Người bên trái trong hình là tiến sĩ giáo sư Shu Shien Siu, một trong số các Bộ trưởng Bộ KHCN Đài Loan. Ông là một người có công rất lớn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các ngành công nghệ cao, trong đó có công nghệ bán dẫn của xứ này. Và nay những gì ông làm được đã biến xứ ông dù chỉ là một quốc đảo nhưng được thế giới coi trọng.
Ông Shu sinh năm 1912 tại Ôn Châu, Chiết Giang, TQ, nhưng hầu hết thời thơ ấu, gia đình ông sống tại Hongkong. Ông TN trung học Ôn Châu và sau đó thi đậu vào đại học Thanh Hoa danh tiếng ở Bắc Kinh. Ông học rất giỏi, ra trường làm trợ giảng khoa Toán là khoa ông từng theo học.
Năm 1944, Shu qua Mỹ học tại Đại học Brown và lấy bằng tiến sĩ toán học ứng dụng vào năm 1948, dưới sự hướng dẫn của nhà toán học nổi tiếng Charles Loewner . Sau đó ông qua học tại Princeton, học sau tiến sĩ tại MIT. Là một nhân tài, ông được mời làm giáo sư tại Đại học Purdue Mỹ , và sau đó thành CN Khoa Hàng không và Du hành vũ trụ của trường này .
Đài Loan từ rất sớm đã mời ông về thỉnh giảng tại các đại học lớn. Sau đó ông về hẳn Đài Loan và thành lập khoa Toán tại Đại học quốc gia Tsinghua. Sau đó ông trở thành Hiệu trưởng của trường này và mời rất nhiều nhà khoa học hàng đầu về làm chủ nhiệm các khoa quan trọng nhất về kỹ thuật và công nghệ. Ông biến trường này thành đại học hạng 1 của Đài Loan khi đó. Và sau này nó sẽ có tác dụng cực lớn để hỗ trợ các KCN, CN cao của Đài phát triển.
Từ năm 1973 đến năm 1980, Shu phụ trách Hội đồng Khoa học Quốc gia của Đài Loan tức là Bộ Khoa học công nghệ ĐL sau này. Từ năm 1979 đến năm 1988, Shu là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Viện Nghiên cứu Công nghệ Công nghiệp Đài Loan. Trong suốt thời gian này, ông đã đưa ra rất nhiều đề xuất về chính sách phát triển khoa học công nghệ đúng đắn cho nước nhà. Ông chính là cha đẻ của Công viên khoa học Tân Trúc, nơi hiện nay là khu CN sản xuất bán dẫn hàng đầu thế giới, kiếm ra số tiền ngang cỡ 8% GDP của Đài Loan hiện nay cho dù chỉ sử dụng 6,5km2 đất xứ này.
Vì sử dụng những nhân tài xuất chúng, có tầm nhìn xa trông rộng như ông, nên Đài Loan đã tạo ra nhiều chính sách chú trọng đầu tư vào nguồn nhân lực chất lượng cao và các nghiên cứu về khoa học công nghệ. Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D) liên quan đến công nghệ năm 2020 của xứ này chiếm 3,63% GDP của quốc gia, trong đó phần lớn đến từ các doanh nghiệp tư nhân. Chỉ riêng phần R&D, Đài Loan đã có đầu tư là 26 tỷ usd/năm và tiếp tục tăng nhanh.
Tất cả đã biến Đài thành con hổ châu Á nhờ vào phát triển kinh tế nhờ vào thúc đẩy các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
Giáo sư tiến sĩ Shu đã mất năm 2001, thọ 89 tuổi. Ông có một gia đình hạnh phúc và thành đạt. Con trai của ông là Frank Shu , một nhà vật lý thiên văn nổi tiếng TN MIT và tiến sĩ tại Harvard. Ông này từng là giáo sư đại học UC Berkeley Mỹ và từng là chủ nhiệm khoa Vật lý thiên văn của đại học này, từng là cựu Chủ tịch Hiệp hội Thiên văn Hoa Kỳ (AAS) nhiều năm. Là một trí thức yêu nước, ông cũng giống như cha mình đã trở về Đài Loan và từng là Chủ tịch Đại học Quốc gia Tsing Hua. Ông được giới khoa học thế giới khâm phục vì công trình lý thuyết tiên phong trong một loạt các lĩnh vực vật lý thiên văn, bao gồm nguồn gốc của các thiên thạch , sự ra đời và tiến hóa ban đầu của các ngôi sao và cấu trúc của các thiên hà xoắn ốc.
Nguyễn Thị Bích Hậu ( bài post lại)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét