30 thg 6, 2016

Vì sao các Nhà Nữ Quyền không đấu tranh cho phụ nữ Hồi Giáo?

Vì sao các Nhà Nữ Quyền không đấu tranh cho phụ nữ Hồi Giáo?
Phụ nữ có bị đàn áp ở các quốc gia Hồi Giáo hay không? Vậy còn những khu dân cư Hồi Giáo ở Phương Tây thì sao? Những khu vực đó có vi phạm hoặc đang làm theo luật Quran và Hồi Giáo hay không? Ayaan Hirso Ali, một nhà văn và nhà hoạt động đã được nuôi dưỡng như để trở thành một người Hồi Giáo mẫu mực, diễn tả sự khủng hoảng nhân quyền trong thời đại của chúng ta, hỏi tại sao các Nhà Nữ Quyền ở Phương Tây không mấy quan tâm, và giải thích vì sao sự nhập cư Hồi Giáo đến Phương Tây từ Trung Đông có nghĩa là vấn đề này sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Văn hóa rất quan trọng. Nó là nguồn gốc chính của sự phát triển hoặc thụt lùi của xã hội. Không ở nơi đâu mà chúng ta chứng kiến điều này rõ ràng hơn bằng trạng thái giá trị của phụ nữ. Văn hóa Thiên Chúa-Do Thái – và thậm chí một chữ chính xác hơn là nền văn minh – đã sản sinh ra theo thời gian những luật lệ, ngôn ngữ và sự thịnh vượng vật chất mà đã gia tăng giá trị của phụ nữ.
Nhưng sự tiến triển này không được tận hưởng ở khắp nơi. Đến giờ vẫn có hàng trăm hàng triệu người đang sống trong một văn hóa – văn hóa Hồi Giáo, là một ví dụ — mà coi sự thấp kém của phụ nữ là một điều hiển nhiên. Cho đến thời gian gần đây, những văn hóa đó — văn hóa Tây Phương và văn hóa Hồi Giáo – trong đa phần thời gian, đều bị tách biệt. Nhưng điều đó đang thay đổi. Và đang thay đổi một cách rất nhanh chóng.
Số lượng lớn của đàn ông nhập cư từ Trung Đông, Nam Á và nhiều nơi ở Châu Phi đã đếm đến một hệ giá trị khác biệt đến Phương Tây, nhất là Châu Âu. Hơn một triệu người đã đến trong riêng năm 2015 thôi. Và con số nhà sẽ tiếp tục gia tăng. Kết quả là, tội phạm đối với con gái và phụ nữ — như sờ, quấy rối, công kích và hiếp dâm –  đã gia tăng đáng kể. Những tội này cho thấy sự khác biệt rất rõ giữa văn hóa Tây Phương của những nạn nhân và văn hóa của người phạm tội.
Để tôi nói rõ điều này: không phải tất cả đàn ông nhập cư, hoặc thậm chí là đa số, tham gia và những đợt tấn công tình dục này hoặc đồng ý với những vụ tấn công đó, nhưng sẽ là một sai lầm chết người để chối bỏ rằng hệ thống giá trị của những người tấn công khác biệt hoàn toàn với hệ thống giá trị của văn hóa Tây Phương. Ở Tây Phương, phụ nữ được tự do và có quyền tự trị trong quan hệ tình dục. Tín ngưỡng và những hành vi tình dục hoặc những hạn chế trong tình dục được quyết định bởi những sự mong muốn cá nhân của từng người phụ nữ. Hệ giá trị kia là một hệ tư giá trị mà phụ nữ được xem là hàng hóa (nghĩa là, giá trị của họ phụ thuộc vào trinh tiết của họ) hoặc dựa trên mức độ của một cô gái bán dâm nếu họ phạm tội “vô liêm sĩ nơi công cộng” như mặc một bồ đầm ngắn.
Tôi không tin rằng những hệ giá trị đó có thể cùng nhau tồn tại. Câu hỏi là hệ giá trị nào sẽ chiến thắng. Rất tiếc rằng, câu hỏi này vẫn là một câu hỏi mở. Tình hình hiện nay ở Châu Âu thật đáng sợ: không chỉ những người phụ nữ Hồi Giáo ở Châu Âu là nạn nhân của những sự đàn áp khác nhau, những hành vi đó bây giờ có nguy cơ lan rộng đến những phụ nữ không phải là người Hồi Giáo, những người phụ nữ phải đối mặt với sự hãm hiếp từ đàn ông Hồi Giáo. Một người sẽ nghĩ rằng những Nhà Nữ Quyền Phương Tây ở Hoa Kỳ và Châu Âu sẽ rất phẫn nộ bởi sự bất công này. Nhưng buồn thay, ngoại trừ trường hợp ngoại lệ, điều này không phải là thực tế.
Một điều thường xuyên được thấy trong rất nhiều Nhà Nữ Quyền Phương Tây là một sự bối rối đạo đức, họ thường nói rằng bị đàn áp ở mọi nơi và sự đàn áp này, theo lời của Nhà Nữ Quyền Eve Ensler, là “đều y chang nhau” ở khắp nơi trên thế giới, ở Phương Tây cũng như ở Pakistan, Saudi Arabia và Iran. Đối với tôi, điều này gợi ý sự quan niệm tương đối đạo đức quá mức và một sự thiếu hiểu biết về luật Sharia. Đúng là tình hình cho phụ nữ ở Phương Tây không hoàn hảo, nhưng bất cứ ai cũng có thể thực sự bác bỏ rằng phụ nữ tận hưởng tự do và cơ hội nhiều hơn ở Mỹ, Pháp và Phần Lan hơn nếu ở Iran, Pakistan hoặc Saudi Arabia không?
Những Nhà Nữ Quyền khác đã nói rằng những phụ nữ không phải là Phương Tây không cần phải “giải cứu” và bất cứ lời gợi ý nào cho rằng họ “cần” sự giúp đỡ từ các Nhà Nữ Quyền Phương Tây là xúc phạm và hạ thấp đối với phụ nữ ngoài Phương Tây. Quan niệm của tôi là quan niệm thực dụng: bất cứ nỗ lực nào để giúp đỡ phụ nữ Hồi Giáo – cho dù họ sống ở Phương Tây hoặc dưới các chính phủ Hồi Giáo nên được khuyến khích. Tất cả sự nỗ lực để gây áp lực đến những chính phủ đó để thay đổi những bộ luật bất công nên được ủng hộ.
Những Nhà Nữ Quyền Tây Phương – những nhà lãnh đạo nữ Tây Phương – có một sự lựa chọn đơn giản để thực hiện: một là cho phép một điều không thể chấp nhận được, hoặc yêu cầu sự cải tiến trong văn hóa và giáo lý mà tiếp tục đàn áp phụ nữ. Không có gì minh họa điều này tốt hơn những gì đã xảy ra ở thành phố Cologne, Đức vào đêm Giao Thừa, 2015. Đêm hôm đó, trong buổi ăn mừng truyền thống của thành phố, nhiều phụ nữ Đức (số thống kê cuối cùng là 467) được báo cáo là bị hãm hiếp tình dục hoặc tấn công bởi đàn ông gốc Bắc Phi và Arab.


Trong 2 tháng, 73 nghi phạm đã được xác định – đa số họ đến từ Bắc Phi: 12 trong số họ liên quan đến tội xâm hại tình dục. Dù vậy, để phản ứng lại những cuộc tấn công đó, Thị Trưởng của Cologne, một Nhà Nữ Quyền tên Henriette Reker đã tuyên bố một cuốn hướng dẫn “dài bằng cánh tay” cho phụ nữ. “Hãy giữ một khoảng cách bằng một cánh tay giữa bạn mà một đám đông đàn ông Arab,” cô ta đã khuyên phụ nữ Cologne như thế, và bạn sẽ ổn thôi.
Ý kiến của Thị Trường Mayor Reker nhấn mạnh một vấn đề nghiêm trọng: một sự xung đột văn hóa đang xảy ra trước mặt chúng ta. Bước đầu tiên trong việc giải quyết vấn đề là phải bảo vệ một cách không biện hộ những giá trị và đã cho phép phụ nữ nẩy nở. Các Nhà Nữ Quyền với những tổ chức của họ, những hệ thống và sức mạnh vận động của họ cần phải đấu tranh trên mặt trận trong cuộc chiến này. Sự tồn tại của họ phụ thuộc vào nó. Và cũng như là sự hạnh phúc của vô số phụ nữ khác, phụ nữ Phương Tây và ngoài Phương Tây.
Tôi là Ayaan Hirsi Ali của Đại Học Harvard cho Đại học Prager.
[Ku Búa @ CAFEKUBUA.COM]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét