Mỗi người có thói quen khác nhau, nhưng các bạn sẽ giật mình khi thấy chúng ta giống nhau một cách kỳ lạ.
Mỗi người đều có những thói quen của riêng mình, góp phần làm nên sự độc đáo của từng cá thể trên Trái đất này.
Nhưng cơ thể người vốn rất kỳ lạ - chắc bạn cũng biết rồi. Chính cái sự kỳ lạ này đã khiến 99% chúng ta mắc phải những thói quen rất quái dị mà có thể chính bản thân bạn cũng không nhận ra đâu.
1. Nhại lại giọng người khác
"Nhại" ở đây hoàn toàn không nhằm mục đích trêu trọc, mà là một thói quen trong vô thức của chúng ta. Thử để ý xem, mỗi khi nói chuyện, sẽ có một lúc nào đó bạn nhận ra mình đang mô phỏng lại những gì đối phương nói: từ cử chỉ, giọng nói, nét mặt, đến ngữ điệu và tốc độ nói.
Hiện
tượng này đã được khoa học giải thích, mang tên "hiệu ứng tắc kè hoa".
Theo các chuyên gia, đây thực chất là một lợi thế trong quá trình tiến
hoá của con người, khi giúp làm tăng thiện cảm của người đối diện với
bản thân.
Tuy
nhiên, hãy để mọi chuyện diễn ra tự nhiên. Vì nếu cố tình bắt chước
người khác, lúc đó sẽ giống như bạn đang trêu tức họ, và hậu quả thì...
hên xui.
2. Đồng ý đi nhưng cuối cùng lại không đến
Thử nhớ lại nào: bạn rủ bạn bè đi cafe ngay và luôn, nhưng câu trả lời sẽ là: để tối đi, để mai đi, để cuối tuần đi... Và rồi đến cuối tuần, cuộc hẹn đã đi vào dĩ vãng.
Đây thực sự là một thói quen rất xấu, nhưng cũng không nên trách họ làm gì vì có khi bản thân bạn cũng đang mắc phải thói quen này mà không để ý đâu. Và lỗi thì không thuộc về ai cả, vì đó là tâm lý trì hoãn ở con người.
Theo
như một nghiên cứu trên Bản tin về Tính cách và tâm lý xã hội (Mỹ), các
nhà khoa học đã yêu cầu một nhóm sinh viên đăng ký lịch học bổ túc. Kết
quả cho thấy những sinh viên này có xu hướng chọn thời lượng học nhiều
hơn nếu là đăng ký "cho kỳ sau", thay vì kỳ đang học. Tuy nhiên, đến khi
chỉ còn vài tuần nữa là bắt đầu, những sinh viên này lại cắt giảm thời
lượng xuống chỉ còn khoảng một nửa.
Các thí nghiệm khác cũng cho kết quả tương tự, tức là con người có xu hướng dễ dãi hơn với các lựa chọn trong tương lai.
Và cũng nhờ đó, các nhà khoa học đưa ra một phương pháp rất đơn giản để chấm dứt cái thói quen tương đối lầy lội và khó chịu này. Đó là trước mỗi cuộc hẹn, hãy thử tự hỏi bản thân xem bạn có muốn làm việc đó luôn và ngay không. Nếu không, tốt nhất là từ chối cho đỡ mất lòng nhau các chế ạ.
3. Kể những câu chuyện không phải của mình
Bạn đã bao giờ say sưa kể một câu chuyện mà bản thân rất tâm đắc, để rồi tẽn tò nhận ra cái người bạn đang nói chuyện cùng chính là người đã kể cho bạn câu chuyện đó?
Nếu có thì cũng yên tâm đi, nhiều người giống bạn lắm. Thậm chí khoa học còn có hẳn một tên riêng dành cho chuyện này: Cryptomnesia.
Cryptomnesia
thể tạm dịch là "ký ức ẩn giấu" - khi một phần ký ức đột nhiên biến
mất. Bạn sẽ vẫn nhớ được những thông tin đó vì nó gây ấn tượng mạnh đến
não bộ, nhưng tổng thế ký ức, bao gồm cả việc ai là người kể cho bạn thì
không nhớ ra.
Điều này dẫn đến tình cảnh bẽ bàng, khi chuyện thì kể như đúng rồi, trong khi thằng bạn ngồi nghe có một vẻ mặt rất thâm thúy mà không hiểu tại sao.
Nhìn
thì có vẻ vui vui, nhưng hãy cẩn thận đấy. Bởi sẽ có lúc bạn bị "đạo ý
tưởng" hoặc "đạo văn" mà không hề hay biết và hình phạt dành cho lỗi này
không hề nhẹ đâu.
4. Cười như đười ươi dù chẳng có gì đáng cười
Chắc đây là hoàn cảnh ai cũng từng kinh qua, khi tự nhiên bật cười thành tiếng dù đang trong một tình huống khá là căng thẳng, chẳng có gì đáng cười cả.
Nhưng tại sao lại xảy ra những tình huống như vậy? Để giải đáp điều này, chúng ta sẽ phải đến với thí nghiệm của Stanley Milgram - nhà tâm lý học nổi tiếng trong thế kỷ 20, đồng thời là người đã thực hiện thí nghiệm "sốc điện" rất kinh hoàng trong lịch sử loài người.
Cụ
thể hơn, Milgram đã cho một số ứng viên đóng vai người hỏi và người trả
lời, trong đó nếu trả lời sai, người hỏi sẽ phải bấm nút trừng phạt,
kích hoạt dòng điện mạnh 450V chạy qua nạn nhân.
Tất nhiên, chẳng có dòng điện nào cả, và người trả lời được yêu cầu phải diễn thật sâu, y như bị chích điện thật vậy. Nhưng người hỏi thì không biết điều đó, nên có thể nói họ trở nên vô cùng căng thẳng.
Vấn đề nằm trong báo cáo của Milgram - khi ông nhận thấy một số đối tượng tự nhiên bật cười khi thấy cảnh diễn viên kêu la đau đớn, dù họ không thấy sự kiện đó đáng cười một chút nào. Điều này chứng tỏ rằng tiếng cười đến từ một nơi hoàn toàn khác.
Và rồi trong những nghiên cứu sau này, các khoa học gia đã giải mã được. Theo Sophie Scott - nghiên cứu sinh thuộc ĐH London: "Con
người sử dụng tiếng cười để điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực hơn,
để giải quyết mâu thuẫn, khi xấu hổ, khi tức giận, và cả khi sợ hãi".
5. Chuyên gia trễ hẹn
Bạn có biết, không nhiều người có khả năng đúng giờ bẩm sinh mà hầu hết đều phải... trải qua tập luyện.
Và nguyên nhân khiến nhiều người có bản tính cao su một cách... lầy lội thực chất không hoàn toàn do lỗi của họ, mà vì một sai lầm hết sức phổ biến khi lên kế hoạch.
Những
người này thường đánh giá không đúng về mặt thời gian trước mỗi cuộc
hẹn. Thử lấy một ví dụ: bạn có một cuộc hẹn lúc 6h và bạn cần đi chợ nấu
cơm cho cả nhà. Đi mua đồ mất khoảng 5 phút, về nhà nấu tầm 30 phút,
sửa soạn tắm rửa tóc tai vuốt vuốt các thứ mất thêm 20 phút nữa, và từ
nhà đến chỗ hẹn mất khoảng 10 phút. Vậy bạn xuất phát từ 5h là đẹp đúng
không?
Nhưng không, bạn đã bỏ qua quãng đường từ nhà ra chợ, thời gian bạn tìm giỏ xách, thời gian tắc đường... và đó chính là nguyên nhân khiến nhiều người thường xuyên trễ hẹn dù không hề cố tình.
Để giải quyết chuyện này khá đơn giản. Hãy liệt kê tất cả những gì có thể rồi... cộng thêm vào đó khoảng 1 tiếng. Đảm bảo bạn không bao giờ trễ hẹn nữa.
Nhưng cơ thể người vốn rất kỳ lạ - chắc bạn cũng biết rồi. Chính cái sự kỳ lạ này đã khiến 99% chúng ta mắc phải những thói quen rất quái dị mà có thể chính bản thân bạn cũng không nhận ra đâu.
1. Nhại lại giọng người khác
"Nhại" ở đây hoàn toàn không nhằm mục đích trêu trọc, mà là một thói quen trong vô thức của chúng ta. Thử để ý xem, mỗi khi nói chuyện, sẽ có một lúc nào đó bạn nhận ra mình đang mô phỏng lại những gì đối phương nói: từ cử chỉ, giọng nói, nét mặt, đến ngữ điệu và tốc độ nói.
2. Đồng ý đi nhưng cuối cùng lại không đến
Thử nhớ lại nào: bạn rủ bạn bè đi cafe ngay và luôn, nhưng câu trả lời sẽ là: để tối đi, để mai đi, để cuối tuần đi... Và rồi đến cuối tuần, cuộc hẹn đã đi vào dĩ vãng.
Đây thực sự là một thói quen rất xấu, nhưng cũng không nên trách họ làm gì vì có khi bản thân bạn cũng đang mắc phải thói quen này mà không để ý đâu. Và lỗi thì không thuộc về ai cả, vì đó là tâm lý trì hoãn ở con người.
Các thí nghiệm khác cũng cho kết quả tương tự, tức là con người có xu hướng dễ dãi hơn với các lựa chọn trong tương lai.
Và cũng nhờ đó, các nhà khoa học đưa ra một phương pháp rất đơn giản để chấm dứt cái thói quen tương đối lầy lội và khó chịu này. Đó là trước mỗi cuộc hẹn, hãy thử tự hỏi bản thân xem bạn có muốn làm việc đó luôn và ngay không. Nếu không, tốt nhất là từ chối cho đỡ mất lòng nhau các chế ạ.
3. Kể những câu chuyện không phải của mình
Bạn đã bao giờ say sưa kể một câu chuyện mà bản thân rất tâm đắc, để rồi tẽn tò nhận ra cái người bạn đang nói chuyện cùng chính là người đã kể cho bạn câu chuyện đó?
Nếu có thì cũng yên tâm đi, nhiều người giống bạn lắm. Thậm chí khoa học còn có hẳn một tên riêng dành cho chuyện này: Cryptomnesia.
Điều này dẫn đến tình cảnh bẽ bàng, khi chuyện thì kể như đúng rồi, trong khi thằng bạn ngồi nghe có một vẻ mặt rất thâm thúy mà không hiểu tại sao.
4. Cười như đười ươi dù chẳng có gì đáng cười
Chắc đây là hoàn cảnh ai cũng từng kinh qua, khi tự nhiên bật cười thành tiếng dù đang trong một tình huống khá là căng thẳng, chẳng có gì đáng cười cả.
Nhưng tại sao lại xảy ra những tình huống như vậy? Để giải đáp điều này, chúng ta sẽ phải đến với thí nghiệm của Stanley Milgram - nhà tâm lý học nổi tiếng trong thế kỷ 20, đồng thời là người đã thực hiện thí nghiệm "sốc điện" rất kinh hoàng trong lịch sử loài người.
Tất nhiên, chẳng có dòng điện nào cả, và người trả lời được yêu cầu phải diễn thật sâu, y như bị chích điện thật vậy. Nhưng người hỏi thì không biết điều đó, nên có thể nói họ trở nên vô cùng căng thẳng.
Vấn đề nằm trong báo cáo của Milgram - khi ông nhận thấy một số đối tượng tự nhiên bật cười khi thấy cảnh diễn viên kêu la đau đớn, dù họ không thấy sự kiện đó đáng cười một chút nào. Điều này chứng tỏ rằng tiếng cười đến từ một nơi hoàn toàn khác.
5. Chuyên gia trễ hẹn
Bạn có biết, không nhiều người có khả năng đúng giờ bẩm sinh mà hầu hết đều phải... trải qua tập luyện.
Và nguyên nhân khiến nhiều người có bản tính cao su một cách... lầy lội thực chất không hoàn toàn do lỗi của họ, mà vì một sai lầm hết sức phổ biến khi lên kế hoạch.
Nhưng không, bạn đã bỏ qua quãng đường từ nhà ra chợ, thời gian bạn tìm giỏ xách, thời gian tắc đường... và đó chính là nguyên nhân khiến nhiều người thường xuyên trễ hẹn dù không hề cố tình.
Để giải quyết chuyện này khá đơn giản. Hãy liệt kê tất cả những gì có thể rồi... cộng thêm vào đó khoảng 1 tiếng. Đảm bảo bạn không bao giờ trễ hẹn nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét