6 thg 4, 2016

Đơn giản hóa cuộc sống để kiểm soát cảm xúc lo lắng của bản thân

Bác sĩ trị liệu tâm lý Julie Larson đã đưa ra quan điểm: Khi chúng ta dành thời gian để nhìn vào tổng thể mọi thứ, thì chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy tự tin và có khả năng làm chủ hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày. (Bwei/iStock)
Bác sĩ trị liệu tâm lý Julie Larson đã đưa ra quan điểm: Khi chúng ta dành thời gian để nhìn vào tổng thể mọi thứ, thì chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy tự tin và có khả năng làm chủ hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày. (Bwei/iStock)
Hầu hết chúng ta đều đã từng trải qua cảm xúc lo lắng – đó là những lúc chúng ta thấy căng thẳng quá mức so với tình hình hiện tại và điều đó ảnh hưởng không tốt đến việc giải quyết những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt.
Tuy nhiên, cho dù lý trí của chúng ta có nhận thức được đi chăng nữa, thì việc xử lý được những cảm xúc này ngay lập tức tuyệt nhiên không hề dễ dàng.
Bác sĩ trị liệu tâm lý Julie Larson của Trung tâm YinOva nói rằng, hầu hết mọi người có thể kiểm soát cảm xúc lo lắng ở một mức độ nhất định, nó có thể là những việc nhỏ như lo lắng khi đến muộn một cuộc họp quan trọng, có quá nhiều việc phải làm trong thời hạn không rõ ràng; hay những việc lớn hơn như bị bệnh, cảm giác mong chờ một người bạn đời, hay những phiền muộn về tài chính. Tác giả đã thấy rằng bằng việc đơn giản hóa nhiều phương diện, chúng ta có thể huấn luyện chính mình trong việc giải quyết cảm xúc lo lắng để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu từ nó.
Julie Larson
Bà Julie Larson

Bà Julie Larson đã trả lời phỏng vấn với Epoch Times về vấn đề này.
Epoch Times: Bà có thể cho biết đơn giản hóa là gì?
Julie Larson: Đơn giản hóa ở đây không có nghĩa là nghỉ xả hơi hay ngưng làm việc. Đối với tôi, đơn giản hóa có nghĩa là phải đào sâu tìm hiểu và chỉ ra những giá trị, những quyền ưu tiên dùng để xác định chính bản thân mình và “cuộc sống tốt nhất” của mình. Điều này trở thành nền tảng khi bạn tập trung vào mục tiêu phía trước.
Khi bạn chấp nhận sự thật này, có thể bạn sẽ nhận ra rằng những việc bạn phải làm đôi lúc yêu cầu bạn bỏ qua sự mong đợi từ mọi người hay thậm chí cả những tiêu chuẩn mà bạn đã đặt ra cho bản thân, nếu như bạn cảm giác thấy chúng không đúng với bạn. Điều đó có thể đồng nghĩa với việc từ chối những nhiệm vụ nằm ngoài vai trò ưu tiên của bạn. Đơn giản hóa cũng có nghĩa là bảo vệ bản thân và lên tiếng đòi hỏi quyền lợi cho chính mình.
Đơn giản hóa thường yêu cầu bạn phải học kỹ năng buông bỏ mọi thứ và thử thách những giả định. Dựa vào những gì tôi quan sát trong văn phòng của mình: tôi cá rằng khi bạn trải qua một ngày chu toàn với sự dẫn dắt của những ý định mà bạn cho là đúng đắn và ý nghĩa, bạn sẽ thấy rằng bản thân như được tiếp thêm năng lượng và trở nên vui vẻ hơn. Nguồn năng lượng này có thể có tác dụng làm bản thân hài lòng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
Epoch Times: Vậy chúng ta phải đơn giản hóa như thế nào để giảm thiểu sự lo lắng?
Chứng lo lắng tước đoạt khả năng hưởng thụ của chúng ta hoặc thậm chí có mặt trong thời điểm này. (Siphotography/iStock)
Chứng lo lắng tước đoạt khả năng hưởng thụ của chúng ta hoặc thậm chí lấy đi cả sự nhận thức về hiện tại. (Siphotography/iStock)
Larson: Trong văn phòng của tôi, tôi nghe thấy người ta phàn nàn về lịch trình bận rộn, những danh mục công việc dài cả mét, và cả những sự mong đợi quá cao từ mọi người xung quanh cũng như từ chính bản thân mình. Tất nhiên, tôi cũng không thấy lạ khi nghe về những đêm thức trắng và chứng lo lắng này.
Khi tôi nói về sự đơn giản hóa, đó là tôi muốn nói đến việc quay lại những điều cơ bản là chúng ta sống thế nào và xử lý những công việc thường ngày thế nào: cách chúng ta thở, cách chúng ta hạ mình vào những thời điểm áp đảo trong cuộc sống, cách chúng ta tạo ra những thói quen lành mạnh như ghi nhớ những giá trị quan trọng của cuộc sống, cách chúng ta chủ động tìm ra quan điểm bản thân, cách chúng ta tỉnh táo lựa chọn và sắp xếp thời gian hợp lý.
Epoch Times: Vậy tại sao quan điểm cá nhân lại quan trọng đối với việc đơn giản hóa cuộc sống?
Larson: Theo tôi thấy thì việc đơn giản hóa bao gồm quá trình tìm kiếm quan điểm của bản thân mình. Thường thì tốc độ làm việc một ngày hay tính cấp bách của những công việc mà chúng ta cho là phải hoàn thành lại đè nén lên những cơ hội để chúng ta có thể ngồi xuống thư giãn và giải phóng đầu óc. Khi chúng ta dành thời gian để nhìn vào tổng thể mọi thứ, thì chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy tự tin và có khả năng làm chủ hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày.
Epoch Times: Những cách nào giúp chúng ta có thể tìm được thêm quan điểm?
Larson: Quan điểm có rất nhiều sắc thái khác nhau. Quan điểm có thể là việc nhận biết công việc là gì đối với bản thân, cũng như việc nhận biết tình hình có thể khó hơn hay tệ hơn đến mức độ nào.
Quan điểm là sắp xếp lại những mong đợi của bản thân sao cho phù hợp với các giá trị và các ưu tiên của chính mình.
Quan điểm là phải biết lắng nghe với lòng trắc ẩn, phải làm mọi cách để hiểu nguyên do của từng người.
Quan điểm cũng có nghĩa là nghỉ ngơi đôi chút, thay đổi đồ dùng, và chú ý hơn vào những mặt khác của cuộc sống. Việc tìm kiếm quan điểm là một kỹ năng. Càng luyện tập nhiều và càng tạo dựng cơ sở tìm kiếm quan điểm, bạn sẽ càng trở nên đa sắc thái trong việc sử dụng quan điểm một cách ý nghĩa và có ích tại những thời điểm khó khăn.
Epoch Times: Chứng lo lắng cấp có thể để lại ảnh hưởng rất lâu kể cả sau khi cảm xúc đó đã qua đi. Bà có thể giải thích về hiện tượng này?
Quan điểm là phải biết lắng nghe với lòng trắc ẩn, phải làm mọi cách để hiểu nguyên do của từng người. (Shironosov/iStock)
Quan điểm là phải biết lắng nghe với lòng trắc ẩn, phải làm mọi cách để hiểu nguyên do của từng người. (Shironosov/iStock)

Larson: Chứng lo lắng tước đoạt khả năng hưởng thụ của chúng ta hoặc thậm chí lấy mất sự nhận thức về hiện tại. Khi chứng lo lắng trở nên cấp tính, nó có thể khiến con người cảm thấy khó chịu, bồn chồn, và dễ nổi cáu. Chứng lo lắng này còn lấy đi khả năng suy nghĩ thấu đáo. Hậu quả để lại có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ và hơn hết, nó để lại cho người ta cảm giác tội lỗi và hối hận không nguôi.
Epoch Times: Như vậy việc tìm được thêm quan điểm sẽ giúp giải quyết chứng lo lắng cấp như thế nào?
Larson: Nhận thức rõ trải nghiệm về chứng lo lắng là bước đầu tiên giúp chúng ta biết khi nào cần kích hoạt chế độ “tự chăm sóc bản thân”. Sau đó chúng ta có thể nuôi dưỡng những thói quen giúp chúng ta đơn giản hóa cuộc sống và loại bỏ những khoảng thời gian căng thẳng này.
Epoch Times: Bằng những cách nào chúng ta có thể tìm được quan điểm để giải quyết chứng lo lắng cấp?
Larson: Hãy đặt câu hỏi tư duy cấp bách như: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mình không làm xong việc này ngay bây giờ?” “Liệu điều mình lo lắng có xảy ra từ bây giờ cho đến khi mình trả lời được câu hỏi này không?” “Mình đã rơi vào trường hợp như thế này trước đây chưa? Mọi thứ hồi đó như thế nào?”. Trả lời những câu hỏi này có thể giúp bạn bắt đầu giảm bớt cường độ lo lắng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét