17 thg 3, 2016

Bạn Có Thực Là Mắc Bệnh Hay Chỉ Là Do Tưởng Tượng?

4 lý do để tin rằng một số căn bệnh là do tâm lý hơn là sinh lý
Kiểm tra sức khỏe - ảnh từ Shutterstock
Khi một số người xuất hiện nhiều triệu chứng giống như là mắc bệnh, trên thực tế, chúng lại có thể bắt nguồn từ chính tâm lý của người bệnh.
Chúng ta hãy cùng xem xét một số yếu tố tâm lý đằng sau bệnh tật.

1. Hiệu Ứng Giả Dược

Phó Giáo sư Đại học Y Harvard, Ted Kaptchuk, hiện đang nghiên cứu về cơ chế hoạt động của trị liệu bằng giả dược – nếu không phải lừa dối bệnh nhân thì cách trị liệu này có hiệu quả ra sao? Đây cũng chính là vấn đề đáng lo ngại nhất của cách điều trị này.
Trong công trình nghiên cứu năm 2010, ông phát hiện rằng những bệnh nhân biết rõ họ được điều trị bằng giả dược (và cách điều trị giả dược vẫn có tác dụng nhất định) cho thấy cải thiện sức khỏe giống như những bệnh nhân uống thuốc thật. Có vẻ như điều trị giả dược vẫn có hiệu quả ngay cả khi bệnh nhân biết đó chỉ là giả dược.
Kaptchuk xem xét cách thức mà việc điều trị được thực hiện – môi trường, cách làm của bác sĩ, và những nhân tố tương tự khác liên quan đến việc bệnh nhân cảm nhận họ “được chăm sóc” như thế nào.
Trong những năm 1970, các nhà nghiên cứu cũng khám phá rằng giả dược thúc đẩy phản ứng hóa học trong não bộ với hiệu ứng tương tự như thuốc thật. Điều đó đặt ra vấn đề trị liệu: làm thế nào để kích thích não bộ có được những phản ứng giống như khi sử dụng giả dược.
Thuốc - ảnh từ Shutterstock

2. Hiệu Ứng Nocebo

Từ điển Merriam Webster đã định nghĩa nocebo là “một chất vô hại, mà, nếu đưa vào cơ thể bệnh nhân, nó sẽ có những tác dụng gây hại do kỳ vọng trái ngược hoặc do điều kiện tâm lý của bệnh nhân.”
Tạp chí New Yorker đã dẫn một ví dụ về hiệu ứng nocebo: “Năm 1955, giáo phái Aurn Shinrikyo đã tấn công hệ thống tàu điện ngầm Tokyo bằng khí thần kinh Sarin. Cuộc tấn công này đã khiến các bệnh viện tràn ngập bệnh nhân có các triệu chứng ảnh hưởng và nguy cơ nhiễm sarin cao, như: buồn nôn, chóng mặt,… Nhưng chính những bệnh nhân đã tiếp xúc với chất khí sarin này thì lại không có biểu hiện gì”.

3. Trị Liệu Bằng Suy Nghĩ Tích Cực

Joe Dispenza là một nhà khoa học nghiên cứu về thần kinh, ông đã chữa bệnh cho chính mình bằng cách suy nghĩ tích cực. Ông từng bị gãy xương sống sau một vụ tai nạn ô tô, và bác sĩ đã nói rằng chỉ có một cách duy nhất là phẫu thuật thì mới giúp ông đi lại được. Nhưng ông đã quyết định không thực hiện phẫu thuật với niềm tin rằng tự mình có thể chữa lành bằng sức mạnh ý chí. Và chỉ ba tháng sau ông đã có thể đi lại bình thường.
Jon Robson thực hành Meta-Medicine, một môn khoa học về  rèn luyện tâm trí có thể giúp con người phát hiện ra các nguyên nhân gốc rễ thuộc về tâm lý học của bệnh, thông qua đó mà hạn chế và loại trừ chúng.
Trả lời phỏng vấn của Thời báo Đại Kỷ Nguyên, ông nêu ví dụ về một số người được ông giúp đỡ theo phương pháp này. Một trong số đó là người bị chứng ban đỏ viêm da hệ thống (Systemic lupus erythematosis). Viêm da hệ thống là một bệnh tự miễn dịch, khiến cơ thể tự tấn công chính nó.
Hiện tại người ta chưa hoàn toàn biết được nguyên nhân tiềm ẩn của nó. Trang web MedLine Plus có giải thích: “Đó là nơi mà hệ thống miễn dịch tin rằng một số mô và cơ quan trong cơ thể bị ung thư, nên nó tự tấn công chính các bộ phận đó trong cơ thể”.
Robson đã giúp bệnh nhân này bằng việc đặt ra một số câu hỏi: “Tại sao cơ thể này lại tấn công chính nó? Liệu nó có thù ghét với chính cơ thể của mình?”
Sau khi phân tích kỹ lưỡng, ông phát hiện rằng bệnh nhân đã tự hạ thấp giá trị của mình. Cô đã đưa mẹ mình lên một vị trí cao, và rồi tự cảm thấy bản thân mình là không xứng đáng.
Robson giải thích, “[Cô ấy] phát triển thành bệnh viêm da hệ thống (lupus ban đỏ hệ thống một bệnh tự miễn khó trị ). Một cách hệ thống, nó phá hủy cơ thể, bởi cô ấy đã không cho rằng mình xứng đáng được yêu thương, và rồi ngày càng tức giận hơn với chính bản thân mình.”
Robson cho biết, cô đã được chữa lành bằng cách xử lý các nguyên nhân xuất phát từ tâm lý.
Lupus ban đỏ hệ thống (tiếng Anh: Systemic lupus erythematosus, SLE hay lupus)
Lupus ban đỏ hệ thống (tiếng Anh: Systemic lupus erythematosus, SLE hay lupus)

4. Các Bệnh Tâm Sinh Lý
Một cây bút chuyên viết về đề tài sức khỏe, bà Trisha Torrey, đã viết một bài báo trên trang About.com, nhìn nhận các bệnh tật có một phần nguyên nhân là tâm lý, và một phần là sinh lý.
Bà viết: “Các bệnh tâm sinh lý (Psychosomatic), còn được gọi là ‘psychophisiologic’ , là chẩn đoán cho những bệnh nhân có các triệu chứng về thể chất, nhưng căn nguyên lại có thể là từ vấn đề tâm lý. Căn bệnh tâm sinh lý đầu tiên được biết đến là rối loạn tâm thần (hysteria), được mô tả từ giữa thế kỷ 19….
“Rối loạn bản thể (Somatoform Disorders) là cái tên hiện đại hơn cho những loại bệnh này. Chúng thực sự là chứng rối loạn về thể chất, nhưng nền tảng của nó lại chưa được phát hiện. Tên gọi này là dành cho các chẩn đoán y tế có thể điều trị được.”
Tổ chức Y tế Thể giới (WHO) cũng công nhận chứng rối loạn bản thể này. Họ cho rằng biểu hiện của nó khá đa dạng, mỗi vùng miền khác nhau có các biểu hiện khác nhau, chịu ảnh hưởng bởi các lối nghĩ khác nhau trong mỗi nền văn hóa riêng.
Ghi chú:
  • META-Medicine : là một cách tiếp cận tích hợp mang tính cách mạng tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của trạng thái căng thẳng, ý nghĩa tâm lý học một quá trình sinh học liên quan đến bất kỳ loại bệnh tật nào. Nó hoạt động bằng cách sử dụng của chương trình sinh học về sự sống của cơ thể và các triệu chứng liên quan đến thể chất được sắp xếp một cách khoa học, thông qua não bộ, phản hồi lại các nguyên nhân chính gây ra bệnh tật.
  • META-Medicine : là ngành khoa học đa dạng dựa trên bằng chứng thực nghiệm thu thập từ hơn 30 năm nay trong những ngành y khoa như chụp CT não, biểu sinh và cung cấp đầy đủ hơn về quá trình tiến hoá sinh học – tâm lý xã hội, từ đó có cách nhìn toàn diện về nguyên nhân và ý nghĩa của bất kỳ loại bệnh tật nào. Đó là 10 nguyên tắc chính và định nghĩa lại sự hiểu biết của chúng ta về sức khoẻ, bệnh tật, cách chữa bệnh và sự phát triển của cơ thể ngày nay.
  • Lupus ban đỏ hệ thống :  http://goo.gl/Oa1YLz
Tài liệu nghiên cứu cho ghi chú : http://www.metamedicineuk.com/Whatis_metamedicine.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét