Chiều chuộng khiến trẻ lớn lên trở
thành những người chỉ quen đòi hỏi với lối sống ích kỉ. Làm sao có được sự cần
cù, chịu khó, kỷ luật ở những con người này.
Ngày xưa đất nước còn nghèo, cha mẹ
không thể thỏa mãn mọi nhu cầu của con. Đa phần con trẻ hiểu cảnh nghèo, sự vất
vả của cha mẹ, của người lớn nên chúng biết kìm nén bản thân, biết cảm thông
chia sẻ, biết phấn đấu vươn lên để thoát nghèo khổ.
Một số nhà giàu, nhà ít con nuông chiều nên con cái sinh hư. Thế nên mới có những câu, đại loại như “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”, “Có 5 có 10 (con) thì tốt, có 1 vô duyên”…
Một số nhà giàu, nhà ít con nuông chiều nên con cái sinh hư. Thế nên mới có những câu, đại loại như “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”, “Có 5 có 10 (con) thì tốt, có 1 vô duyên”…
Ngày nay, đất nước khá giả hơn,
nhiều người tự cho phép mình sống cuộc sống sung sướng, đôi khi vượt quá hoàn
cảnh. Vì vậy nên mới có hệ lụy. Một trong số đó là cách dạy dỗ, cưng chiều con
cái.
Một số quá lo cho con. Những định
hướng sai khiến con chỉ tập trung vào một vài hoạt động (ví dụ chỉ có học chữ,
hoặc là học thể thao…) mà bỏ qua các lĩnh vực khác khiến khi vào đời trẻ trở
thành những người thiên lệch, thiếu những kĩ năng sống thông thường (ngay cả kĩ
năng tự phục vụ).
Một số quá chiều chuộng khiến trẻ
lớn lên trở thành những người chỉ quen đòi hỏi với lối sống ích kỉ. Làm sao có
được sự cần cù, chịu khó, kỷ luật ở những con người này.
Ở Trung Quốc do chính sách sinh một
con khiến người ta quá nuông chiều con trẻ. Từ đó nảy sinh vấn đề “Hội chứng
con một”. Tương tự, vấn đề nảy sinh những thói xấu trong người Việt hiện nay có
lẽ nên hiểu là biểu hiện của “Hội chứng nuông chiều” .
Tôi cho rằng những cái xấu lan tràn,
phổ biến của người Việt hiện nay là không thể chối cãi. Ai không thấy được
những cái xấu đó thì chắc hẳn cũng là người xấu do thờ ơ, hoặc do thói quen tự
huyễn hoặc mà không nhận ra sự thật hiển nhiên và phổ biến.
Thế nhưng dù những cái xấu đó là phổ
biến, là tràn lan thì tôi vẫn không nghĩ đó là bản chất cố hữu của người Việt.
Nghĩ như thế không chỉ là sự tự hạ thấp dân tộc mình một cách vô lý mà còn tạo
cơ hội cho sự bao biện, chối bỏ trách nhiệm của các bậc cha mẹ, nhà trường, xã
hội trong việc hình thành những cái xấu của lớp trẻ, hình thành cái xấu trong
cộng đồng Việt Nam sau này.
Dân tộc ta cũng chỉ là một dân tộc
như hàng trăm dân tộc khác trên thế giới. Chúng ta có những cái mà các dân tộc
khác không có thì ngược lại các dân tộc khác cũng có những cái mà chúng ta
không có.
Còn những phẩm chất như cần cù, chịu
khó, thông minh, sáng tạo, nhân văn…là phẩm chất tốt, phẩm chất chủ đạo, cơ
bản, cốt lõi của mọi dân tộc chứ không phải của riêng người Việt.
Cái đó mới tạo nên sự đa dạng của
thế giới. Mỗi dân tộc đều có những cái để tự hào, để kiêu hãnh. Và những cái đó
đều là sản phẩm của lao động, của hy sinh, sáng tạo, của niềm kiêu hãnh dân
tộc.
Những cái xấu là những tất yếu nảy
sinh trong quá trình phát triển do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do những
tác động trong giáo dục nhân cách của cộng đồng mà ra. Trong đó, vai trò của
gia đình là không thể chối cãi.
Cho nên, thay vì trách cứ hay chờ
đợi phép màu, mỗi ngươi chúng ta hãy quan tâm đến con trẻ, để dạy cho chúng
thành những con người không có những thói xấu mà chúng ta đang trăn trở hôm
nay.
NGUYỄN ĐĂNG CHÚNG (VNEXPRESS)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét