30 thg 9, 2021

SAIGON HỠI, HẸN MAI NÀY VỀ LẠI - Thơ Gió Biển

 

SAIGON HỠI, HẸN MAI NÀY VỀ LẠI
 
Niềm thương nhớ nghìn trùng xa vời vợi
Dịch lan tràn tàn phá chốn quê hương
Saigon ơi! Hoang vắng những con đường
Hàng rào chắn cách ngăn từng khu phố
 
Những ánh mắt cầu mong ngày hội ngộ
Giờ cách ly đau xé nỗi bàng hoàng
Bao gia đình phút chốc bỗng ly tan
Trách tạo hoá xếp bày chi oan nghiệt
 
Làm sao biết rời xa hay vĩnh biệt
Mưa trắng trời giá buốt chốn thiên thu
Nẻo đi về cô độc cõi mây mù
Nỗi thương tiếc hoang tàn nhang khói lạnh
 
Saigon ơi! Mưa cuối mùa có tạnh
Dây thép gai đã cuốn tự bao giờ
Thoáng vật vờ niềm đau thắt chơ vơ
Vết hằn rướm tận đáy lòng sâu lắng
 
Saigon ơi! xót bờ môi mặn đắng
Bạn bè tôi người mất kẻ lên đường
Góc phố buồn quạnh quẽ nỗi sầu thương
Quê hương khóc, buồn vương trời quan ngoại
 
Saigon hỡi, hẹn mai này về lại
Nhóm bạn bè ôn chuyện cũ xa xưa
Vẫn Saigon vẫn ngày nắng ngày mưa
Đầy nỗi nhớ trào dâng niềm thương cảm
 
Gió Biển
25/09/21
Mời Xem :
  

KỂ VỀ NGUỒN GỐC TÊN GỌI “CÁ LINH” VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN “KỲ LẠ”


Phan Thuỳ Linh
 
“Nước không chưn (chân) sao kêu nước đứng,
Con cò không nhát sao gọi cò ma,
Con cá không thờ sao gọi cá linh…”
Những Giai Thoại Kể Về Nguồn Gốc Cá Linh Ở Miền Tây:
Vì sao có tên gọi con cá linh, nghe kể lại rằng có nhiều giai thoại
 
Giai thoại thứ nhất về con cá linh:
Thấy ghi trong một tư liệu bằng tiếng Pháp Excursious et Reconnaissances, q. X, Mai – tháng 6.1885, tr. 178: “Nguyễn Ánh từ Vàm Nao [con sông nối Tiền Giang với Hậu Giang ở An Giang], nhưng vì thấy cá này [linh] nhảy vào thuyền, người sanh nghi nên không đi, sau rõ lại nếu đi thì khốn vì có binh phục của Tây Sơn tại Thủ Chiến Sai [Chợ Thủ, ngang đầu Cù lao Giêng, nay thuộc huyện Chợ Mới], vì vậy người [Nguyễn Ánh] đặt tên (cá ấy) là “cá linh” để tri ân” (dẫn lại từ Tự vị tiếng Việt miền Nam của Vương Hồng Sển, tr 112. Nxb. Văn hóa, 1993).
 
Giai thoại thứ hai về con cá linh:
Nghe các bậc tiền nhân kể lại rằng, cá linh xuất hiện đầu tiên từ biển hồ trôi về sông Tiền, sông Hậu. Sau đó cá linh quay về xứ cố hương là chùa Tháp, lúc đó người ta gọi là “cá lên”, theo thời gian lâu ngày, bà con miền Tây đọc thành “cá linh”
 
Giai thoại thứ ba về con cá linh:
Giai thoại này cho rằng loài cá này có tánh linh thiêng đặc biệt, cứ đến ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch là chúng lại quay về nguồn cội. Chính vì vậy mà dân gian mới gọi là “cá linh”.
Nhiều bậc cao niên sống ven sông Tiền, sông Hậu kể rằng: Mỗi năm đến mùa nước nổi, cá linh từ thượng nguồn sông Mekong trôi dạt theo dòng nước rồi tràn trên các sông rạch và ruộng đồng.
Trong quá trình di chuyển, từ con cá mén chúng to bằng đầu ngón tay, ngón chân, để rồi đến nửa tháng 9 hoặc tháng 10 âm lịch, chúng lại từ ruộng đồng, kinh rạch tuôn ra sông cái để quay về thượng nguồn. Cá linh về nhiều vô số kể, cá bắt được, ăn không hết phải ủ làm nước mắm hoặc làm mắm dự trữ dành cho mùa khô hạn.
 
Những Câu Chuyện Kỳ Lạ Về Con Cá Linh Theo Lời Kể Của Các Bậc Cao Niên:
Nước đổ, cá linh theo dòng, vừa rong chơi cho thoả chí giang hồ, vừa “trôi” vừa phát triển “dân số”, mau lớn “như thổi”. Nhiều vô kể! Cá linh non (đầu mùa, còn nhỏ) chỉ cần móc hầu nặn bỏ ruột rồi chế biến.
Từ khi nước nhớm giựt cho đến những con nước kém cuối cùng của mùa nước (mùng 10 và 25/10 âl – nếu nước giựt chậm thì lưa ra con nước kém tháng sau) là lúc cá bắt đầu rút hết xuống các kinh rạch để tranh thủ ra sông, tìm đường sống. Những lúc cao điểm ấy dân gian gọi “cá ra”. Đây là lúc toàn khắp, nhất là tại những miệng kinh, vàm rạch và cả ngoài sông sâu nước chảy đâu đâu cũng la liệt đăng ven, chài hội, lưới giăng…
Muôn trùng “thiên la địa võng” như thế nhưng cũng không thể nào bắt hết được loài cá hằng hà sa số này! Một bộ phận khá lớn vẫn lọt được ra sông và chen nhau chun vô những miệng đáy đang ngày đêm há mồm chực sẵn. Có khi chúng vô đáy nhiều quá, nếu không chuyển kịp lên ghe phải tức thời xả bỏ bớt, vì chậm trễ một chút là “bể đáy” như chơi! Nói chung, do mùa này “cá linh xanh nước” cho nên khi đánh bắt bất cứ bằng cách nào cũng phải thao tác thật nhanh, gọn thậm chí thủ sẵn hai “bộ đồ nghề”, là chài thì phải hai miệng chài, lưới ít nhất cũng phải sắm hai tay lưới.
Còn đăng ven, đăng rào thì phải có hai cái “đó” đặng khi giở cái đó này lên (giao cho những người trên ghe đổ cá ra) thì đặt ngay cái đó khác xuống liền bởi chỉ 5, 10 phút cá linh đã “chạy” vô đó cả thùng, cả giạ, vì vậy phải tranh thủ liền tay để nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự “thất thoát”. Hạn chế thôi chứ không ai, và không phương tiện gì có thể chận bắt hết được cá.
Ta biết, chỉ một ngọn rạch thôi (trong hàng trăm, hàng nghìn kinh, rạch) bà con đã đồng loạt xuống đăng đầy nghẹt, cách nhau không quá trăm mét, thế mà ai cũng thu hoạch khẳm cả xuồng, đầy cả ghe. Người đăng phía sau không hề thua kém người phía trước mình. Rõ ràng con cá linh chỉ vượt qua được đăng rào khi người ta giở cái đó này ra để lấp ngay cái đó kia vào!
Lại một hiện tượng khác cho đến nay bà con vẫn còn thắc mắc là, vào những con nước kém cuối cùng của mùa cá ra, như đã nói, cá linh chuyển địa bàn từ đồng xuống kinh rạch để chuẩn bị ồ ạt tiến ra sông, nhưng dường như nó còn lưu luyến đồng ruộng, không nở giả từ, cứ dàn tề mãi… Nhìn, ai nấy hình dung “ghe chài cũng không chở hết”. Thế mà hôm ấy nếu có một đám mưa, nhỏ thôi, cá tức thì biến mất sạch sành sanh! Chúng không thể ra sông được, vì vào thời điểm này bà con đã đồng loạt xuống đăng chận kín khắp các nẻo; cũng không lên đồng vì nước không lớn, đồng không ngập. Cho đến mấy ngày sau, lúc trời quang đãng cá mới chịu ra, nhưng quá ít, không được một phần mười so với đã thấy trước đó mấy hôm.
Thế là mùa cá năm ấy xem như bị thất thu, nhưng cũng không dưới con số ước tính cả ngàn tấn hàng năm. Tại sao? Không ai biết. Người ta chỉ nhìn nhau cười ngất, với một câu nói cho qua miệng: “Bởi vậy nó mới có tên là cá linh!”.
Bà con miền Tây từ xưa hay nói đùa với nhau rằng “cá linh thì ma ma phần phật” Cho đến nay, câu “hò sạo” vẫn còn đọng lại trong ký ức bà con nông dân miệt đầu nguồn:
Hò ơ… Thấy anh công tử em hỏi thử đôi lời
Con mèo không rách sao gọi con mèo vá?
Cọng cỏ trơn lu sao gọi cọng cỏ lác?
Con cò không nhát sao gọi con cò ma?
Con cá không ai thờ sao gọi con cá linh?
Trai nam nhân mà đáp đặng ờ…
Hò ơ… Trai nam nhân mà đáp đặng, gái lòng trinh em theo liền!
Rõ ràng “cá linh không ai thờ”, nhưng sao lại có cúng vái? Ta vẫn còn nhớ mấy câu trong bài Vè cá:
Da thịt nám đen là con cá cháy
Đốt nhang mà vái là con cá linh.
Hài hước vốn là một trong những đặc tính của người Nam Bộ, nên dân gian cứ dựa theo tên mà đặt thành vè, tếu chơi cho vui chứ chẳng phải là vấn đề gì lớn đáng băn khoăn!
Đó là chuyện của ngày trước, cách nay ít lắm cũng đã năm, bảy mươi năm (nay trữ lượng loại cá này giảm thảm hại, chỉ còn khoảng một phần ngàn so với trước, thậm chí ít hơn). Nó bắt đầu xuất hiện từ tháng 6 âm lịch sau khi “nước quay”. Người ta đánh bắt được từ lúc chúng còn rất nhí, chỉ bằng đầu đũa, gọi cá linh non.
Ngày nay cá linh không còn nhiều bằng trước, nhưng trở thành đặc sản trứ danh miền Tây vào mùa nước nổi, làm say đắm bao thực khách phương xa mỗi khi ghé về.
🌷🌷
 
Copy từ fb Lê Minh Thuận

 DungHoKhanh chuyển

CUỐI MÙA - Thơ Trần Phong Vũ

 
CUỐI MÙA
Cũng chẳng còn gì nhớ với thương
Anh giờ đây chiếc bóng bên đường
Xe bao nhiêu chuyến tung gió bụi
Em áo vàng phai theo khói sương
 
Vẫn biết mùa yêu đâu kéo dài
Năm này năm nữa tất chia tay
Không may bão sớm trời giông gió
Nên phố tàn theo cơn lốc quay
 
Người đi chẳng nói lời ly biệt
Anh chén quỳnh tương chữa kịp say
Đêm mơ dạ điểu kêu thê thiết
Sáng buồn nghe quạ khóc trên cây
 
Đã bảo chẳng nhớ nhung kia mà
Quán cafe độc mỗi bình hoa
Câu thơ chợt ám vàng khói thuốc
Vàng cả trái tim trót mù lòa
 
Lại những con đường và phố quen
Người đi đông lắm chẳng biết tên
Lá me tơi tả trên hè phố
Có ai đâu đậu xuống vai mềm
 
Tóc ngả màu theo bóng hoàng hôn
Sợi ngắn dài loang lổ chiều hoang
Chẳng biết sợi thương hay sợi nhớ
Sợi nào chết rũ giữa trần gian
 
Có cô dâu mới cười hạnh phúc
Tạo dáng làm duyên cạnh giáo đường
Chú rễ ngượng ngùng cười như khóc
Mở đầu cho cuộc chiến yêu đương
 
Có chiếc xe tàn bánh chữa lăn
Lảo đảo ven đường chờ bước chân
Vội gì khi hẹn mà không đến
Trống trải buồn một khuỷnh sau lưng
 
Có tiếng nói cười ai thoáng qua
Người dưng nên giọng khác người ta
Váy ngắn phân vân chùng nhịp bước
Chẳng quen đâu mà bướm với hoa
 
Khép lại bài thơ chuyện cuối mùa
Cổ tích thường hay kể Ngày xưa
Ngày xưa có một anh hàn sĩ
Bỏ phố lên rừng đón gió mưa....
 
TRẦN PHONG VŨ

Mời Xem

TUI LẤY VỢ....- Trần Phong Vũ  

Ảnh phá Tam Giang đoạt giải nhất quốc tế

Bức ảnh chụp người dân đánh cá trên phá Tam Giang (Huế) vào mùa đông đoạt giải nhất hạng mục Con người của cuộc thi ảnh chụp trên cao.


Siena Awards là giải ảnh uy tín được thành lập vào năm 2015, năm nay thu hút nhiếp ảnh gia từ khắp nơi trên thế giới tham dự với hàng nghìn ảnh dự thi. Trong đó, Drone Photo Awards là cuộc thi ảnh nổi bật và thường nhận được nhiều ảnh dự thi nhất với các tác phẩm được quay chụp từ các thiết bị như drone, diều, dù lượn, khinh khí cầu, trực thăng...

Các chủ đề dự thi Drone Photo Awards 2021 gồm: Tự nhiên, Con người, Trừu tượng, Ảnh chùm, Đô thị, Đời sống hoang dã, Thể thao, Đám cưới và Video. Danh sách các ảnh đạt giải đã được công bố trên website cuộc thi vào đầu tháng 9. Buổi trao giải sẽ được tổ chức tại Siena (Italy) vào tháng 10 trong sự kiện Siena Awards Festival.

Trong đó, nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung của Việt Nam đạt giải nhất ở chủ đề Con người với tác phẩm Đánh cá ở rừng ngập mặn. Tác phẩm được thực hiện ở phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế vào mùa đông, khi rừng chá rụng lá và chuyển màu trắng.

Trong chủ đề ảnh Con người của Drone Photo Awards còn 7 tác phẩm khác của các nhiếp ảnh gia Việt vào vòng cuối.

Tác phẩm Phật tử cầu nguyện của nữ nhiếp ảnh gia Khánh Phan chụp lại cảnh năm mới ở chùa Hoằng Pháp, huyện Hóc Môn, TP HCM. Sự kiện quy tụ hàng nghìn phật tử tới cầu nguyện dưới ánh nến lung linh trong đêm năm mới.

Gặt cỏ là bức ảnh xuất sắc khác của Khánh Phan tham gia cuộc thi chụp ảnh trên cao. Ảnh được chụp tại đồng cỏ năng ở Quảng Nam, miền trung Việt Nam. Cỏ ở đây được người dân dùng để làm thức ăn cho gia súc, ủ phân bón... Tác giả mô tả: "Trong làn gió mới và ánh sáng ban sớm, đồng cỏ gợn sóng như sóng biển làm nổi bật những chiếc nón lá của nông dân đi gặt. Một sự giao hòa tuyệt vời giữa con người và thiên nhiên".

 Bức ảnh Cầu siêu của Bùi Phú Khánh ghi lại khoảnh khắc những cô gái Việt mặc áo dài đội nón lá thả hoa đăng trên sông để cầu siêu cho linh hồn người đã khuất cũng như nguyện cầu hạnh phúc, may mắn cho gia đình. Tục lệ này là một phần trong đêm rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm của người Việt.

 Tác phẩm Phơi cá hấp của nhiếp ảnh gia Nguyễn Tấn Tuấn thực hiện tại sân phơi cá ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phương pháp phơi khô giúp người dân giữ cá tới nhiều năm liền mà không bị hỏng, đây cũng là cách bảo quản hải sản lâu đời nhất của con người.

 Thăm lưới trên Biển Hồ là tác phẩm khác của Nguyễn Tấn Tuấn vào vòng cuối cuộc thi Drone Photo Awards. Bức ảnh bắt khoảnh khắc dân địa phương đi thăm lưới cá ở Biển Hồ trong nắng chiều óng ả. Biển Hồ là một trong những hồ nước do núi lửa hình thành, nằm ở Tây Nguyên, hiện có rất nhiều loài cá nước ngọt như cá trắm, chép, trôi, rô phi... Không chỉ là nơi cung cấp thực phẩm cho dân địa phương, Biển Hồ còn là một điểm du lịch, nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ sáng tác thơ, văn, nhạc...

 Nhiếp ảnh gia Nguyễn Phước Hoài tham gia cuộc thi với tác phẩm Đánh cá - ngư dân thả lưới trên biển Nhơn Hải, Bình Định, đánh bắt hải sản giữa mùa rong mơ.

Nhơn Hải là một làng chài có tiếng nằm trên bán đảo Phương Mai, cách TP Quy Nhơn khoảng 10 km. Du khách thường tới đây ăn hải sản, xem ngư dân đánh cá, tắm biển Hòn Khô, tham gia các môn thể thao nước như bè chuối, lặn ngắm san hô, moto nước...

 Tác phẩm Hoa biển của nhiếp ảnh gia Vũ Ngọc Tuấn chụp tại vùng biển của làng chài An Hải và Hòn Yến, tỉnh Phú Yên vào mùa hè. Tháng 5-6 là mùa bận rộn của dân đánh cá, họ thường ra biển để trông lưới bắt cá cơm cả ngày lẫn đêm.

 Ngoài các tác phẩm trong chủ đề ảnh Con người, tác giả Nguyễn Tấn Tuấn còn góp mặt ở ảnh chùm với bộ Sắc màu ruộng bậc thang. Tác giả chia sẻ: "Tháng 5 là mùa nước đổ ở khắp các ruộng bậc thang, người dân đổ nước trên các thửa ruộng từ bậc này sang bậc kia, hòa trộn những gam màu của đất và trời. Ánh sáng bị phản chiếu tạo nên bề mặt nước nhiều sắc màu nhi nhìn từ trên cao".

Bộ gồm 6 ảnh chụp tại thung lũng Thiên Sinh, Y Tý, Sàng Ma Sáo, thung lũng Mường Hoa ở tỉnh Lào Cai.

 H. Phi chuyển

Toàn Thể Nhân Dân Việt Nam Mong Đợi........


 

29 thg 9, 2021

KHÔNG ĐỀ - Thơ Hoàng Oanh


 

Giấc Mơ Nhỏ Của Tôi - Trần Trung Đạo


 
Giấc Mơ Nhỏ Của Tôi
Tác giả: Trần Trung Đạo
 
Tôi mơ ước mai này khi thức dậy
Bỗng thấy mình đang đứng giữa quê hương
Con chim nhỏ hót mừng tôi trở lại
Quãng đường quen rực sáng nắng sân trường
 
Chào cô gái học trò đang tới lớp
Cho tôi làm viên sỏi dưới chân em
Ðể xào xạc hồn tôi khi mới lớn
Chút men tình năm tháng ấy chưa quên
 
Chào chị gánh hàng rong qua trước ngõ
Cho tôi làm một chút gió heo may
Ðể thổi nhẹ lên vai gầy cực khổ
Ðời cần lao nước mắt đã đong đầy
 
Chào bác nông phu ra đồng tát nước
Cho tôi làm bụi cỏ mọc ven đê
Ðể mỗi sáng thở mùi hương lúa chín
Lỡ mai xa tôi nhớ lối quay về
 
Chào anh công nhân dệt từng tấm vải
Cho tôi làm con thoi nhỏ trên tay
Ðể tôi nối hai bờ sông Bến Hải
Nối lòng người vời vợi cách xa nhau
 
Chào chú bé mục đồng nghêu ngao hát
Cho tôi làm tiếng sáo thổi vi vu
Ðể được sống thời hồn nhiên đã mất
Của đời tôi trong tuổi ấu thơ buồn
 
Ôi quê hương, bao giờ tôi trở lại
Ði giữa ngày không sợ bóng đêm đen
Trong giấc ngủ không xích xiềng réo gọi
Câu thơ tình chỉ viết để yêu em.
 


 

MỘT NGƯỜI CẦN ĐƯỢC DỰNG TƯỢNG TẠI VN.

 
Mấy hôm nay chắc các bạn cũng đọc tin về một tỉ phú Mỹ, ông Charles ‘Chuck’ Feeney, 89 tuổi, đã cho đi hết 8 tỉ USD, chỉ giữ lại 2 triệu USD để sống cùng vợ những ngày cuối đời.
Các bản tin cũng cho hay ông đã dành nhiều triệu đôla giúp Việt Nam nhưng ít bài nào cho biết cụ thể đó là gì.
Vừa qua Quỹ từ thiện Atlantic của ông Charles ‘Chuck’ Feeney tuyên bố đóng cửa ngày 15/9 sau đã cho đi hết tài sản của ông.
Theo tài liệu của Quỹ Atlantic, ông Charles F. Feeney, người sáng lập Quỹ Từ thiện Atlantic, có những chuyến thăm dò sang Việt Nam cuối thập niên 1990.
Các dự án từ thiện của ông tại Việt Nam là tiến hành từ 1997, kết thúc năm 2015. Tổng cộng 297 dự án của Atlantic hiến tặng cho 97 cơ sở địa phương, với tổng số tiền là 381,6 triệu đô la Mỹ.
Trong đó có các ví dụ như:
15 triệu xây dựng trường RMIT tại Hà Nội
11 các tổ chức tại Úc đã nhận được 68 triệu đô la Mỹ của Atlantic để làm việc tại Việt Nam.
2005–2016: 51,4 triệu cho xây dựng, cải tạo, trang thiết bị, đào đạo cán bộ và nâng cấp các trạm xá xã trong 8 tỉnh: Khánh Hòa, Đà Nẵng, Thừa Thiên
Huế, Vĩnh Long, Thái Nguyên, Cà Mau, Đăk Lăk và Yên Bái
2004–2006: 45 triệu nâng cấp và hỗ trợ Bệnh viện Mắt Đà Nẵng
2005–2014: 4 triệu xây dựng năng lực chăm sóc chữa trị về mắt tại 8 tỉnh trọng điểm
2006: 4 triệu xây dựng và trang bị Khoa Mắt và Trung tâm Huấn luyện tại Bệnh viện Trung ương Huế
2009–2012: 2 triệu củng cố năng lực đào tạo cho Viện Mắt Trung ương
2009: 1 triệu cho Trung tâm Cộng đồng Huấn luyện Chăm sóc Mắt tại Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh
Những món hiến tặng cuối cùng ($2,5 triệu cho Sở Y tế Yên Bái; $1 triệu cho Đại học Y tế Công cộng)
(BBC)
 
Cách nay 3 ngày, ông đã đặt bút ký giấy đóng cửa quỹ từ thiện Atlantic Philanthropies vì toàn bộ tài sản của ông đã được phân phát hết. Năm nay 89 tuổi, ông không còn là tỷ phú nữa vì đã tặng toàn bộ tài sản và tiền quyên góp là 8 tỷ usd cho người dân và các chương trình từ thiện. Ông từng TN đại học Cornell danh giá và là người giàu thứ 23 của thế giới dù xuất thân từ một khu phố nghèo ở tiểu bang New Jersey và lăn lộn kiếm sống. Vợ và 5 con của ông cũng theo gương ông, sống giản dị dù rất giàu có và cùng làm từ thiện.
Ông dành 3,7 tỷ USD cho giáo dục, 870 triệu USD cho nhân quyền và hoạt động thay đổi xã hội, 700 triệu USD cho chăm sóc sức khỏe, trong đó có 270 triệu USD để cải thiện nền y tế Việt Nam.
Ông còn cấp rất nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam du học thạc sĩ tại Australia.
Ông Feeney từng có 6 căn hộ sang trọng ở Côte d’Azur (Pháp), Mayfair và đại lộ Park (New York). Ông đã bán tất cả và giờ đây ông thuê lại một căn hộ nhỏ chỉ có hai phòng ở San Francisco để sống.
Trên tường nhà ông có vài tấm hình chụp cùng gia đình, bạn bè. Ở trên có một kỷ niệm chương nhỏ ghi: "Chúc mừng Chuck Feeney đã quyên góp 8 tỷ USD". Mặc dù là tỷ phú và là chủ chuỗi cửa hàng miễn thuế Duty Free nổi tiếng toàn cầu nhưng xưa nay ông toàn đeo kính cũ, đi máy bay hạng phổ thông và uống rượu loại 2 tại các nhà hàng, chi tiêu dè sẻn và tiết kiệm. Mục tiêu của ông là làm từ thiện.
Câu chuyện ưa thích của ông là về con sóc ăn quả bồ đào mà ông hay kể lại :“Một con sóc thấy bồ đào trong vườn, muốn vào trong ăn một chầu cho đã, nhưng nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để gầy đi, cuối cùng cũng chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó chui được ra, bụng vẫn thót lại như lúc chưa chui vào.”
Ông hiểu rằng con người sinh ra trắng tay thì cũng nên tay trắng trở về với cát bụi! và “ tấm vải liệm không có túi”! Vì vậy hãy cho tất cả những gì có thể để có một cuộc đời hữu ích và sống thanh thản.
Ông cho biết "Tôi hạnh phúc vì cho đi toàn bộ tài sản trước khi hết thời gian của cuộc đời".
 
(Theo Fb Hoang Giang)

🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸🌸

 Xem Thêm :

THƠ TÌNH CHO AI, CHỜ TÌNH MÙA THU - Thơ Nguyễn Thị Châu


THƠ TÌNH CHO AI ?

Tôi hứa yêu ai hết một đời
Nhưng tình nay đã quá xa xôi !
Người đi hôm ấy không về nữa
Mượn chút tình thơ để nhớ người

Trăng khuya lơ lững cũng thấy buồn
Trăng nghe ai oán giọt lệ tuông
Trăng ơi ! Hãy cài trên song cửa
Tôi ngắm nhìn trăng đỡ nhớ thương

Ai về ngoài ấy có nhớ tôi ?
Tôi lại nhớ ai nhớ cả đời
Nửa đêm tỉnh giấc lòng thổn thức
Ôm nỗi niềm riêng tôi với tôi

Trăng đã đi rồi ai biết không ?
Bỏ lại mình tôi với nỗi lòng
Người đã xa rồi ai vương vấn ?
Nghe gió đâu đây lạnh cô phòng

Tôi người cô lẻ sống tha phương
Vay mượn tình ai của đời thường
Mượn gió mượn trăng qua ngày tháng
Để rồi bi luỵ thiếu tình thương .

Vần thơ tôi chép lại đôi lời
Mong người bên ấy hiểu dùm tôi
Một kiếp hồng nhan đầy sóng gió
Một thoáng ra đi chuyện đã rồi !
17-8-2021
Nguyễn thị Châu 

CHỜ TÌNH MÙA THU


Lá vàng ơi đứng chờ ai
Trên cây lơ lửng gió lay cành rồi
Lay cành em rớt em rơi ..
Thân em phải chịu tách rời thân cây

Cứ mùa Thu trở lại đây
Là thân chiếc lá vòng bay khắp vùng
Trên sân em lại nằm cùng
Chờ hương gió mới lạnh lùng bay qua
 

Từ mùa Thu ấy đã xa
Hôm nay gặp lại người đà làm ngơ
Tôi như người ở trong mơ
Thì ra người đã tình cờ ngang qua
 

Lá kia chờ đợi tình xa
Mà mùa Thu trước chúng ta hẹn hò
Thu nay như lỡ chuyến đò
Lệ đâu ta khóc thương cho lá vàng

Thu nay thêm một lỡ làng
Tình nay đã chết lá vàng rơi theo
Nhớ lời người ấy đã gieo
ình thơ lai láng sơn keo cho mình

Lẻ loi chiếc lá tự tình
Lá vàng đã úa khóc mình cô đơn
Thì ra lá đứng chờ tình
Mà quên cơn gió đưa mình bay đi .

Nguyễn thị Châu (9/8/3021)




CÁC NHÀ BÁC HỌC PHÁT HIỆN RA ĐẠI DỊCH COVID-19 TÁC ĐỘNG TRÁI NGƯỢC TỚI KHẢ NĂNG SINH SẢN

 Tô Hoàng

Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2021 9:17 AM
( theo báo “ Sự thật thanh niên “ - Nga )
 
Ở một số quốc gia, trong thời kỳ đại dịch, số trẻ sơ sinh đã giảm xuống mức thấp nhất trong nửa thế kỷ. Và ở những nơi khác, ngược lại, các cô chú “ tí nhau “ cất tiếng khóc chào đời nhiều hơn. Tại sao vậy?
Vào đầu năm 2021, những công dân Ý tí hon được sinh ra ít hơn 9,1% so với cùng tháng của giai đoạn tiền coronavirus 2019, người Tây Ban Nha giảm 8,4%, người Bồ Đào Nha giảm 6,6%
Còn vào sâu năm 2021, những đứa trẻ sinh ra là được thụ thai trong thời kỳ đại dịch. Cha mẹ của các bé đọc được tin tức về một thứ bệnh nhiễm trùng không thể hiểu được, làm việc từ xa công sở, ngồi ở nhà tự cách ly, không có kỳ nghỉ trên biển hoặc thậm chí không làm việc gì cả.
Coronavirus đã ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào? Có phải sự bùng nổ trẻ em đã được dự đoán trong thời gian “ khóa cửa “ xảy ra vào mùa xuân năm 2020?
Các tác giả của một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PNAS của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ đã quyết định tìm câu trả lời cho những câu hỏi này (nghiên cứu này không phải là duy nhất, mà là nghiên cứu lớn nhất). Các nhà khoa học đã phân tích số liệu thống kê từ 22 quốc gia: gần như toàn bộ Châu Âu, Mỹ, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc… Hóa ra lại trái ngược nhau. Ở hầu hết các quốc gia, số ca sinh ngày càng ít đi và thậm chí ít hơn nhiều. Ở những nơi khác, lại nhiều hơn trước đại dịch. Tại sao vậy? Và điều gì đang xảy ra ở Nga?
ĐẠI DỊCH COVID-19 NHƯ MỘT CUỘC CHIẾN TRANH VÀ SỰ BẤT NGỜ KHÁC
Trong các cuộc chiến tranh và khủng hoảng kinh tế, số trẻ em được sinh ra ít hơn – đó là một sự thật hiển nhiên không chỉ đối với các nhà nhân khẩu học. Và đại dịch hiện nay đã ngang hàng với các thảm họa toàn cầu khác.
“ Trước COVID-19, chỉ có một dịch bệnh toàn cầu duy nhất trong lịch sử hiện đại - "bệnh cúm Tây Ban Nha" cách đây một trăm năm, vào năm 1918-1919. Ngay sau đó, tỷ lệ sinh đã giảm 13% “- nhà khoa học Hector Pifarre-i-Arolas từ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Sức khỏe tại Đại học Pompeu Fabra ở Tây Ban Nha nói. Nhưng sau đó ngay khi Chiến tranh thế giới thứ nhất vừa kết thúc, rất khó để nói rằng bệnh cúm đóng vai trò gì trong việc giảm tỷ lệ sinh. Giờ đây, coronavirus đã gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế. Vậy là mọi thứ lại hòa quyện vào nhau. Trên thực tế, như mọi khi vẫn xảy ra trong cuộc sống. Công việc của các nhà khoa học là tìm hiểu nguyên nhân và ảnh hưởng.
HỘI CHỨNG TÂY BAN NHA
Sự suy giảm đáng kể về mức sinh đẻ trong thời kỳ đại dịch đã xảy ra ở Nam Âu: Tây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha. Và chúng ta nhớ thật là kinh hoàng khi xem báo cáo từ các quốc gia đầy nắng được du khách yêu thích vào mùa xuân năm 2020, bởi vì chính Ý và Tây Ban Nha đã trở thành tâm điểm của đại dịch ở châu Âu.
Và đây là kết quả: vào đầu năm 2021, những công dân Ý tí hon được sinh ra ít hơn 9,1% so với cùng những tháng trước thời kỳ tiền coronavirus 2019 (nếu chúng ta tính số trẻ sơ sinh trên một nghìn người), người Tây Ban Nha tăng 8,4%, người Bồ Đào Nha bằng 6,6% ... Tỷ lệ sinh cũng giảm mạnh ở Hungary, 8,5% và ở Mỹ, mọi thứ đều đáng buồn- 7,1%.
Sự sụt giảm về số lượng đã được chú ý kể từ tháng 11 năm 2020, đạt tới đỉnh vào tháng 12 năm 2020 và tháng 1 năm 2021.
Đó là chúng ta đang nói về những đứa trẻ lẽ ra đã được thụ thai vào mùa xuân ở giữa đợt sóng đầu tiên và những đợt bế tắc nghiêm trọng nhất.
Nhìn chung, chúng ta đã lấy dữ liệu cho nghiên cứu bắt đầu từ năm 2016. Nhưng họ đã tính đến các xu hướng trên quy mô lớn hơn - ở Tây Ban Nha cũng vậy, tỷ lệ sinh đã giảm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Đại dịch chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Ở Tây Ban Nha và Ý trong những tháng đầu tiên có tỷ lệ tử vong cao nhất do nhốt trong “chuồng “ và nhốt rất nghiêm ngặt- Natalie Nietzsche, giáo sư nhân khẩu học tại Viện Max Planck (Đức) cho biết- tất cả những điều này ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của cư dân, và ảnh hưởng đến mọi mối quan hệ lẫn tình dục.
Trên thực tế, tình hình ở Tây Ban Nha thậm chí còn tồi tệ hơn- Libertad Gonzalez- giáo sư kinh tế tại Đại học Pompeu Fabra cho biết-Bà dựa vào dữ liệu của Viện Thống kê Quốc gia trong tháng 12 và tháng 1, tỷ lệ sinh đã giảm tới 18%. Kể từ năm 1975 đến nay, chưa có lần “tuột dốc” nào như vậy.
Mặt khác, Gonzalez thêm vào sự lạc quan-Sự sụt giảm rất mạnh, nhưng ngắn.
Vào tháng 2 năm 2021, nó vẫn được quan sát thấy. Và từ tháng 3 đến tháng 6, bạn thấy những con số tương tự như năm 2019, mọi thứ đã chững lại.
TẠI SAO TRONG ĐẠI DỊCH SINH NỞ GIẢM
Arnstein Aasswe, giáo sư tại Đại học Bocconi ở Milan, Ý, nêu ra những lý do chính.
Khi bắt đầu đại dịch, mọi người không hiểu chuyện gì đang xảy ra, và thậm chí còn hơn thế nữa, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với cuộc sống, công việc cùng những người thân yêu của họ. Cả thế giới quen thuộc dường như không còn tồn tại và cuốn vào một chiếc bánh xe khổng lồ. Trong hoàn cảnh không chắc chắn ấy, ít người sẵn sàng nghĩ đến việc bổ sung nhân khẩu trong gia đình.
Lý do thực dụng hơn là kinh tế. Ai đó thực sự bị mất thu nhập, mặc dù chỉ trong một thời gian (ví dụ: đại lý du lịch hoặc các nhân viên chạy bàn). Hầu hết mọi người đều sợ rằng sẽ kiếm được ít tiền hơn, họ có thể bị cho nghỉ việc hoặc thậm chí bị đuổi việc. Không ai xác định nổi liệu mình có kiếm đủ ăn được hay không. Vì vậy có lẽ tốt nhất là không phải lúc nghĩ đến đứa trẻ.
Nhưng đó không phải là tất cả mọi người!
Sợ hãi, căng thẳng, lo lắng có thể ngăn cản ngay cả những phụ nữ tưởng chừng như muốn có thai, hoặc ít nhất là không bận tâm - nhưng do căng thẳng tâm lý và ức chế tiềm thức, ý muốn kia cũng không xảy ra.
Tất cả các phòng khám và bác sĩ đều phải vật lộn với sự lây nhiễm mới - và trong một thời gian dài, các bác sĩ đã không tiếp nhận những bệnh nhân có khiếu nại “không khẩn cấp” (hoặc gần như không nhận). Kết quả là, phụ nữ bị bỏ lại mà không cần điều trị các bệnh, các vấn đề liên quan tới nội tiết tố. Giáo sư Libertad Gonzalez nhớ lại thủ tục thụ tinh ống nghiệm đã bị hoãn ra sao. Đúng vậy, các phòng khám ở Nga đã trở lại công việc bình thường trước đó không lâu, ở châu Âu - muộn hơn.
Và cuối cùng là tác động của chính coronavirus. Đã có 200 triệu người trên khắp thế giới mắc bệnh, nhiều người trong số họ đang trong độ tuổi sinh đẻ. Có, nhiều người chỉ có kết quả xét nghiệm PCR dương tính.
Nhưng, than ôi, không phải tất cả chỉ dừng lại ở đó!
Trong khi một người đang chiến đấu giành sự sống trong phòng khám, hoặc nằm với nhiệt độ cao thì ở Đức, vào tháng 3 năm 2021, một kỷ lục đã được thiết lập về số trẻ sơ sinh! Văn phòng Thống kê Liên bang Đức báo cáo: 66 nghìn trẻ sơ sinh được chào đời trong một tháng. Điều này chưa bao giờ xảy ra trong thế kỷ 21. Lần cuối cùng một vụ bùng nổ trẻ sơ sinh như vậy đã xảy ra ở Đức vào năm 1998, khi hơn 65 nghìn trẻ sơ sinh được sinh ra.
TẠI SAO TRẺ SINH RA NHIỀU TRONG ĐẠI DỊCH?
Các nhà khoa học cho rằng căn nguyên chủ yếu là về tiền bạc và niềm tin vào tương lai. Ở các nước phía Bắc, nền kinh tế của Châu Âu và Đức ổn định hơn của Tây Ban Nha và Ý. Người dân hy vọng nhiều hơn vào sự hỗ trợ của nhà nước nếu có sự cố xảy ra. Nhiều người có "đệm an toàn" của riêng họ. Và ở Nam Âu, sự gia tăng tỷ lệ sinh cũng ở những nơi có mức sống khá cao.
Có vẻ như logic sau đã hoạt động ở đây: nhờ sự cô lập và xa cách, vợ chồng dành nhiều thời gian cho nhau hơn. Buổi sáng họ không vội vã đến văn phòng, buổi tối không biến mất trong các quán bar vào, không phải đi công tác xa. Ai đó đã cố tình quyết định rằng bây giờ đã đến lúc tạm gác sự nghiệp và dành thời gian cho gia đình.
KINH DOANH CỦA TƯƠNG LAI
Dữ liệu mà các nhà khoa học hiện có chỉ nói lên những hậu quả đầu tiên của đại dịch. Chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đến nhân khẩu học trong tương lai. Thế nào? Nhà khoa học Arnstein Aaaswe nói, cho đến nay người ta chỉ có thể tưởng tượng và suy đoán. Có lẽ đợt thứ hai và thứ ba của đại dịch sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh theo cách tương tự với đợt thứ nhất. Có thể bản năng sinh sản sẽ nhanh chóng phải gánh chịu hậu quả của nó - và ngược lại, sẽ có một đợt bùng nổ trẻ em, vì sau khi suy thoái kinh tế, tốc độ tăng trưởng sẽ có thể nhanh chóng hơn . Hoặc sẽ không có xu hướng chung nào cả, tỷ lệ sinh ở các quốc gia khác nhau và các phân khúc dân số khác nhau sẽ đi theo hướng ngược nhau: nơi nào đó tăng, nơi nào đó giảm xuống.
Nhưng ai có thể đếm được có bao nhiêu cặp đôi uyên ương đã không gặp nhau vì họ đã phải ở nhà hàng tuần, không cùng nhau đi xem phim và tới nhà hàng, không cùng au ra biển? Có thể con của họ sẽ không xuất hiện ngay lập tức đấy, nhưng phải chờ một thời gian nữa ... Có bao nhiêu nụ hôn đầu tiên đã không xảy ra, bởi vì cả hai đều đeo mặt nạ? Trong mỗi lần gặp gỡ bạn đã mang báo tránh thai được bao nhiêu ngày rồi? Không có thống kê nào tính đến điều này
CÒN Ở NƯỚC NGA ?
Nếu nhìn kỹ các con số, chúng ta có thể thấy xu hướng tương tự như ở các nước khác. Số trẻ sơ sinh tối thiểu trong năm rưỡi qua là vào tháng 1 và tháng 2 năm 2021. Và đây chỉ là những đứa trẻ của làn sóng đầu tiên của đại dịch.

-TIÊU NGỮ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ----(Xuận Lộc ST )

Nước ta, cũng như các quốc gia khác trên thế giới, nước nào cũng có một tiêu ngữ; đó là một câu nói ngắn, gọn, nêu lên một mục tiêu cơ bản trước mắt mà mọi công dân yêu nước phải cố gắng vận dụng hết tài trí, sức lực, khả năng để đạt tới. Nói một cách nôm na, đó là một thứ khẩu hiệu để mọi người trong nước phải cố gắng tuân theo và thực hiện. Mục tiêu của bài viết này là để giới thiệu với các bạn một số tiêu ngữ của các quốc gia khác nhau, do đó, trước nhất xin nêu ra tiêu ngữ của các nước tiêu biểu.
 
🌷VIỆT NAM Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc (Indépendance, Liberté, Bonheur).
🌷HOA KỲ In God we trust (Chúng ta vững tin nơi Thượng Đế).
🌷LIÊN XÔ (Vô sản trên toàn thế giới, hãy đoàn kết lại).
🌷ANH - Dieu et mon droit (không viết bằng Anh ngữ mà viết bằng Pháp ngữ) Thượng đế và quyền chính đáng của tôi.
🌷PHÁP - Liberté, Égalite, Fraternité (Tự Do, Bình Đẳng, Huynh Đệ - khi trước người ta thường dịch chữ “Fraternité” là Bác ái và kể ra nghe chữ này còn thuận tai hơn). Riêng thời kỳ 1940-1944 thì tiêu ngữ của Pháp là “Travail, Famille, Patrie” (Lao Động, Gia Đình và Tổ Quốc).
🌷ĐỨC - Einigkeit und Recht und Freiheit (Thống Nhất, Quyền Luật và Tự Do).
🌷Bỉ - L’Union fait la force (Hợp quần gây sức mạnh).
🌷THỤY ĐIỂN - Mỗi vua có một tiêu ngữ riêng. Hiện tại là:
Tất cả cho Thụy Điển theo nhịp điệu thời gian.
🌷THỤY SĨ - Mỗi người cho mọi người, mọi người cho mỗi người.
🌷ẤN ĐỘ - Sự thật tất thắng.
🌷TÂY BAN NHA - Thống Nhất, Vĩ Đại và Tự Do.
🌷TUNISIE - Liberté, Ordre, Justice (Tự Do, Trật Tự, Công Lý).
🌷THỔ NHĨ KỲ - An bình trong xứ sở, An bình ngoài biên thùy.
🌷CANADA - A mari usque ad mare. Từ đại dương này sang đại dương kia.
🌷CỘNG HÒA TRUNG PHI
Thống Nhất, Phẩm Cách, Lao Động.
🌷HY LẠP - Ma force c’est l’amour de mon peuple, La Liberté ou la Mort (Sức mạnh của tôi là tình yêu dân tộc tôi. Tự do hay là chết).
🌷DOTHÁI - Résurrection (Phục sinh).
🌷NAM PHI - Ex unitate vires: Hợp quần gây sức mạnh.
Patria o Muerte, Venceremos: Tổ quốc hay là chết, chúng ta sẽ thắng.
🌷AI CẬP - Im lặng và kiên nhẫn, Tự Do, Xã hội chủ nghĩa, Thống nhất.
🌷HUNGARI - Tất cả quyền hành là của Dân chúng
🌷MÊHICÔ - Cao hơn nữa và xa hơn nữa
🌷NICARAGOA - Dios, Patria y Honor (Thượng Đế, Tổ Quốc và Danh Dự).
🌷TÂN TÂY LAN - Onward (luôn luôn thẳng tiến).
🌷PAKISTAN - Ittehad, Yaquin-i-Mukham, Tanzim (Thống Nhất, Vững Tin và Kỷ Luật).
🌷HÀ LAN - Tôi sẽ đứng vững
🌷BỒ ĐÀO NHA - O bem da Nacao: Lợi ích của quốc gia.
🌷SINGAPORE - Cầu cho Tân Gia Ba được thịnh vượng.
🌷SYRIE - Thống nhất, Tự do, Xã hội chủ nghĩa.
🌷THÁI LAN - Tổ quốc, Tôn giáo, Nhà vua.
🌷URUGUAY - Được tự do tôi không tấn công ai và cũng không sợ ai.
 
 
BONUS :
🌷Vương Quốc Bợm  Nhậu : Không Say Không Về ( by XL )