11 thg 7, 2016

Việt Nam lọt Top ‘5 kẻ sát nhân thầm lặng’ của biển cả

Theo báo cáo mới đây của McKinsey&Co, khoảng 60% lượng rác nhựa đổ ra biển là từ 5 quốc gia châu Á, gồm có Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Philippines, và Việt Nam.
Những quốc gia nói trên được biết đến với mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Nhưng kèm theo đó, nhu cầu tiêu thụ và xả thải cũng tăng cao, vượt quá khả năng xử lý rác tại địa phương. Đó cũng là một phần nguyên nhân khiến không ít rác thải đất liền tìm đường ra biển cả.
Điều đáng nói là rác thải đất liền chiếm đa số trong tổng lượng rác đổ ra biển; chỉ một phần rất nhỏ đến từ các nguồn khác, như tàu thuyền đánh cá và ngư dân.
Rác thải nhựa không chỉ “thống trị” biển khơi mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến các sinh vật dưới lòng đại dương. Nếu theo cách gọi của tổ chức EcoWatch thì đó chính là những “kẻ sát nhân thầm lặng” (silent killers).
Và hãy xem biển khơi chịu ảnh hưởng như thế nào qua những bức ảnh dưới đây:

Rác thải trôi nổi trên biển ảnh hưởng tới đời sống sinh vật biển và làm ô nhiễm môi trường (Ảnh: AngelDonate, Twitter)





Nhà hoạt động môi trường Alison Teal bơi cạnh các chai nhựa trên đảo Maldive (Ảnh: Caters)

Lướt sóng trên vùng biển ngập rác ở Java (Indonesia), hòn đảo bị ô nhiễm nhất trên thế giới. (Ảnh: Populationspeakout)

14-buc-anh-ve-o-nhiem-nuoc-khien-the-gioi-giat-minh-11

Bãi biển ngập ngụa rác thải ở Mumbai, Ấn Độ. (Ảnh: Vovek Prakash)

Nhiều người dân ra tắm ở vùng nước ô nhiễm trên vịnh Manila, dù họ đã được Bộ Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Philippines cảnh báo rằng khu vực này không đủ điều kiện vệ sinh để tắm hay bơi lội. (Ảnh: Ritchie B Tongo/EPA)

Biến dạng do rác thải nhựa của con người (Ảnh: Internet)

Một chú hải cẩu mắc kẹt trong chiếc hộp nhựa (Ảnh: Internet)

Rác thải của con người đang hủy hoại các loài sinh vật biển (Ảnh: Internet)

Có lẽ khó có thể thoát khỏi chiếc túi nhựa này… (Ảnh: Internet)

Khi rác thải nhựa bị lầm tưởng là đồ ăn (Ảnh: Internet).

Rùa con bị mắc kẹt vào chiếc vòng nhựa, và đây là hậu quả (Ảnh: Imgur)

Núi rác thải được thu gom từ vùng biển Thái Bình Dương (Ảnh: Internet)

Hồng Liên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét