15 thg 12, 2016

TƯỢNG CHÚA KITÔ Ở VŨNG TÀU - Lê Thanh Hòang Dân




https://www.facebook.com/media/set/…
Tượng Chúa Kitô Vua (Christ the King) ở Vũng Tàu còn được biết đến với nhiều tên khác như: Tượng Đức Chúa dang tay hay Tượng Chúa Kitô trên đỉnh Núi Tao Phùng. Nó được khởi công xây dựng vào năm 1974 trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu, và được hoàn tất vào năm 1993. Năm 2006 nó được Trung Tâm Kỹ Lục Việt Nam xác nhận lớn nhất nước. Năm 2012 nó được nhìn nhận lớn nhất châu Á.
Các bạn có nghe nói tới tượng Chúa Kitô Vua ở thành phố Rio de Janeiro bên Brazil không? Đó là một trong 7 Kỳ Quan Thế Giới hiện nay. Nó cao 28 thước. Thế nhưng nếu chỉ so về chiều cao, nó thua tượng của Việt Nam, cao 32 thước.
Tượng Chúa Kitô Vua (Christ the King) ở Vũng Tàu nằm trên đỉnh núi Tao Phùng. Núi này cao 176 thước trên mực nước biển. Phần xi măng do kỹ sư Nguyễn Quang Đức phụ trách. Phần mỹ thuật do điêu khắc gia Văn Nhân cùng 50 thợ chuyên môn đảm nhận. Ông là một Việt Kiều được định cư ở nước ngoài. Vì lớn tuổi không leo nổi lên đỉnh mỗi ngày, nên ông ngồi dưới núi điều khiển các đồ đệ hoàn thành bức phù điêu dưới chân Tượng.
Tượng cao 32 thước đặt trên bệ cao 4 thước. Như vậy chiều cao tổng công của Tượng lên đến 36 thước. Chiều dài hai cánh tay dang thẳng là 18,4 thước. Tượng được đặt trên bệ khối chạm hình Chúa và 12 tông đồ. Bên trong Tượng là cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc, chạy từ bệ lên cổ tượng. Đường lên Tượng có 1.000 bậc thang. Trong lòng tượng có thể chứa được 100 khách tham quan cùng một lúc.
Vật liệu xay Tuong hầu hết lấy từ trong nước, trừ xi măng trắng được nhập cảng. Cát và sỏi được khai thác dưới sông Đồng Nai. Dá cẩm thạch lấy từ hòn Non Nước ngoai Đà Nẵng. Khó khăn lớn nhất là việc chuyển hàng ngàn tấn vật liệu lên đỉnh núi. Việc đào móng cũng rất vất vả vì trên đỉnh núi là một hệ thống địa đạo bằng bê tông được xây dựng rất chắc chắn từ cuối thế kỷ 19, dưới thời Pháp thuộc.
Lúc xây Tượng này người ta bất ngờ khám phá ra một hệ thống phòng thủ Vũng Tàu do người Pháp xây dựng trước đây. Hệ thống này được xây dựng kiên cố với mục đích kiểm soát tàu bè lưu thông ở của biển Sài Gòn-Vũng Tàu.
"Dưới lòng núi là hệ thống công sự do Pháp xây dựng kiên cố từ cuối thế kỷ 19, gồm 7 căn hầm, mỗi hầm dài 7 m và rộng 4 m.
Do có công sự ngầm nên trên đỉnh núi Nhỏ, quân đội Pháp để 2 khẩu thần công bắn đạn cỡ 240 mm. Phía nam núi Nhỏ hướng ra biển còn 2 cụm pháo đài nữa. Một cụm với 5 khẩu thần công bắn đạn cỡ 300 mm. Một cụm với 3 khẩu thần công bắn đạn cỡ 140 mm. Cả 3 cụm pháo đài kết hợp hệ thống công sự tạo nên phòng tuyến đặc sắc nhằm kiểm soát tàu thuyền ra vào cửa biển Vũng Tàu - Sài Gòn." (Wikipedia).
Leo lên đỉnh núi Tao Phùng gian nan vất vả. Nhưng nếu các bạn đủ sức leo lên đỉnh núi, và leo lên vai Tượng, cảnh vật Vũng Tàu nhìn từ đây đẹp tuyệt vời. Đặc biệt các bạn có thể phóng tắm nhìn xa xa là biển Đông nhiều Thế Lực Thù Địch đang muốn xâm chiếm, gây nhiều trở ngại cho ngư dân Việt Nam.
"Từ đôi vai tượng, du khách có thể phóng tầm mắt quan sát toàn cảnh Vũng Tàu: núi Lớn, bãi Dâu, bãi Trước, bãi Dứa, bãi Sau, bãi Chí Linh, bãi Thuỷ Tiên, bàu Sen, bàu Trũng... Cũng từ điểm cao đó, người ta có thể ngắm nhìn khá đầy đủ một phần biển Đông". (Wikipeida)
Xin chia sẻ với các bạn một số hình ảnh vợ chồng tôi tham quan tượng Chúa Kitô Vua ở núi Tao Phùng. Tại sao núi nhỏ là núi Tao Phùng? Tao Phùng có nghĩa là gặp nhau trở lại. Câu chuyện tình này hay lắm.
Theo truyền thuyết ngày xưa có một nàng công chúa con Vua Thủy Tề hóa thân thành cá vàng rong chơi ngoài biển. Một ngày nọ do tình cờ một chàng trai làng chài ở đây lưới được cá, đem lên núi nuôi.
Một hôm nàng biến trở lại thành người. Chàng tình cờ thấy một người thiếu nữ đẹp trong nhà và yêu nàng say đắm. Họ hạnh phúc nhiều năm.
Một ngày nọ có người lạ mặt đến đây bắt nàng hóa cá trở lại, và bắt cá bỏ vô hộp đem đi. Từ đó cứ 5 năm Chàng và Nàng gặp lại một lần tại đây, nên gọi là núi Tao Phùng.


http://lthdan03.wordpress.com/…/vung-tau-t%C6%B0%E1%BB%A3n…/
https://www.facebook.com/notes/le-thanh-hoang-dan/v%C5%A9ng-t%C3%A0u-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-ch%C3%BAa-kit%C3%B4-vua/10153015537448467

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét