20 thg 7, 2016

10 'công thức' làm phim bom tấn được dùng nhiều đến nhàm

Các nhà làm phim Hollywood đang chạy theo nhiều trào lưu quen thuộc như tách phần cuối làm 2 phim, phụ thuộc kỹ xảo hay nhân vật chết giả. 

1. Những cuộc chiến không hồi kết
10-cong-thuc-lam-phim-bom-tan-duoc-dung-nhieu-den-nham
Những bộ phim hành động thông thường đi theo trình tự giới thiệu nhân vật, tăng mâu thuẫn, xảy ra cuộc chiến và khép màn. Tuy nhiên đa phần các phim siêu anh hùng, bom tấn giả tưởng những năm gần đây đều từ chối việc kết thúc câu chuyện một cách trọn vẹn. Mục đích của hãng sản xuất là nhằm mở đường cho những phần phim tiếp nối. Chính vì vậy kẻ thù chính không chết hẳn, mâu thuẫn không được giải quyết triệt để hoặc những bí mật chưa được hé lộ hoàn toàn. Vì lý do này mà các bộ phim siêu anh hùng của Marvel bị một số ý kiến cho rằng giống series phim truyền hình hơn là tác phẩm điện ảnh. 
2. Phá huỷ các thành phố lớn
10-cong-thuc-lam-phim-bom-tan-duoc-dung-nhieu-den-nham-1
Việc phá huỷ một thành phố lớn là "sở thích" của các nhà làm phim hành động, siêu anh hùng trong nhiều năm qua. Tuy vậy người yêu phim thấy mừng khi trào lưu này cuối cùng cũng được kìm hãm. Những bom tần gần đây là Civil War và Batman v Superman đã gióng hồi chuồng cảnh tỉnh về hiện tượng các anh hùng phá hoại quá nhiều. Civil War đã chứng minh có thể xây dựng một bộ phim hoành tráng mà không cần phá nát một thành phố lớn hay những công trình mang tính biểu tượng. Vậy nên khán giả hy vọng những bom tấn tương lai sẽ giảm bớt tình tiết quá quen thuộc này. 
3. Sử dụng hiệu ứng kỹ xảo quá đà
10-cong-thuc-lam-phim-bom-tan-duoc-dung-nhieu-den-nham-2
Công nghệ làm phim ngày một hiện đại, cho phép các đạo diễn giảm bớt quy trình sản xuất bằng việc can thiệp hiệu ứng kỹ xảo (CGI). Tuy nhiên theo giới chuyên môn, Hollywood đang quá phụ thuộc vào CGI, khiến cho tính nghệ thuật trong điện ảnh bị giảm bớt rất nhiều. Chính vì vậy nên Mad Max: Fury Road đã được tôn vinh giữa muôn vàn bom tấn sử dụng kỹ xảo dày đặc. Bộ phim được sản xuất với chủ trương hạn chế CGI đến tối đa, sử dụng sức người, nghệ thuật sắp đắt và kỹ thuật quay là chính. 
4. Thiếu đa dạng sắc tộc
10-cong-thuc-lam-phim-bom-tan-duoc-dung-nhieu-den-nham-3
Đây không phải là vấn đề của riêng phim bom tấn mà còn là của nền điện ảnh Hollywood, được thể hiện qua sự kiện tẩy chay Oscar năm ngoái. Khán giả dễ dàng nhân thấy nhân vật nam chính của các bom tấn thường da trắng, điển trai và nằm trong độ tuổi 30-40. Sự thiếu đa dạng trong xây dựng nhân vật khiến các bộ phim bom tấn ngày một nhàm chán hơn. Những người yêu điện ảnh cho rằng đã đến lúc Hollywood cần mở rộng giới hạn quan tâm của mình, đến với những nền văn hoá mới lạ hơn. 
5. Nhân vật phản diện giống nhau
10-cong-thuc-lam-phim-bom-tan-duoc-dung-nhieu-den-nham-4
Ngoài Joker, trong 10 năm qua chưa có một phản diện nào có thể trở thành kinh điển. Hầu hết kẻ ác trong các phim bom tấn đều được xây dựng khá lỏng lẻo, tiềm năng lớn nhưng dễ bị đánh bại, động cơ hành động chỉ quanh đi quẩn lại "Tôi muốn quyền lực, sự thống trị" hoặc "Tôi muốn trả thù". Phản diện được ủng hộ nhất của Marvel là Loki thậm chí không được xem là một kẻ ác đáng sợ. 
6. Nhân vật chết đi rồi sống lại
10-cong-thuc-lam-phim-bom-tan-duoc-dung-nhieu-den-nham-5
Giết chết một nhân vật chính là "chiêu bài" hữu hiệu của các nhà làm phim trong việc khiến khán giả bất ngờ. Tuy nhiên dàn nhân vật chính có hạn, lại sở hữu lượng fan khổng lồ nên nếu để chết thật thì rất uổng phí. Vì vậy mới có sự ra đời của công thức "chết giả", chết ở phần này nhưng được hồi sinh ở phần sau bằng nhiều lý do. Giờ đây khi xem phim bom tấn, nếu một nhân vật chính tử nạn, khán giả cũng không còn choáng váng nhiều nữa bởi biết chắc anh ta sẽ sớm được hồi sinh. 
7. Không khí u tối bao trùm 
10-cong-thuc-lam-phim-bom-tan-duoc-dung-nhieu-den-nham-6
Không khó để nhận ra "u tối" đang là mốt thịnh hành trong dòng phim siêu anh hùng. Thay vì các bộ phim hài hước, vui nhộn, phù hợp với nhiều đối tượng khán giả như trước đây thì siêu anh hùng bây giờ là phải nặng nề, nhiều triết lý, màu phim ảm đạm và gắn mác 16+. Bi kịch, nghiêm trọng hoá câu chuyện của nhân vật đang là "bệnh chung" của các đạo diễn phim siêu anh hùng. 
8. Motif "người được chọn"
10-cong-thuc-lam-phim-bom-tan-duoc-dung-nhieu-den-nham-7
Dù bao nhiêu năm trôi qua thì Hollywood vẫn giữ nguyên định nghĩa về nam chính của mình, đó là "người được chọn". Người toả ra không khí đặc biệt hơn hẳn tất cả mọi nhân vật khác, có khả năng làm mọi thứ phi thường bất chấp sự logic, có thể (và chắc chắn sẽ) cứu cả vũ trụ. Khán giả xem phim đừng thắc mắc nếu một nam chính quá toàn tài, may mắn hay luôn nhận được ưu đãi đạc biệt, đơn giản vì đó là "người được chọn". 
9. Chia phần phim cuối thành nhiều phần nhỏ
10-cong-thuc-lam-phim-bom-tan-duoc-dung-nhieu-den-nham-8
Phần 7 Harry Potter đã làm nên một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp phim bom tấn khi chia bộ phim thành 2 phần, ra mắt trong 2 năm. Sau Harry Potter, hàng loạt các tựa phim đình đám khác áp dụng công thức này. Việc bôi dài nội dung phần cuối thành 2 bộ phim tách biệt mang đến nguồn lợi lớn từ phòng vé cho hãng sản xuất. Có thể kể đến Hunger Game, Twilight, The Hobbit là những tác phẩm đã dùng chiêu thức "cá kiếm" này. 
10. Lồng ghép chi tiết phần tiếp theo vào phim
10-cong-thuc-lam-phim-bom-tan-duoc-dung-nhieu-den-nham-9
Để có sự kết nối và cũng gây tò mò cho người xem, các đạo diễn thường khéo léo lồng ghép những chi tiết hé lộ nội dung phần phim tới dưới dạng giấc mơ, ảo giác của nhân vật chính. Sự cắt ghép này không chỉ tăng tính liên kết cho các phần phim mà còn góp phần lý giải sự phát triển tâm lý nhân vật qua từng sự kiện. Tuy vậy cách làm này đang khá bị lạm dụng khi nhiều phim siêu anh hùng vô tình tiết lộ diễn biến quan trọng ở phần sau.

Emily


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét