19 thg 1, 2023

Chế Độ Học Hành tại Pháp -Nguyễn Vĩnh-Tráng.

Phần I : Các Đại Học (Universités). Tiến-Sĩ và Tiến-Sĩ.

Tại Pháp, có 2 nguồn thành lập các trường Đại Học.

1) Các trướng Đại Học do Vatican lập vào thế kỷ thứ XII (Paris năm 1150 ; Toulouse, 1229 ; Montpellier, 1289), và sau đó có các trường Đại Học ở Lyon và Aix-En-Provence… Các trường Đại Học nầy là trường Luật (có dạy sơ sơ về Thần Học, Triết Lý, Kinh Tế…), và trường Y (có dạy sơ sơ về Khoa Học…). Các bằng được cấp là « Tú Tài » (Baccalauréat), Tiến-Sĩ (Doctorat) và Thạc-Sĩ (Agrégation des Facultés).

Bằng cấp cao nhất là Agrégation ( sau nầy thêm chữ Agrégation des Facultés để đừng lẫn lộn vói Agrégation de l’enseignement secondaire và Agrégation Universitaire (1), do Napoléon lập (?)), là một cuộc thi tuyển (concours) rất khó, phải mất khoảng trên 10 năm sau khi có bằng Tiến-Sĩ Luật hay Y-Khoa, mới hy vọng thi đậu. Có bằng Thạc-Sĩ (Agrégation des Facultés), thì được bổ nhiệm làm Giảng-Sư (Maître de Conférences/Maître de Conf), có quyền chấm Luận Án Tiến-Sĩ, sau đó, theo bảng tiến chức (tableau d’avancement) được phong làm Giáo-Sư (Professeur/Prof).

Cũng vì vậy mà Agrégé (des Facultés) dạy và cấp bằng cho các Tiến-Sĩ (Docteur), như GS. Thạc-Sĩ Y-Khoa Trần Đình Đệ dạy các Tiến-Sĩ Y-Khoa (Bác-Sĩ/Docteur), và GS Thạc-Sĩ Vũ Văn Mẫu Luật dạy các Tiến-Sĩ Luật, ở Sàigòn, trước năm 1975. Nên Thạc-Sĩ chấm bài của Tiến-Sĩ là thế đó.

(1) : Vì thiếu giáo sư ở các ĐH, nên người ta tuyển những Agrégés de l’Ens.Second. vào dạy năm thứ nhất hay năm thứ hai CửNhân/Licence, nên họ tự xưng là Agrégé Universitaire (chứ không phải Agrégé des Fac).

Sau nầy, trường Đại Học Luật, bắt chước các trương Đại Học Khoa-Học (Facultés des Sciences) và Văn-Chương (Facuktés des Lettres) (xem ở phần dưới, nói về Fac de Sciences và de Lettres), có thêm Licence en Droit/Sciences Economiques, học 3 năm sau Tú Tài, Maîtrise en Droit/Sciences Economiques, học 4 năm sau Tú Tài và mới đây (khoảng 1970 đên 1984) còn có DEA, DES (Cao-Học), học 12 tháng, xem như mất 2 năm và phải trình một Tiểu Luận (Mémoire, danh từ của Đại Học Sàigòn xưa, chứ không phải là Luận Án, Thèse) và Doctorat de 3e Cycle de Droit/Sc. Economiques. (Tiến-Sĩ đệ Tam Cấp/TSĐTC Luật/KinTế) và Doctorat D’Etat en Droit/Sc. Economiques (Tiến-Sĩ Quốc Gia/TSQG Luật/KinhTế), (chuyện rất buồn cười, sẽ nói ở dưới đây). Sau Cao-Học, thì tùy sức học của mình, hay tùy ý kiến của Thầy Đỡ Đầu của mình (Directeur de Thèse) mà xin soạn Luận Án TSĐTC (mất 2 năm để soạn Luận Án) hay TSQG (cũng mất 2 năm để soạn LuậnÁn). Tóm lại, nếu sức học của mình trung bình, thì mình phải mất 4 năm (phải qua TSĐTC và TSQG), mới có TSQG Luật/K.Tế, còn nếu sức học của mình khá và do Directeur de Thèse đề nghị, thì mình chỉ mất 2 năm để có TSQG Luật/K.Tế. Trên hết thì có Agrégation (des facultés). Còn bên Y Khoa thì chỉ có Doctorat và Agrégation (des Facultés) mà thôi. Agrégation (des facultés) de Médecine bị bỏ vào năm 2014, nếu tôi không lầm, còn Agrégation (des Facultés) de Droit/Siences Economiques thì vẫn còn trong năm 2022 thì phãi ?

2) Các trường Đại Học do Napoléon lập ra, vào những năm 1808, 22 trường Đại Học Khoa Học và Văn Chương (Facultés des Sciences et Facultés des Lettres), từ từ sau đó mở rộng thêm đến các thành phố lớn. Các bằng được cấp là « Tú Tài » (Baccalauréat), sau nầy có DEUG (Diplôme d’Etudes Universitaires Générales, bị bỏ, học 2 năm sau Tú Tài), Cữ-Nhân (Liscence. Học 3 năm sau Tú Tài), Thạc-Sĩ Trung Học [Agrégation de l’Enseignement Secondaire. Đây là thi tuyển, concours rất khó, sau khi đã học hai năm các lớp dự bị/Classes Préparatoires aux Grandes Ecoles. Phần nhiếu là các sinh viên trường Ecole Normale Supérieure, rue d’Ulm, Paris (đậu được vào trường, thì người ta gọi là élève agrégatif. Học 3 năm, hiện nay là 4 năm), hay các trường Ecoles Normales Supérieures ở các tỉnh, lấy hết, khoảng 90 đến 95%, số còn lại thì phân phát cho các trường Đại Học làm thi tuyển (concours). Concours được các Tiến-Sĩ Quốc Gia/ Docteur d’Etat chấm.

Nên Tiến-Sĩ chấm bằng Thạc-Sĩ là thế đó], sau nầy lại có thêm Maîtrise (học 4 năm, sau TTài) Cao-Học (DEA, diplôme d’Etudes Approfondies ; DES, diplôme d’Etudes Spécialisées. Học 12 tháng, thật ra phải mất 2 năm, vì nhập học tháng 9 và thì kỳ đầu là tháng 9 năm sau. Nếu hỏng kỳ đầu, thì thi kỳ hai vào tháng 01/Janvier năm sau nữa). Sau Cao-Học, tùy theo sức học của mình hay do Giáo Sư đỡ đầu (Directeur de Thèse) đề nghị, có thể soạn Luận Án Tiến-Sĩ Đệ Tam Cấp/TSĐTC/ Doctorat de 3e Cycle/Doctorat de Spécialité (mới có sau nầy. Thời Napoléon không có cái bằng nầy). Làm Luận Án từ 2 đến 5, sau Cao-Học, hay Tiến-Sĩ Quốc Gia/TSQG/Doctorat d’Etat. Làm Luận Án trung bình trên 10 năm, có người để cả 15 hay 18 năm (có thể soạn Luận Án trước 10 năm, nhưng rất hiếm, khoảng 5% sinh viên là cùng. Ở trên mạng Internet, có thấy là từ 5 đến 7 năm sau Cao-Học, có nơi thì nói là 7 hay 8 năm sau Doctorat de 3e Cycle, nhưng không cho dẫn chứng/références bibliographiques).

 

Phần 2.

Muốn dạy các trường Trung Học Đệ Nhất Cấp (Collèges, từ 6e/Đệ Thất/Lớp 6, đến 3e/Đệ Tứ, Lớp 9), Đệ Nhị Cấp (Lycées, từ Seconde/Đệ Tam/Lớp 10), phải có bằng CAPES (thi tuyển, lúc trước rất khó, phả có điểm 12/20 mới hy vọng đậu được, nhưng sau nầy thiếu Thầy, nên nếu có 7 hay 8 điểm trên 20, Bộ cũng cho bằng CAPES, CAPES = Certificat d’Aptitude Pour l’Enseignement Secondaire, hay Agrégé de l’Ens.Secondaire.). Từ 20 năm sau đây, có những giáo sư ở các trường Tư Thục được Bộ Giáo Dục chấp nhận (các giáo sư ăn lương của Bộ), không có CAPES, cũng được cấp CAPES để ăn lương cao hơn. Còn những CAPES ở các trường Công, cũng có người nhận bằng Agrégation de l’Enseignement Secondaire, mà không cần phải thi, do Thanh Tra (Inspecteur) đề nghị.

Sau khi bảo vệ thành công Luận Án, thì người có bằng Doctorat d’Etat nầy được nhận làm Giảng-Sư (danh từ của Đại Học Sàigòn xưa, trước 1975)/Maître de Conférences/Maître de Conf, có thể chấm Luận Án Tiến-Sĩ (TSĐTC, TSQG) và sau đó theo bảng tiến chức (tableau d’avancement) sẽ làm Giáo-Sư Đại Học/Professeur, Prof. Đừng lẫn lộn vói Diplôme D’Etat, ví dụ như Diplôme d’Etat de Docteur en Médecine, vì có Diplôme de Docteur d’Université en Médecine, hay Docteur en Médecine à titre Étranger cho người ngoại quốc, không được hành nghề trên đất Pháp.) Doctorat d’Etat là văn bằng cao nhất ở các trường Khoa Học và Văn Chương (Facultés des Sciences et des Lettres), cũng như Agrégation des Facultés bên các Facultés Luật/K.Tế và YKhoa (Dược Khoa, Thú Y).

Đến năm 1984, các danh xung Doctorat de 3e cycle bị bỏ đi, thay thế bằng Doctorat du Nouveau Régime/DNR, còn gọi là Doctorat Européen (DE). Luận Án DNR/DE được soạn từ 2 đến 5 năm, nếu trong 5 năm mà không trình được Luận Án, thì bị cấm không cho làm Luận Án nữa (Tôi chưa thấy và chưa nghe có vị nào bị cấm làm Luận Án DNR/DE cả. Vị nào có kém lắm thì đến năm thứ 5 cũng được cấp cho DNR/DE).

Doctorat d’Etat cũng bị bỏ đi, thay thế bằng DNR/DE + (cọng với) Diplôme d'habilitation à diriger des recherches, DHDR (không biết dịch ra sao) để trở thành Giảng-Sư và Giáo-Sư Đại Học (Maître de Conf et Prof). Trên lý thuyết thì có được cái bằng DHDR phải gay cấn lắm, nhưng trên thực tế, dạy Đại Học lâu năm, thì hội đồng Giáo Sư Đại Học họp lại để cấp cho những người « Ưu Tú » có DNR/DE (thật ra là đã dạy lâu năm nhất) cái bằng DHDR, để trở thành Giảng-Sư, rồi Giáo-Sư. Đây là muốn hoà hợp với các bằng của các nước trong Liên Hiệp Âu Châu, và bằng PHD của Mỹ, Canada…

Hai chữ DE (Doc. Européen) có thể lầm với DE (Doc.d’Etat trước đây). Có nhiều người dùng hai chữ DE (Doc. Européen) để lòe người ta, để người ta tưởng là Doc.d’Etat trước đây. Bằng DNR làm hạ giá bằng Tiến-Sĩ (Doctorat) của Pháp lúc trước. (Lúc trước có Doc.d’Etat).

Chuyện vui trình trên : Tôi có gặp 2 anh bạn trẻ có bằng Docteur d’État về Sc, Economiques (Luật). Hai anh nầy khiêm nhường (ống điếu), nói với tôi rằng : « Tụi tao (tụi tôi) rất may mắn (khiêm nhường ống điếu) đậu được Doctorat d’Etat (Droit/Sc. Economiques), trong 2 năm, trong khi có nhiều người phải trên 10 năm mới đậu Doctorat d’Etat. Hai anh nầy, tuy có Doctorat d’Etat về Luật/K.Tế, nhưng không biết về 2 nguồn Giáo Dục tại Pháp là các trường Đại Học Luật/K.Tế và Y-Học do Vatican đặt ra và các trường Đại Học Khoa-Học, Văn-Chương (Facultés des Sciences et des Lettres) do Napoléon đặt ra. Không phải chỉ hai anh nầy có may mắn được cái Doctorat d’Etat về Luật/K.Tế trong 2 năm, mà cả hàng trăm người được cái bằng Doctorat d’Etat về Luật/K.Tế cũng chỉ trong 2 năm. Doc.d’Etat Luật/K.Tế cao lắm cũng bằng Doc.3eCycle ở các trường Khoa Học hay Văn Chương (Facultés des Sciences et des Lettres) là cùng, chứ không như Doctorat d’Etat ès Siences và Doctorat d’Etat ès Lettres phải mất trên 10 năm, và nếu có Doc.d’Etat ès Sciences, hay ès Lettres thì được bổ nhiệm làm Giảng-Sư (Maître de Conf) liền. Còn có Doc.d’Etat Luẫt/K.Tế không thể làm Maître de Conf. được, vì trên đó đã có Agrégation des Fac. rồi. Tôi nghe hai anh ta « khoe », mà bực mình lắm (tức tràn hông), nhưng sau một phút nghĩ lại, tôi chỉ mĩm cười vì « nói với người khôn không lại, nói với người dại không cùng ».

Sau nầy có lập thêm trường IUT (Institut Universitaire de Technologie), phụ thuộc ĐH, học 2 năm sau TTài. Mục đích bang đầu là cấp bằng cho những người có sức học hơi kém, để ra đời làm việc sớm, với tư cách là Kỹ Thuật Viên (Technicien), nhưng các hãng lại rất chuộng cái bằng nầy, nên các sinh viên ưu tú ở các Đại Học lại xin vào học để ra kiếm việc làm, chứ Cử Nhân khó kiếm việc làm. Sau nầy những người có bằng IUT có thể tiếp tục học Cử Nhân, rồi lên đến Tiến Sĩ, hay vào các Trường Lớn (phải thi tuyển với chương trình tương ứng của học vị nầy). Đây cũng là chính sách Đại Chúng Hóa (Bình Dân Hóa) các bằng cấp. IUT hiện nay đã bị bỏ, cũng vào khoảng 1984.

Năm 1984 lại có thêm bằng Master, tương đương với Cao Học (theo các bằng của LiênHiệpÂuChâu).

Các văn bằng trên đều do Bộ Quốc Gia Giáo Dục (Ministère de l’Education Nationale) cấp.

Ở Pháp, học các trường công lập, từ Mẫu Giáo đến Tiến-Sĩ đều được học miễn phí cả.

 

Phần 3.

Hôm nay, tôi xin nói sơ sơ về các « Trường Lớn » (Grandes Ecoles), chỉ có tại Pháp (?)

1) Danh xung Kỹ-Sư.

Có những người không có học vị « Kỹ-Sư » cũng được gọi là Kỹ-Sư, nếu họ làm những việc dành cho các Kỹ-Sư có học vị Kỹ-Sư, hay theo bảng thăng tiến để ăn thêm lương, như trường hợp của CNRS (Centre National de Recherche Scientifique/Trung Tâm Quốc Gia về Nghiên Cứu Khoa Học). Muốn vào CNRS, ít nhất phải có TSĐTC (Doct. 3e Cycle) và được cho làm với chức vụ là Kỹ Thuật Viên (Technicien), rồi sau đó thăng lên chức vụ Kỹ-Sư.

Năm tôi mới qua Pháp (1962), đảng Cộng Sản Pháp mạnh lắm (20% cử tri). Mấy ông chef cộng sản cho các đồng chí, chỉ có Tú Tài vào làm ở CNRS, sau 3 năm (được chính thức làm công chức), họ cũng trở thành Technicien và sau đó cũng lên Kỹ-Sư. Các phóng viên la hoảng : « Trời ơi ! một Điện tri thức (Temple du Savoir) mà cho mấy ông Tú vào làm à ? ».

2) Các « Trường Lớn » (Granges Ecoles).

Do Napolélon lập ra để đào tạo cán bộ cao cấp cho các Bộ (Fonctionnaires des Ministères), cho Nhà Nước. Nhưng sau đó các Kỹ-Sư và các người đã tốt nghiệp các Trường Lớn ra làm cho các hãng lớn tư nhân hay công lập, bán công lập, vì lương cao hơn rất nhiều.

Hiên nay có các Trường Lớn như sau : Ecole de commerce, Ecoles d’architecture, Écoles d’ingénieurs, Ecole architecture d’intérieur, Ecoles d’art, Ecoles d’audiovisuel, Ecole d’informatique, Ecole de cinéma, Ecoles de communication, Ecole de comptabilité, Ecole de droit (đào tạo Thẩm Phán/Juges và Biện Lý (Công Tố Viên)/Procureurs de la République), Ecole de journalisme.

 

a) Học Vị Kỹ-Sư.

Lúc trước học vị Kỹ-Sư do các Bộ (ministères) cấp, chứ không do Bộ Quốc Gia Giáo Dục cấp. Chương trình học và bổ nhiệm các Giáo Sư, đều do các Bộ lo hết (mỗi Bộ đều có cơ quan Giáo Dục riêng của Bộ), ví dụ bằng Kỹ-Sư Trường Polytechnique do Bộ Quốc Phòng cấp, bằng Kỹ-Sư Canh Nông thì do Bộ Canh Nông (Minist. De l’Agriculture) cấp. Các bằng HEC (Hautes Etudes Commerciales) hay bằng Sup. de Co. (Supérieur de Commerce) thì do các Phòng Thương Mại và Kỹ Nghệ (?) (Chambres de Commerce et d’industrie/CCI) của các tỉnh cấp… Hiện giờ (2023) các bằng của các Trường Lớn Chính Thức thì do Bộ Giáo Dục Cao Đẳng và Nghiên Cứu (?) / BGDCĐNC (Ministère de l’Enseignement Supérieur et de la Recherche), phụ thuộc Bộ QGGiáoDục cấp. Chương trình học và tuyển Giáo Sư thì do các Bộ lo lấy. Chuyện tuyển Giáo Sư cho các Trường Lớn thì tôi không rõ. Có các GSư Đại Học dạy, như về Toán, Lý, Hóa, Vạn Vật…, còn chuyện chuyên nghề Kỹ-Sư thì sao ?

Tất cả các trường công hay tư, hay thuộc các Đại Học công giáo đều có quyền cấp bằng Kỹ-Sư hay bằng Thương Mại. Có điều là phải được « Ban Quốc Gia về Bằng Cấp » (Commission Nationale des Titres/CNT) chấp nhận mới có giá trị. Các Bộ và các hãng lớn đều biết rõ ràng cái bằng nào đã được CNT chấp nhận, để tuyển nhân viên. Hiện giờ có khoảng 220 trường Công hay Tư đào tạo Kỹ-Sư được Commission des titres d’Ingénieur (CTI) chấp nhận, và có khoảng 560 bằng Kỹ-Sư được CTI chấp nhận.

Các sinh viên ngoại quốc, được các quốc gia của mình xin vào học các Trường Lớn công lập (Ecoles natonales), khi tốt nghiệp, thì trong cái bằng có đề « À Titre Étranger », không được hành nghề tại Pháp. Tuy vậy vì thiếu nhân viên, nên cũng có các hãng nhỏ cho làm việc (theo « Miễn Trừ » (?)/Par dérogation).

b) Học tại các « Trường Lớn ».

Các Trường Công tuyển (concours) học sinh (sinh viên) ở các « lớp dự bị » (Classes Préparatoires aux Grandes Ecoles). Classes Prépa gồm có 2 năm học, sau Tú Tài, là Math Sup(érieure), Bio Sup. (BCPST : Biologie, Chimie, Physique et Sciences de la Terre), Lettres Sup (Hypokhâgne), và Math Spé(ciale), Bio Spé, Lettres Spé (Khâgne). Các lớp Prépa học tại các trường Trung Học (Lycées), do các Thạc-Sĩ (Agrégés de l’Ens. Secondaire) được Bộ QGGDục tuyển chọn các người dạy giỏi, và ăn lương cao hơn đồng nghiệp (cũng Agré.Ens.Secondaire, dạy ở các Lycée không có các lớp Prépa.) dạy.

Muốn vào học Math Sup, Math Spé (BCPST Sup, BCPST Spé), Lettres Sup, Lettres Spé, phải được Hội Đồng Giáo Sư của Lycée mình đang học, đề nghị mới được nhận vào (lời đề nghị vào tháng Ba, dựa vào 2 năm Đệ Nhị và Đệ Nhất/lớp 11 và 12 (Première et Terminale). Do vậy, nếu thi đậu Tú Tài 2 (tháng 7), may mắn có hạng Ưu (Très Bien) cũng không vào được các lớp Prépa, nếu không được HĐGSư đề nghị lúc tháng Ba.

 

Phần 4.

Kỹ-Sư với Kỹ-Sư.

Ở miền Côte d’Azur có trường lycée Masséna, ở Nice (tỉnh Alpes Maritimes), là danh tiếng nhất về các lớp Prépa (ở các lớp khác, từ Seconde/Đệ Tam/Lớp 10 đến Terminale/Đệ Nhất/Lớp 12, thì cũng trung bình như càc Lycée khác ở vùng Côte d’Azur). Vua Bảo-Đại, lúc trước học Trung Học tại trường nầy.

Các hồ sơ xin vào học lớp Prépa, phần đông nộp vào trường Masséna trước. Masséna lựa các hồ sơ của các học sinh ưu tú. Hết chỗ thì các hồ sơ còn lại, được chuyển lại cho học sinh. Học sinh (đã được HĐGSư đề nghị) lại nộp hồ sơ vào Lycée Eucaluptus cũng ở Nice. Khi Eucaluptus hết chỗ, thì lại nộp vào Lycée de Toulon, cách Nice khoảng 155 km và ở tỉnh Var. Nếu Toulon cũng hết chỗ thì phải đi tỉnh khác. Phần đông (99%) số còn lại, là xin ghi vào Đại Học Nice hay Đại Học Toulon, và họ phần đông là những sinh viên ưu tú của Đại Học Nice và Đại Học Toulon. Cứ mỗi năm, sau Noël là có khoảng một phần ba học sinh các lớp Prépa bỏ Prépa, chạy sang Đại Học để học, ví các giáo sư chấm rất gắt. Có những bài của học sinh, không chỉ có điểm « không/zéro » mà có điểm âm, như -5 hay -7. Cũng vì thế, trước khi đâm đơn vào các lớp Prépa, thì nên đâm đơn cùng một lúc, vào các ĐH, để, hễ có điều gì bất lợi ở Prépa, thì còn có đường chạy qua Đại Học mà học. Vậy sức học của các học sinh (élèves) (sinh viên, vì được hưởng chế độ sinh viên, như ở các cư xá ĐH, ăn ở quán ăn ĐH, rất rẻ tiền) ở các lớp Prépa cao hơn hẳn sức học của các sinh viên ở các ĐH. Cũng có những học sinh ưu tú (khoảng từ 5 đến 10%) không xin vào học các lớp Prépa, mà ghi tên vào Đại Học liền, tôi không biết tại sao, có lẽ họ muốn thành GSư ĐH, nhàn nhạ (hơn làm Kỹ-Sư, hay làm chuyên viên cao cấp do các Grandes Ecoles đào tạo), hay muốn trở thành những nhà nghiên cứu có tiếng.

Ở các lớp Prépa (còn gọi là les élites de la Nation (Tinh Hoa của Đất Nước), không chỉ học các môn đại cương (Toán, Lý, Hóa, Văn Chương, Triết Lý, vv…) mà còn học cách tổ chức và điều khiển các việc làm (organiser et diriger le travail). Nếu đậu được vào càc Trường Lớn « nhỏ » (Như về 17 trường nông nhiệp, nếu chỉ đậu vào những trường thứ 15, 16, 17, thì có quyền xin ở lại học thêm một năm với hy vọng là sang năm mình có thể vào các trường thứ 1, 2, 3, 4, 5…, nhưng có cái rủi là sang năm mình có thể không đậu các trường thứ 15, 16, 17 thì sao ?. Còn có học sinh nào không được Trường Lớn nào cho vào thì không có quyền xin học thêm năm thứ 3.

Ngoài các lớp Prépa, các sinh viên tốt nghiệp các trường IUT, hay đã có Cử Nhân ở các ĐH, cũng được thi tuyển (concours) vào các Trường Lớn với đề thi riêng, tương ứng với chương trình học ở IUT và Cử Nhân. Đây là chính sách Đại Chúng hóa (Bình Dân Hóa) các bằng cấp ở các Trường Lớn. 95% học sinh các Trường Lớn là con cháu các nhà Trí Thức, chỉ có khoảng 5% là con cháu của các thợ thuyền.

Các Trường Lớn có nhiều loại. Cao nhất là các Trường Ecoles Nationales Supérieures hay Instituts Nationaux Supérieurs, thứ đến là Ecoles Nationales, hay Instituts nationaux (đều học trong 3 năm, có trường nhận học sinh có TTài thì phải học 5 năm), vv…, và chót hết là các trường tư (học phải trả tiền, hiện nay, khoảng 12 000 €/năm, và chỉ học khoảng 7 tháng (lệ phí trung bình là khoảng 1 700 €/tháng, đã vậy, những bằng do các trường tư cấp, phần nhiều ít giá trị), còn các trường công lập (écoles nationales), thì miễn phí, chỉ trả lệ phí nhập học, năm 2022, là 601 €/năm. Lệ phí ở Đại Học : 160 €/năm cho ban Cử Nhân, 243 €/năm cho ban Master (Cao Học) và 380 €/năm cho ban Tiến-Sĩ.).

Thường thường chỉ có một đề thi chung (cho học sinh các lớp Prépa) cho nhiều trường, như Ponts et Chaussées, Mines, vv… Ai đậu cao thì chọn trường mình muốn học, ai đậu thấp thì phải vào những Trưởng Lớn không danh tiếng lắm. Hay cùng một đề thi cho 17 trường Nông Nghiệp (Từ Ecoles Nat. Sup, đến Ecoles Nat, và Institut.), vv… Duy chỉ có 2 trường là Ecole Polytechnique và Ecole Normale Supérieures, Paris, thì mỗi trường đều có đề thi riêng. Hai kỳ thi tuyển của hai trường nầy vào những ngày khác nhau, để cho sinh viên có thể thi vào cả hai trường. Có người đậu cả hai trường, rồi từ đó muốn vào trường nào thì vào. Theo tin đồn thì hai đề thi vào hai trường nầy là khó nhất đối với các đề thi tại các Trường Lớn khác.

Những Ecoles Nationales Supérieures đào tạo các Kỹ-Sư Tổng Hợp/Ingénieur Généraliste, còn gọi là Ingénieur de Direction (rất nhiều người trở thành Giám Đốc/Directeur), còn các trường Ecoles Nationales thì đào tạo các Ingénieurs Spécialistes hay Ingénieurs de Production, thua xa các Ingénieurs de Direction nhiều. Các Kỹ-Sư nầy muốn trở thành Ingénieur de Direction, thì phải làm Ingénieur de Production trong 5 năm, sau đó sẽ cho vào học năm thứ 2 tại các trường Ecoles Nat Sup.

Hiện giờ, khi tốt nghiệp, thì được Ministère français de lʼEnseignement supérieur, de la Recherche et de lʼInnovation cấp bằng Kỹ-Sư (de Direction), và cho thêm (không cần phải thi) cái bằng Master (về chuyên ngành của mình, như Math, Physique, Chimie, Biologie, vv…), để khuyến khích các Kỹ-Sư (de Direction) theo học cấp Tiến-Sĩ, và trở thành các Maître de Conf, Prof ở các trường Đại Học.

Hai chữ Généraliste và Spécialiste cũng gây sự hiểu lầm (Chế độ học hành, bằng cấp của Pháp rất phức tạp). Một Docteur Généraliste en Médecine ở Pháp phải học 8 năm + 1 năm thực tập (làm việc tại một phòng mạch của một BácSĩ đang hành nghề), tất cả là 9 năm, sau TTài, mới mở phòng mạch được. Một Docteur Spécialiste en Médecine (như BácSĩ Giải Phẩu/Chirurgien, BS Nhi Đồng/Pédiatre, BS về Tim/Cardiologue, vv…) phải học 8 năm (médecine générale) + 4 năm Nội Trú/Internat, phải thi tuyển (concours) + 1 năm thực tập thành ra 13 năm sau TTài mới mở được phòng mạch. Phần nhiều họ phòng mạch riêng, nhưng làm giải phẩu, thì làm taị Bệnh Viện/CHU (Centre hospitalier Universitaire) hay Clinique (Bệnh Viện Tư Nhân), vì có máy móc rất đắt tiền. Một Bác Sĩ (hay Dược Sĩ/Pharmacien) muốn làm việc tại một CHU (công chức) cũng phải thi tuyển, học Internat 4 năm, thành 12 năm (Docteur en Pharmacie học 6 năm + 4 năm Internat, thành 10 năm), với chức vụ Médecin (Pharmacien) Hospitalier Assistant. Sau 6 năm, được lên làm Praticien Hospitalier, vv… Vậy một médecin Spécialiste cao hơn Médecin Généraliste. Còn một Ingénieur Spécialiste thì thấp hơn một Ingénieur Généraliste !

Một Ingénieur Généraliste/Ingénieur de Direction, nếu không muốn làm nghề của mình, thì đi làm việc khác, như Thương Mại (có thể làm Giám Đốc các hãng lớn) hay Ngân Hàng (Banque, có thể là Directeur de Banque).

Năm 2022, có khoảng 85 000 học sinh các Trường Lớn và khoảng 2 970 000 sinh viên ở các ĐH.

Cũng nên nói đến numerus clausus về trường Y (Luật năm 1971), (Bộ Y Tế định con số sinh viên năm thứ hai cho các trường Y). Theo tôi, và chỉ theo tôi, là quá khắc khe, TT Macron bỏ numerus clausus, năm 2018, vì hiện giờ Pháp thiếu Bác Sĩ rất nhiều. Vào năm 2000, có khoảng 500 sinh viên Y Khoa năm thứ nhất (các sinh viên tự nhận thấy có khả năng mới dám ghi tên vào năm thứ nhất), nhưng chỉ có (do Bộ Y Tế định) 60 sinh viên lên được năm thứ 2, tại Nice (Khoảng 12%). Khoảng 300 sinh viên năm thứ nhất Dược Khoa, nhưng chỉ có (do Bộ Y Tế định) 60 sinh viên lên được năm thứ 2, tại Clermont-Ferrand (khoảng 20%). Hiên giờ (năm 2022) sau khi bỏ numerus clausus, có 140 sinh viên năm thứ 2, tại trường Y ở Nice. Tỷ số đậu lên năm thứ 2, khoảng 11% (có tất cả 1 275 sinh viên năm thứ nhất, trong đó có một số học sinh không có khả năng cũng ghi tên vào, vì thấy số sinh viên năm thứ hai cao hơn gấp đôi so với khi còn numerus clausus).

Phần nhiều các Giám Đốc các hãng lớn hay các Chính Trị Gia có tiếng đều qua các lớp Prépa cả. Xin lấy thí dụ : TThống De Gaulle xuất thân từ Ecole Militaire de Saint-Cyr ; TT Pompidou xuất thân từ Ecole Normales Supérireure rue d’Ulm, Paris (bạn học cùng lớp tại rue d’Ulm, với TT Senghor (Sénégal), Phạm Duy Khiêm, vv…) ; TT Giscard d’Estaing, Ecole Polytechnique, Ecole Nationale d’Administration/ENA ; TT Mitterrand, Ecole Libre (Catholique ?) des Sciences Politique (có lẽ không qua các lớp Prépa) ; TT Chirac, Ecole Nationale d’Administration/ENA ; TT Sarkozy, không qua Prépa, học Đại Học Luật, Paris-X-Nanterre, có DEA en Sciences Politiques, có Certificat d’aptitude à la Profession d’Avocat ; TT Hollande, Ecole Nationale d’Administration/ENA ; TT Macron, Ecole Nationale d’Administration/ENA, trước đó có có thi vào Ecole Normale Supérieures rue d’Ulm, nhưng bị rớt, sau đi học Đại Học Paris-Nanterre và có DEA en Philosophie, trước khi thi vào và tốt nghiệp ENA (đứng thứ 5). Chình TT Macron đã bỏ trường ENA, ngày 01/01/2022, thay thế bởi Trường « Institut du Service Publique ». Đây cũng là cách Đại Chúng Hóa (Bình Dân Hóa) các cán bộ cao cấp của Nhà Nước.

Tôi để ý (có thể lầm, vì chủ quan) là các Giáo Sư (Maître de Conf, Prof) xuất thân từ các Trường Lớn không chơi thân với các GSư (M.de Conf, Prof) xuất thân từ Đại Học.

Mình phải học các Trường Lớn, hay có con học các Trường Lớn mới biết được chuyện nầy. Còn đại chúng chỉ biết qua loa vậy thôi.

Vài hàng thô thiển.

Kính,

Nguyễn Vĩnh-Tráng.

317 012 023 nvt*ttl*

nguồn :trang HuynhChieuDang

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét