10 thg 5, 2016

8 bí quyết cải thiện tài chính cá nhân


Ảnh minh họa. (Ảnh: Blog.credit)
Ảnh minh họa. (Ảnh: Blog.credit)

Nhiều người ôm giữ suy nghĩ rằng, giàu có là nhờ vào vận may nên không dành thời gian suy nghĩ các cách kiếm thêm tiền và suy nghĩ về việc làm thế nào để trở nên giàu có. Nhưng thông thường, những người giàu là những người biết tạo ra cơ hội và nắm bắt thời cơ để tạo ra giá trị tài sản cho mình.

Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn cải thiện tài chính cá nhân…
1. Nghĩ ra 4 cách kiếm tiền ngoại trừ công việc hiện tại:
Rất ít người nghĩ đến việc kiếm thêm bởi vì công việc hiện tại đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn muốn tăng thu nhập, thì hãy ngừng ngay suy nghĩ “Tôi kiếm vậy đủ rồi” mà hãy bắt đầu với “Tôi có thể kiếm hơn thế“. Thực tế ngoài xã hội có rất nhiều công việc làm thêm, chẳng hạn gia sư, freelance, tài xế taxi, dịch thuật, v.v… Sau khi đã nghĩ ra 4 ngành nghề làm thêm ngoài giờ, hãy chọn cho mình một công việc phù hợp.
Bạn có thật sự muốn đầu tư thời gian và công sức để kiếm thêm không?
2. Phát triển kỹ năng vào thời gian rãnh rỗi:
Nâng cao kỹ năng, bổ sung kiến thức là một trong những cách thức cải thiện tài chính vì nó là nền tảng giúp bạn phát triển nghề nghiệp và thăng tiến trong công việc và ngoài xã hội. Bạn nên dành thêm thời gian để mở rộng kiến thức và kỹ năng mà công ty đang cần. Có nhiều cách để thực hiện việc này như là đọc sách, tham gia các khóa học, các buổi hội thảo, giao lưu,…
Nhớ rằng bạn càng có khả năng thích ứng với công việc, bạn càng được trọng dụng và càng kiếm được nhiều hơn.

Ảnh minh họa. (Ảnh: Digipath)
Ảnh minh họa. (Ảnh: Digipath)

3. Thiết lập các mục tiêu tài chính:
Nhiều người có suy nghĩ lập mục tiêu tài chính để thanh toán các khoản chi tiêu hàng tháng, các khoản vay nợ. Nhưng để làm giàu, bạn cần chặt chẽ hơn, lập mục tiêu rõ ràng với từng con số. Ví dụ: Năm nay tôi phải tiết kiệm được 120 triệu đồng. Như vậy mỗi tháng ngoài các chi phí thì tôi phải giữ lại được 10 triệu đồng.
Luôn luôn nghĩ “lớn”, nguồn thu vào của bạn sẽ dồi dào.

Ảnh minh họa. (Ảnh: Kiplinger)
Ảnh minh họa. (Ảnh: Kiplinger)

4. Đặt thứ tự ưu tiên các khoản chi tiêu:
Bạn rất muốn mua thứ này thứ kia trong khi vẫn còn các khoản nợ nần. Bạn cần xác định thứ tự ưu tiên. Có phải “con nợ” là gánh nặng đeo trên vai bạn không? Nếu món đồ kia chưa cần thiết thì bạn hãy ưu tiên việc trả dứt nợ.
Còn không phải thanh toán các khoản nợ, bạn cần cân nhắc xem món nào cần mua trước. Nếu tháng này đã vượt quá chỉ tiêu, thì bạn có thể để mua vào tháng sau.
5. Theo dõi tiến độ chi tiêu hàng tháng:
Một khi đã có kế hoạch mục tiêu, bước tiếp theo sẽ là quản lý dòng tiền của bạn. Việc tiêu xài hoang phí không nói lên bạn thuộc tầng lớp hay giai cấp nào. Cho dù bạn giàu có nhưng không tiết kiệm hay dùng tiền để tái đầu tư thì cũng có thể vỡ nợ.
Các chuyên gia tài chính phải lên kế hoạch dự toán lãi lỗ cho doanh nghiệp trong ngắn hạn, dài hạn. Vậy thì với cá nhân cũng thế, hãy lập bảng thu chi để dễ dàng cho bạn kiểm soát các khoản chi tiêu hàng tháng của mình.

Ảnh minh họa. (Ảnh: Chalenejohnson)
Ảnh minh họa. (Ảnh: Chalenejohnson)

6. Xem “tiền” như một người bạn đồng hành:
Tiền đem đến sự đảm bảo cho cuộc sống của chúng ta, nhưng tiền không phải là nạn nhân gây ra bế tắc trong cuộc sống của bạn. Nó hoàn toàn thuộc về sự chọn lựa của bạn đối với cuộc sống của mình. Đừng tự tạo cho mình những suy nghĩ tiêu cực về tiền mà hãy làm chủ nó bằng việc lên các hoạch định tài chính như đã nêu ở các mục trên.
7. Giải quyết vấn đề tài chính mỗi tuần:
Người giàu có thường chọn việc tập trung giải quyết vấn đề phát sinh hơn là nói tới nói lui các vấn đề mà chẳng thể giải quyết được gì. Hãy viết ra các vấn đề tài chính mỗi tuần một lần, chẳng hạn bạn muốn kéo thêm khách hàng kiếm bạc lẻ từ cửa hiệu tạp hóa của bạn. Bạn cần suy nghĩ xem giải pháp nào là thiết thực, khuyến mãi hay hạ giá thành sản phẩm.
Ảnh minh họa. (Ảnh: On-siteaccounting) 

8. Bước ra khỏi “vùng an toàn”:
Những người giàu có không lo sợ đưa ra một quyết định khó, đơn cử một ví dụ là rời bỏ công việc hiện tại để thành lập một công ty riêng mặc dù họ vẫn còn một số cản trở về mặt tài chính.
Mặc dù vậy vẫn nên có vốn kiến thức nhất định trước khi quyết định đầu tư kinh doanh. Bạn cũng có thể bắt đầu với việc kinh doanh nhỏ lẻ để có thêm kinh nghiệm và sự chững chãi trước khi bắt đầu những dự án lớn lao.
Vấn đề là hãy tự hỏi mình xem có dám bước ra khỏi vỏ bọc an toàn để đối mặt với mọi thách thức, để thay đổi cuộc sống và tăng thu nhập?
Hahna Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét