Miến Điện thường được biết đến như một đất nước Phật giáo với hàng ngàn chùa chiền dát vàng rất cổ, .Người dân Miến chơn chất, hiền hòa nhưng còn một khoãng tối rất đáng sợ mà bài phóng sự nầy đã đề cập đến...Mời các bạn xem.
(cố đô Bagan)
(cố đô Bagan)
Mới thoạt nhìn, cái thị trấn ven sông Irrawaddy xem
ra yên bình, xanh tươi và thịnh vượng. Nơi đây là
chỗ dân làng
tập trung
buôn bán đá quý, cẩm thạch lấy được từ những mõ đá trên đồi cao của vùng đất phía bắc lãnh địa Kachin. Nhưng đối với những người đứng đầu các nhóm dân sống tại đây thì, hút tận trong rừng hoang
sâu thẳm là nơi nghiện ngập ma túy
đáng sợ trên đất Miến.
Ngay cả trong sân
trường đại học do nhóm Kachin lập nên, trường
Myitkyina, kim chích dùng rồi, còn vết máu ngập tràn trên các thùng rác bằng thiếc, có in hàng chữ dặn người chích ma túy xong, nên bỏ vào đúng nơi quy định để tránh sự lan truyền bệnh HIV. Nhiều kim chích quăng bừa bải trên các
khe đá dọc theo bờ con sông Irrawaddy ,
gần bến tàu đò, nơi người ta lên xuống xăng nhớt, rau cải và rãi
rác đôi ba người khách du
lịch ngoại quốc xuôi ngược trên
dòng. Người sống ở đây cho biết, một cách ước tính là con số thanh thiếu niên ghiền ma túy trong vùng này nhiều vô số kể. Theo lời một mục sư Tin Lành, người đứng đầu nhóm nhà
thờ Kachin
Baptist Convention, nhóm nhà thờ lớn nhất trong vùng lảnh thổ Kachin, gần như gia đình
nào cũng có người dùng, có
lẻ từ 65% đến 70%.
Kachin là một nhóm sắc tộc thiểu số, phần lớn theo đạo Tin Lành ở Miến Điện nơi đa số người dân theo
đạo Phật. Gần nửa thế kỷ qua, vùng Kachin là vùng đánh nhau giữa quân chánh quyền Miến Điện và quân
võ trang có tên Quân Đội Kachin Độc Lập. Một vài người đứng đầu ở đây không ngần ngại cho là, con số người chết vì dùng ma túy nhiều hơn con số chết vì chiến tranh. Đã có khoảng hơn 100 ngàn dân phải chạy bỏ cửa nhà trong ba năm qua vì chiến trận. Người chỉ huy trưởng lực lượng chống ma túy ở Myitkyina bác bỏ điều này khi nói rằng, hình ảnh việc ống kim chích bỏ đầy trên đường phố ở đây không
tệ như họ nói. Vấn nạn ma túy không phải chỉ có riêng ở vùng Kachin mà còn ở cả đất nước Miến Điện nữa. Ông này thêm, trước đây những cố gắng giảm thiểu nạn dùng ma túy của chánh quyền Miến xem ra
đã thành công nhưng bản báo cáo hàng năm của LHQ gần đây cho thấy có kết quả ngược lại
Bản báo cáo của LHQ cho biết, số lượng cây thuốc phiện sản xuất tại Miến Điện đã tăng gấp đôi giữa năm 2006 và 2013 trong khi bạch phiến thì nhảy vọt từ 26% trong năm 2012 và năm 2013. Miến Điện được xếp hạng là quốc gia sản xuất thuốc phiện lớn nhất trên thế giới sau A Phú Hản. Tại thị trấn Myitkyina, những người có trách nhiệm cai quản trong vùng đã tìm đủ mọi cách để ngăn chận tệ nạn dùng xài ma túy. Họ đã kêu gọi người dân tình nguyện đi thu nhặt, lượm lặt các kim chích vứt bỏ trên đường phố trong khi người của nhà thờ tổ chức các cuộc lụt xét tìm bắt những người đầu nậu buôn bán ma túy, cho dân làng xem các hình ảnh và băng hình của ma túy mà họ lấy được, trước khi đem thiêu hủy.
Trong một đoạn phim ngắn khác được phổ biến bởi nhóm Ram Hkye (có nghĩa là Cứu Người Trẻ tuổi), một người mục sư đội nón an toàn đứng rao giảng bằng cái loa gắn pin cho khoảng mười mấy thanh niên, ngồi trên lề con đường bụi bậm với ống chích trên tay. Người mục sư, được sự phụ trợ bởi một người khác đánh đàn ghi ta, phân phát các tập sách nhỏ về tôn giáo cho đám người nghiện ma túy này, một trong nhóm họ, lắc lư theo nhịp nhạc trong khi tay thì thản nhiên chích thuốc vào gân máu cương cứng. Ở đây, những người lãnh đạo Kachin cũng cho lập nên các trung tâm chửa trị cai nghiện. Có ít nhất là năm sáu chỗ hoạt động trong hai năm qua. Một trong các trung tâm đó là trung tâm The Light of the World, nằm trên bờ sông Irrawaddy, bao quanh bởi dãy hàng rào thiếc cao hơn ba bốn thước và có cả chòi canh gát. Cổng chính khóa từ bên ngoài. Phía trong cánh cổng không có tay cầm. Zau Tu, người mục sư trưởng toán điều hành trại này cho biết trại cần phải có rào tường. Bên cạnh đó, người ta còn được biết là những người làm nghề thợ đào đá đều chích ma túy, chuyện này không là lùng gì, vì thuốc có thể mua dễ dàng từ các tiệm bán bên đường.
Bản báo cáo của LHQ cho biết, số lượng cây thuốc phiện sản xuất tại Miến Điện đã tăng gấp đôi giữa năm 2006 và 2013 trong khi bạch phiến thì nhảy vọt từ 26% trong năm 2012 và năm 2013. Miến Điện được xếp hạng là quốc gia sản xuất thuốc phiện lớn nhất trên thế giới sau A Phú Hản. Tại thị trấn Myitkyina, những người có trách nhiệm cai quản trong vùng đã tìm đủ mọi cách để ngăn chận tệ nạn dùng xài ma túy. Họ đã kêu gọi người dân tình nguyện đi thu nhặt, lượm lặt các kim chích vứt bỏ trên đường phố trong khi người của nhà thờ tổ chức các cuộc lụt xét tìm bắt những người đầu nậu buôn bán ma túy, cho dân làng xem các hình ảnh và băng hình của ma túy mà họ lấy được, trước khi đem thiêu hủy.
Trong một đoạn phim ngắn khác được phổ biến bởi nhóm Ram Hkye (có nghĩa là Cứu Người Trẻ tuổi), một người mục sư đội nón an toàn đứng rao giảng bằng cái loa gắn pin cho khoảng mười mấy thanh niên, ngồi trên lề con đường bụi bậm với ống chích trên tay. Người mục sư, được sự phụ trợ bởi một người khác đánh đàn ghi ta, phân phát các tập sách nhỏ về tôn giáo cho đám người nghiện ma túy này, một trong nhóm họ, lắc lư theo nhịp nhạc trong khi tay thì thản nhiên chích thuốc vào gân máu cương cứng. Ở đây, những người lãnh đạo Kachin cũng cho lập nên các trung tâm chửa trị cai nghiện. Có ít nhất là năm sáu chỗ hoạt động trong hai năm qua. Một trong các trung tâm đó là trung tâm The Light of the World, nằm trên bờ sông Irrawaddy, bao quanh bởi dãy hàng rào thiếc cao hơn ba bốn thước và có cả chòi canh gát. Cổng chính khóa từ bên ngoài. Phía trong cánh cổng không có tay cầm. Zau Tu, người mục sư trưởng toán điều hành trại này cho biết trại cần phải có rào tường. Bên cạnh đó, người ta còn được biết là những người làm nghề thợ đào đá đều chích ma túy, chuyện này không là lùng gì, vì thuốc có thể mua dễ dàng từ các tiệm bán bên đường.
Tại các trại cai nghiện như trung tâm “The Light of the World” chẳng hạn, những người cố vấn tâm lý không dùng thuốc mê-tha-đôn để làm dịu bớt cơn ghiền như bên ngoài thường dùng mà họ dùng lời rao giảng của Chúa trời. Nding Ahga, được điều trị và không còn nghiện nữa đã lập nên một trung tâm giúp đở người nghiện ngập tên “the Youth for Christ”, cách trung tâm “the Light of the World”, phía trên nguồn sông chừng hai cây số. Trung tâm của Ahga lập nên không có rào tường nhưng tuần lễ đầu cai nghiện, bệnh nhân phải bị khóa kính trong phòng như tù nhân mà Ahga gọi là Phòng Cầu nguyện. Tất cả 12 người cai nghiện tại đây đều là công nhân, họ đến từ vùng mõ đá Hpakant, cách Myitkyina chừng 7 giờ đồng hồ lái xe hơi. No San, 29 tuổi, không ngại gì khi đưa hai cánh tay cho thấy những dấu kim chích trên gân sau bao nhiêu năm nghiện ngập. Anh cho biết trong tuần lễ đầu trị liệu, toàn thân anh lúc nào cũng nóng như bị thiêu bị đốt. Các người đi cai này cho biết, bạch phiến và các loại ma túy khác được bày bán một cách công khai tại khu chợ lộ thiên gần mỏ đá cẩm thạch.
No San nói thêm, họ có thể mua ma túy dễ dàng khắp nơi tại Hpakant. Nding Ahga cho coi đoạn phim mà anh quay lén trong chuyến đi thăm một khu bán ma túy ở Hpakant mới đây. Đoạn phim cho thấy một dãy sạp và quán hàng được dùng làm nơi cho người mua chích thuốc mà không phải sợ gì luật pháp cả. Được hỏi tại sao các nhân viên chống ma túy của chính quyền không can thiệp thì Sai Thein Zaw, người trưởng toán này đổ lỗi là tình hình an ninh do quân phiến loạn Kachin gây ra, không có an toàn cho họ làm việc. Do đó rất khó cho chính quyền áp dụng các chương trình nhằm loại bỏ nạn ma túy trong vùng. Bất chấp những cố gắng của hai bên, chính phủ Miến cũng như những người lãnh đạo Kachin về việc này, người dân ở đây tiên đoán là chuyện tồi tệ nhất chưa tới đâu. Mặt khác, vì con số người thất nghiệp ở đây quá nhiều cho nên, theo lời của mục sư Hkalam thì nhiều người nghiện sau khi cai xong đã nhanh chóng trở lại đường cũ. Hình ảnh cái nghĩa trang quá lượng người chết, gần một khu tạm cư của những gia đình chạy lánh nạn súng đạn, đã diễn tả đầy đủ dịch ma túy hoành hành vùng này ra sao.
Hàng trăm, không nói là hàng ngàn, các kim và ống chích bỏ đầy trên mộ cũng như trước mô bia không người dọn dẹp. Nơi này cũng là chỗ thuận tiện cho hai người đàn ông nghiện ngập ốm yếu gầy còm, ung dung chích thuốc giữa lúc mặt trời lên mỗi ngày. Ngạc nhiên vì có người lạ, hai người vội vàng che dấu kim chích dưới đất. Một trong hai anh, chỉ cho biết là nông dân, 30 tuổi, đã dùng mấy cái lá từ bụi rậm nào đó, quẹt lau vết máu đang rỉ ra từ cánh tay. Anh ta nói có thể mua một liều ma túy với giá 4 ngàn kyat (khoảng 4 Mỹ kim) và nếu anh có tiền, anh sẽ dùng ma túy nhiều hơn, không có gì giới hạn.
Sau mười phút nói chuyện với khách lạ, cả hai leo lên xe gắn máy chạy đi, dọc theo đường mòn, bỏ lại mấy cái kim chích còn vết máu, nằm lăn lóc trên lớp cỏ úa vàng giữa các ngôi mộ lặng yên.
: " Bài viết của mục Chuyện Thế
Giới Trong Tuần, được đọc vào mỗi tối thứ hai hàng tuần, trong chương trình
tiếng Việt của đài phát thanh FM974 Melbourne - Úc châu".
Thuyên Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét