17 thg 9, 2015

9 ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM KHI UỐNG NƯỚC- và TẮM - DR LoanAnhDoan



. Nước vừa đun sôi uống luôn
Uống nước đun sôi là thói quen tốt, nhưng bạn có biết không thể uống nước ngay khi nó vừa được đun sôi? Bởi nước sinh hoạt chúng ta dùng hàng này đều đã thông qua khử trùng bằng clo, mà clo kết hợp với chất hữu cơ sẽ lưu lại trong nước, sinh ra các hợp chất gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, chloroform.
Khi đun nước, bạn nên chú ý 3 điều:

- Sau khi lấy nước vào ấm nên để một lúc rồi hãy đun;
- nước sắp sôi thì mở nắp ra;
– cuối cùng, đợi nước sôi sau 3 phút mới tắt bếp.

Làm đúng quy trình này sẽ giúp lượng clo trong nước giảm
đạt mức tiêu chuẩn an toàn. Đấy mới gọi là nước sôi “chính hiệu” bạn ạ.

2. Không rửa bình lọc nước
Nước đóng bình hay bình lọc nước vốn được sử dụng rất nhiều không chỉ trong gia đình mà còn ở các nơi công cộng, nhưng thường mọi người chỉ uống chứ ít khi nghĩ đến chuyện… cọ rửa chúng cho sạch định kỳ. Nước trong bình lọc nhìn tưởng là sạch nhưng thực tế, mức độ ô nhiễm rất nghiêm trọng.
Lời khuyên của các chuyên gia là tốt nhất bạn nên vệ sinh bình lọc nước mỗi tháng 1 lần, mùa hè 2 tuần một lần.

3. Uống nước đun lại nhiều lần
Ngày nay, các gia đình dùng nước đun bằng ấm điện ngày càng nhiều, có những gia đình do đun nước sôi, nhưng uống một lần không hết, đến lúc nguội lại tiếp tục đun sôi để uống tiếp mà không hề biết rằng,nước đun sôi lại nhiều lần đặc biệt không nên uống.

4. Thích dùng nước đóng chai
Nước đóng chai khá thuận tiên, mở nắp là có thể uống,nên ngày càng được mọi người ưa dùng. Tuy nhiên, vỏ chai đóng nước có chất liệu là nhựa PET, thường có chứa chất dễ khiến cơ thể bị nhiễm độc mãn tính. Đặc biệt là khi nước đóng chai để ở nhiệt độ cao, hoặc sau khi mở nắp không uống hết kịp thời. Vì vậy, nếu bạn vẫn thích uống nước đóng chai, bạn nên nhớ không được để nước ở môi trường nhiệt độ cao, phơi dưới ánh sáng mặt trời, hoặc để ở cốp xe.


5. Đợi khát mới uống
Đợi đến khi khát khô cổ họng mới bắt đầu tiếp nước cho cơ thể thì lúc ấy cơ thể của bạn đã bị mất 1% nước rồi. Uống nước không phải chỉ để thỏa mãn cơn khát, mà còn để góp vào quá trình tham gia trao đổi chất, để cơ thể hô hấp dễ dàng hơn. Thời gian dài thiếu nước sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến bệnh tim, huyết quản.

Ngoài ra, càng không chú ý uống nước, thói quen uống nước sẽ ngày càng ít, cơ thể người sẽ ngày càng khô. Cho nên bất kể khát hay không, bạn đều cần kịp thời bổ sung nước cho cơ thể.

6. Uống nước có ga thay nước
Nước trắng không có vị, chi bằng uống các loại nước khác thích hơn, rất nhiều người vì thế đã chọn các loại nước uống có ga, chứa chất kích thích để dùng thay thế nước, vô tình tốn tiền mua bệnh vào người. Nước có ga không có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể, mà nó còn làm giảm sự ngon miệng, giảm ham muốn uống nước, ảnh hưởng đến hô hấp và tiêu hóa. Nếu nhất định phải uống nước có vị, bạn cũng cần tuân theo thể chất cơ thể để có những thay đổi thích hợp.

Như người bị táo bón nên uống nước mật ong hoặc nước ép rau quả, để thúc đẩy nhu động ruột; còn người bị dạ dày, lạnh bụng, cần ít uống trà tính lạnh, hoa quả, nên uống nhiều trà ấm, như trà gừng chẳng hạn…

7. Ngủ dậy không uống nước, đến già mới hối hận. Mỗi sáng ngủ dậy việc đầu tiên bạn cần làm là uống một cốc nước. Thực sự, cốc nước buổi sáng có ý nghĩa “cứu mạng” rất lớn, mọi người nên hết sức chú ý. Cơ thể sau một đêm trao đổi, chất thải trong cơ thể cần được rửa sạch. Hơn nữa, một cốc nước sẽ làm giảm độ đặc của máu, giúp tăng cường khả năng lưu thông máu của cơ thể.

8. Ăn mặn xong không uống nước ngay
Ăn quá mặn sẽ dẫn đến huyết áp cao, cũng có thể làm cho sự tiết nước bọt giảm, miệng bị niêm mạc phù nề… Nên sau khi ăn mặn, bạn cần uống nhiều nước, tốt nhất là nước khoáng đơn thuần hoặc nước chanh, không nên uống sữa và nước uống có đường, bởi thành phần đường cũng sẽ làm tăng khát. Sữa đậu nành cũng là sự lựa chọn khá tốt, bởi trong đó có trên 90% là nước.

9. Trước khi đi ngủ không uống nước
Trước khi ngủ không cần phải uống quá nhiều nước, nhưng nên uống một hai ngụm nhỏ. Khi ngủ, do thành phần nước trong cơ thể mất đi, khiến cho nước trong máu giảm, độ dính của máu tăng cao. Ngoài ra, vào những ngày khô, nước còn có tác dụng làm nhuận đường hô hấp, giúp bạn ngủ ngon hơn.


Vấn đề sức khỏe: TẮM!

Tắm là một hoạt động rất bình thường trong sinh hoạt mỗi người. Tắm giúp cơ thể mát mẻ, sảng khoái, sạch sẽ, ngăn chặn vi khuẩn cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhưng bên cạnh đó, hoạt động tắm táp cũng có thể gây hại cho cơ thể. Không ít trường hợp xảy ra biến chứng sau khi tắm, nhẹ có thể là cảm lạnh, mệt mỏi, khó thở, thậm chí rất nhiều trường hợp tử vong sau khi tắm đã được ghi nhận – điển hình nhất là những trường hợp người nổi tiếng còn trẻ, khỏe mạnh bị đột quỵ khi tắm.
Vậy tắm sao cho đúng cách? Tốt nhất là nên tránh những kiểu tắm sau đây:
1. KHÔNG TẮM NGAY SAU KHI HOẠT ĐỘNG MẠNH
Sau một thời gian hoạt động mạnh (về thể lực hoặc trí não), cơ thể sẽ rất mệt mỏi. Bấy giờ nếu tắm ngay bằng nước lạnh, tim và não có thể không được cung cấp đủ máu, gây ngất xỉu, hôn mê rất nguy hiểm.
Lời khuyên: Tốt nhất là nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể khoảng một giờ cho ráo mồ hôi, cơ thể cảm thấy khỏe hơn rồi mới đi tắm.

2. KHÔNG TẮM KHI BỊ SỐT
Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ, tuyệt đối tránh xa nguồn nước tắm, dù là nước lạnh hay nước nóng. Lúc này nhiệt lượng trong người có thể tăng lên tới 20%, thể trạng kém hơn so với thông thường, nếu tắm dễ làm xấu thêm tình trạng bệnh, thậm chí để lại tác hại về sau.
Lời khuyên: Hạn chế tắm táp trong thời kỳ bị bệnh, có thể vệ sinh cơ thể bằng phương pháp lau, rửa nhẹ nhàng.

3. KHÔNG TẮM NƯỚC NÓNG LÂU KHI BỊ CAO HUYẾT ÁP
Nhiều trường hợp bệnh nhân cao huyết áp bị choáng, mờ mắt thậm chí ngất xỉu khi tắm bồn nước nóng từ 30 phút trở lên.
Lời khuyên: tắm nhanh, hạn chế tắm nước nóng khi không thật sự cần thiết.

4. KHÔNG TẮM SAU KHI ĂN
Thời điểm sau khi ăn là lúc dạ dày bắt đầu đi vào hoạt động mạnh. Lúc này máu sẽ tập trung vào dạ dày, khiến cho lưu lượng máu giảm đi ở các cơ quan khác. Lúc này nếu đi tắm, các huyết quản sẽ nở to, da và các cơ cần thêm máu, làm cho lượng máu ở dạ dày bị thiếu hụt, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Lúc này đường huyết cũng đang hạ, nếu tắm nước lạnh có thể dẫn đến ngất xỉu rất nguy hiểm.
Lời khuyên: nghỉ ngơi độ 1-2 giờ sau khi ăn rồi hẵng tắm.

5. KHÔNG NÊN TẮM QUÁ LÂU
Nhiều người thích phơi mình lâu trong phòng tắm, điều này không chỉ gây khó chịu cho những người dùng chung phòng tắm với họ, mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Lý do là càng tắm lâu, thân nhiệt sẽ càng giảm, đến một mức độ nào đó có thể gây ra cảm lạnh, ảnh hưởng đến hoạt động của mạch máu, huyết áp, gây tình trạng ngất xỉu, thậm chí tử vong.
Lời khuyên: 15 -20 phút là thời gian quá đủ để làm sạch cơ thể thông thường.
6. KHÔNG NẰM ĐIỀU HÒA (A/C) SAU KHI TẮM
Thật nguy hiểm khi bạn có thói quen nằm điều hòa sau khi tắm. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột này có thể gây tác động không tốt đến sự lưu thông máu trong người, khiến máu lên não bị chậm, ảnh hưởng đến nhịp đập của tim cũng như huyết áp. Nhiều trường hợp người nằm điều hòa sau khi tắm cảm thấy khó thở, thậm chí tai biến, đột quỵ. Lời khuyên: tắt máy điều hòa, nằm nghỉ ngơi cho đến khi cơ thể cảm thấy ấm lên.
7. KHÔNG TẮM QUÁ KHUYA
Thời điểm tắm cũng nên lưu ý cẩn thận. Nhiều người có thói quen tắm muộn do điều kiện công việc, nhưng thói quen tắm sau 23 giờ sẽ có thể gây hại khôn lường. Lúc khuya là khi nhiệt độ cơ thể xuống thấp nhất, cơ thể cũng suy yếu, nếu người đang có bệnh hoặc mệt mỏi mà tắm trong thời điểm này có thể khiến các mạch máu co lại, tác động đến quá trình lưu thông máu, dẫn đến đột quỵ, tai biến.
Lời khuyên: Tốt nhất là tắm lúc sáng sớm, sau khi tập thể dục. Nếu không tắm được buổi sáng thì cũng nên tắm trước 23 giờ khuya.

8. KHÔNG DỘI NƯỚC TỪ ĐẦU XUỐNG
Nên bỏ thói quen dội nước thẳng từ đầu xuống chân để tránh gặp phải nguy cơ đột quỵ. Hãy dội nước vào chân, tay, thân thể cho cơ thể quen với nhiệt độ nước tắm, rồi mới dội lên đầu. Sau khi tắm, tốt nhất là lau khô người, nếu cần thiết, nên sấy tóc để tránh nhiễm lạnh.

9. KHÔNG TẮM SAU KHI NHẬU
Tắm táp làm cho sự tiêu hao glucose trong cơ thể tăng cao, trong khi đó, nhậu thức uống có cồn làm ức chế hoạt động chức năng của gan, làm cản trở sự giải phóng glucose. Hai việc này làm gần nhau sẽ khiến cho đường huyết không kịp bổ sung. Gây hoa mắt, chóng mặt, bủn rủn, và nguy hiểm hơn là có thể gây ngất xỉu trong phòng tắm do đường huyết quá thấp. Lời khuyên: Sau khi nhậu cơ thể thường mất đi phần nào tự chủ, nên ở một chỗ nghỉ ngơi là tốt nhất.

10. KHÔNG TẮM NGAY SAU KHI QUAN HỆ TÌNH DỤC
Ở thời điểm sau khi quan hệ, nếu tắm ngay có thể khiến cho cơ thể bị chuột rút do cơ bắp co rút đột ngột. Nước lạnh cũng có thể gây co mạch máu đột ngột, dẫn đến choáng, nguy hiểm hơn là vỡ mạch máu gây ra tai biến.
Lời khuyên: Sau khi làm chuyện ấy, nên nghỉ ngơi 5-10 phút rồi hẵng làm việc khác.

11. KHÔNG ĐỂ ĐẦU ƯỚT ĐI NGỦ
Trời nóng nực là nguyên do để nhiều người chỉ lau đầu sơ sài sau khi tắm, rồi leo lên giường ngủ ngay cho mát. Thật tệ hại khi hành vi này chẳng có một tác dụng tốt gì cho cơ thể, mà còn tăng nguy cơ bị nhiễm lạnh, nấm tóc và đau đầu mãn tính.
Lời khuyên: Lau thật khô hoặc sấy tóc sau khi tắm rồi mới đi ngủ. Nếu trời quá nóng, bạn có thể dùng khăn lạnh chườm đầu cho mát, như vậy an toàn mà cũng dễ đi vào giấc ngủ.

12. KHÔNG NÊN TẮM KHI QUÁ ĐÓI
Lượng đường trong máu rất thấp khi bạn đang quá đói, lúc này nguy cơ ngất xỉu, chóng mặt rất cao, nên tốt nhất là đừng tắm.
Lời khuyên: Tắm trước khi ăn cơm ít nhất một tiếng, khi cơ thể không quá đói.
Mai Luong chuyển

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét