31 thg 12, 2018

Đen Bạc Giữa Đời - Truyện ngắn của LÃO GÀN


Anh Đông đi làm đồng về, gần tới nhà, thấy nhà mụ Thòi bên cạnh đông người, hỏi ra mới biết mụ Thòi vừa qua đời.
Anh vô nhà, chưa vội rửa chân tay vấy đầy bùn ruộng, anh xao xác tìm mẹ anh là mụ Thiệt.
Mụ Thiệt đang rút rơm ở góc vườn, nhen lửa nấu bữa ăn trưa. Anh đến bên mẹ, nói nhỏ kẻo sợ người khác nghe:
- Mụ Thòi mất, nhà mình có đi đám không mạ hè?
Ngẩng cái đầu đang chúi khuất ra khỏi lỗ hẵm nơi cây rơm, mái tóc bạc trắng phủ đầy rác rơm, mụ Thiệt khoan thai trả lời:
Đi … chớ răng … không, con hè?
*
*       *
Trước năm 1972, mụ Thòi là một goá phụ còn trẻ lắm, chồng mụ là lính cộng hoà chết trận, để lại cho mụ hai con nhỏ dại – đứa trai 3 tuổi, đứa gái mới mấy tháng.
Lãnh được tiền tử tuất, từ một làng quê sát biển, mụ đem con lên vùng ven đô tìm kế sinh sống.
Còn vợ chồng mụ Thiệt sinh ra và lớn lên tại một làng quê cách chợ chưa đầy cây số, được cha mẹ cho ra riêng, có mảnh vườn rộng. Nhà ở của vợ chồng chỉ chiếm một góc vườn. Thấy hoàn cảnh mụ Thòi tội nghiệp, vợ chồng cho mụ dựng cái lều nhỏ để tạm cư ở góc xa trong vườn.
Là goá phụ tử sĩ, mụ Thòi xin được viêc làm trong doanh trại quân đội Mỹ; cuộc sống mẹ con tương đối ổn định.
Mụ Thòi tỏ ra biết ơn vợ chồng mụ Thiệt; tối tối, mụ qua ngồi chuyện trò tâm tình với mụ Thiệt; hai mụ đối xử với nhau như người thân cật ruột; trong lời nói, họ xưng hô chị chị em em ngọt xớt.

Thế rồi …
Mùa hè 1972, chiến tranh ập đến; vợ chồng mụ Thiệt di tản vô Nam; mụ Thòi có bà con đi theo cách mạng, chần chờ ở lại. Quân giải phóng đánh chiếm cả tỉnh; thừa lúc “tranh tối tranh sáng”, chính quyền mới chưa có đủ thời gian ổn định tình hình. Các gia đình ở đô thị, khi hối hả di tản, “bỏ của chạy lấy người”, mụ Thòi ngày ngày đi “hôi của”; mụ vác tôn của nhà khác về, không những tráp và lợp lại căn lều của mụ cho kín đáo mà còn làm thêm ngôi nhà khá lớn; mụ lấy xe kéo vô chủ chở nào bàn, nào tủ, nào giường, nào nệm… về trang bị chỗ ở của mụ như nhà của một người giàu có.
Còn vợ chồng mụ Thiệt trên đường di tản gặp rủi ro; ông chồng trúng pháo kích, tử thương, vất xác. Mụ Thiệt cùng 2 đứa con dại - thằng Đông sáu tuổi và đứa con gái hai tuổi - sống nhờ trợ cấp trong các trại tỵ nạn. Đêm đêm mụ khóc sụt sùi tiếc thương người chồng xấu số, đoản mạng.
Và …
Việc gì có khởi đầu ắt có kết thúc. Chiến tranh cũng không ngoại lệ. Tháng Năm năm 1975, chiến tranh chấm dứt, mụ Thiệt đem con về quê cũ. Ngôi nhà của mụ còn cột, kèo, xuyên, trếnh nhưng mái ngói đã đổ, tường lỗ chỗ vết đạn; mụ nhìn sang bên nhà mụ Thòi, thấy hàng cửa nhà mình đã bị mụ Thòi tháo về lắp nhà mụ. Tuy nhiên, sợ - cái sợ tự nhiên mà người trốn chạy cảm thấy đối với người ở lại, mụ không dám hó hé nửa lời xin lại. Mụ đành mua bạt nylon nhờ bà con che chắn để ở. Trời đã sang Thu, mưa sa nước sỉa, gió tạt mưa bay mà nhà trống tứ phía.
Mụ Thòi lúc đó làm chủ tịch phụ nữ khu vực, mụ đội mũ tai bèo, mang quần áo bà ba đen, trông mụ cứ tưởng là cán bộ hoạt động lâu năm trong bưng mới về thành. Với tư cách cán bộ, mụ qua nhà mụ Thiệt giải thích đường lối, chính sách của cách mạng cho mụ Thiệt với cái giọng lạnh lùng. Mụ cố ý nhấn mạnh về chính sách đất đai, ý là để mụ Thiệt đừng đòi lại đất đã cho mụ ở:
Đất chỗ mô chừ cũng là đất của cách mạng; mọi người được cách mạng sắp xếp chỗ ở bình đẳng. Ngày trước chị cho tôi ở vì đó là vườn của chị; chừ không còn vườn chị nữa mô, nơi tôi đang ở là đất cách mạng giao cho tôi. Chị nghe rõ chưa?
Mụ Thiệt không trả lời, chỉ nghe; bụng mụ nghĩ răng chỉ Trời mới hoạ may biết được!
Hai mụ không còn thân mật như hồi xưa; nhà ai nấy ở, không qua về chuyện trò.
Ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, mụ Thòi ra vẻ “ta đây”, còn mụ Thiệt thì lủi thủi sống.
*
*        *
Giữa hai nhà, còn một khoảnh đất ngập nước, mụ Thòi có nuôi sáu con vịt hình như để giết thịt đãi đằng khách khứa. Về phần mụ Thiệt, đã gần đến giỗ của chồng, mụ mua hai con vịt để chuẩn bị làm mâm cỗ.
Mụ không nhốt, mụ thả ra cho bơi chung với vịt mụ Thòi.
Vịt mụ Thiệt ít con hơn và mới mua chưa quen nhà, tối lại, không tách bầy về mà theo vịt mụ Thòi.
Mụ Thiệt bảo thằng Đông - con mụ - qua xin bắt vịt về. Nào ngờ thằng Đông bị mụ Thòi mắng:
Vịt mi mô đây mà qua bắt, bầy vịt này tau nuôi từ lúc còn vịt con. Mi coi cả bầy đang hì hục tranh nhau ăn, có con mô tỏ dáng lạ lẫm mô nờ!
Ngán ngẩm, thằng Đông bỏ về, trình bày câu chuyện với mẹ. Mụ Thiệt nhìn qua, thấy mụ Thòi, sợ…, không dám lên tiếng. Bí quá, mụ Thiệt liều, thử kêu vịt, xem sao... Mụ rán hết hơi, hết sức:
- Ru … ru … ru … ru … ru …
Hai con vịt của mụ đang ăn cùng bầy giữa sân mụ Thòi, cất tiếng kêu cạp cạp, sè cánh bay ra giữa vũng nước rồi chạy nhanh lên sân nhà mụ. Hình như có Trời, Phật phù hộ, mụ chấp tay, miệng lẩm bẩm tạ ơn: “Lạy Chúa… Mô Phật...” Mụ mừng quýnh, im lặng, bắt hai con vịt vô nhốt. Bên kia, mụ Thòi không phản ứng gì!
*
*         *
Mụ Thòi đã trên 80 tuổi; mụ bị tai biến mạch máu não đã mấy năm nay; hôm nay mụ chết.
Anh Đông đã lớn người nhưng tâm còn cạn, nên mới hỏi mẹ có đi đám không; mụ Thiệt trả lời với con phải đi, thế là đúng!
Khi còn sống, lúc khó khăn, mụ Thòi đã được mụ Thiệt cưu mang, ấy là tình người; thời thế thay đổi, mụ Thòi ăn ở không tốt với mụ Thiệt; mụ Thòi là người “phi nghĩa”; sách xưa đã dạy: “Nhân phi nghĩa bất giao”, mụ Thiệt, dù có được phép, không lui tới với mụ Thòi cũng phải thôi! 
Còn bây giờ, mụ Thòi đã chết: Chết là hết, hết cậy quyền, hết cậy thế, hết tham lam, hết đối xử tai ngược. Vậy thì mụ Thiệt còn “bất giao” với mụ Thòi mà được chi!

Hoàng Đằng
17/12/2018 (11/11/Mậu Tuất)

Bài 10 : GIỜ DẬU - Thơ thời Tây Sơn,của Trương Quỳnh Như/ Ngân Triều chú giải


                                           Giờ Dậu từ 17-19g, Google.

Dậu về buổi tối, tủi duyên thầm,
Bỗng thấy ai như… đã lại nhầm!
Rắp hỏi người Hàn[1], sao quạnh bếp?
Nào ai nàng Mạnh [2]chẳng bưng mâm?
Cợt cười mấy truyện, không đề hoạ,
Ca đọc ba câu, vắng tiếng tăm[3].
Chợt tỉnh, tâm tình năn nỉ vậy,
Đèn xanh, chong bóng [4]ngại không nằm.

Nguồn: Trang thơ Trương Quỳnh Như. Thi Viện.

Bản chữ Nôm, Ngân Triều soạn:
𣇞
酉衛𣇜𣋁悴緣忱
𧡊埃如㐌吏𢗖
𢘮𠳨𠊚寒牢縈灶
芾埃娘孟丕挷盤
恄唭貝傳空題和
歌讀𠀧句咏㗂吣
秩醒心情噒呢丕
畑赬𣈖碨空𦣰
*Diễn ý nghĩa bài thơ:Giờ Dậu, 17-19g, tối rồi, lòng tự cảm tủi duyên thầm,
Bỗng thấy ai đó như…mà không phải.
Muốn hỏi người vào Tết Hàn thực, sao quanh bếp lạnh tanh,
Nàng Mạnh đâu rồi sao chẳng bưng mâm.
Xem sách, cười đùa nội dung mấy truyện, không thể viết lời bình hay họa lại,
Ngâm đọc dăm ba câu thơ,vẻ chán chường.
Chợt nghĩ  nỗi niềm, thân phận và tự an ủi,
Đối bóng với ngọn đèn xanh,  cứ trơ vơ …
*

Ngân Triều diễn cảm, phóng tác thơ:
Giờ Dậu,
Giờ Dậu tối rồi, nghe tủi thêm,
Kìa trông  ai nhỉ…chẳng ai  quen!
Hàn ư bếp lạnh, sao không lửa?
Nàng Mạnh mâm đâu, chẳng dọn lên?
Xem sách cười đùa không thể họa,
Ngâm thơ ngẫu hứng thấy buồn tênh.
Cánh hồng vương vấn bên trời nhớ,
Đối bóng đèn xanh đắng mối duyên.
*
Lời bình:Cho hay:
”Từ phen đá biết tuổi vàng,
Tình càng thấm thía, dạ càng ngẩn ngơ”
ĐTTT, Nguyễn Du, câu 363-364.
*****

[1]Người Hàn, 𠊚寒, người ta ăn Tết Hàn thực, ăn lạnh để tưởng nhớ Giới Tử Thôi, trung thần phò vua lâm nạn, lóc thịt vua ăn, vua vô tình quên nghĩa cử ấy. Khi nhớ ra, tìm mời, Giới Tử Thôi cõng mẹ vào rừng trốn, vua cho đốt rừng, Giới Tử Thôi không ra, chết cháy. Vua truyền dân ăn Tết Hàn thực, nấu bếp từ ngày trươc, ngày hàn thực không nấu bếp, để nhớ ơn.
[2]Nàng Mạnh: 娘孟 là nàng Mạnh Khương 孟羌, có chòng đi lao dịch xây Vạn Lý trường thành,nàng vạn lý tìm chồng, biết bao nhiêu gian khổ, tìm được xương cốt chồng và chết theo chồng, được người đời bấy giờ cảm phục.
[3] Vắn tiếng tăm: 㗂吣, ý nói không muốn đọc, vì phiền não chuyện lòng.
[4]Chong bóng: 𣈖, chong đèn nhìn bóng mình, cô đơn, lẻ loi, sầu tư.

Xem lại :Bài 9 : GIỜ THÂN

30 thg 12, 2018

Làm thế nào ngăn chặn tội ác từ mạng xã hội? (Từ VCCorp.vn)




Hung thủ Takahiro Shiraishi dùng Twitter tiếp xúc với các nạn nhân - Ảnh: YOUTUBE

Theo thăm dò của báo Yomiuri Shimbun (Nhật), khoảng 70% trong 100 phụ nữ được hỏi cho biết họ đã từng viết câu "tôi muốn chết" trên mạng xã hội. Phần lớn dùng tài khoản ảo để che giấu vì cho rằng gia đình, nhà trường hay bạn bè không thấu hiểu hay sẽ có ý kiến phản bác.
Từ tháng 3-2018, chúng tôi đã rà soát trên Internet để tìm người bày tỏ ý định tự tử để giới thiệu họ tiếp xúc với các nhà tư vấn. Điều chúng tôi phải làm bây giờ là tạo môi trường tương thích để giới trẻ cảm thấy an toàn và thú nhận vấn đề của họ
Bà JUN TACHIBANA (người sáng lập dự án Bond)
Trả lời tư vấn nhanh trên mạng
Trên báo Yomiuri Shimbun ngày 11-9-2018, bà Jun Tachibana, người sáng lập dự án Bond, giải thích nữ giới ở tuổi thiếu niên và lứa tuổi 20 thường gặp nhiều trục trặc trong cuộc sống. 
Nguyên nhân có thể do khó khăn về tài chính, quan hệ "cơm không lành, canh không ngọt", cô đơn hay lo lắng về tương lai. Từ đó một số người muốn tìm đến cái chết dù lý do để chết hết sức tầm phào.
Mức độ nghiêm trọng của câu "tôi muốn chết" đăng trên mạng xã hội còn tùy người nhưng tất cả đều muốn được ai đó cảm thông. 
Tuy nhiên, trên thế giới ảo có nhiều kẻ xấu lợi dụng. Nhiều cô gái ngây thơ đi tìm gặp  những người trả lời họ và đã bị tấn công tình dục. Không hiếm người dùng mạng đã sử dụng tên phụ nữ nhưng lại là nam giới.
Làm thế nào ngăn chặn tội ác từ mạng xã hội? - Ảnh 3.
Bà Jun Tachibana (giữa) - người sáng lập dự án Bond chăm sóc các phụ nữ - Ảnh: fitforcharity.org

Theo bà Jun Tachibana, nhà trường và xã hội cần nỗ lực hơn nữa dđể phổ biến những nguy hiểm tiềm tàng từ mạng xã hội.
Để giúp các thanh niên tìm kiếm giúp đỡ trên mạng xã hội, không còn chọn lựa nào khác ngoài sử dụng mạng xã hội. Cần thiết phải sử dụng tin nhắn trên mạng để tư vấn cho thanh niên song song với cách thức truyền thống như dùng điện thoại.
Các nhà tư vấn cũng cần chú ý phải trả lời nhanh bởi thanh niên thường có xu hướng cho rằng người nào trả lời ngay là người dễ phù hợp. Người tư vấn tốt nhất nên cùng nhóm tuổi với thanh niên.
Thăm dò dấu hiệu tự tử
Giáo sư - tiến sĩ Masakatsu Morii ghi nhận hung thủ Takahiro Shiraishi đã lợi dụng Twitter để săn lùng con mồi, bởi thế mạng xã hội là con dao hai lưỡi. 
Ông cho rằng đừng nên lập nhóm riêng về tự tử mà cần phân biệt hai loại: Tin nhắn muốn tự tử như câu "tôi muốn chết" và tin nhắn của bọn khuyến khích người khác tự tử, tự cắt xẻo.
Theo ông, hạn chế người muốn bày tỏ tự tử trên mạng không có tác dụng phòng chống tự tử, thay vào đó nên sử dụng mạng xã hội như một công cụ để những người muốn tự tử lộ diện. Ngoài ra cần phát triển hệ thống để người muốn tự tử tiếp xúc với các chuyên gia y tế và nhà tâm lý.
Bài học từ vụ án Takahiro Shiraishi là nếu xã hội hiện đại thụ hưởng lợi ích từ mạng xã hội thì cũng phải trả giá.
Làm thế nào ngăn chặn tội ác từ mạng xã hội? - Ảnh 4.
Cảnh sát Nhật dù có báo cáo về 9 người mất tích nhưng sẽ không tìm thấy mối liên hệ dẫn đến kẻ thủ ác Shiraishi - Ảnh: AFP

Cảnh sát phải sử dụng công cụ mới
Giáo sư Masahiro Tamura nhận xét 9 nạn nhân bị sát hại đã kết nối với hung thủ Takahiro Shiraishi qua Twitter. 
Cách kết nối này không thể hiện trong đời thực, do đó dù cảnh sát có báo cáo về 9 người mất tích cũng khó tìm thấy mối liên hệ nào dẫn đến kẻ thủ ác Shiraishi.
Giả định nếu người mất tích đã từng có lời nói hay cử chỉ bao hàm ý tưởng tự tử, cảnh sát cũng không nghĩ người đó trở thành nạn nhân của kẻ xấu. 
Như vậy bài học qua vụ án Takahiro Shiraishi là cảnh sát phải sử dụng thế giới ảo trong quá trình điều tra người mất tích.
Rất khó quan sát các kết nối trên mạng xã hội. Các trao đổi trên mạng cũng không được tiết lộ cho cảnh sát trừ trường hợp khẩn cấp cao.  
Do đó, cảnh sát phải hợp tác với các doanh nghiệp mạng xã hội và viễn thông đồng thời thiết lập một hệ thống tạo điều kiện tiết lộ thông tin.
Ngoài ra còn phải cải thiện quan hệ trong cộng đồng địa phương. Trong vụ án Takahiro Shiraishi, điều lạ là hàng xóm của hung thủ không có thông tin cung cấp. Nếu họ nghe mùi lạ hay phát hiện hành vi lạ của Shiraishi, có thể tội ác đã được phát hiện sớm và hạn chế số nạn nhân.
Cần lưu ý cảnh sát tỉnh Gunma đã không nhận ra hung thủ trong camera an ninh ghi lại. Đây là hạn chế do xem nhiều hình ảnh bằng mắt thường. 
Do đó, cảnh sát phải sử dụng công nghệ tiên tiến như công nghệ phân tích hình ảnh có chức năng tự động phát hiện nghi can.
Làm thế nào ngăn chặn tội ác từ mạng xã hội? - Ảnh 5.
Hàng xóm của hung thủ Shiraishi cầu nguyện cho các nạn nhân. Nếu họ chú ý đã có thể phát hiện tội ác sớm hơn - Ảnh: Kyodo
* Bà Jun Tachibana 47 tuổi sáng lập dự án Bond năm 2009 nhằm hỗ trợ các cô gái là nạn nhân bị lạm dụng, nghèo hay gặp khó khăn. Bà là thành viên ủy ban điều tra của Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật phụ trách nghiên cứu các giải pháp giúp đỡ phụ nữ.
* Giáo sư - tiến sĩ Masakatsu Morii 59 tuổi ở Đại học Kobe là chuyên gia về ứng dụng thông tin và truyền thông.
* Giáo sư Masahiro Tamura 64 tuổi, từng là chỉ huy cảnh sát tỉnh Fukuoka. Ông giữ chức chủ tịch Học viện Cảnh sát quốc gia năm 2012. Sau khi nghỉ hưu năm 2013, hiện ông là giáo sư luật hành chính ở Đại học Tokyo Sangyo.

Bài 9 : GIỜ THÂN -Thơ Việt Nam thời “Tây Sơn”: Trương Quỳnh Như./Ngân Triều chú giải


Giờ Thân từ 15-17g Google.






Ban chiều bóng đã xế về thân,
Sực[1] tưởng nguồn cơn nỗi ái ân[2].
Chẳng dám học ai trau chuốt ngọc,
Màngbao[3] mượn khách[4] truyện trò Xuân[5].
Thẫn thờ [6]một bóng bao mong đợi,
Chia cách đôi nơi luống ngại ngần[7].
Tưởng lúc bây giờ trông thấy mặt,
Đỡ vui nửa khắc giá nghìn cân!
Nguồn: Trang thơ Trương Quỳnh Như/ Thi Viện/, Google
                          *
Bản chữ Nôm, Ngân Triều soạn:
𣇞
𣊿𣈖㐌㫼衛申
忇想源𩂀𦁀愛慇
丕噉學埃𢭂捽玉
芒包摱客傳𠻀
吲蜍没𣈖包懞待
技挌堆坭𨻫碨艮
𣅶𣇞𥉩𧡊𩈘
𢝙姅刻价𠦳
*
Diễn ý nghĩa bài thơ:
Giờ Thân, trời chiều đã khơi gợi lòng yêu thương, nhớ nhung mênh mông.
Chạnh tưởng phận mình, chân thành, khép kín theo nề nếp gia phong.
Hằng trông mong chờ gặp tình lang, nỗi niềm nầy thật khó nói ra.
Ước gì được trông thấy mặt chàng, chỉ trong giây phút thôi, thì điều đó trân quý hơn ngàn vàng.
*
Bóng xế,  kìa giờ Thân, trời đã về chiều,
Bỗng nhớ chuyện tình mình biết bao nỗi thương yêu.
Không dám như người ta ứng xử,  thường hay tô lục chuốt hồng,
Bản thân không bao giờ dám tham gia chuyện trò vui cùng với khách.
Ngẩn ngơ một bóng trông mong đợi chờ lúc gặp nhau,
Hai đầu nỗi nhớ  nuốn tỏ lòng mình nhưng vẫn còn e ngại.
Giá mà trong lúc nầy ta được trông thấy mặt nhau,
(Dẫu) Niềm vui chỉ nửa khắc thôi, cũng  vơi đi biết bao nỗi niềm thương nhớ.
*
Ngân Triều diễn cảm, phóng tác thơ:
Giờ Thân
Bóng xế  giờ Thân trời đã chiều,
Chạnh lòng bát ngát nỗi thương  yêu!
Tính trời chẳng chuốt hồng tô lục,
Khép kín khuê phòng phận nữ lưu[8].
Ngơ ngẩn trông mong chờ diện kiến,
Trải lòng xa cách ngại bao nhiêu!
Ước sao được phút tương phùng nhỉ?
Trân quý ngàn vàng thật đáng yêu!
                        *
Lời bình:
Lòng ta tha thiết đượm tình yêu,
Như cánh đồng Xuân luyến nắng chiều.
Giây phút chạnh lòng Thế Lữ
                         *







[1] Sực tưởng 忇,bỗng nhiên tưởng đến, chợt nghĩ đến.
[2] Ái ân愛慇nỗi niềm yêu thương 
[3] Màng bao: 芒包không bao giờ muốn.
[4]Mượn khách摱客, mời gọi, rủ rê.
[5]Truyện trò Xuân: 𠻀chuyện trò vui vẻ.
[6] Thẫn thờ: 吲蜍, đờ đẫn,không còn vẻ linh hoạt, nhanh nhẹn.
[7] Ngại ngần: 碨艮,có điều e ngại,nên còn đắn đo chưa dám.
[8] Nữ lưu: thế giới phụ nữ, phụ nữ nói chung.

 Xem  :Bài 8 ; GIỜ MÙI - Thơ Trương Quỳnh Như

29 thg 12, 2018

Những cặp đôi hôn nhân bền vững đều có nhóm máu O, vậy cặp nhóm máu nào dễ ly dị nhất?



Trang Bright Side đã tổng kết được 20 điều thực tế bất ngờ về huyết học và nhóm máu.
1/ 1.120.000 con muỗi mới hút hết máu của một người trưởng thành.
2/ Để làm cho máu lưu thông, trái tim tạo áp lực đến mức có thể phóng ra dòng máu cao 9,14m.
3/ Con người có thể sống mà không cần mạch đập. Vào năm 2012, các bác sĩ đã cài đặt thiết bị vào cơ thể Craig Lewis, 55 tuổi, để máu lưu thông khắp cơ thể mà không cần mạch đập.
4/ Stan Larkin đã sống khỏe mạnh 555 ngày không có trái tim để chờ đợi được cấy ghép. Trái tim của anh được thay thế bằng một thiết bị để trong ba lô. Thậm chí, anh ấy còn chơi bóng rổ.
Những cặp đôi hôn nhân bền vững đều có nhóm máu O, vậy cặp nhóm máu nào dễ ly dị nhất? - Ảnh 1.
5/ Lượng máu lưu thông qua cơ thể trong 25 ngày xấp xỉ bằng một bể bơi cỡ trung bình.
6/ Con người có thể mất 40% máu mà vẫn sống, nhưng cần truyền máu kịp thời.
7/ 21% các cơn đau tim thường xảy ra vào thứ hai, rồi đến thứ sáu trong tuần. Các nhà khoa học cho rằng do lượng lớn các loại hormone gây căng thẳng vào đầu tuần.
8/ Nhịp tim ảnh hưởng đến tâm trạng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu hiện tượng này khi một người đàn ông được gắn trái tim mới. Sau cuộc phẫu thuật, tâm trí, cảm xúc và hành động của anh ta thay đổi khác thường.
9/ Để giảm nguy cơ đau tim, bạn phải thức dậy từ từ vào buổi sáng và giảm cường độ tập thể dục vào buổi tối.
10/ Nước dừa có thể thay thế huyết tương nhờ các thành phần tương tự.
11/ Các nhà khoa học đã phát hiện ra có mối liên quan giữa nhóm máu vợ và chồng với tỷ lệ ly dị.
Những cặp đôi hôn nhân bền vững đều có nhóm máu O. Các cặp đôi ly hôn thường là sự kết hợp nhóm máu: A + AB hoặc A + O.
Những cặp đôi hôn nhân bền vững đều có nhóm máu O, vậy cặp nhóm máu nào dễ ly dị nhất? - Ảnh 2.
12/ Nhóm máu có ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta. Những người nhóm máu O rất dễ mắc các bệnh tim mạch, dễ bị ung thư da hoặc béo phì.
13/ Những người có nhóm máu A nên chú ý đến mức độ cholesterol trong máu. Họ có nguy cơ bị bệnh động mạch vành.
14/ Những người có nhóm máu B dễ bị tiểu đường và ung thư tuyến tụy.
15/ Người nhóm máu AB nên quan tâm đến sự tập trung trí não vì khả năng suy giảm nhận thức cao hơn 82% so với các nhóm máu khác.
16/ Nước tăng lực thay đổi nhịp tim. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sau khi một người uống nước tăng lực thì lượng caffeine cao hơn gấp 3 lần so với các loại đồ uống khác chứa caffeine như cà phê hoặc soda. Hơn nữa, nó làm ảnh hưởng đến nhịp tim và có thể gây co giật hoặc tử vong.
Những cặp đôi hôn nhân bền vững đều có nhóm máu O, vậy cặp nhóm máu nào dễ ly dị nhất? - Ảnh 3.
17/ Chế độ ăn kiêng theo nhóm máu không có tác dụng. Các nhà khoa học thuộc Đại học Toronto (Canada) đã chứng minh rằng chế độ ăn kiêng đặc biệt theo từng nhóm máu là chuyện viễn tưởng.
18/ Nhật Bản có ngành công nghiệp hàng hóa đặc biệt cho từng nhóm máu, sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc thân thể.
Những cặp đôi hôn nhân bền vững đều có nhóm máu O, vậy cặp nhóm máu nào dễ ly dị nhất? - Ảnh 4.
19/ Hiệu suất thể thao phụ thuộc vào nhóm máu. Nghiên cứu thực hiện vào năm 2017 đã chỉ ra rằng những người có nhóm máu O có sức chịu đựng tốt hơn các nhóm máu khác. 
Những cặp đôi hôn nhân bền vững đều có nhóm máu O, vậy cặp nhóm máu nào dễ ly dị nhất? - Ảnh 5.
20/ Đặc điểm của mỗi người phụ thuộc vào nhóm máu. Các nhà khoa học đã thấy mối liên quan giữa đặc điểm với nhóm máu. Người Nhật Bản tin rằng nhóm máu ảnh hưởng đến con người, đặc điểm tính cách, thành công của mỗi người trong công việc và trong các mối quan hệ cá nhân.

Nguồn bài và ảnh: Bright Side

Bạn có sống nổi không nếu xảy ra ngày tận thế