25 thg 3, 2016

Cái Ác Có Hợp Lý Không? và Trung Thực Có Phải Là Cách Tốt Nhất?




Cái ác có hợp lý không? 
Nếu có, vậy làm sao chúng ta có thể chỉ dựa vào lý lẽ để tạo ra thế giới tốt đẹp hơn? Tác giả có sách bán chạy nhất Dennis Prager có một câu trả lời rất thách thức.
Kể từ thế kỷ 18 và sự xuất hiện của cái gọi là “Kỷ Nguyên Lý Lẽ”, hầu hết mọi người có học thức trên thế giới chắc chắn rằng chỉ cần lý lẽ thì chúng ta sẽ đến với một thế giới tốt đẹp và điều thiện. Chúng ta không cần Chúa, không cần tôn giáo, chỉ cần lý lẽ thôi. Cái Ác, cái chúng ta được nghe kể lại gần 3 thế kỷ nay, chẳng có nghĩa lý gì. Nó chỉ là thứ phi lý mà thôi.
Thế nên bạn thường nghe được những tên độc tài tàn ác được nói đến như một “người điên” và chế độ độc ác của chúng được mô tả như là sản phẩm của “Người điên”. Nói cách khác, là hướng đối nghịch của những người có lý lẽ. Stalin từng là kẻ phi lý đó. Pol Pot là kẻ điên. Cách mạng đại văn hóa diệt chủng của Mao là thứ đã trực tiếp giết chết 50 đến 75 triệu người Trung Quốc – Thời bình, cũng không hề ít hơn – cái thường được gọi là “Sự điên rồ”. Và lời kêu gọi của người Iran nhằm hủy diệt Israel thì thường bị gạt đi, bạn đoán đúng rồi đấy, nó phi lý.
Trong khi đó, cái thiện và sự đạo đức thường có liên quan đến việc trở nên có lý lẽ. Nhưng sự kết hợp lý lẽ với cái thiện là một suy nghĩ viển vong.
Tất nhiên, có thể dùng lý lẽ tranh luận để làm việc thiện. Nhưng ta cũng có thể làm như vậy đối với việc ác. Lấy ví dụ trường hợp không mang tính giết chóc. Việc học sinh gian lận trong bài kiểm tra là đúng hay sai? Tất nhiên là sai. Nhưng thử trả lời câu hỏi này: gian lận thi cử là vô lý hay hợp lý đây?
Câu trả lời quá hiển nhiên – đúng chứ?
Suy cho cùng, nếu bạn có thể làm xong nó, và đồng nghĩa bạn được vào học trường danh tiếng hay kiếm được việc làm tốt, việc gian lận thi cử có vẻ là rất hợp lý đấy chứ.
Logic tương tự cũng được áp dụng khi tham gia vào một vụ kinh doanh mờ ám nhưng sinh lợi hoặc dính líu vào mối quan hệ ngoài hôn nhân. Nếu bạn biết bạn có thể thoát tội, hoặc chỉ đơn giản là so sánh một việc làm bất hợp pháp hoặc vô đạo đức lớn lại có lợi ích lớn hơn nguy cơ bị bắt, tại sao lại không làm chứ?
Hoặc trả lời cái này: Việc một người không phải Do Thái trong thời kỳ Đức Quốc Xã chiếm đóng Châu Âu ở Thế Chiến thứ hai, mạo hiểm mạng sống của họ để che giấu một người Do Thái, đó là hợp lý hay vô lý? Chúng ta đều biết đây là sự vĩ đại nhất về mặt đạo đức. Nhưng nó có hợp lý không?
Không hẳn thế đâu. Bạn chẳng thể nào hợp lý hơn việc giữ gìn an toàn cho bản thân. Hơn hết, trong tất cả những nghiên cứu tôi đã đọc về những người giải cứu người Do Thái, mà không phải người Do Thái trong thời kỳ cuộc đại hủy diệt – tôi đã đọc rất nhiều – mà chưa bao giờ thấy người giải cứu nào nói rằng việc họ làm là có lý hoặc hợp lý cả. Không một ai hết.
Lý lẽ dẫn đến điều thiện chỉ khi nào bạn muốn thế. Và nó cũng dẫn đến cái xấu nữa.
Lý lẽ chỉ là một công cụ. Về mặt bản chất đạo đức thì nó chẳng hơn gì một con dao là mấy. Một con dao có thể được dùng để giết hoặc tra tấn con người. Nhưng vào tay bác sĩ phẫu thuật, nó có thể được dùng để cứu người.
Nếu bạn muốn bảo vệ sự tự do, vậy thì việc chiến đấu và mạo hiểm mạng sống vì nó là điều quá hợp lý. Và nếu bạn muốn duy trì một nền độc tài kiểu như Phát xít, Cộng Sản hay Hồi Giáo, vậy thì nó quá là hợp lý để mạo hiểm mạng sống để đấu tranh thay cho nó.
Và nói về tự do, không phải lý lẽ là thứ khiến cho mọi người trân trọng sự tự do. Nhiều người có lý lẽ thì coi trọng sự an toàn, trật tự, lãnh thổ, thần quyền, hạy cả đống những thứ khác hơn là việc họ coi trọng sự tự do.
Lý lẽ có thể dẫn con người tới đủ kiểu kết luận. Ví dụ, khi hỏi rằng có nên giết một đứa trẻ bị tật nguyền, giáo sư triết học nổi tiếng tại Đại học Princeton trả lời “Có, nếu điều đó có lợi nhất cho đứa bé và cho gia đình nó một cách nói chung”. Bạn có thể đưa ra lý do hợp lý là vì sao giáo sư lại sai không?
Lý do duy nhất tôi có thể đưa ra, rằng niềm tin tất cả con người đều được tạo ra theo hình ảnh của Chúa và mạng sống thì luôn luôn quý giá. Nhưng sự quý giá đó của con người là một niềm tin, không phải là sự khẳng định về lý lẽ. Người Hy Lạp, kẻ sáng lập của lý lẽ Phương Tây, nghĩ rằng việc bỏ mặc những đứa bé ốm yếu cho đến chết là hợp lý. Đứa bé sẽ chỉ là gánh nặng cho cha mẹ nó và xã hội. Chính nguồn gốc niềm tin từ Jerusalem, bậc khác của nền văn minh Phương Tây, không phải lý lẽ kiểu Athens, mới dạy thế giới rằng phải giữ mạng sống cho đứa bé bị ốm yếu.
Nên, nếu lần sau bạn đọc về một tội ác hay một chế độ khủng khiếp, xin đừng tách nó ra thành vô lý hay điên cuồng. Gọi nó bằng cái bản chất của nó.
Sự Ác Độc.
Tôi là Dennis Prager.


Dennis Prager, Is Evil Rational?, Prager University
Dịch: Bé Sao, Biên tập: K

Trung Thực Có Phải Là Cách Tốt Nhất?

Nói thật thì luôn đúng. Nhưng có thể đôi khi nó lại sai? Nếu vậy, đó là khi nào? Và tại sao? Pháp Sư Joseph Telushkin, một tác giả và học giả nổi tiếng có lượng sách bán chạy nhất, giải thích vì sao đôi khi “sự trung thực không phải là phương cách tốt nhất”.
Gần như tất cả mọi người đều quan tâm đến nguyên tắc vàng – “Đối xử với người khác ra sao thì sẽ nhận lại như thế” – xem nó như người hướng dẫn tốt nhất cho những hành vi đạo đức. Nhưng bạn đã bao giờ xem xét quy tắc này về lời nói, trong cách bạn nói chuyện về những người khác?
Chúng ta đều thừa nhận rằng truyền bá điều không thật về con người là sai, nhưng nhiều người trong chúng ta cảm thấy rằng nói bất cứ điều gì về người khác cũng được, miễn nó là sự thật. Nhưng thực tế là nó thật không có nghĩa nó là mối quan tâm của mọi người. Bạn có muốn mọi góc cạnh trong cuộc sống của bạn được người khác biết đến không – kể cả khi nó là thật?
Làm thế nào để cẩn trọng trong lời nói?
Một cuộc sống đầy kinh nghiệm cho tôi hiểu rằng lời nói không đúng đắn là một vấn đề lớn chứ không nhỏ. Tôi thường hỏi các thính giả, tại hội thảo về đạo đức mà tôi thuyết giảng, với bài phát biểu: “Bao nhiêu bạn có thể nghĩ đến ít nhất một vụ xấu hổ cá nhân của bạn, khi nó được nhiều người biết đến, lại tác động tiêu cực đến cuộc sống của bạn”?
Hầu như tất cả các cánh tay đều giơ lên, trừ những người đã có cuộc sống rất nhàm chán, có ít kỷ niệm, hoặc đang nói dối. Điều sai lầm trong bản chất con người là khi chúng ta không muốn người khác biết về những biến cố đời mình, hầu như chúng ta lại rất nóng ruột để tìm hiểu và nói về những biến cố trong cuộc đời của những người khác.
Hãy phân tích điều này chi tiết hơn. Chính xác thì tại sao chúng ta không muốn mọi người biết về một phần rất đáng xấu hổ? Suy cho cùng, đối với hầu hết chúng ta, những bí mật sâu kín mà chúng ta đang che giấu không liên quan đến hành vi phạm tội. Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng nếu mọi người tìm hiểu về điều này, nó có thể dễ dàng trở thành sự liên kết chính của họ với chúng ta và tên tuổi của chúng ta.
Tại sao lại như vậy?
Bởi vì, điều thú vị nhất của con người là những gì không mấy tốt đẹp về họ. Điều này khá là đúng với tất cả mọi người. Như Isaac Bashevis Singer, nhà văn đoạt giải Nobel, đã từng nói, “Ngay cả những người tốt cũng không thích đọc tiểu thuyết về những người tốt.”
Nếu bạn đang nghĩ rằng những gì tôi đã nói đến nay không đúng với bạn, và bạn hiếm khi nói chuyện về những người khác, bạn bình luận luôn luôn công bằng, vậy thì hãy cho tôi đặt ra một câu hỏi và một thách thức. Bạn có thể ra ngoài trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ mà không nói bất cứ điều gì không tốt về ai?
Lúc nào cũng vậy, khi tôi thực hiện thử thách này mọi người cười một cách lo lắng. Tôi có thể đọc được suy nghĩ của họ: “Một ngày không có bất kỳ ý kiến ​​tiêu cực về bất cứ ai? ông chủ? đồng nghiệp??” Họ không chắc chắn họ có thể làm điều đó.
“Vậy thì bạn có một vấn đề nghiêm trọng rồi” Tôi nói với họ. “Bởi vì nếu tôi hỏi bạn xem bạn có thể ra ngoài trong hai mươi bốn giờ mà không uống rượu và bạn nói rằng bạn không thể, điều đó có nghĩa rằng bạn là một người nghiện rượu. Và nếu bạn không thể ra ngoài được hai mươi bốn giờ mà không nói xấu người khác có nghĩa rằng bạn đã mất quyền kiểm soát cái miệng của bạn.”
Giành lại quyền kiểm soát như vậy sẽ đòi hỏi một kỷ luật đáng kể. Nhưng sự tự kiểm soát như vậy cũng sẽ mang lại sự thoải mái tuyệt vời, sự ngưỡng mộ và tin tưởng từ tất cả những người trong cuộc sống của bạn. Dù sao, tất cả mọi người sâu sắc biết rằng nếu bạn chê bai người khác với họ, bạn chắc chắn sẽ chê bai họ với những người khác!
Một ý nghĩ cuối cùng: Trước khi bạn gắn kết điều tiêu cực này với điều tiêu cực khác, và thậm chí nếu bạn cảm thấy khá chắc rằng những gì bạn đang nói là dựa trên sự thật chính xác, hãy tự hỏi ba câu hỏi:
Người tôi đang nói chuyện có thật sự cần thông tin này?Những gì tôi đang nói là công bằng? Tại sao tôi lại nói điều đó?
Tôi là Joseph Telushkin ford cho Đại học Prager.
Joseph Telushkin, Is Honesty Always the Best Policy?, Prager University
Dịch: Ghost, Biên Tập: Bé Sao @ CAFEKUBUA.COM


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét