31 thg 7, 2016

Thơ Bùi Đăng Khuê (k.1-SPSG ) : TIẾNG VIỆT

 Tiếng Việt
 (Viết Cho Học Trò )

Học đi con tiếng này mẹ dậy
Để mai sau con trở nên người
Dẫu đường đời phiêu bạt muôn nơi
Con vẫn hiểu từ đâu con đến

Qua tiếng nói con nhớ lời mẹ dậy
Hiểu tình cha nghiêm khắc vẫn nhân từ
Qua tiếng mình con học cách suy tư
Để hiểu được những điều hay điều dở

Lòng của mẹ như từ muôn thuở
Vẫn yêu con hơn cả yêu mình
Nhưng dòng đời dâu biển lêng đênh
Mẹ không thể đến nơi nào con đến

Chỉ tiếng nói là không bờ bến
Sẽ theo con đi suốt cả cuộc đời
Từ những ngaỳ con bập bẹ trong nôi
Khi khôn lớn nói lên lời lên tiếng

Tiếng Việt mình nếu con chưa hiểu được
Hãy ngồi đây nghe bụi chuối sau nhà
Nghe mái chèo khua nước bến sông xa
Nghe cá quẫy trong ao bèo đêm vắng

Hãy ngồi nghe lúc trưa hè vắng lặng
Tiếng gió đùa xào xạc những hàng tre
Tiếng sáo diều vời vợi cánh đồng quê
Tiếng gà gáy gọi người trong sương sớm

Tiếng nghé gọi trong hoàng hôn khói xẫm
Tiếng đàn chim ríu rít rủ nhau về
Tiếng hát hò sông vắng kéo lê thê
Tiếng kèo cột bực mình cơn gió giật

Phiên chợ sớm tiếng người đi tất bật
Hội cúng đình tiếng trống giục bình minh
Và nhiều nữa... cứ nghe rồi con hiểu
Tiếng Việt ta, tiếng đập của tim mình.


Anh Bùi Đăng Khuê đã tạ thế năm 2013

Hũ pho mát vẹn nguyên suốt 340 năm dưới đáy biển Baltic

Các thợ lặn tìm thấy hũ pho mát vẫn tỏa ra mùi hương đặc biệt sau hơn ba thế kỷ trong xác một con tàu chiến nằm dưới đáy biển Baltic.

hu-pho-mat-ven-nguyen-suot-340-nam-duoi-day-bien-baltic
Pho mát được bảo quản trong một hũ nhỏ màu đen. Ảnh: Lars Einarsson.

Tàu Kronan của Thụy Điển nằm bất động dưới đáy biển Baltic trong suốt 340 năm. Chiếc tàu chiến trang bị 126 khẩu súng này chìm xuống đây sau một cuộc đụng độ với quân Đan Mạch và Hà Lan năm 1676, kéo theo khoảng 800 người chết, theo Atlas Obscura.
Chiếc tàu được tìm thấy năm 1980. Sau đó, các thợ lặn đã phát hiện hơn 20.000 đồ tạo tác, bao gồm trang sức, đồng xu vàng, và thậm chí cả dấu vết mô não của thủy thủy đoàn qua đời.
Trong thời gian tìm kiếm kéo dài hai tuần đầu tháng 7, nhóm thợ lặn phát hiện một sản phẩm làm từ bơ sữa đựng trong hũ nhỏ màu đen. Dựa vào mùi men chua tỏa ra từ hũ, nhà nghiên cứu Lars Einarsson xác định sản phẩm này là pho mát.
Einarsson và đồng nghiệp công bố phát hiện hôm 26/7 tại Bảo tàng Kalmar County ở Thụy Điển cùng với toàn bộ đồ vật trục vớt dưới nước quanh đảo Oland phía đông nam biển Baltic.
Einarsson thừa nhận dù mùi hương của hũ pho mát rất đặc biệt, ông không có ý định nếm thử. "Nó được bảo quản rất tốt, nhưng nó đã ở dưới đáy biển suốt 340 năm", Einarsson nói.
Hiện tại, số pho mát đang được giữ lạnh để kiểm tra kỹ hơn nhằm tìm hiểu thành phần cấu tạo và cách thủy thủ sinh sống trên những con tàu chiến thời xưa.

Phương Hoa

7 nguyên nhân không ngờ khiến bạn bị bệnh khớp

Sống cô độc, ăn nhiều, tập thể dục sai cách, thiếu vitamin D, trầm cảm... là những nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người bị bệnh khớp.


7-nguyen-nhan-khong-ngo-khien-ban-bi-benh-khop
Các vị trí dễ bị thoái hóa khớp. Ảnh: camnanglamdep.
Trang Health Sina tổng hợp 7 nguyên nhân gây các chứng bệnh liên quan đến khớp, gồm:
Lười vận động
Dù đau khớp vẫn phải tập thể dục, điều này nghe có vẻ trái với suy nghĩa thông thường. Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân khớp vẫn cần tuân thủ tập thể dục thường xuyên. Điều quan trọng là cần chọn hình thức tập phù hợp, các môn được khuyến khích như đạp xe, bơi hoặc có thể tham gia huấn luyện sức mạnh giúp các cơ bắp bảo vệ đầu gối.
Tập thể dục sai cách
Bệnh nhân bị viêm khớp gối không nên làm động tác ngồi xổm hay khom người. Không nên vận động quá nhiều, ví dụ người thích đi bộ nên giảm cường độ, nếu thích các hoạt động khác (như làm vườn) nên phân chia các tư thế khác nhau trong suốt cả ngày, đừng chỉ làm một tư thế suốt ngày. 
Ăn nhiều, cơ thể mập mạp
Các chuyên gia sau khi phân tích thể trọng và tính di động của cơ thể đã phát hiện thể trọng càng nặng thì đầu gối chịu gánh nặng càng lớn, cơn đau càng nghiêm trọng. Người thể trọng quá lớn có khả năng bị tàn tật càng cao.
Sống cô độc
Người bệnh xương khớp thường nhận thức được rằng cuộc sống lành mạnh có lợi cho việc cải thiện bệnh tình, nhưng để thực hiện thì rất khó. Thường xuyên gặp gỡ các bệnh nhân đồng cảnh ngộ, chia sẻ khó khăn gặp phải sẽ giúp cải thiện những thói quen xấu, tăng cường hoạt động thể chất và sống lành mạnh hơn.
Ít ăn rau quả và trái cây
Ăn nhiều rau và trái cây giúp người bệnh khớp giảm nhẹ cơn đau. Ngoài ra, ăn uống lành mạnh và giữ cho cơ thể ở trạng thái hoạt động cũng giúp họ giảm cân. Người bị viêm xương khớp cần phải giảm cân, ăn trái cây tươi, rau củ và thịt nạc, hạn chế các loại thực phẩm đã chế biến sẵn.
Trầm cảm
Trầm cảm, mất ngủ có liên quan mật thiết đến đau xương khớp. Các triệu chứng lo âu trầm cảm, căng thẳng và lo lắng làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể khi đối phó với bệnh. Vì vậy, nếu bệnh nhân viêm xương khớp nghĩ mình bị trầm cảm thì cần phải điều trị kịp thời.
Thiếu vitamin D
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ thiếu hụt vitamin D liên quan đến các cơn đau khớp. Bổ sung dinh dưỡng có chứa vitamin D sẽ giúp giảm đau viêm xương khớp. Người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ vitamin D và canxi. Bác sĩ có thể làm xét nghiệm máu đo lượng vitamin D trong cơ thể bệnh nhân để đưa ra các khuyến nghị thích hợp.

Trần Ngoan

Trang phục cưới truyền thống trên khắp thế giới

Tại Trung Quốc, cô dâu thường mặc trang phục màu đỏ tượng trưng cho may mắn, xua đuổi tà ma, còn người Nhật thích mặc kimono trắng, màu tượng trưng cho sự tinh khiết.

trang-phuc-cuoi-truyen-thong-tren-khap-the-gioi
Trong văn hóa Ấn Độ, màu hồng hoặc đỏ thường là sự lựa chọn cho trang phục cô dâu. Người phụ nữ đã lập gia đình với cô gái chưa chồng ở nước này được phân biệt bằng một dấu chấm đỏ ở giữa trán, gọi là Bindi. Người đã có gia đình sẽ có một Bindi, được tin là con mắt thứ 3 có khả năng bảo vệ gia đình của họ.
trang-phuc-cuoi-truyen-thong-tren-khap-the-gioi-1
Nigeria là một nước lớn với khoảng 250 nhóm sắc tộc và hơn 500 ngôn ngữ. Do đó, lễ cưới thay đổi tùy theo vùng, tôn giáo và sắc tộc. Cô dâu Nigeria thường mặc quần áo màu sắc rực rỡ và đội mũ Gele trong đám cưới.
trang-phuc-cuoi-truyen-thong-tren-khap-the-gioi-2
Quần áo cưới truyền thống của người Hutsuls ở vùng núi Carpat, Ukraine rất nhiều màu sắc và đám cưới của họ cũng rất sống động với các điệu khiêu vũ, trò chơi cùng các câu chuyện cười.
trang-phuc-cuoi-truyen-thong-tren-khap-the-gioi-3
Đám cưới truyền thống ở Ghana thường rất nhiều màu sắc. Mỗi gia đình sẽ có mẫu vải riêng của mình và chỉ may riêng cho cô dâu và chú rể.
trang-phuc-cuoi-truyen-thong-tren-khap-the-gioi-4
Ở Kazakhstan, các cô dâu thường đội một chiếc mũ gọi là "Saukele" có gắn màn che mặt. Saukele thường được chuẩn bị rất lâu trước khi các cô gái đến tuổi kết hôn.
trang-phuc-cuoi-truyen-thong-tren-khap-the-gioi-5
Tại Nhật Bản, cô dâu thường mặc một bộ kimono màu trắng trong các buổi lễ chính thức, tượng trưng cho sự tinh khiết và tình trạng "vẫn còn độc thân". Sau buổi lễ, cô dâu sẽ mặc bộ kimono màu đỏ tượng trưng cho may mắn.
trang-phuc-cuoi-truyen-thong-tren-khap-the-gioi-6
Trong lễ cưới Mông Cổ truyền thống, cô dâu và chú rể mặc trang phục có tên gọi là Deel. Đó là loại quần áo được mặc trong nhiều thế kỷ của Mông Cổ và các bộ tộc du mục khác ở Trung Á.
trang-phuc-cuoi-truyen-thong-tren-khap-the-gioi-7
Trong lễ cưới, đàn ông ở Scotland thường mặc những chiếc váy kẻ karo, còn cô dâu mặc váy trắng và quấn một chiếc khăn choàng được trang trí cùng màu sắc với trang phục của chồng.
trang-phuc-cuoi-truyen-thong-tren-khap-the-gioi-8
Ở Trung Quốc, màu đỏ tượng trưng cho may mắn, tránh xa tà ma. Trang phục truyền thống của cô dâu chú rể nước này luôn là màu đỏ rực rỡ.
trang-phuc-cuoi-truyen-thong-tren-khap-the-gioi-9
Tại Na Uy, trang phục cưới truyền thống được gọi là Bunad. Nó cũng có thể được mặc trong những dịp khác như tiệc tùng hoặc lễ rửa tội.
trang-phuc-cuoi-truyen-thong-tren-khap-the-gioi-10
Tại Hungary, trang phục cô dâu thường bao gồm một chiếc váy thêu hoa với ba màu sắc tươi sáng và một chiếc mũ hoa cầu kỳ.

Ảnh: Borapanda

MỘT NỮA CƠN MƯA - Thơ Thuyên Huy



Một Nửa Cơn Mưa

Bên nhà em cũng những cơn mưa muộn

Đầu sông quen đò nấn ná chưa qua

Đứng chờ ai trời mờ chùng sương xuống

Điệp ven bờ e ấp chạnh nở hoa




Bến đợi trắng một màu bao tà áo

Em nón nghiêng dài tóc xỏa bờ vai

Gió sớm về mang theo hồi chuông đạo

Từ buổi đầu đã thầm nhớ thương ai



Rồi ngày tháng cứ đi về lặng lẽ

Chờ bao lâu không biết đã bao lâu

Em vẫn sáng chuyến đò ngang sợ trễ

Tôi thầm mơ một chút mộng tình đầu



Chuyện kiếp người mai sau làm sao biết

Phận con tằm tôi quên trả nợ dâu

Tôi bỏ đi tình thư chưa dám viết

Xa phố hôm thu chưa kịp thay màu



Xế tuổi đời trời vẫn cơn mưa muộn

Nơi xứ người cứ nhớ chuyến đò xưa

Đêm bên ai nhưng sao hồn vọng tưởng

Cầm tay em đâu đó nửa cơn mưa



Thuyên Huy


        **           MỘ HỒNG KHÚC






Điều gì xảy ra với cơ thể khi thời tiết quá nóng

Khi nhiệt độ quá cao, cơ thể người có thể bị sốc nhiệt làm ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong, thậm chí tử vong.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi thời tiết quá nóng
Lê Hùng (Đồ họa: Business Insider)

Văn học cuối tuần: Tạp văn của Đào Hiếu - Chuyện nhảm nhí

 
  • Có người đã nói về ”Chuyện Tử Tế”. Tôi xin phép được kể mấy câu chuyện nhảm nhí. Chuyện nhảm nhí trong xã hội ta thì đủ loại, có khi các bạn còn biết nhiều hơn tôi cho nên hầu chuyện cùng các bạn tôi phải đắn đo ghê lắm. Cũng may mỗi người chúng ta quan niệm ”chuyện nhảm nhí“ một cách khác, thành ra có khi chị A thấy chuyện kia hay ho, chị B lại cho là nhảm nhí, lúc khác cô X cho cuốn sách này sâu sắc hấp dẫn, cậu Y lại thấy nó nhạt nhẽo buồn cười. Chính vì thế mà hôm nay tôi xin kể vài câu chuyện nhảm nhí theo cách nhìn của tôi, có thể bạn đồng tình, cũng có thể bạn chê tôi là nhảm nhí, bề nào thì tôi cũng thành công vì đã kể được câu chuyện nhảm nhí rồi.
    Chuyện tôi sắp kể sau đây liên quan tới chữ nghĩa.
    Có ông tổng biên tập của một nhà xuất bản nọ thường hay dặn dò nhân viên mình là đừng có chọn các bản thảo trinh thám hình sự, vụ án… Ðó là chuyện nhảm nhí không xứng vớí tầm cỡ và uy tín của nhà xuất bản. Nhưng viết chuyện kinh dị mà tinh vi đầy hình tượng như Edgar Poe thì ai có thể nói là không ”văn học”, còn viết kiếm hiệp mà bay bướm, lãng mạn, uyên bác như Kim Dung thì đã có mấy nhà văn nào sánh nổi?
    Vậy thì cái chất nhảm nhí nó nằm ở đâu?
    Trở lại chuyện ông tổng biên tập nọ. Sau khi chê bai chuyện vụ án, chuyện hình sự, ông cho ra đời một cuốn tiểu thuyết kể chuyện ”chuyển biến tốt “của một cô tiểu thư học trường Tây, biết nhảy đầm, biết chơi đàn piano, đùng một cái biến thành thanh niên xung phong và qua lao động, qua đời sống tập thể cô ta đã ”chuyển biến“ thành một người tốt, cô bỏ anh bồ giàu ở thành phố và yêu một anh thanh niên xung phong, cả hai đều trở thành những con người mới. Những tiểu thuyết tuyên truyền chính trị loại dễ dãi như thế ra đời những năm đầu giải phóng thì được, mà xuất bản bây giờ thì thấy đã chướng rồi, nói chi tới chuyện văn học hay không văn học.
    Nhưng nghệ sĩ muôn đời vẫn là nghệ sĩ, giống như họa sĩ Van Gogh từng nói: “Thà không là nghệ sĩ, quyết không làm nghệ sĩ hạng nhì.“
    Thế nhưng những tiểu thuyết loại ấy vẫn có hàng trăm độc giả ái mộ viết thư về nhà xuất bản yêu cầu tái bản.
    Vậy thì ai là người nhảm nhí?
                                          *
    Năm 1987 là năm đại nạn của các nhà xuất bản. Ðại nạn vì giá giấy tăng, công in tăng, giá thành cuốn sách tăng, độc giả không có tiền mua, sách bán ế. Có nhà lỗ 40 triệu, có nhà lỗ hai, ba chục triệu. Các vị giám đốc nói đùa với nhau: ”Chuyến này chắc anh em mình đóng cửa nhà xuất bản”
    Nhưng đó là chuyện của các vị. Còn tôi, kẻ viết bài thì nhân chuyện ấy mới nghĩ ra được một chuyện nhảm nhí. Truyện này khi tôi nghĩ ra, có kể cho anh Lưu Trọng Văn (một nhà viết kịch trẻ tuổi đẹp trai chưa vợ) nghe và anh ta rất khoái, hăm he sẽ viết thành kịch. Trong khi chờ đợi kịch ấy thành hình, tôi xin phép kể hầu các bạn.
    Ngày kia thủ trưởng các nhà xuất bản, các tờ báo trong cả nước họp nhau lại:
    -Giấy một triệu một tấn, giá thành một trang sách lên tới hai trăm đồng. Tôi không làm nổi, tôi phải dẹp tiệm thôi.
    -Tôi cũng sẽ đóng cửa tờ báo của tôi, một vị chủ bút nói, không thể bù lỗ mãi được.
    Một vị khác phản đối:
    -Không được. Không có sách báo, quần chúng sẽ mất phương hướng, quần chúng sẽ nghe ai? Sẽ đi về đâu? Tôi không thể tưởng tượng nổi một nước mà không có sách báo.
    Nhưng cuối cùng các vị đều đồng ý đóng cửa các tờ báo và các nhà xuất bản để đi nước ngoài học hỏi kinh nghiệm.
    Một năm sau họ kéo nhau trở về nước.
    Và họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy phố phường tấp nập, nhân dân ai nấy đều tươi cười hớn hở, không còn nạn ngủ đầu đường xó chợ, không còn người ăn xin. Hỏi ra, giá cả rất ổn định, nhân dân ai cũng no đủ và tin tưởng chế độ.
    Các vị đều ngớ người, chẳng hiểu vì sao có sự lạ, bèn chặn hỏi một người qua đường:
    -Chào bạn, chúng tôi ở nước ngoài mới về, thấy xã hội ta đổi mới nhiều quá, xin bạn cho biết có phép lạ nào đã xảy ra vậy?
    Người qua đường thản nhiên đáp:
    -Có gì đâu. Trước đây chúng ta chỉ lo nói suông mà không ai chịu làm việc, còn bây giờ thì mọi người đều im lặng mà làm việc. Thế thôi.
    Ðó là một chuyện rất nhảm nhí do chính tác giả bài báo này nghĩ ra kể lại cho các bạn giải trí trong chốc lát, tuyệt đối không hề có ý xiên xỏ vị nào, xin các vị tha tội.
    Tuy vậy chúng ta không thể tưởng tượng được một xã hội mà không có sách báo. Nhưng sách báo phải như thế nào? Chuyện đó phần lớn phụ thuộc vào độc giả chứ nào phải chỉ là chuyện của nhà báo nhà văn.
    Ðộc giả ngày nay họ rất kỳ cục. Sách dày không đọc, ưa đọc sách mỏng, sách vừa vừa. Chuyện cao siêu không đọc lại thích chuyện dễ dãi, chuyện gay cấn hồi hộp giựt gân hay tình ái éo le thì chuộng mà chuyện thường ngày thì chê. Ðọc sách trước hết họ đọc cốt chuyện, cốt truyện nào gay go, có thể kể lại một cách hào hứng thì thích, tác phẩm nào viết theo lối ”truyện không có truyện“ như kiểu Thao Thức hay Trăm Năm Cô Ðơn thì chê. Lại có số độc giả khác ưa truyện ”trăn trở“. Chuyện ”chống tiêu cực“ hoặc chuyện ”đặt vấn đề”. Càng đặt vấn đề gay gắt, càng chống tiêu cực quyết liệt họ càng khoái, chính vì thế mà một vài nhà văn trẻ hiện nay có đất sống.
    Người khác lại nghĩ rằng độc giả hiện nay thích truyện dịch hơn truyện trong nước. Nhưng truyện dịch là thứ nào? Hết Nhà Thờ Ðức Bà Paris đến Những Kẻ Khốn Khổ, Ðồi Gió Hú, Cuốn Theo Chiều Gió… cũng lại chuyện tình ái giựt gân cả. Các nhà xuất bản xào đi nấu lại những món ăn cũ rích ấy mà vẫn được ưa chuộng. Còn nếu có ai đó dại dột mà in các tác phẩm loại như Thao Thức, Ðám Cháy… thì nên chuẩn bị kho mà chứa sách ế.
    Thì ra không phải độc giả thích truyện dịch hơn truyện trong nước mà chỉ đơn giản là thích truyện gay cấn. Truyện gay cấn bao gồm săn bắt cướp, vụ án, đặt vấn đề, chống tiêu cực, danh tác cổ điển bên Tây bên Tàu, chuyện tình ái lãng mạn bi thương…
    Trong những loại sách này, có cái giá trị, có cái rẻ tiền nhưng dường như độc giả cũng chẳng quan tâm đến điều ấy. Ðời sống khó khăn quá, căng thẳng quá, họ thích đọc cái gì hấp dẫn, giựt gân, giải trí trong giây lát.
    Khổ tâm cho các anh nhà văn ôm mộng viết tác phẩm lớn, ôm mộng ”làm văn học“ chẳng khác nào Lý Bạch ngày xưa ôm vầng trăng dưới đáy nước để chịu chết chìm.
    *
    Có cô nhà văn trẻ nọ đặt vấn đề với nhà xuất bản:
    -Nếu các anh cứ in những sách có hiệu quả kinh tế thì bạn trẻ chúng tôi làm sao có cơ hội in được sách?
    Tổng biên tập bèn đi một đường lả lướt, ký giấy tạm ứng cho cô 500.000 đồng để cô viết một tác phẩm. Viết xong, sửa chữa vài lần, thấy có thể in được, nhưng khi hỏi cơ quan phát hành thì ”người “ bảo:
    -Tác giả “mới” quá không dám nhận.
    Thế thì bố ai dám in. Ðành bỏ. Một nhà văn có tên tuổi hơn, đó là anh Nguyễn Hữu Ðức có gởi cho chúng tôi một tập truyện ngắn rất dễ thương, thông minh, tinh tế và rất có nghề. Tôi đã biên tập bản thảo ấy, đưa đi đánh máy hoàn chỉnh, họa sĩ làm xong maquette, chỉ chờ in. Nhưng thăm dò ông phát hành thì “người“ lại bảo:
    -Tác giả không ăn khách, chỉ nhận hai ngàn cuốn.
    Chính tôi đành phải đem bản thảo lại trường đại học Dược, trả lại cho thầy Nguyễn Hữu Ðức.
    Hai anh em dẫn nhau ra căn-tin của trường uống ly cà phê bít tất. Uống xong ngửa mặt lên trời mà than rằng:
    -Ôi! Cái nghiệp viết văn sao mà buồn vậy!

    ĐÀO HIẾU
    (Trích “NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN ĐỒI CỎ”

Nếu nhìn thấy dấu hiệu này, hãy chạy lên bờ trước khi qúa muộn

Nhiều người đi biển thường chọn bơi vào vùng nước phẳng lặng mà không ngờ rằng, đây mới chính là “cạm bẫy” dẫn đến nhiều vụ chết đuối thương tâm.

Dòng chảy xa bờ, Chết đuối ở biển, chết đuối,
Mũi tên màu đỏ là nơi có dòng chảy xa bờ (ảnh: safebee.com)


Dòng chảy xa bờ (rip current) luôn được coi là “tử thần giấu mặt” của biển cả. Mặt nước nơi có dòng chảy xa bờ thường phẳng lặng, ít sóng nên nhiều người tưởng rằng đó là nơi an toàn và di chuyển tới đó. Thế nhưng khi bơi vào dòng chảy xa bờ, chúng ta có thể ngay lập tức bị cuốn trôi ra xa.
Vậy dòng chảy xa bờ là gì?
Là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển. Sóng sẽ đánh và đưa nước biển vào bờ, nhưng khi nước biển được liên tục đưa vào bờ thì chúng tập hợp lại thành một dòng đi thẳng ra biển, khi đó dòng nước này sẽ hình thành dòng chảy xa bờ.
Trong một thí nghiệm, người ta rắc chất màu sát bờ biển và quan sát thấy chất màu bị kéo ra xa bờ. Điều này chứng tỏ nơi đó dòng nước đi ngược từ bờ ra biển. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy rằng nơi dòng nước đi từ bờ ra biển là vùng nước lặng, hầu như không có sóng. Đây là điều chúng ta cần lưu ý nhất về dòng chảy xaờ để tránh gặp rùi ro.
Dòng chảy xa bờ, Chết đuối ở biển, chết đuối,
Dòng chảy xa bờ trên biển được nhận biết bằng cách đổ bột màu.
Vì sao dòng chảy xa bờ lại nguy hiểm?
Dòng chảy xa bờ là nguyên nhân dẫn đến 80% các trường hợp cứu nạn và chết đuối trên biển. Vận tốc trung bình của dòng chảy có thể thay đổi từ 0,5 m/s cho đến 2,5 m/s, nhanh hơn cả vận tốc bơi của một vận động viên bơi lội Olympic. Tuy nhiên, do dòng chảy xa bờ thường hẹp, có chiều ngang khoảng 1-3 m, nhiều người bơi thành thạo có thể dễ dàng thoát ra bằng cách bơi vuông góc với dòng chảy và song song với bờ biển. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết tới thủ thuật trên, và thực tế nhiều người có thể bị vắt kiệt sức lực khi cố hết sức vùng vẫy bơi ngược dòng chảy.
Dòng chảy xa bờ có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào. Khi sóng to thì vận tốc dòng chảy xa bờ cũng nhanh hơn gây nguy hiểm hơn cho người bơi. Tuy nhiên, khi đó thường ít có người xuống biển tắm vì e ngại sóng to.
Vào những ngày sóng không lớn, trái lại, người ta thường chết đuối nhiều hơn vì có nhiều người xuống biển tắm. Khi thấy sóng không quá to người ta thường chủ quan và không quan tâm đến dòng chảy xa bờ. Tuy nhiên khi di chuyển vào chỗ lặng sóng, chúng ta vô tình rơi vào dòng chảy xa bờ. Dòng chảy này sẽ ngay lập tức kéo chúng ta ra xa khỏi bờ và đưa thẳng ra biển.
Dòng chảy xa bờ, Chết đuối ở biển, chết đuối,
Dòng chảy xa bờ thường xuất hiện ở nơi có mặt nước phẳng lặng (ảnh: NOAA)
Có 3 loại dòng chảy xa bờ:
– Dòng ngược tức thì (Flash Rip Current): dòng chảy hình thành, biến mất nhanh chóng do mực nước biển giảm và sóng tăng cao đột ngột.
– Dòng ngược cố định (Fixed Rip Current): hình thành do nước biển bị chắn bởi 2 đường cát, có thể tồn tại trong khoảng thời gian từ vài ngày đến hàng tuần, thậm chí hàng tháng.
– Dòng ngược vĩnh cửu (Permanent Rip Current) hình thành do địa hình vùng biển. Ở vùng biển có nhiều san hô, dòng chảy này có thể tồn tại vĩnh viễn.
Dòng chảy xa bờ, Chết đuối ở biển, chết đuối,
Làm thế nào để nhận biết dòng chảy xa bờ?
Dòng chảy xa bờ có một số dấu hiệu đặc trưng mà nếu quan sát cẩn thận, các nhân viên cứu hộ và người đi biển có thể dễ dàng nhận ra. Do vậy, trước khi xuống biển, chúng ta nên đứng từ trên cao và dành khoảng 5-10 phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ trên bờ biển mà chúng ta sắp xuống tắm.
– Dòng chảy xa bờ có mặt nước phẳng lặng hơn và ít sóng hơn. Nếu di chuyển vào chỗ lặng sóng thì chúng ta sẽ rơi vào dòng chảy xa bờ. Ngược lại, nơi biển có sóng bạc đầu thì chúng ta sẽ được sóng đánh đưa vào bờ.
– Dòng chảy xa bờ có màu khác biệt so với vùng nước xung quanh, thường là sậm màu hơn và đục hơn tùy theo góc chiếu của ánh mặt trời.
Dòng chảy xa bờ, Chết đuối ở biển, chết đuối,
Dòng chảy xa bờ có màu đậm hơn (ảnh: WHOI)
– Đôi khi chúng ta có thể thấy các mảnh vỡ hay bọt nước nổi trên mặt dòng chảy cuốn ra xa bờ và trôi ra biển. Trong khi đó, sóng bạc đầu sẽ đẩy các mảnh vỡ này vào bờ biển.
Nếu rơi vào dòng chảy xa bờ, làm thế nào để thoát?
Điều quan trọng khi bị rơi vào dòng chảy ra bờ là phải tuyệt đối giữ bình tĩnh. Nếu hoảng loạn, bạn sẽ không còn khả năng phán đoán chính xác.
Bên cạnh đó, bạn cần phải lưu ý không bơi ngược dòng nước. Nhiều trường hợp người bị nạn quá hoảng loạn và cố gắng bơi ngược dòng nước để vào bờ, do đó dẫn đến kiệt sức và chết đuối.
Nếu là người bơi giỏi, thì thay vì cố bơi ngược dòng, bạn hãy tìm cách bơi song song với bờ biển, tức là vuông góc với dòng chảy bởi đó là cách giúp chúng ta hướng đến chỗ có sóng bạc đầu. Sau khi đã thoát khỏi dòng xoáy, hãy bơi chéo góc và hướng về phía bờ.
Dòng chảy xa bờ, Chết đuối ở biển, chết đuối,
Bơi song song với bờ biển khi bơi vào dòng chảy xa bờ (ảnh: beachsafe.org)
Nếu là người bơi yếu thì bạn hãy giơ tay lên ra hiệu trợ giúp, đồng thời giữ bình tĩnh và thả nổi để giữ sức. Ước lượng thấy dòng chảy xa bờ yếu đi thì bạn hãy cố gắng bơi song song với bờ biển để tới khu vực có sóng bạc đầu như đã đề cập ở phần trên.
Tuy vậy, để phòng ngữa rủi ro bất trắc có thể ập đến bất kỳ lúc nào, bạn nên tắm biển ở những nơi có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và được chứng nhận an toàn. Bên cạnh đó, cần quan sát các biển chỉ báo an toàn và trao đổi với các nhân viên cứu hộ để biết đặc điểm bờ biển sắp xuống tắm.

Theo vntinnhanh.vn



 

 


 

30 thg 7, 2016

NGANG QUA TRƯỜNG VĂN KHOA* ( Nguyễn Cang)



NGANG QUA TRƯỜNG VĂN KHOA*  ( Nguyễn Cang)  

(Cảm tác bài thơ "Chiều ngang qua Văn Khoa" của Con Gà Què).

 

Chiều phai nắng, bước ngang Văn Khoa

Gió thổi từng cơn lướt thướt qua

Ái ngại dừng chân ngoài cửa lớp

Nghe lòng hoang vắng, giọt mưa sa!



Nầy đây phòng học cũ năm xưa

Quạnh quẽ im lìm buổi xế trưa

Phấn trắng bảng đen mờ cát bụi

Ngậm ngùi cay đắng nói sao vừa!



Bàn đầu còn đó chỗ tôi ngồi

Còn những chỗ kia bạn của tôi

Ghế trống người đi xa cách mãi

Giã từ chưa kịp nói chia phôi



Thầy Diêu, San, Lãng tìm đâu thấy?

Bạn hữu Linh, Hằng, còn đó không?

Hai mốt năm xa, giờ trở lại

Ai còn ai mất, nghẹn trong lòng.



Về đây, tôi bước qua trường cũ

Trường vẫn còn nhưng thầy bạn đâu?

Quanh quẩn tìm ai hồn lạc lõng

Nghe chừng như mặn đắng bờ môi!



Chiều phai nắng bước ngang Văn Khoa
Mấy bóng hồng như những nụ hoa

Nũng nịu kiêu sa tà áo trắng

Chạnh lòng thương quá nhớ Văn Khoa!!!

 Nguyễn Cang

*Chú thích: Tên gọi trường "Đại Học Văn Khoa Sài Gòn" trước 1975, tọa lạc gần Thảo cầm viên.


 CHIU NGANG QUA VĂN KHOA
 Chiu ngang qua Văn Khoa,
Bay bay làn tóc xõa,
Tung r
i mù tương lai,
B
ng dưng mt nht nhòa !

Ging đường im lng tiếng,
Xót xa hn chết điếng,
Sách hóa thành bi tro,
La cháy sáng ưu phin !

Vì sao bước qua đây?
Rã ri tng ngón tay,
Hai bàn chân mng du,
Đp trũng thêm đa đày !

Nhng dáng xưa nơi đâu?
L
c khp no đa cu?
Ch
ết gia đi đang sng?
Hay vùi thây bi
n sâu?!

Chi
u ngang qua Văn Khoa
Ng
như ngàn cánh hoa
Đang t
tơi theo gió
Đ
i bt cht v òa !

 Con Gà Què (SG 9/1975)

Xin bật mí thêm 1 chút : Con gà què là bút hiệu của 1 bạn SPSG k.9