20 thg 12, 2018

Chủ nhân ngôi mộ 45 ở Bộc Dương- Hà Nam * là ai?

Viên Như
       Bài viết này viết tiếp về đề tài “Đi tìm người Việt qua chữ Việt”, nhưng lần này thì tìm trong một khu mộ, cụ thể như sau:

Năm 1987, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện khu mộ cổ tại dốc Tây Thủy, thành phố Bộc Dương tỉnh Hà Nam. Họ đặc biệt quan tâm tới ngôi mộ số 45, định tuổi bằng C14, có niên đại khoảng 6500 năm (6460+/- 135), thuộc trung kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều. Phần mộ chủ có một hài cốt nam trưởng thành đầu quay về hướng nam, chân phía bắc, phía đông là một con rồng ghép bằng vỏ sò, có móng vuốt, sống động như thật; phía tây là một con hổ bằng vỏ sò, đầu lặng lẽ, uy nghi, dưới chân có một hình tam giác đắp bằng võ sò cùng với hai ống xương chày trẻ em. Ngoài ra ngôi mộ số 45 còn có ba người tuẫn táng ở ba hướng Đông, Tây, Bắc, được chôn theo một độ xiên nhất định. Kiểm tra các bộ xương cho thấy những người tuẫn táng trong độ tuổi từ 12 tới 16, đầu của họ có dấu vết đâm, chứng tỏ là những cái chết không tự nhiên.
Cách ngôi mộ 45 về phía nam 20 mét là ngôi mộ số 31, chôn một thi hài trẻ em, nhưng chỉ có hai xương chân, không có xương chày, người ta tin rằng đứa bé bị phẩu thuật lấy hai xương chày để dưới chân mộ chủ 45. Ngoài ra còn có ngôi mộ số 50, trong đó có 8 người bị chôn vùi, xương rất lộn xộn.
Theo các chuyên gia khảo cổ Trung quốc, ngôi mộ này được táng theo phong thủy, cụ thể là tứ tượng, trong đó tả thanh long, hữu bạch hổ. Những người tuẫn táng gồm: Mộ 31 ở phía nam có một bé gái, tượng trưng cho tiết Hạ chí, mộ 45, ở phía tây là một người nữ, tượng trưng cho tiết Thu phân, phía đông là một người nam, tượng trưng cho tiết xuân phân, phía bắc là một bé trai, tượng trưng cho đông chí. Với quan điểm như vậy người ta tìm thấy 28 điểm tương đồng với vị trí 28 sao theo khoa thiên văn học dịch học.
2.png
Về đề tài này, năm 2014, tác giả Hà Văn Thùy đã có bài phân tích ngôi mộ này với quan điểm cho rằng ngôi mộ 45 là nơi chôn cất người Việt, bài viết dựa vào những số liệu về sự hiện diện của người Việt trong quá trình di cư từ nam lên bắc để sinh sống nhiều ngàn năm trước, có thể nói tôi hầu như chẳng có kiến thức gì về nhân chủng học hay nhân học phân tử nên không có ý kiến gì. Tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng những người được chôn ở ngôi mộ có thể là người Việt với những suy nghĩ sau đây:
  1. Không phù hợp với truyền thuyết tác dịch.
Theo thời gian được định tuổi bằng C14 ngôi mộ 45 có niên đại khoảng 6500 năm (6460+/- 135), như vậy đã vượt xa khỏi thời gian tác dịch theo truyền  thuyết tác dịch của Trung Hoa. Có nghĩa là chính họ cũng hết sức mù mờ về nguồn gốc dịch học.
  1. Quan điểm người làm mộ.
Những người được chôn cất ở đây, mộ 50, 31 và 45 được bố trí theo cả hai sơ đồ, cụ thể Hà đồ và Lạc thư.
  1. HÀ ĐỒ:
Chủ mộ là một người Nam trưởng thành – Dương, đầu quay về hướng Nam – Dương – Càn. Việc những người khảo cổ chỉ công bố một số 31, 45 và 50 chứng tỏ họ suy nghĩ như vậy, ở đây số 50 có thể chỉ lý số của bản thể hay Hà đồ, vì vậy xương tại mộ này hết sức lộn xộn, hay ta có thể nói đó là thế giới hổn độn của ban sơ.
  1. LẠC THƯ
  2. :Đã có Thanh long, Bạch hổ tất nhiên là thuộc về Lạc thư rồi, chính vì vậy, những người  tuẩn táng cũng theo các quái của Lạc thư, cụ thể phía Bắc – Nam – Khảm – Đông chí, phía Nam – Nữ – Ly – hạ chí, Tây – Nữ – Đoài – Thu phân, Đông – Nam – Chấn – Xuân phân.
Con số 45 cũng thể hiện tổng lý số âm dương của Lạc thư. 1+3+5+7+9 = 25. 2+4+6+8 = 20. 25+20=45.
  1. Cơ sở nào để cho rằng đây là mộ của người Việt?
Như đã nêu trên, tại khu mộ 45, dưới chân người chủ mộ là một hình tam giác và hai xương chày của trẻ em. Chi tiết này cho ta những thông tin lý thú sau đây:

3.1. Hình ảnh của chữ Việt và Việt dị thể của chữ .
Tam giác võ sò và hai xương chày cho ta biết đây là hình ảnh của cái búa, tức chữ Việt戉, chữ戉 thuộc bộ Ất𠄌, bộ𠄌 thuộc phương Nam – Dương, vì vậy các chữ Càn乾 (quái) Nhật 𡆠 (mặt trời)Thư书(Lạc thư) đều thuộc bộ Ất. Chính vì vậy chữ Ất còn được viết với chữ Điểu鳦, vì người Việt lấy chim diệc, cụ thể là chim Hồng hộc hay chim Cốc làm biểu tượng, cho nên ta chẳng có gì làm lạ khi ngày xưa ấy người ta gọi mặt trời (phương nam) là Kim ô được thể hiện bằng chữ 𡈎 một dị thể của chữ Nhật 日, Kim là hành của quái Càn – Nam, nhưng Kim là âm nên được thể hiện bằng con chim quạ, đây mới là chữ Khoa đẩu. Điều quan trọng nữa là cái búa này戉 nằm dưới chân chủ mộ, chân là Túc足, 足 và 戉 ghép lại thành chữ Việt 䟠 một dị thể của chữ越 chỉ người Lạc Việt.

3.2. Hình ảnh lưỡi búa hình tam giác hay hình ảnh của núi.
Khái niệm “Con Rồng cháu Tiên” là hình ảnh của Lạc Long Quân và Âu Cơ, Âu Cơ là Tiên, Chữ Tiên 仙-  chữ vốn cũng là dị thể của chữ 山núi. Vì vậy trên trống đồng Ngọc Lũ ta thấy nhiều hình tam giác với hình ảnh của chữ Phụ阜 Núi – Gò đất lớn, ở bên trong. Hình ảnh tam giác này cũng chính là quái Cấn, tượng là núi.

3.3. Hình ảnh cán búa hay hai xương chày của trẻ em.
Theo các nhà Khảo cổ, hai xương chày trẻ em này lấy từ mộ 31. Ta biết mộ 31 nằm cách mộ 45 hai mươi mét ở phía chính nam, như vậy xương này là của người phương nam hay Việt. Con số 31 cho ta biết điều đó. Theo dịch học, 31 là quẻ Trạch Sơn Hàm澤山咸, gọi tắc là quẻ Hàm咸.
Ngoại quái là ☱ (||: 兌 ) Đoài hay Đầm (澤).
Nội quái là ☶ (::| 艮 ) Cấn hay Núi (山).
Giải nghĩa: Cảm dã. Thụ cảm. Cảm xúc, thọ nhận, cảm ứng, nghĩ đến, nghe thấy, xúc động. Nam nữ giao cảm chi tượng: tượng nam nữ có tình ý, tình yêu.
Kinh thượng bắt đầu bằng hai quẻ Càn Khôn: trời, đất. Có trời đất rồi mới có vạn vật, có vạn vật rồi mới có nam, nữ; có nam nữ rồi mới thành vợ chồng, có cha con, vua tôi, trên dưới, lễ nghĩa.
Đoài ☱ tượng trưng cho con gái út, đầm, trong mộ 45 là xương trẻ em gái ở mộ 31.
Cấn ☶ tượng trưng cho con trai út, núi, trong mộ 45 là hình tam giác.
Như vậy quẻ Hàm cho ta biết có đất nước (Càn Khôn) thì mới có nhân dân, lễ nghĩa, đạo làm người, tôn ti (cha con, vua tôi, trên dưới).
3.png
  1. Định vị quẻ Hàm và xác minh người Việt trên sơ đồ dịch học.
Định vị quái Đoài và Cấn theo 12 địa chi ta biết Đoài nằm ở chi Tỵ, và Cấn ở chi Hợi. Tức là Dần Thân Tỵ Hợi. Tỵ Hợi là quẻ 31 Trạch sơn hàm澤山咸, gọi tắc là quẻ Hàm咸, Dần Thân là quẻ 32 – 震風恆 Lôi phong hằng, gọi tắc là quẻ Hằng恆. Chẳng phải bỗng dưng mà người ta xếp quẻ Hằng 32 sau quẻ Hàm 31. Ai quan tâm đến truyền thuyết Đầm Dạ Trạch hay Tiên Dung và Chữ Đồng Tử thì biết rằng khi biết Tiên Dung lấy chồng, vua Hùng, (Thuần Càn) nói “Tiên Dung không biết lễ nghĩa, tôn ti, ra lệnh truy nã (Quẻ Hàm) nhưng Tiên Dung nói “Ta quyết theo lẽ chính, mặc cha chém giết (Quẻ Hằng, vì lúc này Tiên Dung đã có chồng – Chữ Đồng Tử). Tuy nhiên ở đây người xưa lại dùng quẻ Hàm là có lí do của nó. Đó chính là xác định người nằm đó là người Việt. Tại sao tôi cho như vậy? Xin trình bày như sau:
Trong bài “Đi tìm người Việt qua chữ Việt” tôi đã trích dẫn câu giải thích nguồn gốc về người Việt 越trong Thuyết Văn giải tự như sau:
周書曰。粤三日丁亥。今召誥越三日丁巳。亥當作巳.
Sách nhà Chu nói: Người Việt thuộc Càn, Nhật, Đinh, Hợi, nay lại nói người Việt thuộc Càn, Nhật, Đinh, Tỵ. Hợi tương tác với Tỵ.
Về nội hàm ngữ nghĩa câu này xin vui lòng xem ở bài “Đi tìm người Việt…” Ở đây xin trình bày tại sao ngôi mộ 45 là của người Việt. Ở trên tôi đã đề nghị hình ảnh hai xương chày và đống vỏ sò hình tam giác nằm dưới chân của chủ mộ thể hiện chữ Việt戉 và chữ Việt 䟠; đồng thời thể hiện quẻ Hàm咸, tôi cũng đã đề nghị quái Đoài nằm ở chi Tỵ, quái Cấn nằm ở chi Hợi.
Như đã trích dẫn trên, câu “粤三日丁亥。今召誥越三日丁巳。亥當作巳” là xác nhận người Việt là người Nam, vì phương nam, theo Hà đồ thuộc quái Càn, hành Hỏa, Đinh, Tỵ  đều thuộc Hỏa, nhưng hỏa này thuộc Dương, có nghĩa là Lạc Việt thuộc Dương Việt nên thuộc Tỵ, còn người Việt 粤 ở Lưỡng Quảng cũng là người phương nam, nhưng ở lại phương nam, không lên Hoàng hà nên thuộc Hợi亥, thuộc Âm.
4.png
Như đã nêu trên quẻ Hàm gồm Đoài trên, Cấn dưới, đọc theo thập nhi chi là Tỵ Hợi, trong mộ là cái búa với cái cán là xương trẻ em gái tức quái Đoài và tam giác tức núi tượng của quái Cấn, đối với con người Cấn tượng trưng cho trẻ em nam; đồng thời cái búa chính là chữ Việt戉, chữ戉nằm dưới chân Túc足cho ra chữ Việt 䟠 một dị thể của chữ越 chỉ người Lạc Việt. Đến đây ta có thể nói chủ của ngôi một 45 và các ngôi mộ 50 và 31 là người Lạc Việt, mộ này của người Việt thì chữ Nho ấy, Dịch học ấy của ai?



                                            Đà Lạt, Trọng đông, Mậu Tuất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét