đốc của công ty mỹ
phẩm Lancome, Pháp, chân thật thừa
nhận rằng: kem da “Absolue” do công ty Lancome sản
xuất, không có stem cells, mà chỉ là nước
triết táo
được kỹ thuật
stem cells, chế biến thành mỹ
phẩm. Khi bôi thoa, dung dịch này thay
đổi môi trường chung quanh stem cells
ở da, khiến chúng linh
động hơn, trong việc
tạo ra tế bào mới,
nhờ
đó da nom trẻ trung,
đầy
đặn hơn.
Nghe cũng xuôi tai, vì mỹ
phẩm thường
đều mong muốn
đạt
được công dụng như
vậy, là
đã thỏa
mãn ước muốn của
giới tiêu thụ
có nhu cầu làm
đẹp rồi.
Vì, theo FDA, mỹ phẩm
chỉ là những sản
phẩm
được thoa, xịt, lên một
nơi nào
đó của cơ
thể, để lau sạch,
làm đẹp, tạo ra sự
hấp dẫn, hoặc
thay đổi diện mạo
bên ngoài mà thôi.
Và cuối cùng xin mời bà con
đọc ý kiến
của nữ tác giả
và nhà nghiên cứu về mỹ
phẩm Hoa Kỳ Paula Begoun, người
được mệnh danh trên khắp
thế giới là “Cosmetic Cop- Sen Ðầm
Mỹ Phẩm”
như sau:
“Các công ty mỹ phẩm
đều quả quyết
là họ
đã lấy ra từ
plant stem cells nhiều chất như
peptides, biến chúng trở nên
ổn
định, để
có thể hành
động y như stem cells, và có
ảnh hưởng lên tế
bào gốc người lớn
có sẵn trong da.
Ðây là
điều không tưởng
bởi vì stem cells phải toàn vẹn
để có thể hoạt
động bình thường.
Dùng peptides hoặc chất
liệu khác
để tác dụng lên stem cells trong da,
đang
được nghiên cứu, nhưng
cho tới nay các khoa học gia còn
đang vò
đầu tìm hiểu làm sao thực
hiện
được một cách an toàn.
Hiện nay, chưa có một
công bố nghiên cứu khoa học
chân chính nào kết luận là các chất
triết từ stem cells thực
vật có thể tác
động lên stem cells trong da con người”.
Có người cho là các ý kiến này có vẻ
hơi khắt khe thì phải.
Vì, dù không tác động lên tế bào gốc
trong cơ thể, nhưng
nếu thực sự
công hiệu và
đủ an toàn, để
tô điểm làm
đẹp
được diện mạo
bề ngoài (?) của cơ
thể, thì người tiêu thụ
cũng cảm thấy
OK rồi. Có phải không, thưa
bà con cô bác.
(H.Phi chuyển)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét