19 thg 6, 2016

Càng Nhiều Máy Móc Càng Nhiều Việc Làm

Gần ba thế kỷ trước, một nhà phát minh ở Danzig, người đã sáng tạo nên khung cửi có thể dệt 6 mạng cùng một lúc, đã bị các cơ quan ngăn chặn ngay lập tức để bảo vệ cho “người nghèo”. Nhưng những “người nghèo” ấy vẫn không cảm thấy thõa đáng. Họ không muốn có thêm một loại máy móc nào nữa. Vì vậy nhà phát minh này đã bị bắt giữ và dìm chết tại một con sông gần đó.
Sau đó, ngay từ sự bắt đầu của thứ được gọi Cách Mạng Công Nghiệp ở Anh, những đám đông công nhân tức giận và cố gắng phá hủy các máy móc tự động thế hệ mới, thứ mà họ lo sợ sẽ khiến họ bị mất việc. Và trong những ngày đó, những mối lo ngại này hoàn toàn có thể hiểu được. Khi một cái máy làm được số việc của nhiều người, được giả định một cách tự nhiên rằng nó sẽ phá hủy kế sinh nhai của một lượng lao động tương đương. Nhưng như chúng ta biết, nó đã không làm vậy.
Ngày nay, từ lợi thế của chúng ta về lịch sử, ta có thể nhìn lại khoảng thời gian đó và xem lại sự thật rằng: chính máy móc ở Anh là yếu tố chính trong việc hỗ trợ cho sự gia tăng dân số nhanh chóng và giúp họ tăng các tiêu chuẩn sống. Ở nhiều quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc, nơi sự cơ giới hóa đã không được diễn ra, tiêu chuẩn sống thấp hơn nhiều so với mức sinh hoạt phí, và dân số bị giảm đi vì nạn đói và bệnh tật.
Vậy nên các máy móc và dụng cụ đã được chứng minh, vượt qua cả sự nghi ngờ, trở thành nguồn duy nhất cho phúc lợi vật chất của con người, nhưng mối lo ngại của họ vẫn còn đến cả ngày nay, một số trong chúng ta có thể nhớ lại khoảng 25 hay 30 năm về trước, khi nỗi sợ hãi này lan rộng khắp Hoa Kỳ.
Trong những ngày đó, một trong những lượt phát sóng phổ biến trên Broadway được gọi là “R.U.R”,  và nó đã đem thuật ngữ “robot” vào ngôn ngữ của chúng ta. Tên gọi đó đã khiến chúng ta sợ hãi trong một thời gian. Những công nhân kỹ thuật bị thất nghiệp trở thành chủ đề gây tranh cãi cả trong và ngoài Washington. Một trường tư tưởng kinh tế học, được biết đến như một phái Kỹ Trị, công khai bộc lộ sự thích thú. Và sau này, một quý ông hiện là thành viên của Thượng viện Hoa Kỳ công khai tuyên bố rằng: “Khoa học và sự phát mình là để đổ lỗi cho tình trạng thất nghiệp hiện nay ở Mỹ”.

Nhưng những người dân Mỹ đã từ chối chấp nhận triết lý của sự sợ hãi này, và điều này thật sự may mắn, vì tôi tin rằng phần lớn các chuyên gia quân sự ngày nay đều đồng ý, rằng các trận đánh quyết liệt ở Thế Chiến II đã được chiến đấu và chiến thắng nhờ vào dây chuyền sản xuất của ngành công nghiệp Mỹ. Chúng ta đã thắng vì các nhà đầu tư Mỹ đã tiếp tục can đảm đổ tiền của họ vào các công cụ sẵn có tốt nhất của các nhà sản xuất, và vì những lao động Mỹ có trí tuệ và kỹ năng để sử dụng các phương tiện để có được lợi thế lớn nhất có thể.
Tuy nhiên ngày nay, cũng là sự mù lòa cũ, sự sợ hãi vô lý về máy móc ấy lại đang xuất hiện giữa chúng ta; và điều gây tò mò nhất về chiến dịch mới của việc tuyên truyền này là chúng ta đang trở nên khiếp sợ – không phải vì những lợi ích của công nghệ – nhưng lại bởi những từ ngữ mới mẻ mà rất ít người trong chúng ta hiểu được. Thuật ngữ hiện nay là “tự động hóa” thay cho từ “robot”, nhưng nó cũng chung một ý nghĩa.
Trong số các kỹ sư tạo ra nó, từ “tự động hóa” chỉ đơn thuần là 1 cách mô tả thuận tiện cho việc điều khiểu cơ học và quá trình của nó. Không cần phải lo sợ gì về nó cả, căn bản cũng không có bất kỳ sự mới mẻ nào về các nguyên tắc cơ học mà nó áp dụng cả.
Nhưng hàng ngàn người trong chúng ta lại không hiểu được ý nghĩa này, và rằng nó đưa ra một thương hiệu đẳng cấp mới về máy móc – khác với bất cứ thứ gì chúng ta từng có trước giờ và đẳng cấp hơn so với bản thân con người, sau cùng, nó có thể được nâng cấp như con quái vật của Frankenstein để phá hủy tất cả chúng ta. Do đó, chỉ một từ ngữ cũng đủ gợi lên sáng kiến về một nhà máy hoàn toàn tự động, nơi mà máy móc với những “siêu bộ não” sẽ “xay” ra sản phẩm, 168 giờ một tuần, không có bất kỳ bảng lương nào cho công nhân. Và những nỗi sợ đó, hiển nhiên, chỉ là nỗi sợ ngớ ngẩn
Sẽ không có nhà máy và máy móc nào như vậy, và không bao giờ có thể ngay cả trong thời của tôi hay bạn! Nhưng sự tuyên truyền là một thứ có sức ảnh hưởng rất mạnh, và nó đang phát triển lớn hơn.
Gần đây, một tiêu đề trên báo New York đã viết: “Tự động hóa đưa con người ra ngoài cánh đồng”. Và các tuyên bố của một số lãnh đạo công đoàn còn đáng báo động hơn. Họ yêu cầu chính phủ thiết lập một chương trình phúc lợi rộng lớn để giảm bớt sự khổ đau mà họ nghĩ “tự động hóa” sẽ mang lại. Họ cũng tuyên bố rằng, sự tự động hóa phải được bù đắp bằng một mức lương đảm bảo hằng năm, và nên áp dụng hình phạt nặng nề cho việc lắp đặt các máy móc tiết kiệm lao động mà do đó làm chậm tất cả tiến bộ về công nghệ ở Mỹ.
Vì vậy “tự động hóa” trở thành một thuật ngữ đáng sợ – một dạng ông kẹ thời hiện đại để hù dọa chúng ta. Và như tôi đã nói, nó được chứng minh là rất có hiệu quả. Vài tháng trước, tổ chức “Chỉ số quan điểm công cộng” đã làm một cuộc thăm dò với hơn 1000 công nhân nhà máy, và đã hỏi họ hai câu hỏi: thứ nhất, họ có ủng hộ việc sử dụng nhiều máy móc tân tiến và hiện đại hơn không? Họ đồng ý, với tỉ lệ 3-1. Và sau đó họ được hỏi rằng họ thấy thế nào nếu có nhiều sự “tự động hóa” hơn. Nhưng họ đã phản đối, tỉ số 3-2!
Hai câu này, hiển nhiên giống hệt nhau. Sẽ không có bất kỳ sự tự động hóa mới nào ngoại trừ thuật ngữ của chính nó. Các sự kiện về “tự động hóa” và cơ chế của nó còn già hơn cả Cộng Hòa Mỹ của chúng ta.
Trở lại năm 1784, trước khi chính phủ lập hiến của chúng ta được thành lập, một người đàn ông tên Oliver Evans đã nghỉ việc tại ngân hàng của Red Clay Creek gần Philadelphia, và xây 4 nhà máy với sự tự động mà nhà máy này có thể làm được. Một hệ thống băng tải, chạy bằng sức nước, nhặt hạt giống, đưa nó qua khâu xay nhuyễn và vận chuyển đến bước sàn hoàn thiện. Nhưng khi một nhà máy sản xuất ôtô tự động được xây dựng ở Detroit, xử lý nhiều động cơ cùng một lúc, chúng ta nghĩ nó thật mới mẻ và lo sợ về điều đó.
Ngày nay cũng vậy, chúng ta ngạc nhiên về máy kinh doanh hiện đại, chúng viết ngân phiếu và giữ bản ghi thông qua việc quẹt thẻ. Và trên dây chuyền sản xuất của chúng ta là những cỗ máy tuyệt vời khác,những  thứ có thể được điều khiển một cách tự động bằng một tấm thẻ đục lỗ. Nhưng nó có mới mẻ không? Oh, không hẳn.

Hơn 150 năm trước, một người Pháp tên Jacquard đã tạo ra một máy dệt tự động có thể dệt mọi mẫu phức tạp theo hướng dẫn, nó cũng giống như tấm thẻ đục lỗ vậy. Và sáng chế đó đã không bị các nhà chức trách đàn áp. Chỉ tính riêng ở Pháp, có hơn mười một ngàn máy dệt như vậy được tạo ra.
Sau đó, vẫn còn mô hình “tự động hóa” khác mà theo mô tả bằng thuật ngữ của các kỹ sư đồng nghiệp của tôi với những từ ngữ bí ẩn như cơ chế điều khiển và nguyên tắc phản hồi. Nhưng chúng ta đã có mọi thứ đó tại nhà kể từ khi ta cài đặt một bộ điều nhiệt tự động để điều chỉnh lò! Chúng ta đã có âm nhạc tự động theo dạng của người chơi piano, và như George Gobel đã nói: “Bạn không cần phải tìm kiếm chúng một cách khó khăn nữa, những ngày đó đã đến!”.
Vậy hãy đối diện với nó: Những thứ được gọi là tự động hóa, đơn giản là sự phát triển – không phải cuộc cách mạng. Nó chỉ là bước nhỏ trong tiến độ chậm rãi và nặng nề của con người để trở nên giàu có hơn, cuộc sống sung túc và tốt đẹp hơn, một thế giới tự do hơn.
Qua nhiều thế kỷ, con người đã thực hiện một phép lạ công nghiệp tuyệt vời. Họ đã tự giấu mình trong sự sang trọng và nhiều giờ an nhàn; nhưng không có những máy móc mà họ đã sáng chế ra để khiến con người chúng ta trở nên lỗi thời.
Hãy nghĩ về ba trường hợp điển hình cho sự tự động hóa mà ta đã thấy trong cuộc đời mình:
Điều thứ nhất mà ta nhớ đến, có thể đó là điện thoại quay số. Ta có thể cho rằng nó đã khiến hàng ngàn điện thoại viên mất việc; và một số cơ quan tuyên truyền hiện nay về vấn đề này đã khẳng định đó hoàn toàn là giả thuyết. Nhưng đâu là sự thật?
Điều tra dân số liên bang mới nhất, thực hiện vào năm 1950, cho thấy số lượng điện thoại viên của nước này tăng 159.000 người, tương đương 79% so với 10 năm trước. Và vẫn còn các công ty điện thoại tiếp tục giữ thêm các quảng cáo!
Tiếp theo, chúng ta đến với những loại máy kinh doanh và những bộ não điện tử mới và tuyệt vời mà ta đã thấy trên truyền hình. Chắc chắn ta không còn cần đến kế toán nữa. Nhưng cũng theo điều tra dân số cho thấy số lượng kế toán và kiểm toán viên tăng 71% cũng trong giai đoạn 10 năm.
Nhưng còn về những thứ gọi là nhà máy tự động hóa ở Detroit, nơi mà thuật ngữ “tự động hóa” được nghĩ ra? Những công nhân sản xuất ôtô có bị mất việc không? Sự thật là không, đó là một chuyện xa vời. Số lượng của họ tăng gấp đôi trong 14 năm. Thợ cơ khí ôtô và sữa chữa tăng 75%. Và người ta ước tính rằng cứ mỗi việc mới trong ngành công nghiệp tự động, sẽ có 5 công việc được tạo ra trong chuỗi các lĩnh vực cung cấp nguyên vật liệu và các thành phần để đưa vào sản xuất, lắp ráp thiết bị ôtô.
Nhưng điều này cũng không phải luôn đúng với mọi trường hợp trong ngành công nghiệp và các loại nghề nghiệp. Vẫn có 1 số trường hợp ngoại lệ, và họ phải đổi từ việc này sang công việc khác. Và nó đúng cho ngành nông nghiệp 40 năm gần đây. Với việc giảm nhu cầu sử dụng than, nhu cầu việc làm tại cái mỏ than cũng giảm đáng kể, và bằng chứng gần đây là sự suy giảm nhẹ trong việc lọc dầu, đó là 1 ví dụ.
Vậy những người đó, họ đi đâu? Có phải sự tự động hóa gây nên sự khó khăn cho họ? Hãy nhìn vào bức tranh tổng thể và thấy những gì thực sự diễn ra với chúng ta trong 15 năm trở lại đây – từ 1939 đến 1953. Và đây là sự thật:
Trong thời gian này, dân số của Mỹ đã tăng 22%. Nhưng tổng số việc làm đã tăng đến 35% – hơn 1 nửa con số trên. Và trong lĩnh vực sản xuất chính, nơi tự động hóa phát triển nhanh chóng. Công ăn việc làm đã tăng 73%, nhiều hơn 3 lần tốc độ tăng dân số.
Bản thống kê thật sự đã cho ta thấy nhiều hơn thế, rằng sự gia tăng việc làm chóng mặt này đã xảy ra nhờ vào sự cơ giới hóa – mà không chỉ chính nó! Việc xây dựng các máy móc – cộng với việc cài đặt, bảo trì và xây dựng các nhà máy mới làm nơi chứa chúng – đã mở ra hàng ngàn cơ hội việc làm chưa bao giờ tồn tại trước đó.
Trong lĩnh vực máy móc thiết bị điện là một ví dụ, số lượng việc làm đã tăng hơn 3 lần trong giai đoạn này. Trong lĩnh vực máy móc khác, nó đã tăng hơn 150%. Và trong lĩnh vực chuyên môn về tự động hóa, chỉ sản xuất các dụng cụ cần thiết để đo lường và kiểm soát đã phát triển như nấm, trở ngành thành kinh doanh mang lại 3 tỷ dollar, đã sử dụng nhiều công nhân như một ngành công nghiệp tự động vào giữa thập kỷ 1930.
Nhưng đó mới chỉ là bắt đầu. Khi cơ giới hóa mở rộng sản lượng và năng suất mua của chúng ta, nó cũng khiến tăng nhu cầu của họ về dịch vụ lên nhiều lần. Vì vậy, lần lượt trong số họ, làm tăng nhu cầu tìm đến bác sĩ và nha sĩ, kỹ sư, các nhà khoa học, và các giáo viên, giáo sĩ. Họ đi giặt ủi nhiều hơn, ăn nhà hàng thường xuyên hơn. Và có một sự thật là họ có thời gian rảnh rỗi hơn để tạo ra việc làm cho nhiều người khác. Việc làm trong các khu du lịch và cắm trại đã tăng gấp ba. Nhà hát, rạp phim, khu giải trí và các cơ sở tương tự đã cung cấp hơn 75% việc làm so với trước đây. Việc mua sách đã tăng gấp đôi và chi phí cho nền âm nhạc đã tăng gấp ba. Và nó vẫn còn tiếp tục với việc làm trong ngành công nghiệp dịch vụ.
Điều tương tự cũng đã xảy ra, trong lĩnh vực thương mại nói chung. Khi khối lượng sản xuất tăng lên, nó cần nhiều công nhân buôn bán và xử lý hàng hóa. Và nhờ vậy, 6 triệu việc làm mới đã xuất hiện nhờ yêu cầu tuyển dụng ngày càng tăng của các cửa hàng, văn phòng, nhà xây dựng, ngân hàng, tiện ích, các tuyến bus, hay các công ty vận tải đường bộ và nhiều hạng mục khác.
Và cuối cùng, lợi thế của chúng ta trong ngành công nghệ đã tạo nên một ngành công nghiệp hoàn toàn mới, và các lĩnh vực mới mẻ, rộng lớn của cơ hội, truyền hình, kháng sinh, điều hòa không khí và nhiều phân nhánh mới của thiết bị điện tử, và hiện nay, trong năng lượng nguyên tử – chỉ mới được đề cập một ít. Và với mỗi năm trôi qua, với mỗi phát minh mới, chúng ta có thêm một cơ hội to lớn về việc làm. Và ngày nay, theo báo cáo có hơn 40000 cách khác nhau để người Mỹ có thể kiếm sống.
Nhưng giả sử, ví dụ, rằng tất cả các tiến bộ trong ngành công nghiệp tự động bị dừng lại vào năm 1908, và rằng chúng ta số gắn tạo nên 1955 chiếc ôtô, với tiền lương hiện nay, với công nghệ và máy móc mà ta sử dụng hiện nay. Nếu nó có thể sản xuất tất cả, chi phí sẽ cao hơn nhiều mức $65,000. Sẽ có bao nhiêu chiếc ôtô có thể chạy trên phố? Và bao nhiêu con phố chúng ta có thể xây dựng? Và có bao nhiêu việc làm ở Detroit trong lĩnh vực dầu, các ngành công nghiệp sản xuất lốp xe hay ngay cả trong các nhà máy thép?
Tại sao, khi hàng triệu công nhân của chúng ta trở nên “nhàn rỗi”, và Mỹ nằm trong nhóm các nước lạc hậu của thế giới, hiển nhiên, rằng chúng ta đã được tồn tại một cách tự do và độc lập. Thời gian ấy đã đến. Tôi nghĩ, cuộc chiến tuyên truyền luẩn quẩn cho sự gian lận khổ sở này chính là nó. Thực tế cho thấy rằng, sử dụng rộng rãi nhất có thể các thiết bị mới và tân tiến thì ta mới có thể hi vọng đạt được các giải pháp trọn vẹn nhất để giải quyết việc làm và có một mức sống cao hơn.
Và trong khi ta đang trong việc kinh doanh sống còn này, hãy giải quyết những lừa dối nguy hiểm khác mà các tuyên truyền viên đang ra sức phạm phải mỗi ngày: Họ cáo buộc rằng các chủ sở hữu tham lam của các xí nghiệp đang nắm lấy các thị phần lớn các thành quả mà công nghệ mang lại, trong khi các công nhân bị cướp đi các phần thưởng xứng đáng mà họ đáng được nhận, trong việc sản xuất cơ khí.
Bây giờ một cách may mắn, các thông tin thực sự về vấn đề này đã có sẵn trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Allen W.Rucker, và được xuất bản bởi Công ty của Cambridge, Eddy-Rucker-Nickels, tại Massachusetts. Nghiên cứu này kéo dài 33 năm từ 1914 đến 1947 – cả một thế hệ kéo dài suốt 2 cuộc chiến tranh thế kỷ, và khi Công nghiệp Mỹ đã tạo nên những thứ thật sự quan trọng và và nền tảng tiến bộ của công nghệ trong lịch sử. Hơn thế nữa, phân tích của Mr.Rucker được dựa hoàn toàn vào việc điều tra dân số của Hoa Kỳ, thực hiện bởi các nhà sản xuất và các báo cáo chính thức khác của tổ chức chính phủ; vì vậy tôi nghĩ rằng bất kỳ ai cũng không cần thách thức về tính xác thực trong những sự kiện mà ông trình bày. Và đây là những gì có trong bản báo cáo:
Trên nền tảng giờ hành chính, và trong toàn bộ thời gian, hiệu suất của người và máy móc trong nền sản xuất của Hoa Kỳ tăng tổng cộng 161%; đó là lương thực tế của các công nhân, đo về sức mua thì tăng 157%, và cũng là mối liên hệ giá cả của các sản phẩm được sản xuất, số đo theo mức lương của mỗi giờ giảm 61%.
Trong nghiên cứu của mình, bản báo cáo cho thấy rằng tiền lương thực tế của người lao động đã tiến lại một tỷ lệ gần như chính xác so với tỷ lệ cải thiện năng suất. Nó còn cho biết thêm rằng, theo hệ thống sản xuất của Mỹ, sự tăng lương còn phụ thuộc hoàn toàn vào sự tiến bộ về năng suất. Và trong phần kết luận, toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất đã được chuyển tiếp đến khách hàng của họ và người lao động hầu như “tiết kiệm” được mọi thứ từ việc tăng năng suất – rất hiếm hoi và chỉ là tạm thời nếu có chủ doanh nghiệp nào giữ được bất kỳ nguồn lợi nào từ nguồn này.
Và trong tuyên bố nhằm hỗ trợ thêm của ông Rucker, tôi muốn kêu gọi sự chú ý của bạn đến một thực tế không nằm trong báo cáo của ông ấy: Rằng vào năm 1914, tỷ trọng thu nhập quốc dân của các chủ sở hữu doanh nghiệp dưới dạng cổ tức đã tăng 6%; nhưng đến năm 1947, cổ phần của họ chỉ tăng khoảng 3%. Vậy là hơn 33 năm, các chủ đầu tư cho tất cả các loại máy móc đã làm tăng sản xuất nhất có thể, dựa trên phần của họ trong chiếc bánh kinh tế đã bị cắt một nửa.
Nó cũng có thể được hỏi, vì sao ngành công nghiệp tiếp tục dành hàng tỷ dollar vào việc phát triển và mua các máy móc cải tiến nếu chủ sở hữu nó không nhận được lợi nhuận trực tiếp từ các kinh phí. Và câu trả lời sẽ là, như chúng ta đã biết, chỉ gói gọn trong một từ đơn giản và đầy thuyết phục: Cạnh tranh.
Khi bất kỳ doanh nghiệp nào ở Mỹ thất bại trong việc giữ doanh nghiệp của mình phát triển hiện đại và cho phép đối thủ của mình cạnh tranh hiệu quả hơn trong việc bán rẻ sản phẩm trên thị trường, thì doanh nghiệp đó đang trên đường bị đào thải. Trừ khi họ phục hồi mảnh đất bị mất của mình một cách nhanh chóng. Số tiền mà chủ sở hữu đầu tư vào nó phần lớn sẽ bị mất đi, và hiển nhiên đó sẽ là công việc cho tất cả nhân viên của họ.
Vì vậy trong một ý nghĩa rất quan trọng, cải tiến công nghệ đơn giản chỉ là quá trình mà chúng ta cần bảo vệ, không chỉ là sự đầu tư của các chủ sở hữu, mà còn là bảo vệ công việc của mỗi công nhân trong ngành công nghiệp.

Benjamin F. Fairless – Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty thép Hoa Kỳ. Bài viết này được trích xuất từ một bài có tựa đề: “Loại vũ khí không thể thiếu của chúng ta”, Ngày 11 tháng 2, 1955.
[Bé Sao @ CAFEKUBUA.COM]
Theo Ban Fairless,  More Machines Mean More Jobs, FEE.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét