FM974
Chuyện Thế Giới Trong tuần
Thứ hai 02/05/2016
Yukako
Fukushima, cầm mấy ngón tay giả đưa lên khoảng trống khung cửa, giữa những tia
sáng chiếu xuyên vào, so với bàn tay của mình, không có gì phải nói thêm, cái
giả cái thật, dưới cặp mắt của một người bình thường, không tìm ra được một
điểm khác nhau nào cả.
Những ngón tay giả
này được gói lại cẩn thận, chờ người đặt làm mới, một trong hàng trăm thành
viên của số băng đảng hình sự, hoạt động ngoài vòng pháp luật, sau khi chặt bỏ lại
một phần thân thể của mình, trong buỗi lễ bắt buộc phải làm, giã từ thế giới
ngầm, hoàn lương, trở về hội nhập lại xã hội bình thường, đến nhận. Họ là những
người của tổ chức băng đảng Yakuza, một tổ chức bất hợp pháp, có mạng lưới tội
phạm hình sự rộng lớn ở Nhật, muốn chôn vùi cái quá khứ bạo động đã qua, những
người đã không làm trọn phần vụ hay trách nhiệm được giao phó như sơ suất tiền
bạc, trả nợ vay không nổi, hay dám khinh thường đàn anh, kẻ trên người
trước...để trở về đời sống bình thường thì, phải chịu bỏ lại đằng sau một phần
của bàn tay, những ngón tay vô tội.
Trong vòng hai
thập niên qua, người đàn bà 44 tuổi, Yukako, đã làm bằng tay, với nghệ thuật
thủ công, hơn hàng trăm ngón tay giả cho các người cựu thành viên Yakuza này,
nhờ nó, họ may mắn tìm được công ăn việc làm và lập gia đình, cho một cuộc sống
bình thường. Theo sự quan sát của cảnh sát Nhật trong những ngày gần đây, tổ
chức băng đảng mạnh nhất trong hàng ngủ Yakuza, nhóm Yamaguchi-gumi, đang phát
động cuộc chiến, tranh giành quyền lực với nhóm đối thủ ly khai, điều này có
nghĩa là, trong những ngày tới đây, công việc của bà Yukako xem ra sẽ bận rộn
hơn nữa. Yukako nhúng nhường tâm sự, “bà
không nghĩ là mình sẽ làm việc này trong lâu dài nhưng, khi bà định tìm kiếm
một công việc khác thì người ta nói với bà , bà là người duy nhất tại Nhật Bản
làm được loại ngón tay giả này mà thôi, cho nên bà còn chần chừ chưa biết tính
sao”, Yukako hiện đang làm việc tại một cơ xưởng của tổ chức phức lợi và
tay chân giả Kawamura Gishi ở khu phố thương mại Osaka. Yukako cũng cho biết, “nếu người ta gãy ngón tay trong một tai nạn
xe cộ nào đó, ai ai cũng thương cảm, nhưng với trường hợp của các thành viên
băng đảng Yakuza thì không phải vậy, hầu hết đều không dễ gì giấu được các hình
xâm trong người cũng như các ngón tay cụt mất trên bàn tay”, bà Yukako đã nhận
hai bằng khen thưởng của chánh phủ Nhật, về việc làm trợ giúp những thành viên
Yakuza hội nhập lại xã hội.
Quyết định của bà,
tiếp tục làm việc này, đã gây ra sự đổ vở trong hôn nhân của mình và nhận nhiều
lời chỉ trích mạnh mẽ từ phía gia đình vì “bà
tiếp tay với bọn băng đảng” nhưng cùng một lúc, nhu cầu đòi hỏi việc làm
ngón tay giả tăng lên quá cao, năm 1992, đạo luật bài trừ các tổ chức tội phạm
băng đảng của Nhật đã làm cho cảnh sát mạnh tay hơn trước, cộng với những hoạt
động mua bán bất động sản, có tên gọi là “con
bò sửa tiền mặt của băng đảng”, đạo luật thật sự thách thức sự nhân nhượng
của chính quyền cũng như công chúng trong nhiều thập niên, đã làm cho một số
lớn thành viên băng đảng tôi phạm đến ngưỡng cửa nhà bà Yukako, với hy vọng tìm
ra lối thoát làm lại cuộc đời mới, tin này được truyền miệng rộng rãi và nhanh
chóng một cách không ngờ, trong hàng ngủ băng đảng Yakuza, đặc biệt là khi họ
còn ở trong nhà tù.
Yukako Fukushima
đồng ý sẽ làm các ngón tay giả này, giá độ hơn 1000 đô la Mỹ, với vài điều kiện
tiên quyết, một hội đoàn nhỏ, được cảnh sát tỉnh Osaka lập ra, nhằm mục đích
giúp các cựu thành viên băng đảng Yakuza hoàn lương, đã giới thiệu những khách
hàng thật cho bà, sau khi xem xét kỹ lưởng, trước khi công việc tiến hành. Theo
lời của Yukako, bà cần có bằng chứng chứng minh, họ chắc chắn rời bỏ hàng ngủ băng
đảng và không chấp nhận bất cứ số tiền phụ trội nào để được có hàng trước những
người khác đang chờ, bà rất cứng rắn vời công việc của mình, bà nhận được than
phiền của một vài người, “nói rằng họ
không thích hình dáng những ngón tay giả mà bà gắn cho, nhưng bà sẽ không thèm
đếm xỉa tới những lời đe dọa, ngay cả, số người này đến nhà bà, quăng ném bàn
ghế lung tung, may mắn là mấy vụ này không thường xảy ra và cảnh sát lúc nào
cũng theo dỏi và bảo vệ”. Các ngón tay giả do bà Yukako làm ra, tốt và giữ
được từ năm tới mười năm, chỉ cần gắn vào phần lóng tay thật còn lại như đóng
nắp cây viết máy, có khoảng 20 màu, từ đó bà có thể sáng tạo ra hơn 1000 màu da
người, để bảo đảm nó giống y hệt những ngón tay còn lại của người chủ.
Tại thành phố
Kobe, một chuyến xe lửa ngắn đi về phía tây cửa tiệm của bà, tổ chức băng đảng
Yamaguchi- gumi đang ở trong tình thế khủng hoảng lớn nhất của họ, kể từ ngày
thành lập cả thế kỷ trước đây và đã tạo nên một thế hệ thanh niên mới, những
người không còn muốn có cuộc sống với gươm kiếm. Cảnh sát Nhật đã cảnh báo với
công chúng, về việc bạo động tranh chấp quyền lực giữa các phe trong mùa hè năm
rồi khi, có hơn một chục nhóm, liên kết với Yamaguchi- gumi quyết định tách ra,
có tên mới là Kobe Yamaguchi –gumi, chống lại sự lãnh đạo của Shinobu Tsukasa,
ông trùm tối cao của tổ chức, tháng ba năm ngoái, hai bên đã tấn công nhau qua
50 vụ kể từ ngày ly khai, bao gồm bắn nhau và xài bom xăng chai “Molotov”. Khắp
nước Nhật, sau ngày đạo luật chống băng đảng tội phạm mới áp dụng, theo sự ước
lượng của cảnh sát, con số thành viên còn hoạt động trong hàng ngủ hiện thời,
đã giảm xuống khoảng 53 ngàn, so với 80
ngàn của năm 2009.
Không biết các
ngón tay giả này, có thể đủ bảo đảm là những thành viên băng đảng Yakuza sẽ đổi
đời hay không, nhưng bà rất vui lòng khi nhận không biết bao nhiêu lá thư từ
họ, “cám ơn bà đã mang đến cho họ một sự
khác biệt, họ đã lập gia đình, có con cái hoặc tìm được công ăn việc làm ổn
định, một số thư khác, cũng nói là họ bùi ngùi xin lỗi cha mẹ cho những năm
tháng chịu đựng khốn khổ vì hành động mà họ gây nên, cũng có người bảo một cách
đơn giản là, họ rất vui mừng, biết mình vẫn còn sống mặc dù đã có những lúc họ
muốn là nên chết đi”.
Yukako Fukushima, xúc động khi biết được
những điều này và vui sướng nói rằng, chính nó đã khuyến khích bà tiếp tục, bà
làm việc này, “không phải để phục vụ cho băng đảng Yakuza mà chỉ làm để giúp
những người đàn ông lầm lỗi, mong muốn hoàn lương, có một cuộc đời mới và là
tấm gương tốt cho con cái mai sau”.
Thuyên
Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét