25 thg 7, 2015

Làng bán Thận ở Nepal _ Thuyên Huy


                                    HOKSE, NƠI CÓ TÊN LÀ “LÀNG BÁN THẬN”
                                                 (ảnh minh họa :vn.espress)

Ràn rụa nước mắt trên mặt, người đàn bà tuổi chừng không quá bốn mươi, nức
nở cho biết làm thế nào bà ta đã bán đi một trái thận của mình, để có tiền mua một
căn  nhà nhỏ, chưa ở được bao lâu đã bị trận động đất tại Nepal vừa qua phá sập.


Geeta, tên người đàn bà, sống tại làng Hokse, cái làng được người ta gọi bằng cái
tên lạ lùng “ làng bán thận”, vì hầu hết người dân ở đây đã bán thận của mình cho
đám buôn lậu bộ phận cơ thể con người. Bà chị dâu của Geeta là người đã khuyến 

dụ Geeta, đi sang Ấn Độ, bán bớt đi một trái thận với giá hơn 3500 đô la Mỹ. Bà
Geeta đã dùng số tiền này, mua một miếng đất nhỏ ở làng Hokse, khoảng 20 cây số
về phía đông thành phố Katmandu và cất lên cái nhà bằng đá ong nhưng thương
thay, bà và bốn đứa con nhỏ, đã trở thành người vô gia cư, không lâu sau, vì trận
động đất khủng khiếp biến căn nhà chỉ còn là đống gạch vụn. Bây giờ thì cả gia đình
sống tạm trong cái chòi làm bằng giấy cứng vụn cùng các bao ni- lông che làm tường,
cộng thêm vài chục cục đá lớn nhỏ, chận ngăn gió lốc thổi. Geeta ngậm ngùi, trách
móc, “chị dâu bà nói bà chỉ cần một trái thận là đủ khi bảo bà bán thận, họ đã ăn cắp
thận của mình và trận động đất đã cướp mất căn nhà”, ước mơ có được căn nhà đã 

tan tành theo mây khói.
Thật ra, bà Geeta không phải là người duy nhất, phần lớn đàn ông, thanh niên
cũng như phụ nữ sống tại làng Hokse, đã bị tiền bạc dụ dỗ, và cuộc sống nghèo khó,
họ đã tự nguyện bán đi một trong hai trái thận cho đám “đầu nậu” ở Nepal. Có
những người trong đám làm nghề này, ăn nói nhỏ nhẹ, thường xuyên đến làng, và
các vùng kế cận, trong quận Kavrepalanchowk, dùng lời ngon tiếng ngọt, đưa ra giá
cả hấp dẩn, để dân làng chịu bán và sẽ đưa họ sang tận phía nam Ấn Độ, cắt bỏ nơi
việc buôn bán bộ phận cơ thể hiện là một thương vụ lớn lao nhiều lợi nhuận. Đôi khi
họ lợi dụng sự thất học và ngây thơ, kém hiểu biết của dân làng, giải thích rằng, cắt
đi thì mai mốt nó sẽ có trở lại, không mất đi dâu. Geeta cũng đã nghe như vậy mà
quyết định, một công hai việc, vừa có tiền cất nhà mà vẫn sống như thường, để rồi,
cuối cùng đồng ý chuyện mua bán tiến hành, đi sang Ấn Độ. Bà cũng nói thêm, trong
mười năm qua, đã có không biết bao nhiều lần, đám người “đầu nậu buôn lậu bộ
phận cơ thể” đến làng, dụ bà bán thận nhưng bà luôn luôn từ chối nhưng rồi vì mơ
ước có được cái nhà và miếng đất trồng trọt cho gia đình sống, Geeta thường sang
thăm nhà người chị dâu bên Ấn Độ hỏi han tìm cách nhờ giúp đở.


Vì lẽ đó, với sự khuyến dụ của chị dâu, Geeta đồng ý bán thận và cuộc giải phẩu
được làm trong vòng không hơn nửa giờ đồng hồ, rồi bà nằm lại bệnh viện ba tuần
lễ. Khi tỉnh dậy, bà cảm thấy dường như không có gì đã xãy ra, nhưng ngạc nhiên là
trái thận đã được lấy ra rồi. Geeta được trả 200 ngàn rupees (tiền Nepal, khoảng
3500 đô la Mỹ), trở về làng, bà mua cái nhà và miếng đất, giấc mơ mà hàng ngàn
người dân Nepal suốt đời mong muốn có cho chính họ nhưng giấc mơ đã tan theo
đá sỏi vì trận động đất hôm 25 tháng tư, trận động đất xé ngang đất nước Nepal,
giết hơn 8,800 người chết và ít nhất 23 ngàn bị thương đủ loại. Đối với bà Geeta,
chồng bà, người cũng đã bán hết một trái thận và những người còn lại của cái làng có
tên “làng bán thận”, tai ương này đồng thời có nghĩa, từ nay họ sẽ là người vô gia cư
mang theo một thứ bệnh tật gì đó, chưa biết ngày nào tới, khi trong tay không có
đồng xu nào cả. Đau đớn và sa sút tinh thần đã làm cho dân làng Hokse rủ nhau uống
rượu ngày đêm, hầu mong quên đi phiền muộn dù cho kết sức khỏe có ra sao thì ra.

Kể từ sau ngày động đất tàn phá, con số người dân cần có tiền bạc để sống, đã tìm 
tới cái gọi là “những nông trại của bộ phận cơ thể”, ở đó mới có thể có thêm lợi tức,
càng ngày càng tăng trong thời gian gần đây. Kết quả, thương vụ béo bở này, đã biến
đất nước Nepal than một cái “ngân hàng thận”, mà giới chuyên viên về y khoa tiên
đoán, số người tham gia vào việc này, chắc chắn sẽ tăng lên gấp đôi trong những
năm sắp tới đây. 

Thị trường bất hợp pháp này đã lên đến mức cao mà người ta ước
lượng, có khoảng 1o ngàn người buôn bán, và cũng theo cơ quan y tế thế giới WHO,
việc mua bán thận diễn ra hàng năm liền, cắt bỏ hơn một trái mỗi giờ đồng hồ,
khoảng 7 ngàn trái thận được bán ở chợ đen mỗi năm với số lợi tức lên tới 900 triệu
đô la hàng năm.
Hình thức mua bán thận xãy ra qua nhiều cách, nạn nhân có thể bị bắt cóc ép phải
cho thận, vì nghèo đói đồng ý bán hay bị dụ dỗ là họ cần phải giải phẩu vì bệnh tật gì
đó mà không hiểu biết gì cả, bên cạnh đó, nhiều nạn nhân đã bị giết chết nếu nhận
được số tiền bán thận trả trước quá nhiều. Tại Nepal có ít bệnh viện làm phẩu thuật
ghép thận nhưng ngay cả bác sĩ ở đó cũng biết rằng, những người dân Nepal khá giả
đều thích sang qua Ấn Độ hơn. Trẻ con của các gia đình nghèo khó hay tật nguyền,
cũng là đối tượng nhắm tới của bọn buôn bán chợ đen thận này. Tháng năm năm
2013, một cô bé học sinh người Anh, tên Gurkiren Kaur Loyal, tám tuổi, chết khi nằm
ở một bênh viện tại Ấn Độ, gia đình em này nghi ngờ là em đã bị “mưu sát” bởi nhân
viên y tế vì muốn lấy thận của nó, một khi đã có thận rồi, họ sẽ cất giữ tại bệnh viện,
sau đó đem bán cho bệnh nhân giàu có nào đó với giá đắt hơn 6 lần giá người có
thận bị cắt ra nhận được. Theo lời của Laxman Lamichhane, một luật sư và điều hợp
viên của tổ chức PPR Nepal ( tổ chức bảo vệ nhân quyền Nepal) cho biết, người dân
Nepal rất bất an và sợ phải sống trong các làng xã hiện nay mặc dù lực lượng an ninh
của chính quyền thường kỳ quan sát và theo dỏi kỹ càng.

Laxman Lamichhane cũng nói thêm, dân chúng thường gặp phải những bộ mặt
mới trong cuộc sống thường ngày, một số được nhận diện là những người buôn bán
bộ phận cơ thể, chuyên dụ dổ tìm cho họ công việc làm ăn tốt và có đời sống sung
sướng hơn ở các nước khác như Ấn Độ chẳng hạn. Cũng theo bản tường trình của cơ
quan PPR Nepal, việc bán thận đã làm cho người dân Nepal e ngại, nhục nhả, trốn
lánh hòa nhập với cộng đồng láng giềng, sống cô lập một mình. Những người bán
thận, một khi trở lại làng quê, trở thành câu chuyện châm biến khinh khi, truyền
miệng khắp nơi.
Trong nhiều trường hợp, họ bị xua đuổi khỏi sinh hoạt làng xã vì, việc bán thận
được ở đây xem là một điều không thể chấp nhận được, ngay cả con cái họ cũng bị
kỳ thị đối xử ở trường học, cho nên đó chính là nguyên nhân tại sao họ trở thành
nghiện rượu, cách giải quyết sầu đời và đau khổ. Người ta cũng được biết, giá một
trái thận bán cho bọn đầu nậu, không hơn 300 đô la Mỹ nhưng bọn này bán lại cho
người muốn mua gần 9000 đô la.
Trong năm 2007, chính quyền Nepal đã thông qua đạo luật ngăn cấm việc buôn
bán thận, các nhóm buôn bán thận hiện nay chỉ tập trung tại một số vùng ở Nepal
như quận Kavrepalanchowk nhưng, xem ra có chiều hướng mở rộng ra sau ngày có
trận động đất.

(ảnh:tinmoi-Động đất ở kathmandu -Nepal-5/2015.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét