7 thg 7, 2015

Nói tục, nói ngọng - Đức Phan Trần

Người miền Bắc nói tục, chửi thề, nói ngọng…hơn người miền Nam 
( nhưng không có nghĩa là người Miền Nam ít chửi thề hơn thời trước bảy nhăm nhé )...
Hồi còn nhỏ mỗi lần ai hỏi gì mà tôi trả lời không đàng hoàng là bà nội tôi mắng ngay : cháu phải thưa gửi tử tế đừng nói kiểu “ của dân đầu đường xó chợ “ .
Ai đã sống ở miền Nam sau 1975, ai dã bị đánh tư bản mại sản thì hiểu cái khổ của kẻ có chút tiền…
Nhưng so với ngoài Bắc những năm 1953-1956 phong trào đánh tư sản và cải cách ruộng đất thật là kinh khủng.
Sống ai cũng mong được sung túc, được có chút ăn chút để nhưng giai đoạn này có ăn có để là một tội nặng. Một lần thằng em tôi mếu máo về hỏi mẹ tôi : Tại sao ở trường mấy đứa bạn không chơi với con nữa chúng gọi mình là Tạch Tạch Sè ( Tiểu Tư Sản ).
Gia đình tôi không giàu, ông tôi làm thợ máy cho một hãng Pháp, bố tôi lái xe chở nước mắm cho gia đình ông chủ hãng nước mắm Vạn Vân nhạc sỹ Đoàn Chuẩn.
Chúng tôi được dạy dỗ tử tế không bao giờ nói tục nói bậy : mẹ tôi nói : Cứt thối lắm con biết không ? mình nói chữ đó cũng như mình ngậm nó trong miệng. Nước đái khai lắm ! cái chim đái ra nó đừng bao giờ nói nhưng tiếng tục tằn ấy.
Người Pháp đô hộ Việt Nam nhưng cũng tạo ra một lớp người có văn hóa Tây Phương. Người Hà nội khi xưa đa số là những người có học , những công chức không học trường Tây thì cũng học Nho nên nếp sống của họ dù nghèo cũng sang cả . Câu Không thơm cũng thể hoa nhài ! Không thanh lịch cũng là người Tràng an.
Người Hà Nội hãnh diện được sống ở Hà Nội, được gọi là người Hà Nội . Mâm cơm ngườii Hà Nội nhiều khi cũng chỉ dưa cà , rau muống luộc nhưng bát đĩa, mâm, lồng bàn phải đẹp, phải sang.
Bố tôi kể chú tôi một công tử Hà nội lúc nào cũng bảnh bao. Ông nói nó phải khoác áo vét ra ngoài vì áo sơ mi cái lưng rách bươm…
Giai đoạn cải cách ruộng đất thật ra Hà Nội không bị ảnh hưởng nhiều. Thành phần trí thức hiểu thời cuộc chuẩn bị di cư, một số dấu tung tích dời đi tỉnh khác hòa nhập vào giới bình dân.
Như Sàigon 1975 người gọi là có công cách mạng, kháng chiến chiếm hầu hết những nhà cửa của ngườii bỏ đi hoặc những nhà giàu tình nguyện tặng không nhà cửa để mong được yên thân.
Có thể nói ngườii gốc Hà Nội đi hầu hết. Dân tứ xứ đổ về, sống ở Hà nội vài chục năm thành người Hà Nội nhưng văn hóa lối sống khác hẳn ngườii xưa.
Vùng miền nào cũng có người nói ngọng. Người có học ít nói ngọng hơn người ít học. Ở một xã hội đa số nói ngọng thì thiểu số người nói đúng sẽ bị triệt tiêu.
Ngôn ngữ chợ búa, anh chị , chửi thề, nói tục cũng thành quen thì trong giao tiếp chuyện chửi bậy thành bình thường.
Hai mươi sáu năm trở về Việt Nam ! mọi sự thay đổi đến không ngờ … tôi hỏi bạn bè về hiện tượng người miền Bắc nói ngọng, chửi bậy họ thấy thế nào ?
Các bạn tôi nói : Bình thường thôi chả có gì khác biệt cả … một xã hội mà cái xấu, cái tốt , cái đúng, cái sai không còn phân biệt nữa thì xã hội ấy tiến hay lùi các bạn.
Tôi chứng kiến một chuyện thật ; Thằng cháu tôi học lớp 4 trong trường , một bữa thầy nghỉ dạy cô giáo thế lớp phạt đánh thằng nhỏ bầm mông vì dám viết “ con lợn” chứ không phải “ con nợn “ như cô giáo dạy. Mẹ nó kiện lên Hiệu Trưởng và được xử như sau : Người miền Nam nói viết “con Lợn” , ngườii miền Bắc nói viết “con nợn” đều đúng hết vì ai cũng hiểu đó “nà” con heo. Thầy Hiệu Trưởng chỉ bắt cô giáo kiểm điểm vì đánh thằng cháu tôi “hơi” quá tay…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét