Xảy ra cách đây 3 năm, siêu vụ nổ trên không của thiên thạch Chelyabinsk tại Tây Nam nước Nga được xem là vụ va chạm lớn nhất trong vòng hơn 100 năm của nước này.
Siêu vụ nổ trên không Chelyabinsk: Vật thể lớn nhất va chạm vào Trái Đất trong vòng hơn 100 năm
Lao về hướng Trái Đất với vận tốc 54.000
km/giờ, gấp 44 lần vận tốc âm thanh (vận tốc âm thanh trong không khí
là 1.236 km/giờ), thiên thạch nặng xấp xỉ 10.000 tấn này đã gây nên vụ nổ trên không kinh hoàng trên bầu trời vùng Urals, nước Nga cách đây chỉ mới 3 năm.
Kể từ sau khi Sự kiện Tunguska
xảy ra năm 1908 tại vùng tự trị Evenk, Siberi (thuộc Nga hiện nay), vụ
nổ của thiên thạch Chelyabinsk đánh dấu là vật thể lớn nhất từng va chạm
vào Trái Đất trong vòng hơn 100 năm qua (tính đến năm 2016) của Nga.
Do vụ nổ xảy ra trên bầu trời tỉnh Chelyabinsk, nên các nhà khoa học đã gọi nó với các tên như sao băng Chelyabinsk, vụ nổ thiên thạch Chelyabinsk, sự kiện Chelyabinsk.
Sự việc xảy ra như thế nào?
Rạng sáng ngày 15/2/2013, người
dân tỉnh Chelyabinsk vừa thức giấc sau một đêm yên bình thì bỗng nhiên
họ nghe thấy một tiếng nổ đinh tai, kèm theo đó là hình ảnh khủng khiếp
của một quả cầu lửa khổng lồ trên không trung, cách mặt đất 20km.
Đường đi của Chelyabinsk trước khi phát nổ. Đồ họa: Wikipedia.
Chỉ một khoảnh khắc kinh hoàng sau vụ
nổ, ít nhất 6 thành phố của Nga bị ảnh hưởng nặng nề bởi sức công phá
tương đương 500.000 tấn thuốc nổ TNT của thiên thạch này gây nên.
Tổng hơn 1.500 người bị thương (rất may
không có báo cáo người tử vong), gần 3.000 ngôi nhà bị hư hại. Tất cả
các cửa bằng kính trong thành phố Chelyabinsk bị sóng chấn động làm vỡ
vụn. Ước tính thiệt hại về của lên tới 30 triệu USD.
Toàn bộ cửa kính trong thành phố Chelyabinsk bị sóng chấn động làm vỡ vụn. Ảnh cắt từ video.
Theo các chuyên gia của NASA, sau vụ nổ
của thiên thạch có đường kính 17m, nặng gần 10.000 tấn này (nặng hơn
tháp Eiffel Tower), bụi và khí nóng của nó bao trùm một vùng không gian
đường kính 26,2 km.
Năng lượng mà nó giải phóng sau khi nổ là 500.000 tấn thuốc nổ TNT, gấp 30 lần so với sức mạnh của quả bom nguyên tử mà Mỹ từng thả xuống Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945.
So với vụ thử nghiệm bom H đầu tiên của
Triều Tiên ngày 6/1/2015 tại khu vực Punggye-ri (ước tính có sức công
phá trên 10 kiloton), thì đương lượng nổ của Chelyabinsk gấp 50 lần.
Cũng theo NASA, quả siêu cầu lửa
Chelyabinsk có ánh sáng còn mạnh hơn cả Mặt Trời. Quầng sáng này có thể
gây cháy da hoàn toàn cho bất cứ ai đứng quá gần nó.
Hình ảnh bụi khí chuyển động (màu đỏ) trên bầu khí quyển sau 4 ngày thiên thạch Chelyabinsk phát nổ. Ảnh: NASA.
Sau vụ nổ kinh hoàng, thiên thạch "mẹ"
đã vị vỡ ra thành 7 vẫn thạch "con", gây ra đám mưa thiên thạch trên bầu
trời các tỉnh Chelyabinsk, Tyumen, Kurgan, Sverdlovsk và nhiều nơi ven
dãy núi Urals.
Trong đó 2 vẫn thạch đã nổ tan tành trên
không trung trước khi rơi xuống bề mặt Trái Đất. Ánh sáng của chúng đủ
sáng để tạo ra bóng (râm) trên vùng trời tại Chelyabinsk.
5 vẫn thạch còn lại đã "hạ cánh" xuống mặt đất, một trong số đó nặng 650kg, đã rơi xuống đáy hồ Chebarkul, phía nam dãy Urals.
Thiên thạch rơi xuống hồ
Chebarkul thuộc tỉnh Chelyabinsk, tạo ra một miệng hố rộng 6 mét trên
lớp băng bao phủ. Ảnh: Universetoday.
Tính đến năm 2013, nước Nga đã phải "đón
tiếp" nhiều "vị khách vũ trụ không mời mà đến" này. Trong đó bao gồm:
Sự kiện Tunguska nổ trên bầu trời Siberia năm 1908, Tsarёvsky năm 1922,
Sikhote-Alin năm 1947, Vitim năm 2002.
Những nghi vấn xoay quanh vụ nổ Chelyabinsk
Theo dự báo của các cơ quan vũ trụ tại Nga, Mỹ, vào ngày 15/2/2013, một thiên thạch có tên 2912 DA14 sẽ bay ngang qua Trái Đất.
Thế nhưng, thay vì chứng kiến thiên
thạch này bay ngang qua hành tinh của chúng ta, thiên thạch Chelyabinsk
lại phát nổ khổng lồ trên không trung, gây thiệt hại cho cả người và
của, mà trước đó người dân Nga không hề được cảnh báo trước.
Nhiều người đặt câu hỏi liệu 2912 DA14 có liên quan đến thảm họa trên không này hay không?
Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu, thiên thạch 2912 DA14 không có bất cứ liên quan gì đến vụ nổ thiên thạch Chelyabinsk.
Bởi, theo hướng đi của Chelyabinsk là từ Đông sang Tây, trong khi thiên thạch 2912 DA14 di chuyển từ Bắc xuống Nam.
Hiện nay, các nhà khoa học Nga đang tiến
hành vớt các vẫn thạch còn lại nhằm nghiên cứu về nguồn gốc cũng như
nguyên nhân của vụ nổ kinh hoàng trên không này.
Theo các nhà khoa học, thiên thạch là một trong những nguy cơ rất lớn gây nên sự diệt vong của Trái Đất và loài người.
NASA cho biết, trong vòng hơn 20 năm
qua, có khoảng 600 mảnh thiên thạch lớn nhỏ khác nhau có hướng lao về
Trái Đất của chúng ta. Tuy nhiên, do bị ma sát với không khí và không đủ
lớn để xuyên qua bầu khí quyển dày đặc nên con người chúng ta vẫn an
toàn.
Theo thống kê của NASA, có hơn 30.000 thiên thạch đang trôi nổi gần Trái đất, trong đó có 1.600 thiên thạch có nguy cơ đe dọa hành tinh của chúng ta rất cao.
Sự kiện thiên thạch nặng gần 10.000 tấn
này phát nổ dữ dội trên không trung, cách mặt đất 20km, đã gây thiệt hại
không hề nhỏ như thế, thì việc Trái Đất còn phải chịu những "vị khách
không mời mà đến" này với sức hủy diệt lớn hơn là "kịch bản" mà chúng ta
phải nghĩ tới.
So sánh với Sự kiện Tunguska
Với sức công phá tương đương từ 10 đến 15 triệu tấn thuốc nổ TNT, Sự
kiện Tunguska xảy ra cách đây 108 năm tại Siberia cũng là 1 trong số
những siêu vụ nổ trên không từng xảy ra tại Nga.
Hình ảnh phục dựng của siêu vụ nổ trên không Tunguska (1908). Ảnh: Internet.
Vị trí địa điểm của 2 vụ nổ trên không tại Nga. Ảnh: Google Earth.
Dưới đây là bảng so sánh giữa vụ nổ thiên thạch Chelyabinsk và siêu vụ nổ trên không Tunguska:
Bảng so sánh giữa 2 siêu vụ nổ trên không từng xảy ra tại Nga. Thực hiện: Soha News.
Vụ thiên thạch Chelyabinsk nổ ở Nga.
theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét