20 thg 10, 2015

4 cách đơn giản phòng tránh chất phụ gia trong thực phẩm trẻ em

(frankieleon/Flickr/CC BY)
(frankieleon/Flickr/CC BY)
Nguồn thực phẩm hàng ngày của chúng ta có chứa rất nhiều thành phần gây hại cho cơ thể non nớt của trẻ em. Một số chất phụ gia phổ biến được tìm thấy trong các loại thực phẩm được cho là nguyên nhân gây ra các loại triệu chứng, từ rối loạn hành vi cho đến hen suyễn. Thật không may, nhiều cha mẹ nhầm lẫn cho rằng, nếu phụ gia thực phẩm đã được đưa vào thị  trường thì có nghĩa là chúng an toàn. Tuy nhiên, các loại thực phẩm có chứa phụ gia có thể gây ra những tác dụng phụ, đặc biệt là đối với trẻ em đang trong độ tuổi phát triển.
Để bảo vệ con bạn khỏi hậu quả từ các chất phụ gia có khả năng gây hại, bạn cần phải có thông tin về chúng để có thể nhận biết và phòng tránh.

Bột ngọt

Bột ngọt thường xuyên được bổ sung vào thực phẩm để cải thiện hương vị và làm tăng lượng tiêu thụ. Các nhà sản xuất thường thêm nó vào thực phẩm kém chất lượng để làm át đi mùi vị tồi tệ và khiến cho người mua nghiện hương vị của đồ ăn đó. Những trẻ nhỏ ở giai đoạn chập chững biết đi vẫn đang trong quá trình phát triển (đặc biệt là bộ não), vì thế chúng dễ bị ảnh hưởng từ các chất phụ gia hơn người lớn.
Một số vấn đề liên quan đến sử dụng chất phụ gia có thể kể đến như: tổn thương não với biểu hiện là đau đầu, bồn chồn, khó chịu, rối loạn hành vi, khó ngủ; các phản ứng dị ứng như hen, phát ban, tim đập nhanh; những trục trặc về tiêu hóa như tăng cân, hội chứng kích thích bụng, khó chịu dạ dày; và các vấn đề thần kinh như tình trạng tê liệt. Các triệu chứng khác còn rất nhiều.
Bột ngọt thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm sau đây: súp, nước hầm xương, nước thịt, nước sốt, khoai tây chiên, mì sợi, các loại snack và thức ăn nhanh, cũng như đồ ăn cao cấp hơn. Đừng hy vọng sẽ luôn tìm thấy hai chữ “bột ngọt” trên bảng thành phần của các sản phẩm này. Nó có thể xuất hiện trên nhãn hàng dưới những cái tên khác nhau.

Chất làm ngọt nhân tạo

Các chất làm ngọt nhân tạo thường xuyên được bổ sung vào thực phẩm, đồ uống, và thậm chí bổ sung để làm giảm lượng đường mà các nhà sản xuất cần phải thêm vào. Những sản phẩm được dán nhãn “không đường” thường bao gồm ít nhất một chất làm ngọt nhân tạo. Mặc dù chúng được quảng cáo trên thị trường như những giải pháp thay thế an toàn cho các chất làm ngọt truyền thống, nhưng có rất nhiều nghiên cứu và kiểm nghiệm đã cho thấy mối nguy hiểm của chúng.
Đường hóa học aspartame, Splenda (hoặc sucralose), acesulfame-K, saccharin, và neotame là những ví dụ về các chất làm ngọt nhân tạo hiện được bổ sung vào trong thực phẩm và đồ uống. Trong một số trường hợp, aspartame thậm chí còn có thể không được dán nhãn; thay vào đó, danh sách thành phần sẽ có từ “phenylalanine”. Axit amin có trong aspartame có thể gây ra những nguy cơ nghiêm trọng cho một số người.
Một số vấn đề liên quan đến việc sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo bao gồm những tổn thương nó gây ra cho não bộ và hệ thần kinh, dẫn đến đau đầu, trầm cảm, suy giảm chức năng não. Chúng đã được chứng minh là gây hại cho các cơ quan quan trọng như gan và tuyến tụy, cũng như thu hẹp tuyến ức và làm giảm khả năng miễn dịch tổngthể.

Màu nhân tạo

Màu nhân tạo thường được thêm vào thức ăn của trẻ em vì các nhà sản xuất hiểu rằng màu sắc tươi sáng rất thu hút trẻ em. Chúng được sử dụng trong các loại ngũ cốc ăn sáng, nước trái cây, bánh kẹo, đồ nướng, pho mát, dược phẩm… Ngay cả cam cũng có thể được phun màu để tạo màu cam tươi sáng đặc trưng mà chúng ta ưa thích.
Màu nhân tạo có liên quan đến bệnh tăng động, rối loạn tăng động giảm trí nhớ (ADHD), rối loạn học tập, hen suyễn, vấn đề thị giác, tổn thương thần kinh, và cũng có thể là chất gây ung thư.
Thực tế thú vị: Màu sắc nhân tạo được chiết xuất từ dầu mỏ hoặc nhựa than đá. Và đó là thứ mà bạn muốn đưa vào cơ thể con bạn sao? Hãy tìm cà rốt và củ cải đường làm chất tạo màu thiên nhiên thay vì các loại màu nhân tạo.

BHA và BHT (chất bảo quản có nguồn gốc từ dầu mỏ)

Những “chất chống oxy hóa” này đều có chứa dầu để ngăn cản thực phẩm không bị ôi thiu. Chúng thường được tìm thấy trong các loại dầu nấu ăn, bơ thực vật, mỡ heo, bánh quy, bánh mỳ, bánh sừng bò, khoai tây chiên, các loại snack, và phổ biến nhất là trong các loại ngũ cốc.
BHA và BHT có thể dẫn đến một loạt các phản ứng bất lợi như hen suyễn, mất ngủ, trầm cảm, mệt mỏi, học tập khó khăn, và các vấn đề về hành vi. Chúng thậm chí còn có thể gây ung thư. Một số quốc gia như Nhật Bản thậm chí đã cấm sử dụng chúng trong thực phẩm.

4 chiến lược đơn giản để phòng tránh những chất độc hại nói trên

  1. Giảm thiểu tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn, như thực phẩn đóng hộp, đóng túi, và thực phẩm đông lạnh.
  2. Tránh các nhà hàng thức ăn nhanh càng nhiều càng tốt.
  3. Bắt đầu bằng việc đọc nhãn ghi rồi chọn ra những sản phẩm có ghi trong nhãn “không chứa chất bảo quản”.
  4. Tự tay chuẩn bị thức ăn cho trẻ nhỏ từ các nguyên liệu tự nhiên nhiều nhất có thể.
Lilian Presti là một chuyên gia dinh dưỡng toàn diện đã có chứng nhận. Bài viết này được xuất bản lần đầu trên NaturallySavvy.com.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét