17 thg 5, 2020

Chữ nghĩa làng văn (15/5/ 2020)Ngộ Không Phi Ngoc Hùng

“Chữ nghĩa làng văn” đôi khi chỉ là một chữ, cụm từ, đoạn văn cô đọng, diễn nghĩa, diễn giải một áng thơ văn hoặc một thể tài nào đó. Những trích dẫn được góp nhặt qua sách vở, trên mạng lưới của nhiều tác giả thành danh hay khuyết danh, không ngoài góc nhìn tận tín thư bất như vô thư. Ấy là chưa kể nhiều từ ngữ, đề mục trong bộ sưu tập đang còn trong vòng nghi vấn, cần phải thẩm định lại nếu có thể được với những bậc thức giả văn kiến súc tích. Những phụ chú, dẫn chứng hay giai thoại do người viết kể lại, với chủ quan, khách quan chỉ cách nhau một sợi tóc. Vì vậy người sưu tầm không đặt ra “sai” hay “đúng”, vì cái sai hiện tại có thể là cái đúng ở một thời điểm nào khác. Xin chân thành cảm tạ và cáo lỗi những tác giả đã đóng góp bài vở trong sưu tập này, nhưng vì phương tiện eo hẹp nên người sưu tầm không thể thỉnh ý tác giả trước khi đăng tải –
 Ngộ Không Phi Ngọc Hùng.

***


Chữ nghĩa làng văn


Đào và kép
Sử thi có ghi đời Lý có cô ca sĩ là Đào Thị hát rất hay thường được vua ban thưởng. Hát ả đào cũng do đấy mà ra.


Sau này bất cứ cô nào hát hay, người ta gọi là đào nương hay đào hát.

Còn đàn ông gọi là kép hát. Chữ “kép” từ chữ “giáp” mà ra. 
Giáp là “quản giáp”, là nam diễn viên có tài, được giữ chức quản lý đoàn hát. 

Về sau này dân gian gọi “kép cải lương” là vậy.

(Kỷ niệm sân khấu – Nguyễn Ngọc Ngạn)

Chữ quốc ngữ
Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) dấy lên phong trào sáng tác bằng chữ quốc ngữ ở trong Nam. Phạm Quỳnh (1892-1945), Nguyễn văn Vĩnh (1882-1936), Trần Trọng Kim (1883-1963).. thúc đẩy việc dùng quốc ngữ để xây dựng nền văn học mới ở miền Bắc. Tuy nhiên, trong tình trạng khi trào lưu báo chí, sáng tác, biên khảo.. rộ nở trong nhưng năm đầu thế kỷ XX, sử dụng thứ văn tự mới được chính thức dùng trên văn đàn, trên luận đàn khó tránh khỏi có nhiều sơ sót về cách viết, về chính tả, về từ ngữ và về cách đặt câu.
Độc giả tân học khi ấy có thể không thấu hiểu hết các từ gốc chữ Hán, độc giả cổ học chưa quen với những từ ngữ mới về khoa học, kinh tế. Muốn hoàn thiện chữ quốc ngữ cần tự điển nhưng tự điển của Huỳnh Tịnh Của (Đại nam quấc âm tự vị), Trương Vĩnh Ký (Grand Dictionnaire Annamite-Français -Đại tự điển An Nam-Pháp) mức phổ biến rất hạn chế và sau này Việt Nam tự điển của Hội Khai trí tiến đức (1931).
Giới trí thức buổi đầu có những cuộc tranh luận về cách viết chữ quốc ngữ, nào chính tả, nào cách sử dụng từ ngữ sao cho chính xác và dễ phổ cập. Chẳng hạn cuộc bút chiến giữa Phạm Quỳnh và Nguyễn Háo Vĩnh, v…v…
(Phan Khôi, Ngự sử văn đàn - Hoàng Yến Lưu)

Chữ và nghĩa
Rất nhiều từ ngữ mà chúng ta cho là của người trong nước sau 75, thực ra là của Việt Nam trước đó. Vậy tiếng nào là tiếng của người Việt trước hay sau 75?
Xác tín là tin chắc , “chính xác” là đúng y, hai chữ không liên quan gì tới nhau, và được dùng đề huề ở cả hai miền (thậm chí có thể miền Nam dùng “xác tín” nhiều hơn miền Bắc)

(Tâm Thanh – Chiêu hồi ngôn ngữ)


Giai thoại làng văn 
Phan Khôi - Trần Trọng Kim 

Đầu năm 1930, Trần Trọng Kim cho xuất bản cuốn I của bộ Nho giáo của ông, trình bày khá cặn kẽ về thân thế, sự nghiệp và học thuyết Khổng Tử cùng trường phái nho giáo. Phan Khôi đã đọc Nho giáo của Trần Trọng Kim rất kỹ lưỡng và trên Phụ Nữ tân văn số 54, ngày 29-5-1930, sau khi ca ngợi công lao của Trần Trọng Kim, đã công kích ông này lầm lẫn Khổng học với Tống nho.
Trần Trọng Kim đã theo rõi công việc làm của Phan Khôi và để tâm suy nghĩ về những lời lẽ công kích của ông. Chính vì vậy mà
Trần Trọng Kim đã lên tiếng trả lời Phan Khôi nơi bài " Mấy lời bàn với Phan tiên sinh về Khổng giáo " (P.N.T.V. số 60, 10-7-1930). Trong bài này, Trần Trọng Kim có chịu là Phan Khôi có lý ở nhiều điểm, nhưng không trả lời đúng vào cái điểm mà Phan Khôi đã công kích ông.
Có lẽ vì vậy mà trên Phụ Nữ tân văn số 62, 24-7-1930, trong bài " Cảnh cáo các nhà học phiệt ", cho dù mục đích là để tấn công Phạm Quỳnh, Phan Khôi cũng vẫn trách khéo cả Trần Trọng Kim như là cố ý lẩn tránh vấn đề.
Vấn đề Phan Khôi nêu ra năm 1930, và đến năm 1932, khi cho tái bản Nho giáo, Trần Trọng Kim đã cho sửa chữa, thì Ngô Tất Tố lại khơi lại để công kích Trần Trọng Kim năm 1940. 


Cuộc tranh luận này cho ta thấy hai nhà học giả họ Phan và họ Trần đã có thái độ trí thức rất đáng phục. Chính thái độ ấy đã giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề triết học bấy lâu bị thiên hạ hiểu rất mu mơ.

(Phê bình văn học thế hệ 1932 – Thanh Lãng)

Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ

Thiên đường hữu lộ vô nhân vấn
Địa ngục vô môn hữu khách tầm


Phan Khôi : Người dịch Kinh Thánh
 
Đối với Phan Khôi, tài năng thi ca, làm báo, tranh biện triết học của ông đã có nhiều người xưng tụng ông như một “ngự sử văn đàn”. Ở đây chỉ nói về tài năng của ông trong việc dịch các kinh Tân ước và Cựu ước ra tiếng Việt (trong 5 năm 1920-1925). Phan Khôi từng viết về giá trị văn chương của Thánh Kinh năm 1930 khi giới thiệu trên báo Phụ Nữ Tân văn: “Hết thảy những nhà văn học Pháp dầu không theo đạo nữa cũng đều có học qua Kinh Thánh hết, bởi vì văn chương ở đó mà ra. Vậy mà thấy kẻ học ở ta đây ít có người biết đến Kinh Thánh là gì, thì đáng lấy làm tiếc quá. Văn quốc ngữ ta cũng nên dùng chữ Kinh Thánh vào. Làm như vậy thì tiếng mình được dồi dào thêm, chớ có hại gì đâu !”
Năm 1923, Thánh Kinh Hội Anh Quốc xuất bản Kinh Thánh Tân Ước tại Hà Nội. Toàn bộ Kinh Thánh được thực hiện xong vào năm 1925. Bản dịch này do một nhóm học giả gồm có cụ Phan Khôi, ông bà William C.Cadman, Giáo sĩ John D.Olsen thực hiện với sự giúp đỡ của cụ Tú Phúc và vài học giả khác. Tuy nhiên người phiên dịch chính là cụ Phan Khôi. (Báo Linh Lực, 1.1996).


Ca dao thề nguyền


Đã nghề khóc mướn, cười thuê
Tin chi lời bậu câu thề trăm năm


Những bậc thầy trong văn xuôi của tôi 

Nguyên Hồng


Anh có tật trước khi viết, anh nhúng đầu cho ướt, để khỏi…bốc mạnh quá. Còn Schiller thì không hiểu sao lúc nào trong ngăn kéo của bàn viết phải có một trái táo, nhưng không phải táo ngon, mà là…táo thối. Mỗi người một tánh một tật. Trước khi viết bộ tiểu thuyết Sóng Gầm, anh có cho tôi coi dàn bài.
Bạn thử tưởng tượng: Một tấm giấy lớn như mặt bàn ăn cơm, trong đó kẻ những ô vuông vức đầy bít những chữ và những làn gạch chéo nhau, những dấu ngoặc lớn nhỏ đủ màu xanh, đen đỏ và những chữ thập đánh dấu chỗ nọ chỗ kia tùm lum, nhìn vào tưởng như bản đồ hình thể của thế giới vậy.
Đó là dự án tiểu thuyết của Nguyên Hồng.
Mỗi ô là một chương, trong mỗi chương anh ghi rõ sự việc chính xảy ra với những nhân vật nào. Rồi nhân vật này liên hệ với nhân vật khác ở cùng chương hoặc ở chương khác ra sao. Sự biến đổi của các nhân vật, sự xuất hiện và biến mất của họ, và sự việc nào kết thúc ở chương nào, hoặc tái hiện ở chương nào.
Ôi thôi, vô số nét trên tấm giấy ly kỳ này. Anh cho tôi xem và giải thích, tôi không thể nào theo dõi nổi. Nhưng có cái hay là tôi được biết phương pháp làm việc của một nhà văn trong việc xây dựng một tiểu thuyết.

(Xuân Vũ)

Chữ Việt cổ
Những cứ liệu khảo sát từ cổ rất đa dạng và phong phú, nhưng do điều kiện về thời gian, chúng tôi chỉ khảo sát những từ đã từng tồn tại là những từ bình thường, nhưng nay đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện đại
Quá đọa: dở dang
(Đại Nam quốc âm tự vị - Huỳnh Tịnh Paulus Của)
Tác giả cuộc đời và sự kiện
Lê Văn Trương 1
Lê Văn Trương (1906-1964), bút hiệu Cô Lý, là nhà báo, nhà văn thời tiền chiến. Theo nhiều nhà nghiên cứu văn học hiện nay, ông được xem là cây bút có số lượng tác phẩm nhiều nhất.
Ông sinh tại làng Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ông học trường Bưởi, Hà Nội). Học đến năm thứ ba thì bị đuổi, vì cùng với một vài bạn cầm đầu cuộc biểu tình chống đối lại hiệu trưởng người Pháp đã mắng học sinh người Việt là "Sale Annamite" ("Tên An Nam bẩn thỉu!"). Ông tham gia làng báo, làng văn ở đất Bắc, cộng tác với báo Trung Bắc tân văn, với nhà xuất bản Tân Dân và các cơ quan ngôn luận của nhà xuất bản này: Tiểu thuyết thứ Bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích hữu, Truyền bá.
Ông tham gia chiến dịch đánh Pháp ở Nam Định năm 1952 và tường thuật lại trong cuốn tiểu thuyết "Tôi là quân nhân", nhưng bị phê phán tơi bời là đề cao "chủ nghĩa anh hùng cá nhân".
Đầu năm 1954, ông vào Sài Gòn làm thầu khoán, viết báo, tái bản sách. Năm 1959, ông làm việc cho Đài phát thanh Sài Gòn được một thời gian thì gặp chuyện không may: Vì trùng tên với một người dám đả kích bà Ngô Đình Nhu. Mặc dù đã minh oan và cả sau khi sự việc đã rõ, bà Trần Lệ Xuân vẫn dửng dưng không đính chính. Ông bị đài Phát thanh sa thải. Cảnh nhà hết sức quẫn bách cộng thêm nỗi sách in ra không bán được, công việc kinh doanh cũng đình đốn.

Tác phẩm: Loại truyện phiêu lưu ly kỳ của những trai tứ chiếng, gái giang hồ: Trước cảnh hoang tàn Đế Thiên Đế Thích, Cô Tư Thung, Cánh sen trong bùn, Trường đời, Tôi thầu khoán, Những đồng tiền xiết máu,...

Săng
Săng : cây, gỗ
(săng, quan tài bằng gỗ)
(Tự điển tiếng Việt cổ - Nguyễn Ngọc San, Đinh Văn Thiện)

122 Chữ nghĩa làng văn xóm chữ

Khi loạt bài viết về quê nhà sau 40 năm trở lại, tôi được nhiều người gọi tới thật bất ngờ. Một trong những sự bất ngờ đó là thi sĩ Nguyên Sa. Anh gọi lại và nói: “Xin phép anh cho tôi được in lại loạt bài của anh trên báo Dân Chúng của tôi...” Tất nhiên là tôi vui vẻ nhận lời ngay. (…)
Qua những cuộc điện đàm, tôi được anh cho biết: “Năm 1947 thì phải, lúc tản cư khỏi Hà Nội, gia đình tôi chạy tạt về vùng Thạch Thất, quê anh đấy. Lâu quá không còn nhớ rõ. Tôi chỉ biết là có đi qua cống Đặng, qua con sông, rồi ở nhờ mấy làng ở chân núi.” Tôi lại cười và tiếp lời anh: “Cống Đặng thuộc làng Đặng Xá, làng của anh Tú Kếu – Trần Đức Uyển. Còn cái làng bên kia sông, ấy là các làng có cái tên thật hay là các làng Cần Kiệm, Phú Lễ, Phú Đa, Trúc Động, Hạ Lôi, ở quanh chân núi Câu Sơn, bên kia con sông Tích Giang ...”Tôi vừa nói đến đó thì anh Nguyên Sa vội ngắt lời: “Phải rồi, Trúc Động, tôi nhớ rồi ... Làng đầy tre. Một thứ tre to, lá lớn...”

Tôi tiếp lời anh: “Đó là loại tre mai, lá to như một con cá. Thân tre to và thẳng. Đó là quê của anh Dương Nghiễm Mậu – Phí Ích Nghiễm”. Anh lại cười và nói: "Lạ thế ra nơi đó có nhiều người nổi tiếng quá nhỉ ...” (…) Khi tôi viết về Quang Dũng và nói đến chị Hồ Điệp, thì anh lại gọi và nói: "Thế ra anh biết anh Quang Dũng kỹ quá nhỉ. Kể như cùng quê với nhau. Từ làng anh, làng Nủa ra Phùng rất gần. Và chị Hồ Điệp nữa, người làng anh nhỉ”.
Nói về chị Hồ Điệp, tôi muốn nói về quê ngoại của chị ấy và cũng là quê ngoại của chị Thái Hằng, Thái Thanh. Quê thật lắm tài... Đàn ông thì hát chèo thật hay. Đám chèo làng phải phục. Con gái thì hầu như tất cả đầu hát rất giỏi.
(Nguyên Sa, Hà Nội – Phan Lạc Tiếp)
Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ

Thở đi nhẹ một kiếp người
Vui đi để có nụ cười thênh thang


Đền Công chúa Liễu Hạnh
Đời Hậu Lê (1557) ở huyện Vụ Bản, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay, có một gia đình nhà họ Lê. Phu nhân Lê Thái Công mang thai gần đến kỳ sinh nở, mắc phải bệnh suy nhược, không có thuốc men nào chữa khỏi. Một hôm, có một vị đạo sĩ đến ra mắt, xin chữa bệnh cho phu nhân. Trước bàn thờ, người đạo sĩ này đọc mấy câu thần chú, rồi vứt chiếc buá ngọc xuống đất. Ông Lê Thái Công bỗng ngã ra bất tỉnh, rồi thấy mình được đưa lên Thiên Đình. Tại đây, ông thấy Công chuá Quỳnh Nương lỡ tay làm rơi chén ngọc, bị đày ải xuống trần gian.
Khi Thái Công tỉnh dậy, thì hay tin là phu nhân vừa hạ sinh được một cô con gái. Thái Công sung sướng đặt tên con là Giáng Tiên. Lớn lên kết duyên cùng Đào Lang. Ba năm sau, vào ngày mồng 3 tháng 3, Giáng Tiên đột ngột từ trần. Người ta nói nàng là tiên trở về thượng giới. Tuy nhiên, Ngọc Hoàng thấy nàng chưa hết hạn đi đày, bắt nàng phải trở xuống thế gian. Lần này, nàng xuất hiện dưới lốt một vị nữ thần, đi theo là 2 ngọc nữ Quế Nương và Thị Nương. Theo lệnh thiên đình, 3 vị tiên nữ đã hiện xuống giữa ban ngày ở vùng Phố Cát, tỉnh Thanh Hoá.
Trong thời gian còn ở Thanh Hoá, Công chuá Liễu Hạnh đã ngao du khắp nơi, nhất là ở Lạng Sơn. Nàng thường hay lui tới các thắng cảnh ở kinh đô. Có lần, nàng đã giả dạng làm một cô hàng bán rượu ở Hồ Tây, để hoạ thơ với danh sĩ Phùng Khắc Khoan. Sau khi Liễu Hạnh về trời, hai tiên nữ Quế Nương và Thị Nương thường đứng ra làm trung gian cho dân chúng cầu xin đến công chúa. Dân gian tin tưởng Bà Chuá Liễu, lập đền thờ bà khá trọng thể ở Phủ Giầy, Nam Định, nơi nàng đầu thai. Dân cũng lập đền thờ Bà Chuá Liễu ở Phố Cát và Đền Sòng tại Thanh Hoá, nơi nàng xuống trần lần thứ hai. Tại Hà Nội, có đền Sùng Sơn ở đường Hàng Bột, thờ phượng bà Chuá Liễu.

      Câu đối Tết
Nực cười thay: 
nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà tết.

Thôi cũng được: 
rượu có, nem có, bánh chưng cũng có, thừa chơi .

(Trần Tế Xương)


Nguồn gốc tộc Việt 


Mongoloid
Trước khi minh định cho thực rõ người Mongoloid từ đâu mà sinh ra, ta cần xác định lại từ Mongoloid trong khảo cổ học không có nghĩa là người Mông Cổ của nước Mongol, cũng như Malanesian không có nghĩa là người Mã Lai, Indonesian không hẳn phải là người Nam Dương.
Giản dị là khi có những tộc người này nhân loại chưa có quy chế quốc gia, tất nhiên cũng chưa có các nước Mongol, Indonesia, Malaysia …Gia dĩ, khởi thủy nhân loại chỉ coi như gồm ba đại tộc: Mongoloid là đại tộc da vàng ở Á Châu gồm hai loại: Bắc Mongoloid ở từ Ngoại Mông về phía Bắc và Nam Mongoloid ở toàn cõi đại lục Á Châu; Europoid, đại chủng da trắng ở Âu Châu; và Négro – Australoid, đại chủng da đen ở Phi Châu và các đảo Nam Thái Bình Dương.
Việc tìm thấy sọ loại Mongoloid thời Đồ Đồng có ít hơn thời Đồ Đá là do một lý do khác sẽ được làm sáng tỏ trong phần dưới đây chứ không phải vì lý do người Mongoloid đã từ phương Bắc di cư đến như trước kia đã hiểu. Hãy lấy một thí dụ: chỉ có một địa điểm Hang Nậm Tum thuộc tỉnh Sơn La vùng Tây Bắc, trong thời tiền sử người ta đã thấy có hai lớp người đến cư trú để lại nhiều công cụ, nhiều ngôi mộ, nhiều di tích khiến người ta biết được hai lớp người tại đây cách nhau khá xa: lớp đầu thuộc văn hóa Sơn Vi (Hòa Bình I, khoảng hơn 20.000 năm trước Công Nguyên), lớp sau thuộc hậu kỳ đá mới bắt đầu thời kỳ kim khí (khoảng từ 1000 năm trước Công Nguyên trở lại). Giữa hai lớp này có một khoảng cách chứng tỏ không có con người sinh sống tại đây đến mười mấy ngàn năm (Võ Quý, KCH 1&2 – 1990, trang 25).

Chỉ tiếc những xương cốt để lại toàn là những mảnh sọ, những răng nanh, xương cẳng tay, ngón tay không nguyên vẹn khiến người ta khó đoán biết chủ nhân hang động này trước kia thuộc chủng tộc nào?


(Nguồn: Cung Đình Thanh)

Hát ví Nghệ Tĩnh




6. Hát ví Nghệ Tĩnh:
Hát Ví Nghệ Tĩnh là những loại dân ca xuất hiện trong nghề nông và nghề thủ công. Có nhiều điệu hát ví như: hát phường vải, hát phường cấy, hát đò đưa, hát phường buôn…. Trong những điệu hát này, hát phường vải và hát phường cấy có tổ chức và phổ biến hơn cả.

(Vũ Ngọc Phan)

Tác giả cuộc đời và sự kiện


Lê Văn Trương 2
Theo thi sĩ Nguyễn Vỹ, bạn Lê Văn Trương- ông Trương là người rất vui tính, rất tốt, ăn to, nói lớn, mà nói luôn mồm, chuyên môn nói phét, nói tục, nhưng rất thành thật, ngay thẳng...
Lê Văn Trương nói chuyện thế nào, thì viết tiểu thuyết cũng y như thế: "Lê Văn Trương là một cái máy nói ra một cái máy viết"...Nói liên miên, và liên miên... Nhớ gì nói nấy, nhiều khi chẳng ăn khớp vào đâu với đâu cả...đến nỗi nhiều khi anh tự mâu thuẫn với anh mà anh không biết...Ở Hà Nội tiền chiến, Lê Văn Trương là một tay phong lưu hào hiệp, áo quần bảnh bao, ăn tiêu rộng rãi. Từ khi di cư vào Sài Gòn, anh nghèo túng, lại mang bệnh ghiền (thuốc phiện). Anh không còn viết được một tiểu thuyết nào nữa. Khả năng sáng tác của anh hoàn toàn kiệt quệ...
Nguyễn Vỹ trong hồi ký của mình viết về Lê Văn Trương: 
Vài ngày sau cái chết của Nguyễn Tường Tam, Lê Văn Trương đến thăm tôi tại tạp chí Phổ thông. Anh buồn bã gục đầu xuống. Một lúc khá lâu, Lê Văn Trương cất tiếng: "Thằng Nhất Linh đi rồi, bạn cũ tụi mình ở đây chỉ còn mày, với một vài thằng nữa thôi. Nhưng tao buồn là không để lại một tác phẩm nào xứng đáng với cuộc đời của tao". Im lặng một lúc, Lê Văn Trương lại nói tiếp: "Tớ muốn cậu tự ý chọn một quyển truyện nào của tớ mà cậu ưng ý nhất, cậu viết một bài phê bình thật đầy đủ, cho tớ xem trước khi tớ làm cuộc du lịch cuối cùng và vĩnh viễn".Tôi hỏi: "Trong tất cả các truyện cậu đã viết cậu thích quyển nào nhất". Lê Văn Trương trả lời liền không do dự: "Tớ đ. thích quyển nào". - "Ít nhất cũng có một vài quyển hay hơn các quyển khác chứ". - "Tớ viết quyển nào cũng hay cả, mà chẳng có quyển đ. nào hay cả! Thế mới chó"
Câu nói mâu thuẫn đó tiết lộ tính chất sáng tác đặc biệt của Lê Văn Trương. Tác phẩm nào cũng hấp dẫn nhưng không có một kiệt tác. Tôi bảo: "Cậu chọn một vài quyển tương đối nổi bật hơn hết, đưa đây tôi. viết một bài dài và khách quan". Nhưng tôi đã chờ mãi Lê Văn Trương cho đến ngày anh mất.
Ngày 25 tháng 2 năm 1964, Lê Văn Trương mất tại một căn nhà hẹp ở hẻm Bùi Viện, phường Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn, trong cảnh nghèo đói và tật bệnh, lúc 58 tuổi.
Hát đồng dao 

Đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em. Đồng dao bao gồm nhiều loại: các bài hát, lời hát trong các trò chơi dân gian. Hoặc giả các bài hát vui vui, các bài đồng dao kiểu nối vòng… Thí dụ như:
Kỳ nhông là ông kỳ đà 
Kỳ đà là cha cắc ké 
Cắc ké là mẹ kỳ nhông 
Kỳ nhông là ... 

Hay:
Chim ri là dì sáo sậu 
Sáo sậu là cậu sáo đen 
Sáo đen là em tu hú 
Tu hú là chú bồ các 
Bồ các là bác chim ri 
Chim ri là ... 


Lễ hội Con đĩ đánh bồng
Mùng 9 tháng Giêng, làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) lại tưng bừng mở lễ hội truyền thống, đây là nơi thờ Thành hoàng Phùng (Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng). 
Tục xưa kể rằng, vào thế kỷ thứ 8, vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương tập họp các nghĩa sĩ tại làng Triều Khúc để bao vây đạo quân nhà Đường. Để khích động tướng sĩ và cũng là để giải trí cho nghĩa quân, nhà vua đã cho binh lính đóng giả làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng. Kể từ đó, hàng năm vào mùa xuân, từ ngày 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch, dân làng lại tổ chức lễ hội rước Thành Hoàng Phùng.
Trong lễ rước trang trọng, lễ hội của cả làng có nhiều nghi thức từ xưa truyền lại. Đặc biệt, rất nhiều điệu múa được tổ chức linh đình, hấp dẫn và thu hút người xem. Quan trọng nhất là điệu múa trống bồng hay còn gọi là múa "con đĩ đánh bồng". Chính xuất phát từ điệu múa cổ này mà cho tới giờ, làng Triều Khúc vẫn giữ nguyên bản không hề thay đổi

(Nguyễn Du)


Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ
Những sai lầm tai hại trong hai quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam và Từ điển từ và ngữ Hán Việt của Nguyễn Lân.
phi công 飛工 
Phi là bay, phi công là người lái máy bay. Ðiều đó thì ai cũng biết cả nên soạn giả cũng không lầm. Nhưng ông không hiểu từ tố “công” nên đã giảng sai nghĩa của nó. Chữ công, trong từ này nghĩa là người thợ, cũng giống như trong các từ công nhân, nhạc công, vũ công (thợ múa), chứ không phải công nghĩa là ông, như soạn giả đã nghĩ. Nên chú ý rằng, từ phi công có lẽ do người Việt Nam đặt ra, vì trong các từ điển của Trung Quốc, không có từ này mà chúng tôi chỉ tìm thấy từ "phi hành gia".
(Lê Mạnh Chiến & H.H.Phúc)

Chữ nghĩa lơ mơ lỗ mỗ

Đi đâu cho thiếp theo cùng
No thì thiếp ở, lạnh lùng thiếp dzông

Nhớ món ngon Sài Gòn
Phở Turc
Nhưng rồi cũng qua đi cái thời ăn để mà sống, người ta bỗng nhớ đến thời… sống để mà ăn ở Sài Gòn hoa lệ ngày nào. Theo tôi, một trong những món ngon đó phải kể đến phở. Mặc dù phở có xuất xứ từ miền Bắc nhưng phở Sài Gòn thường ăn kèm với giá, ngò gai, húng quế vẫn ngon hơn phở Hà Nội thiếu hẳn các loại rau thơm mà lại không có giá.
Sài Gòn 1954, lúc người Bắc mới vào Nam, những tiệm Phở Bắc hãy còn đếm được trên đầu ngón tay. Đó là mấy tiệm Phở Thịnh đường Gia Long, Phở Turc đường Turc, Phở Minh đường Pasteur và Phở 79 ở đường Frère Louis (sau này đổi tên thành đường Võ Tánh)
Vào đến Sài Gòn ngày xưa có con đường tên Turc (Thổ Nhĩ Kỳ), một đầu là đường Tự Do (Catinat), đầu kia là đường Hai Bà Trưng (Paul Blanchy). Tiệm Phở Bắc được bán trong khuôn viên nhà thờ Hồi Giáo này, nên có tên là Phở Turc.
(Hồi ức một đời người - Nguyễn Ngọc Chính)


Mả Ngụy
Theo ông Trần Ngươn Phiêu: “Năm 1940, Pháp sợ Việt Minh sau khi đánh Lạng Sơn rồi sẽ đánh Sài Gòn. Pháp cho đào “tăng-xê” ở phần đất trống sau trường Petrus Ký để phòng thủ, rất nhiều quan tài (sic) chôn từ xưa đã được quật lên. Vì nơi đây là mồ tập thể chôn 1,831 quân nổi lọan của Lê Văn Khôi (con nuôi Lê Văn Duyệt) bị Minh Mạng giết. Vì chôn tập thể nên dân chúng vùng này gọi là “mả lọan”. Bãi tha ma “mả lọan” rộng lớn này còn có tên khác là “Đồng tập trận” vì quân đội Pháp ở Thành Ô Ma dùng nơi đây để tập trận. Về đêm, nhất là khi có mưa, học sinh nội trú trường Petrus Ký ở lầu cao thường hay mở cửa sổ để xem “đèn ma” do chất lân tinh cháy lên từ bãi mả Ngụy”.
"Nhập gia vấn húy"
Vua Minh Mạng nhà Nguyễn có 142 người con. Để tránh rắc rối cho đời sau, ông có sáng kiến làm một bài thơ 20 chữ (Miên Hồng Ưng Bửu Vĩnh... Thế Thuỵ Quốc Gia Xương), mỗi chữ sẽ được dùng làm tên đệm cho một thế hệ con trai. Chỉ những người có tên đệm kiểu này mới thuộc dòng chính thống, mới có thể được lên làm vua. Sẵn hứng, vua làm thêm 10 bài thơ khác cho 10 anh em của vua. Được vài đời, có người cách tân, dùng luôn chữ đệm thay cho họ. Từ đây, xảy ra trường hợp cha con mang họ khác nhau. Thí dụ ông Ưng A, đặt tên con là Bửu B. Con Bửu B sẽ có tên là Vĩnh C v.v... Người Việt có người hiểu, người không hiểu. Như: Vua Duy Tân (Nguyễn Phước Vĩnh San) bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion. Ông lấy vợ người Pháp. Con trai ông là Georges Vĩnh San. Vĩnh San được dùng làm họ.
Lịch sử Việt Nam tới chữ Vĩnh của bài thơ của Minh Mạng thì bị đứt đoạn (Bảo Đại tên là Nguyễn Phước Vĩnh Thuỵ).
(Nguyễn Dữ - Người đâu tên họ là gì?)

Váy Đình Bảng
Bài Lá diêu bông có câu “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng”.
Mẹ tôi (Hoàng Cầm) xưa vốn là một cô gái Kinh Bắc (Bắc Ninh) có nhan sắc, óng ả, kiều diễm, có đôi mắt “lúng liếng” thật tình tứ, đôi mắt rất quan họ, có dáng đi đài các, uyển chuyển khi mẹ tôi mặc chiếc váy lụa kiểu Ðình Bảng, mép váy buông chùng cửa võng xuống mu bàn chân, ai trông thấy phía trước mặt đều tưởng như người con gái này đang đi trên sóng rập rờn, nhất là khi biết cách mặc cho đúng “mốt Ðình Bảng”, nghĩa là biết chếp nếp thế nào đó trên thắt lưng để ở phía dưới càng có nhiều pli càng đẹp. Cô nào giỏi chếp nếp thì từ mép váy lên có đến bốn pli. Nói rằng cô gái đang đi trên sóng, là một cách nói chuẩn xác

(Lại Nguyên Ân - Hoàng Cầm tác phẩm – Thơ)
Nam Kỳ lục tỉnh: Đất nước và con người

Văn học Nam Kỳ
Ngoài tính chất thực tiển phù hợp với nhu cầu ngôn ngữ và truyền thông của người dân Nam Kỳ, chữ quốc ngữ, sở dĩ được phát triển dễ dàng hơn trong Nam là nhờ sự đóng góp tích cực cùa giới truyền giáo Thiên Chúa, vốn đã phổ biến và sử dụng ngôn ngữ nầy từ thời Alexandre de Rhodes để truyền đạo.
Trong cuộc Nam Tiến, để có thể giữ đạo trước chánh sách cấm đạo của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn, nhiều làng giáo dân đã giăng buồm bỏ xứ vào lập nghiệp ở vùng đất mới, đặc biệt vùng cù lao ven sông Tiền, sông Hậu hay cửa sông, cửa biển (Cái Mơn, Cái Nhum, Mặt Bắc, Thom, Mõ Cày, Sốc Trăng, Ba Thắc...). Nhiều tác phẩm nghiên cứu, tiểu thuyết tiền phong viết bằng chữ quốc ngữ theo cấu trúc của Tây Phương đã xuất hiện trong các xóm đạo từ giữa thế kỷ 19 và nhiều tác giả tiêu biểu của thời kỳ nầy đều là tín đồ thiên chúa giáo như Huỳnh Tịnh Của (1830-1908: 26 tác phẩm), Trương Vĩnh Ký (1837-1898: 111 tác phẩm) Nguyễn Trọng Quản (1865-1911), Trần Thiên Trung (bút hiệu của Trần Chánh Chiếu 1867-1919).
Trong hoàn cảnh đặc thù như vậy, mảng văn học Nam Kỳ đã phát hiện và phát triển mạnh mẽ từ năm 1865 cho đến khi đất nước qua phân năm 1954. Nhưng mảng văn học nầy bị bỏ quên, vì không được biết hay bị bỏ qua vì bị đánh giá thấp nên không xét tới.. Truyện Thầy Lazaro Phiền, (chuyện một thầy giảng vì không đáp lại mối tình của một người đàn bà nên bị người đàn bà nầy trả thù bằng cách cáo gian vợ của thầy giảng ngoại tình. Thầy giảng ghen và thuốc vợ chết. Vợ chết rồi thầy mới biết là vợ chết oan. Thầy bị lương tâm cắn rứt cuối cùng cũng chết).
Nguyễn Trọng Quản, một tiểu thuyết tình cảm viết theo lối Tây Phương đã được xuất bản ở Saigon từ năm 1887 (J. Linage Éditeur), có thể được xem như mở đầu cho tiểu thuyết tây phương trong lịch sử văn học nước ta (Địa lý văn hóa TP Sài Gòn, qu. 2, tr. 234) nhưng các nhà nghiên cứu văn học vẫn nhứt quyết là Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, xuất bản ở Hà Nội năm 1924 là quyển tiểu thuyết đầu tiên viết theo thể loại nầy.

(Lâm Văn Bé)

Ngộ Không Phí Ngọc Hùng: Quán chữ
                                 Ở Một Nơi Ai Cũng Quen Nhau – Tranh: Thanh Châu

Khươm mươi niên trước, ngồi trên “xe con” về nơi chôn nhau cắt rốn Thái Bình. Tôi dòm quán xá hai bên đường, đậu vào mắt ngộ chữ tôi là nhăm bảng hiệu bìa “các-tông”, chữ sơn đen nguệch ngọac: “Phở cơm” hay “Phở móng bò”.

Thế nhưng gợi nhớ tôi bài văn về phở ở Sài Gòn:

“…Ngày đó, bà Dậu luôn ân cần với những khách quen thuộc, đặc biệt thực khách vốn là văn nhân nghệ sĩ. Biết cha đẻ tiểu thuyết “Loan Mắt Nhung”, nhà văn Nguyễn Thụy Long mỗi khi ăn phở ưa trộn thêm chén cơm nguội khi tô phở đã vơi, bà Dậu tự động mang chén cơm nguội, kèm thêm chén nước lèo cho nhà văn ăn khỏe này…”.

Với chữ là nghiã, rị mọ Đại Nam quốc âm tự vị của Paulus Hùynh Tịnh Của (1895), hay Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931) chắc chưa có…phở móng bò. Thôi thì đành theo chân cụ Đinh Hùng trong một cõi đi về Thu ơi ! Đánh thức hồn ma dậy – Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu để hỏi…cụ Nguyễn Tuân.

*****


Vào Sài Gòn, gặp một ngày không có mây sao có mưa, trong khi con tì con vị tôi đang đánh thức hồn ma dậy là phở thì va vào mắt cái bảng hiệu “Phở xào Bắc Hải” trên đường Nguyễn Du. Hòm hõm thế nào chả biết nữa, ngộ chữ tôi lại dón chuyện đến cụ Ngộ Không qua Phở thiên biên ký sự đã tam sao thất bản với “Phở xào Nghi Xuân ở phố Mã Vũ nay là phố Hàng Quạt…”. Thế là ngộ chữ tôi bèn bước và quán. Quán đông. Nói cho ngay quán đông vì bé bằng cái lỗ mũi chứ không to đùng như quán xá ở đất tạm dung. Quán xá đây chỉ có mươi bàn mộc, ghế đẩu. Bất chợt có ông khách nhìn quanh tìm chỗ. Chỉ riêng bàn tôi còn dư một chỗ. Cậu “phục vụ” nhòm tôi ra ý dò hỏi. Mới gọi đĩa phở áp chảo 20 ngàn ăn no mà chưa được…ăn. Tôi dòm ông khách: tóc muối tiêu, muối nhiều hơn tiêu như tôi vậy. Ý đồ tôi là tuổi thọ khách khỏang ngũ tuần tri thiên mệnh, nếu ngồi đồng trong chốc lát cũng chả…chết chóc gì. Bèn gật.

Khách gật gù, nhếch mép cười như không muốn cười và buông thõng hai chữ “Cám ơn” rồi kéo ghế…lừng khừng ngồi xuống. Bỗng không ngộ chữ tôi ngộ ra: Một là người Bắc thiếu vắng hai chữ “cám ơn”, từ lâu hai chữ này là tử ngữ của người Hà Nội. Hai là qua khuôn mặt phong trần quán có góc cạnh bươn trải, thêm nữa với cung cách ngồi “lừng khừng” theo quán tính như không muốn…ngồi, khách có phong cách kiêu bạc của lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ, một đời người u uất nỗi chơ vơ, đời người kiêu bạc không dung hồn giản dị, thuyền ơi thuyền xin ghé bến hoang sơ. Nên tôi đóan chừng khách ắt là kẻ sĩ Bắc Hà hóa kiếp là Bắc kỳ 54 mươi niên trước như tôi đây.

Khách ghé bến hoang sơ, liếc thực đơn. Tiếp, buông trôi một mảng chữ:

“Cho tôi một đĩa chữ xào dòn”.

Hơ! Chắc đây là món mới. Hay là ngộ chữ tôi nghe lầm. Cậu phục vụ nghiêng đầu, mắt ngạc nhiên. Khách lập lại câu nói. Lần này thong thả từng chữ một. “Cho-tôi-một-đĩa-chữ-xào-dòn”. Cậu phục vụ hỏi nhỏ: “Đĩa gì ạ” – “Cho tôi một đĩa chữ xào dòn”. Câu nói được lập lại với đầy vẻ trang trọng. “Bác nói gì cơ”, câu hỏi của cậu phục vụ kèm theo cái cau mày mang nhiều nét ngạc nhiên hơn là khó chịu. “Cho. Tôi. Một. Đĩa. Chữ. Xào. Dòn.” Ông khách dằn từng chữ (với từng dấu chấm). Xong tao đọan trần ai khoai củ này, ông nhỏ nhẹ hơn: “Tôi nói tiếng Việt chứ có nói tiếng Ma-rốc đâu”. Cậu hầu bàn chỉ vào thực đơn trên mặt bàn: “Món số mấy trong thực đơn vậy bác?”

Ông khách lắc đầu, mặt đầy ngao ngán. “Tôi biết mà, thực đơn của cậu làm quái gì có món chữ xào dòn”. Và ông Bắc kỳ 54 thở ra như tiếng thở dài.

“Thôi, cho tôi tô phở tái chần với hành chần vậy”.

Cậu phục vụ vừa quay đi, ông gọi giật trở lại:

“Tái chần với hành chần. Chứ không phải…tái trần, hành trần”.

Tôi ngồi với đĩa phở áp chảo khô nay làm như…khô hơn vì ông khách nhìn tôi, cười. Nụ cười khô và lạnh. Buổi sáng bỗng dưng trở nên bí hiểm bởi câu nói “tái tê” của ông và nụ cười khô lạnh ấy. Tôi cười. Tôi chỉ có thể cười, bởi đã lỡ ngậm một miệng đầy bánh phở. Ông nhìn quanh. Hai mắt dừng lại ở mấy món ăn kèm theo hình ảnh với chữ nghĩa “khuyến mãi” treo trên tường như phở xào dòn, xào mềm, phở áp chảo khô, áp chảo nước. Ông lậu bậu, “Món gì cũng có, chỉ…món chữ là không tìm đâu ra”.

Tôi gắp miếng tim gan như gắp cả Hà Nội và Sài Gòn bỏ vào miệng và gọ gạy: Món chữ. Lạ đấy chứ. Chưa bao giờ nghe. Mà còn là món chữ xào dòn. Chắc chưa ai nghe thấy bao giờ. Sau cùng, với nho táo bất sĩ hạ vấn là không mất sĩ diện gì mà không hỏi. Bèn hỏi: “Có phải bác nói chữ không bác?” – “Chữ gì?”, ông khách hỏi, mắt lơ là nhìn tôi bằng nửa con mắt rùa. “Món chữ xào dòn ban nãy bác gọi ấy”. Ông khách à lên một tiếng rõ to: “Món chữ xào dòn ấy à! Ai mà chả biết”.

Đợi tôi nuốt hết chữ nghĩa của ông và tim gan vào bao tử và tống táng những trầm kha xuống dạ dầy, ông khách cười hậc một cái: “Món chữ. Chữ bác học đó. Chữ bác dùng để viết chữ đó”. Thấy ngộ chữ tôi ngẫn ngẫn như thằng phải gió, ông cười dín: “Chữ đó mà. Bác nhận ra chưa. Tôi muốn món chữ ấy xào dòn mà không ở đâu có”. Bây giờ thì tôi tạm hiểu. Nhưng ngộ chữ tôi vẫn ngẫn ngẫn người ra ngẫm nguội. Một đĩa chữ xào dòn. Làm cách nào để xào dòn những con chữ. “Thiên hạ bây giờ không dùng tới chữ nữa rồi”, ông tiếp. “Con người phải ăn mới sống được. Mà thức ăn thì có cơm, phở, bún, bánh mì, hủ tíu, bánh bao, bánh chưng, bánh ít, bánh…nhiều, đủ thứ; còn món ăn tinh thần là chữ. Nhưng bác để ý mà xem. Tìm đỏ con mắt cũng chẳng gặp được một người yêu chữ nghĩa. Vậy mà người ta vẫn sống được, cũng lạ”.

Bát phở tái của ông khách ra tới. Mùi hồi ngào ngạt bốc lên, khiến tôi tự hỏi mình tại sao lại gọi món phở áp chảo “biến tấu” nhạt nhẽo thế này. “Bác có ý nghĩ thật hay,” tôi nói. “Món chữ xào dòn. Giả dụ như chữ mà xào dòn được chắc ăn ngon lắm”.

Nghe thủng rồi, ông nhành mồm ra rằng thành ngữ ta có vô số chữ liên quan tới “ăn”: “ăn không”, tiếng miền Nam cùng nghĩa với “ăn vã” của tiếng miền Bắc, chỉ ăn món ngon, không thèm ăn cơm, v…v… Khi đi chung với “ngồi rồi”, thành “ăn không ngồi rồi”, có nghĩa rỗi việc, vô tích sự. “Ăn xổi”, với từ xổi là qua loa, tàm tạm như cà pháo muối xổi. Như bác biết đấy, tiếng Bắc mình với ỷ mạnh là người lớn, người Bắc nói “bắt nạt”, người Nam kêu “ăn hiếp”. Còn ăn bậy ăn bạ như “ăn hôi”, “ăn quịt” chỉ có nước…”ăn tát”. Với ăn bạc đi với “ăn gian” chắc như bắp luộc là…”ăn đòn”, thưa bác.

Riêng “ăn tàn” (che đóm ăn tàn) gần gũi với “ăn mót”, các cụ ta xưa ta có câu:
Muốn ăn cơm ngon, lấy con nhà đi mót
Muốn ăn canh ngọt, lấy con nhà bắt cua

Xong, ông triết lý củ khoai tận cùng của “ăn” là…ăn xôi nghe kèn.

Từ muốn ăn canh ngọt, lấy con nhà bắt cua, ông vắt qua chuyện đầu cua tai ếch

Năm 1954, người ta nói đến cuộc di cư người, thật ra còn có cuộc di cư chữ nghĩa nữa. Người đi, chữ cũng đi theo. Chữ nghĩa miền Bắc cũng lềnh kềnh, lếch thếch nối đuôi nhau lên tầu há mồm như bác và tôi. Chuyến đi gian nan của người di cư của bác và tôi thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy. Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất. Chữ được di cư vào miền Nam, chở đi rồi, bao nhiêu chữ đã rơi rụng, vung vãi dọc đường. Bao nhiêu chữ đã sống còn sau khi đã hội nhập với chữ bản địa.

Phải đợi đến sau ngày 30 tháng tư 1975, người ta mới có thể biết được sự còn mất này một phần nhờ so sánh chữ nghĩa giữa hai miền. Hình như cũng ít ai để ý đến cái mất, cái còn của chữ nghĩa sau năm 54.
Chữ mòn theo thời gian, vì cho là dù không có cuộc di cư, chữ nghĩa cũng cách này cách khác bị sói mòn. Sự mất còn này trước hết là do sự sói mòn của thời gian. Chữ nghĩa như một vật dùng nhiều lần thì mòn. Như con dao băm mãi cũng cùn đi. Tất cả những ngữ nghĩa trên chỉ ra một điều: Thời gian và sự đi lập lại có thể làm sói mòn chữ nghĩa. Nói như thế thì chữ mòn hay nghĩa mòn. Vậy thì tôi hỏi bác chứ…chứ cái nào mòn trước, cái nào mòn sau. Một chữ có thể có nhiều nghĩa, tùy theo vị trí của nó trong câu nên nghĩa dễ bị mòn hơn chữ, thưa bác. Chẳng hạn, chỉ hai chữ cái và con nhưng nghĩa thì lúc thế này, lúc thế nọ.
Một là trong con có…cái, dễ hiểu một cách khó hiểu vừa phải thì con nào có vú, bốn chân, có con cái, con đực như con chó cái, con bò đực. Con nào thuộc cầm vũ, hai chân, có con mái, con trống, như chim mái, gà trống. Ấy thế mà con người cũng có hai chân, cũng thuộc dạng “cầm vũ” lại không có…thằng trống, con mái. Nhưng thằng trống này mà bị thiến thì lại thành…cái. Vì…lại cái ấy mà, thưa bác.
Hai là cũng là con, như con với cái, con dại cái mang. Hai chữ cái và con còn đi với hình tượng nữa: Thảng như cái gì có chân mà không có đầu là…cái ghế. Con gì có đầu mà không có chân là…con chim. Khó hiểu mà dễ hiểu là thế đó.

Đến đây ông góp nhóp: “Vì vậy tôi bịa tạc ra món chữ xào dòn là thế”. Thế thì như bác biết đấy: cụ Lê Đạt với “chữ là nghĩa”, còn cụ Trần Dần xào nấu chữ trong bài thơ Thằng thịt của cụ: “tôi là một cột thịt lực đực, vũm vĩm, đưa đảy, thồn thỗn ao thịt, nun nút, nún xút”. Những lực đực, vũm vĩm…e khó bề gặp được trong tự điển, thưa bác. Xưa nay, trong quá trình tiến hóa của chữ có bao nhiêu chữ xấu số tàn rụi, rồi mất tích? Tử ngữ la liệt. Trong khi ấy, có bao nhiêu chữ của chúng ta dùng đã mấy nghìn năm vẫn còn mới mẻ, táo bạo, vẫn còn sức sống. Mang trên đầu mấy nghìn tuổi thọ mà vẫn sinh động, vẫn mắn con, sinh nở tới tấp những đứa trẻ kháu khỉnh, vũm vĩm.
Ông đụng đũa đụng bát. “Tôi tìm lung tung trống kèn khắp nơi, mà chẳng ma nào biết làm món ấy. Món chữ thông thường người ta không thèm ăn nữa thì tôi đành đi tìm món chữ xào lăn, chữ xào dòn, chữ nấu chao, chữ luộc, chữ hấp… may ra người ta ăn thấy ngon, thấy lạ, sẽ trở về với chữ nghĩa”. Tôi nhe răng cười trừ với kháck. Ông đây tôi chắc mẩm là một người yêu chữ nghĩa. Biết đâu ông cũng là người viết chữ như cụ Ngộ Không mà tôi không quen biết cả hai. Vì cả hai đều viết chữ một cách khó hiểu vừa phải. Đang muốn…hiểu chết liền thì bỗng ông búi bấn: “Chắc ông biết Ray Bradbury chứ nhể”. Tôi ớ ra. Ông lễnh đễnh: “Tay này nói đúng. Chẳng cần phải đốt sách mới hủy diệt được một nền văn hóa, chỉ cần làm cho người ta thôi đọc sách là đủ.”

Ông nói, đôi đũa vẫn chọc sâu vào bát phở tái.
Nói cho ngay ngộ chữ tôi ớ ra vì cũng lân la quen biết với Bradbury qua ông lang Tây với bài viết Con đường sách Sài Gòn và chuyện đốt sách. Chuyện là người làm văn hóa trong nước dựng lên con đường sách Nguyễn Văn Bình. Tiện tay họ dựng tấm bảng giữa chợ sách có hàng chữ: “Không cần phải đốt sách để phá huỷ một nền văn hoá. Chỉ cần buộc người ta…” Và họ ghi chú: Tác giả câu nói ấy là của….Gandhi. (sic) – (thay vì Bradbury).

Làm như khách đồng cảm với ngộ chữ tôi nên tắp lự:

“Chúng ta rời bỏ quê hương tù ngục, mang theo một nền văn hóa đầy nhân bản. Người trong nước tìm mọi cách để hủy diệt nền văn hóa đó”. Khách nhìn tôi đăm đăm, nhưng giọng nói thì rì rầm như trôi dạt vào một cõi đời khác, xa xôi, hoang lạnh. “Một trong những cách làm của họ là tịch thu và đốt sách. Bây giờ, dường như họ ly thân rồi ly dị với chữ. Chữ trở thành những vật thể xa lạ với con người. Không tiếp nhận món ăn tinh thần thì đời sống tinh thần sẽ teo tóp lại rồi biến mất thôi, bác có nhận ra điều đó không”. Khách ngừng nói, nhìn ra ngoài cửa sổ có trời xanh, mây tím, nắng vàng…

Bỗng không cảm hòai những điều đang nhũn não người khách lạ. Khi không tôi rọ mồm vào với chuyện: “Nhưng nếu thịt bò có bò nướng, bò thui, bò kho, bò tái, bò bảy món thì chữ nghĩa hoặc văn chương của họ cũng có thơ, truyện ngắn, truyện dài, biên khảo, tùy bút, phiếm…chứ” – “Bác đúng”, ông lấy đôi đũa khều miếng thịt bò tái chần (chứ chả phải…tái trần) và óc bóc: “Nhưng họ có thể ăn hết món bò này đến món bò kia của bác, nhưng họ chả đếm xỉa đến chữ nghĩa qua thơ, truyện, tùy bút gì hết”. Cứ thế, dù chưa biết tên nhau, hai ông già ngũ thập tri thiên mệnh chúng tôi đỡ gạt vung vít như hai tay kiếm sĩ lụt nghề, song đấu bằng hai thanh kiếm gỗ. Chúng tôi đánh lộn với chữ nghĩa quên cả ăn, đến lúc bát phở của ông đã nguội ngắt, bánh chương lềnh bềnh, mỡ nguội đóng váng. Quán có khách chờ bàn trống. Người khách lạ nhìn tôi dò hỏi. Tôi dòm bát phở về chiều như người kỹ nữ về già ở bến Tầm Dương. Số là Bạch Cư Dị và người kỹ nữ đâu có quen biết nhau từ trước. Tôi với người khách lạ cũng vậy: Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân – Tương phùng hà tất hà tương thất với cùng một lứa bên trời lận đận lọ sẵn quen nhau nên ngộ chữ tôi xem ông như bạn vong niên.

Bởi chưng ngộ chữ tôi chắc mẩm mai này về đến đất tạm dung mang tâm trạng của một kẻ táo bón kinh niên với chữ nghĩa, thể nào ngộ chữ tôi cũng sa đà với bài tạp văn: Bên lề phố sách với chuyện văn chương ba thước đất từ Hà Nội vào Sài Gòn.


Bèn ngả lưng ra sau ghế dựa để có những giây phút yên sĩ phi lý thuần, để đi tìm chữ, bỗng dưng tôi cảm thấy trống vắng chơi vơi vì mình đang ngồi trên…cái ghế đẩu. Trong một cõi đi về qua Mai Thảo…Nhà văn Hà Nội-Sài Gòn bị giời xiềng vào chữ nghĩa như anh tù văn: “Viết chữ mà thiếu chữ Hán như ngồi ghế không có…chỗ dựa”.

Bèn dựa vào ông bạn vong niên…vừa mới quen, một người…lừng khừng nhìn đời bằng nửa con mắt rùa, tôi kéo ghế…lừng khừng đứng dậy nhìn ông và lực đực:

“Mai ta lêu bêu vào Chợ Lớn bắt món mì xào chữ chăng, thưa bác”.

“Ta” không trả lời, ngó lơ ra ngoài trời có một màu xanh…thao thiết. (*)

Thạch trúc thảo lư

Kỷ Hợi 2019

Ngộ Không Phí Ngọc Hùng

Nguồn: Khúc An, Nguyễn Đạt, Người Tân Định,
Võ Phiến, Đặng Trần Huân, Ngô Nguyên Dũng,

Mời Xem  VÕ ĐÌNH

Tranh Võ Đình
BẠN cũ- Chuyện Ngắn của Võ Đình

Tìm được số điện thoại của Văn, tôi gọi ngay. Đằng kia giây nói, giọng Văn vồn vã, ấm áp. Vẫn gọi bạn bằng tên và xưng là mình: “Vậy thì gặp nhau ở Contrescarpe đi. Quên đường rồi à? Trời, tụi mình xưa kia ngày nào không cuốc bộ ngả ấy! Để mình chỉ lại cho. Qua Cujas nhé. Xưa Thạch ở ngay đó mà. Ừ, cứ đi thẳng, quá Panthéon thấy nhà thờ St Etienne du Mont. Tiếp tục trên Clovis nhé. Rồi rẽ phải ở Descartes. Nhớ rồi hả? Tốt. Hai phút là tới Contrescarpe. D’accord. D’accord. À demain. 10 heures
Buồn cười. Mấy chục năm khiến cho người ta thay đổi đấy chứ. Trái tim vẫn đó, nhưng tiếng nói có chiều đổi thay. Ở Mỹ thì OK, Ô kiếc. Ở Pháp thì đắc-co với lại xà-va.
Văn và tôi ngồi uống bia ngoài sân lộ thiên ở cái brasserie cũ nhìn ra đường Mouffetard. Bàn ghế lóc chóc. Mấy cây dẻ tây khẳng khiu. Hai con chó gầy chạy loanh quanh, sục sạo chỗ này, hít hít chỗ nọ. Hàng quán bên kia công viên lao nhao, rào rào: tiệm bánh mì, bánh ngọt, thịt thà tôm cá, tiệm đồ nguội, rau cỏ, trái cây. Mùi choucroute chua chua đâu đây. Lại có cả mùi xúc xích un khói.
Văn vẫn hút Gitanes. Vẫn cầm điếu thuốc giữa ngón cái và ngón chỏ, ba ngón kia khum khum. Vẫn thói quen hớp một ngụm bia rồi khịt khịt cái mũi. Trần quang Tú Lưu Văn. Người có tên năm chữ. Được biết đến hơn: Văn Măng-đen-xon.


***
Dạo ấy chúng tôi còn trẻ lắm, ngày nào cũng túm tụm gặp nhau đấu hót. Đứa mơ làm họa sĩ, đứa “làm thơ”, đứa “viết văn”. Thằng Hiếu-hạt-tiêu cương quyết một ngày sẽ hiên ngang bước vào Hàn-lâm-viện Pháp quốc: “Tao sẽ mặc áo đuôi tôm, đeo kiếm có ngù!” Bạn bè cười chế diễu, Hiếu thản nhiên: “Ừ, thì tao nhỏ con. Nhỏ con như Napoléon!”
Văn, Văn học kéo vĩ cầm ở Viện Quốc gia Âm nhạc. Thuở đó, những Perlman, những Du Pré, nếu đã ra đời thì còn đi học mẫu giáo. Đó là thời của Stern, của Oistrach, của Menuhin. Văn nói: “Thằng” Menuhin sư vậy mà mỗi ngày mỗi luyện. Ba ngày không luyện, thính chúng biết. Hai ngày không luyện, tụi phê bình biết. Một ngày không luyện, chính mình biết”.

Lại nói: “Trước khi xách đàn ra sân khấu, hắn trồng cây chuối, asana yogique, ba mươi phút để định tâm. Khiếp!”. Chuyện “Milstein cướp đàn”, Văn kể nhiều lần, không chán. Đang réo rắt ngon trớn, giây đàn đứt phựt. Milstein đặt ngay đàn mình xuống chân, giựt cây đàn trong tay đệ nhị vĩ cầm và tiếp tục cho đến hết bản nhạc. Cả một Salle Pleyel đứng dậy. Chưa bao giờ tiếng vỗ tay kéo dài đến thế. Tuy ngưỡng mộ Milstein như vậy Văn lại được biết đến như Văn Măng-đen-xon.
Ngồi quán, đi ngoài đường, hứng lên là Văn quên hết mọi người chung quanh. Cây đàn tưởng tượng kê dưới cằm, tay trái bấm liên tục trên phím, tay phải kéo cây cung vĩ cầm, miệng huýt sáo Concerto en E mineur của Mendelssohn. Người lạ có dừng lại nhìn con người quái gở, Văn không để ý. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài/ Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. Suzanna lắc đầu, vờ ngán ngẩm. Lắc đầu nhưng hoan hỉ, hãnh diện, chiêm ngưỡng. Suzanna là bồ của Văn. Cha Parisien, mẹ Corse. Năm thứ nhất trường Thuốc. Một nhan sắc chìm chìm, tối tối, nhưng con người cung cách, óng ả. Tóc dài và dày. Lông mày lông mi đen, rậm. Văn khoe: “Rậm lắm. Đen lắm.” Và chúng tôi, những anh con trai tuổi hai mươi, cười hô hố. Uống hết mấy chai Carlsberg với hai dĩa đậu phụng rang, chúng tôi chia tay. Văn nằn nì: “Thạch phải đến nhà ăn cơm với tụi mình. Suzanna bảo kéo cho được bạn về đấy. Ừ, tối mốt nhá!”


***
Hai hôm sau, tôi lấy métro đến nhà Văn. Khu Neuilly. Đại lộ Augier nhiều cây lớn, toàn những ngôi nhà bề thế xây lên thời dân bourgeois... làm vua. Kín cổng cao tường. Ban-công sắt rèn. Tam cấp đá hoa cương. Vào cửa chính phải có tín hiệu. Tiền sảnh nền cẩm thạch. Thang máy lát gỗ anh đào êm ru. Tôi bấm chuông nơi có gắn bảng đồng sáng loáng: Dr. Suzanna Ségrin Tran. Người mở cửa là một thiếu nữ xinh xắn, tóc vàng, áo váy đen tuyền, cổ và tay đính nẹp ren trắng. Tôi nghĩ thầm: Lại có cả thị tì. Thằng Văn sống ở đây được à!
Chuông reng, có tớ gái trang phục đúng kiểu gia nhân thượng lưu mở cửa đón khách trong khi ông chủ lại lúi húi sau bếp. Văn bước ra, còn mang tạp-dề, nắm lấy cánh tay tôi:
- Thơm không? Thơm quá chứ lị!
Văn nấu bún riêu. Quay sang cô tớ gái, sai dọn rượu khai vị, Văn kéo tôi ngồi xuống ngay ở cái bàn nhỏ trong bếp:
- Mình bây giờ là homme à tout faire*. Con nhỏ mở cửa cho Thạch là để làm cảnh. Suzanna ở phòng mạch về ngay bây giờ.
Chúng tôi vừa chẻ rau muống vừa uống apéritif*, nói chuyện. Văn khoe rổ rau kinh giới và hũ mắm ruốc Việt nam. Bạn cũ gặp lại nhau sau nhiều năm, thường chóng chán. Hân hoan vồn vã được một hồi, hết chuyện. Văn và tôi nhìn nhau nhiều hơn là nói. Nhìn không chán. Một cái gì lâu quá không thấy, nay bỗng nhiên tìm ra lại. A, nó đây. Nó đây này. Văn bảo tôi:
- Già đấy. Râu Thạch bạc hết rồi.
- Ừ, già chứ. Văn không râu nhưng tóc bạc phơ. Mới hăm mấy, Văn đã có dăm sợi bạc. Tụi mình thèm lắm. Đứa nào cũng ước có mái tóc bạc bạc. Ra cái điều từng trải mà...
Văn nhấp một hớp rượu, khịt khịt mũi:
- Mới đấy...
- Ừ, mới đấy...
Chúng tôi ngẩn người, ngơ ngác; ba bốn chục năm đã trôi qua. Từ đâu trong chung cư thoảng vọng ra: Tì tì, tị ti ti, tì tí ti, tì tị ti tì...
Tôi hỏi:
- Brahms?
Văn gật đầu.
Đúng lúc ấy, Suzanna bước vào. Bà bác sĩ tuổi sáu mươi đẹp hơn hồi còn đi học. Bộ pantsuit màu sô-cô-la rất đậm, giản dị nhưng sang trọng. Xắc và giày da kỳ đà nâu nhạt hơn tí xíu, óng vàng. Khăn lụa choàng cổ trắng, đen, cam, đường nét tượng trưng. Rất Paris 16ème*.
Không như Văn, bà vợ có khác đi nhiều. Thân ái, tự nhiên, nhưng nghiêm trang, kín đáo. Ngày xưa, khuôn mặt trắng ngần và mái tóc đen mướt ấy đã phảng phất cái bóng chìm chìm, tối tối. Bây giờ, ở đuôi mắt và khóe môi... Không phải chỉ là nét tuổi tác. Người Pháp gọi một khuôn mặt như vậy là “marqué”. Nét hằn... Tôi sực nhớ câu thơ Xuân Diệu: “Hoa thu không nắng cũng phai màu/ Trên mặt người kia in nét đau”.
Chúng tôi bưng mấy tô bún riêu ra bàn ăn. Văn khui chai vang trắng. Bún thật ngon. Bà bác sĩ cầm đũa rất thạo nhưng ăn chưa hết Văn và tôi đã làm sạch tô bún riêu. Văn liếc đồng hồ tay rồi xòe cả mười ngón ra:
- Xin lỗi, xin lỗi. Suzanna ma chérie... Bậy quá, vui quá suýt quên. Xem cái này nhé. Nhất định phải xem.
Văn đứng dậy, mở la télé. Cuộc trình tấu đã bắt đầu. Yehudi Menuhin.
Tiếng vĩ cầm quằn quại, nức nở. Rồi từ từ, từ từ, trở nên thôi thúc, quyết liệt. Rồi bung lên trận pháo bông hào quang ngời ngời. Rồi chìm hẳn xuống, rì rầm, thê thiết. Tiếng đàn xoáy vào đầu, tuôn tận phèo phổi, xuống tới ruột gan. Mặt Suzanna bâng khuâng, xa vắng. Trong khi Văn rướn người về phía màn truyền hình, chăm chăm nhìn bậc thầy gồng mình kéo hết bản nhạc. Những giai điệu cuối cùng xoắn tít, quyện lấy nhau, thủy triều dâng lên, chồm lên, sóng bạc đầu điên cuồng dựng đứng rồi lao lên bờ cát, tuôn trào, lan tràn, lăn tăn, li ti...
Menuhin khom mình tạ từ thính giả: mắt Văn chớp chớp, long lanh. Môi Văn run run.
Tiếng vỗ tay mới bắt đầu rào rào, Văn đứng phắt dậy, tắt máy, đi ngay vào bếp để làm tô bún mới cho cả ba. Suzanna không muốn ăn thêm, xin rút lui đi nghỉ, “để hai anh nói chuyện với nhau”. Nàng bảo tôi:
- Tuần sau anh rời Paris rồi à? Phải đến với tụi này ít nhất lần nữa. Hứa đấy nhé! Nhé?
Đã quay lưng đi, Suzanna ngoái lại nhìn chồng, thật nhanh. Cái nhìn thương yêu. Ẩn nhẫn. Ái ngại. Người cựu sinh viên trường Y cẩn trọng quá.
Đến gần mười giờ đêm, tôi mới quyết tâm đứng dậy ra về. Văn mặc thêm áo ngoài, nói để đi bộ một đoạn với tôi.
Đại lộ Augier giờ ấy rộng thênh thang. Cuối tháng chín, trời đêm Paris đã se lạnh. Những mảng trắng loang lổ trên thân dãy bạch phong sáng ngời trong ánh đèn. Tiếng gót giày nện lên lề đường một thoáng cho tôi cảm giác năng nổ của thời trai trẻ. Tôi hích cùi chỏ vào Văn:
- Nghe tiếng giày kìa. Vui hả?
- Ừ, vui. Lâu lắm mình mới được nghe tiếng giày như thế này. Thạch biết không? Lúc nãy, không có Suzanna mình đã khóc rồi!
- Mình biết. Còn vướng cái vĩ cầm đến mức ấy à?
- Còn, còn chứ. Thế mới kẹt. Xưa, hồi còn học ở Conservatoire...
- Mình nhớ... Tụi mình gọi Văn là Văn Măng-đen-xon...

Văn đứng hẳn lại. Tôi cũng dừng chân. Văn nắm lấy hai tay tôi ở ngay cùi chỏ. Nắm cứng ngắc:
- Ừ, mê lắm. Thế mà... Thế mà... Thạch đi rồi, rời Paris rồi, mình cũng ít khi về Quartier*. Hồi đó mình có cái phòng con ở tận mãi quận 20, gần nghĩa trang. Père Lachaise, nhớ không, có mộ của Modigliani đó. Mình ham luyện đàn quá, lắm bữa ăn tối qua loa chi đó rồi tiếp tục đàn. Đến cái giờ ai về nhà nấy rồi mình mới rời Viện. Từ đó về đến phòng trọ, phải đổi xe ít nhất một lần. Ấy vậy mà trên nẻo métro nào mình cũng thấy một ông già áo đen lụng thụng, ôm cái “rương” vĩ cầm. Chắc là kéo đàn thuê đâu đó về. Kéo đàn mua vui ấy mà. Người ta tiệc tùng say sưa xong xuôi rồi mới được ôm đàn về. Có bữa mình đổi hướng đi, lấy xe khác, vẫn thấy một ông già ôm vĩ cầm trong métro. Cả Paris có bao nhiêu “nghệ sĩ” như vậy? Hàng ngàn? Hàng vạn? Mình sợ quá. Cặm cụi kéo đàn ở Conservatoire để làm gì? Để một ngày nọ, đêm hôm khuya khoắc ôm đàn lủi thủi dưới lòng đất Paris như thế à? Mình sợ. Sợ quá. Đàn vẫn kéo nhưng lòng tin cứ long ra, rã dần, rơi rớt dần. Càng ngày mình càng thưa đến Viện. Rồi dứt hẳn. Xoay qua một hai hướng khác. Chẳng đi đến đâu cả. Rồi Suzanna tốt nghiệp. Mình chưa nên trò trống gì Suzanna đã nằng nặc làm đám cưới. Rồi mở phòng mạch. Rồi hai đứa con song sinh. Cuộc sống ngày càng phức tạp. Và mình làm homme à tout faire* từ đó. Giấc mơ tiêu hao như điếu thuốc lá. Khói bay đi. Chỉ còn cái tàn lạnh và tanh. Tối nay nhìn Menuhin kéo đàn mà nước mắt cứ chực trào ra. Hèn. Mình là một thằng hèn...
Tôi ôm lấy hai vai người bạn cũ:
- Ừ, hèn. Nhưng Văn nấu bún riêu rất ngon. Nghe Menuhin đàn mà muốn khóc lại càng ngon. Rứa là tốt. Rứa là tốt.
Văn cười lớn:
- Pas vrai*? Này, đến métro rồi đó. Lấy ngả Sèvres, xuống Michel-Ange Monitor, đổi về Austerlitz. Nhớ xuống Maubert là vừa.
Tôi bước đến cấp cuối cùng, ngoái lên, Văn còn đứng trên miệng hầm. Văn kêu vói:
- Rứa là tốt , hí!?


***
Thuở ấy tôi đã được nghe tiếng kèn nọ rồi mấy năm sau mới quen Văn. Chưa bao giờ có dịp kể cho Văn nghe. Phải chi trạm métro xa hơn, chúng tôi cùng đi bộ với nhau một đoạn đường nữa có lẽ tôi sẽ nhớ lại tiếng kèn và kể cho bạn nghe.
Phòng tôi ở từng năm. Một cửa sổ hẹp và cao: nhìn xuống thấy cái sân tráng xi-măng dưới xa, sâu và mát như lòng giếng. Đêm đêm réo rắt tiếng hắc tiêu trên cao, đoán chừng từng bảy, từng cuối. Có thể trên cả từng cuối, trên mansarde *.
Tiếng hắc tiêu âm u, thê thiết. Có bữa nét uất nghẹn biến đi, thế vào là tiết nhịp thôi thúc đặc thù châu Phi xích đạo. Hay âm hưởng thống hận da đen châu Mỹ. Rồi lại quay lui về với những giai điệu ray rứt đau đớn cũ. Tôi mê tiếng hắc tiêu hàng xóm hồi nào không hay. Đêm đêm, tôi chờ đợi, tôi lắng nghe tiếng kèn, bồi hồi thương xót.
Một hôm lấy chìa khóa phòng ở quày mụ quản gia, tôi mới tình cờ biết mặt người thổi kèn. Mụ Lancôme giả ngọt, rầy rà khéo anh hắc tiêu:
- Monsieur Kwame, ông thổi kèn hay đáo để. Đêm nào cũng được nghe. Có bữa đã ngủ rồi giật mình tỉnh thức vì tiếng kèn của ông đấy. Clarinette há? Hay quá. Mấy người ở tầng trên tầng dưới đều nghe ông cả. Đêm hôm khuya khoắc ngủ cả rồi mà vẫn được nghe!...

Monsieur Kwame lúng búng gì đó trong miệng, cầm chìa khóa phòng rút lui. Cà nhắc, cà nhắc. Một anh thọt. Lên cầu thang vừa hẹp vừa dốc, anh lết bết cái chân như một con chó què.
Từ bữa đó, tiếng hắc tiêu có vẻ co rút hẳn đi. Vẫn đắm say, vẫn thê thiết, nhưng có lúc nhỏ rí như một vết cứa rỉ máu. Chưa có dịp làm quen thì không nghe tiếng kèn khuya nữa. Mụ Lancôme nói Monsieur Kwame đã rời Paris, đã về Cameroun, quê anh, miền Phi châu xích đạo.
Tôi chưa bao giờ kể Văn nghe tiếng kèn của anh da đen thọt chân. Trước kia, tôi không kể vì với tuổi hai mươi tiếng hắc tiêu trên tầng cuối một khách sạn tồi có là gì khi đem so cùng tiếng đàn các nghệ sĩ lẫy lừng thế giới chơi những bản nhạc thượng thừa cổ kim. Ngày nay tôi cũng không kể làm gì khi Phi châu xích đạo đã và đang trải qua bao cuộc đổi đời khủng khiếp: “cách mạng”, đảo chánh triền miên, hạn hán, lũ lụt, đói khát năm này qua năm khác, AIDS, LUPUS, những đại nạn hủy diệt hàng triệu, hàng triệu người vô tội. Anh thọt thổi hắc tiêu, biết đâu, có thể đã trở thành... bộ trưởng văn hóa của xứ anh. Cũng có thể anh đã chết cùng đồng bào anh, chết dấm chết dúi, chết bờ chết bụi, chết mà không biết rằng tiếng hắc tiêu của mình, đêm đêm trong “kinh thành ánh sáng”...

Tôi chưa bao giờ kể Văn nghe tiếng kèn của anh da đen thọt chân. Nhưng trước khi rời Paris, tôi sẽ gọi thăm người bạn già. Tôi sẽ bảo hắn là ngày nào không làm homme à tout faire * nữa thì có thể mở quán bún riêu. Nấu đặng như vậy, ắt sẽ đắt khách. Với lại, Văn này, xá “thằng” Menuhin một xá chứ thật ra kéo một bản đàn, dù là Symphonie No.1 của Brahms đi nữa, chưa chắc đã hơn gì nấu được nồi bún riêu ngon quá là ngon.

Võ Đình – 2000



***
Chú thích

Truyện ngắn mà lại có “chú thích” là một điều kỳ cục, không nên làm. Tuy nhiên, hoàn cảnh đặc biệt của “văn chương hải ngoại” với bạn đọc tứ tán nhiều nơi, sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, đòi hỏi phải có “chú thích”.


homme à tout faire: ở Pháp, cô gái giúp việc trong nhà gọi là bonne, rút ngắn của bonne à tout faire, (sai) việc gì cũng làm. Khi Văn gọi mình homme à tout faire là có ý tự trào, cho rằng ở nhà, lo mọi việc, mình là một thứ con sen... mày râu.
apéritif: rượu nhẹ khai vị.

Paris 16ème: quận 16, khu giàu sang nhất Paris.

Quartier: gọi tắt Quartier Latin (Xóm La Tinh): quận 5, quận 6, trường ốc, sinh viên, v.v...
Pas vrai!?: Thế à!? Thật đấy à!?

mansarde: tầng cao nhất, ngay dưới mái; chỉ những ai ít tiền nhất mới thuê ở: thấp, hẹp, lạnh mùa đông, nóng mùa hè, thiếu tiện nghi... Vị kiến trúc sư vẽ kiểu đầu tiên: Francois Mansard, thế kỷ 17.


Hoạ sĩ, nhà văn Võ Đình sinh ngày 14 tháng 11-1933 tại huyện Hương Trà, Thừa Thiên. Con của ông Ngô Đình Thảng và bà Đỗ thị Hạnh. Mẹ cưu mang tại Nghệ An là nơi thầy làm việc tại Bưu điện. Thầy gửi Mẹ về Huế để sinh chốn đế đô. Sau đó mẹ lại ra Nghệ An. Tên khai sinh là Ngô Đình Sung, tên gọi ở nhà là Cu Đô, còn có tên khác là Phó Rèn.

Gia đình mang họ Ngô Đình vì là con nuôi của nhà Ngô Đình (không liên hệ gia đình Ngô Đình Diệm) về sau đổi lại lấy họ nguyên thủy là Võ Đình. Năm 50 du học ở Lyon và Paris, Pháp quốc. Năm 1961, triển lãm hoạ phẩm đầu đời ở New York City. Từ đó, hơn 40 triển lãm cá nhân và vô số triển lãm tập thể ở Âu châu, Á châu, Gia-nã-đại và Hoa Kỳ.

Mất tháng 5 năm 2009 tại Hoa Kỳ.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét