Xã trưởng Lê Tự Tài, người chủ trương lập chợ này vào cuối thế kỷ XIX. Có lẽ việc đổi tên từ Xã Tài sang Phú Nhuận này là do có người cho rằng những viên chức dưới thời Pháp thuộc thực chất là những công cụ của thực dân.Pháp
Ở bên đường Nguyễn Trãi, phường 11,
quận 5 có chợ Xã Tây, được xây vào năm 1925. Phải chăng có ông xã trưởng
tên Tây, giống như Xã Tài, có công lập nên chợ này? Bạn đã lầm to! Xã
Tây là tên tòa đô chính, ở đây là của thành phố Chợ Lớn, do chợ ở cạnh
cơ quan đó.
Giữa TP HCM lớn nhất nước này, ban ngày ban mặt vẫn còn xuất hiện nhiều thú rừng, trong đó có loại rất hung dữ như cá sấu, chó sói, bò rừng, hươu, nai, voi, cọp... Nếu không tin, xin mời bạn theo chân chúng tôi.
Về Hóc Môn, ta sẽ gặp rạch Sấu ở xã Nhị Bình, chợ Bàu Nai ở xã Đông Hưng Thuận. Xuống Bình Chánh, chúng ta sẽ thấy Bàu Sấu ở xã Đa Phước, rạch Hóc Hươu ở xã Quy Đức. Lên Củ Chi, chúng ta gặp ngay rạch Chòm Sấu, kinh Hố Bò (bò rừng). Xuống Cần Giờ, ta sẽ đi qua ba con rạch Sấu ở ba xã Cần Thạnh, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp. Đi ngang xã Long Hòa, có thể ta sẽ nghe tiếng chó sói kêu lớn ở ngã ba Chó Tru. Qua Bình Thạnh, ta gặp rạch Voi, láng Voi ở phường 3. Trở về trung tâm thành phố, bạn sẽ đối diện với Sở Cọp (sở thú)!
Địa danh mang thành tố Bà ở trước có đến 260 đơn vị. Có người trước đây cho rằng ở Sài Gòn ngày xưa có ông lãnh binh có năm bà vợ. Bà Hạt là người ông yêu thương nhất nên để bà ở trung tâm thành phố (quận 10). Còn người già nhất, đã hom hem, ổng đẩy về Bình Chánh, là Bà Hom. Một bà nữa hay ghen tuông, đánh lộn với các bà khác nên có lần bị đánh đến gãy tay, là Bà Quẹo. Còn Bà Chiểu, Bà Điểm thuộc loại đàn bà chấp nhận cuộc sống êm đềm, nhường nhịn nhau.
Thực ra, không phải như vậy. Ở Bình Chánh có rạch Bà Môn, ở Nhà Bè có rạch Bà Hói. Bà Môn, Bà Hói có dạng gốc trên bản đồ cổ là Bàu Môn, Bàu Hói. Cả hai yếu tố trong cặp địa danh này đều có vần tròn môi au, ôn, oi nên phải dị hóa bàu thành bà thì dễ phát âm hơn. Năm 1986, tại một ngã tư ở vùng Bà Hom vẫn còn một cái bàu ngâm hom tre để đánh tranh lợp nhà nên có thể bàu hom này là dạng gốc của Bà Hom ngày nay. Còn Bà Quẹo có một dạng gốc khác.
Con đường Nguyễn Thị Minh Khai và những con đường nối tiếp đường này qua vùng Bà Quẹo trước đây mang tên Thiên Lý Cù hay đường Sứ là để sứ thần Cao Miên đi sứ sang Sài Gòn giao hảo. Đến vùng Bà Quẹo thì con đường có một chỗ quẹo rất rõ và có thể chỗ này trước kia có một cái bàu nằm chỗ quẹo nên mang tên Bàu Quẹo, sau bị dị hóa thành Bà Quẹo.
Địa danh mang thành tố Ông ở trước tại TP HCM có tất cả 220 đơn vị. Một số địa danh mang thành tố Ong đã bị phát âm sai và viết chệch thành Ông. Rạch Ông Lớn, rạch Ông Nhỏ, chợ Rạch Ông, cầu Rạch Ông... là những ví dụ cụ thể.
Rạch Ông Lớn, rạch Ông Nhỏ được dịch sang chữ Hán trong các sách địa chí trước đây là những bằng chứng. Rạch Ong Lớn, rạch Ong Nhỏ được dịch thành Đại Phong giang, Tiểu Phong giang. “Phong” trong chữ Hán là “con ong”. Địa danh cầu Mật trên đường Phạm Thế Hiển cho chúng ta biết thêm rằng trước kia ông cha ta đã từng lấy mật ong trên các con rạch trên, đem ra bán gần cầu nên cầu này mang tên trên.
Sau cùng, xuống Cần Giờ, chúng ta sẽ gặp ba con sông, rạch và tắc mang tên Chàng Hảng. Có ai đang đứng chàng hảng ở giữa cánh đồng nên có các tên dung tục như thế? Thật ra, không phải vậy. Đây là cách đặt tên có hình tượng theo phương thức ẩn dụ: những dòng chảy lớn nào có hai nhánh nhỏ tẽ ra như hai ống chân người đứng giạng háng thì được người bình dân gán cho tên Chàng Hảng!
Lê Trung Hoa
Giữa TP HCM lớn nhất nước này, ban ngày ban mặt vẫn còn xuất hiện nhiều thú rừng, trong đó có loại rất hung dữ như cá sấu, chó sói, bò rừng, hươu, nai, voi, cọp... Nếu không tin, xin mời bạn theo chân chúng tôi.
Về Hóc Môn, ta sẽ gặp rạch Sấu ở xã Nhị Bình, chợ Bàu Nai ở xã Đông Hưng Thuận. Xuống Bình Chánh, chúng ta sẽ thấy Bàu Sấu ở xã Đa Phước, rạch Hóc Hươu ở xã Quy Đức. Lên Củ Chi, chúng ta gặp ngay rạch Chòm Sấu, kinh Hố Bò (bò rừng). Xuống Cần Giờ, ta sẽ đi qua ba con rạch Sấu ở ba xã Cần Thạnh, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp. Đi ngang xã Long Hòa, có thể ta sẽ nghe tiếng chó sói kêu lớn ở ngã ba Chó Tru. Qua Bình Thạnh, ta gặp rạch Voi, láng Voi ở phường 3. Trở về trung tâm thành phố, bạn sẽ đối diện với Sở Cọp (sở thú)!
Địa danh mang thành tố Bà ở trước có đến 260 đơn vị. Có người trước đây cho rằng ở Sài Gòn ngày xưa có ông lãnh binh có năm bà vợ. Bà Hạt là người ông yêu thương nhất nên để bà ở trung tâm thành phố (quận 10). Còn người già nhất, đã hom hem, ổng đẩy về Bình Chánh, là Bà Hom. Một bà nữa hay ghen tuông, đánh lộn với các bà khác nên có lần bị đánh đến gãy tay, là Bà Quẹo. Còn Bà Chiểu, Bà Điểm thuộc loại đàn bà chấp nhận cuộc sống êm đềm, nhường nhịn nhau.
Thực ra, không phải như vậy. Ở Bình Chánh có rạch Bà Môn, ở Nhà Bè có rạch Bà Hói. Bà Môn, Bà Hói có dạng gốc trên bản đồ cổ là Bàu Môn, Bàu Hói. Cả hai yếu tố trong cặp địa danh này đều có vần tròn môi au, ôn, oi nên phải dị hóa bàu thành bà thì dễ phát âm hơn. Năm 1986, tại một ngã tư ở vùng Bà Hom vẫn còn một cái bàu ngâm hom tre để đánh tranh lợp nhà nên có thể bàu hom này là dạng gốc của Bà Hom ngày nay. Còn Bà Quẹo có một dạng gốc khác.
Con đường Nguyễn Thị Minh Khai và những con đường nối tiếp đường này qua vùng Bà Quẹo trước đây mang tên Thiên Lý Cù hay đường Sứ là để sứ thần Cao Miên đi sứ sang Sài Gòn giao hảo. Đến vùng Bà Quẹo thì con đường có một chỗ quẹo rất rõ và có thể chỗ này trước kia có một cái bàu nằm chỗ quẹo nên mang tên Bàu Quẹo, sau bị dị hóa thành Bà Quẹo.
Địa danh mang thành tố Ông ở trước tại TP HCM có tất cả 220 đơn vị. Một số địa danh mang thành tố Ong đã bị phát âm sai và viết chệch thành Ông. Rạch Ông Lớn, rạch Ông Nhỏ, chợ Rạch Ông, cầu Rạch Ông... là những ví dụ cụ thể.
Rạch Ông Lớn, rạch Ông Nhỏ được dịch sang chữ Hán trong các sách địa chí trước đây là những bằng chứng. Rạch Ong Lớn, rạch Ong Nhỏ được dịch thành Đại Phong giang, Tiểu Phong giang. “Phong” trong chữ Hán là “con ong”. Địa danh cầu Mật trên đường Phạm Thế Hiển cho chúng ta biết thêm rằng trước kia ông cha ta đã từng lấy mật ong trên các con rạch trên, đem ra bán gần cầu nên cầu này mang tên trên.
Sau cùng, xuống Cần Giờ, chúng ta sẽ gặp ba con sông, rạch và tắc mang tên Chàng Hảng. Có ai đang đứng chàng hảng ở giữa cánh đồng nên có các tên dung tục như thế? Thật ra, không phải vậy. Đây là cách đặt tên có hình tượng theo phương thức ẩn dụ: những dòng chảy lớn nào có hai nhánh nhỏ tẽ ra như hai ống chân người đứng giạng háng thì được người bình dân gán cho tên Chàng Hảng!
Lê Trung Hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét