31 thg 10, 2024

Nguyễn Chương - Cẩn thận với « Halloween » biến tướng

 Ngày 31/10, "All Hallows Eve" = Ngày vọng Lễ Các Thánh. Nên cẩn thận với "Halloween" biến tướng: Mở cánh cửa tâm hồn/linh hồn rước quỷ vào, mà không hay biết!

1/ Trong tiếng Anh cổ thì "Hallows" là "Saints" (các Thánh). "All Hallows Eve" => "Hallowe'en" - The eve of All Saints' Day (ngày vọng/ ngày hôm trước của Lễ Các Thánh).

"All Hallows Eve" (Halloween) được mừng cách đây khoảng 1.200 năm, nằm trong chuỗi "Tam Nhựt" trong Ki-tô giáo: Halloween (31 tháng 10) - ngày Lễ Các Thánh (1 tháng 11) - ngày Lễ các linh hồn (2 tháng 11).

Nhưng, những hệ phái Satanism đã lèo lái biến "Halloween" thành "Ngày hội của quỷ", vui chơi trong những trò hóa trang thành ma quỷ, làm sai lệch ý nghĩa đích thực của "ngày Vọng các Thánh"!

/2/ Theo truyền thống, Halloween được Kitô giáo cử hành bằng lễ canh thức. Trong đêm Vọng Lễ Các Thánh (Halloween), tại một số nơi trên thế giới, các Kitô hữu tới viếng thăm nghĩa trang để cầu nguyện cho người đã khuất, đặt hoa và nến trên mộ phần những người thân yêu.

Học sinh nhiều trường học Công giáo, trong ngày Halloween (Vọng lễ Các Thánh), hóa trang thành các vị Thánh, thành các nhân vật trong Kinh Thánh.

* Hallowen là ngày bắt đầu trong chuỗi "Tam Nhựt" kể trên, đây là khoảng thời gian trong năm Phụng vụ dành để tưởng nhớ những người đã qua đời - gồm các vị thánh, các vị tử đạo, và tất cả các tín hữu đã qua đời.

Trọng tâm, theo đúng truyền thống trong chuỗi Tam Nhựt bao gồm Halloween, là: niềm vui, niềm hy vọng khi đối đầu với quyền lực của cái chết, quyền lực của quỷ dữ - dựa trên nền tảng "Các Chân Phúc" (Beatitudes), còn gọi "8 mối Phúc thật" mà Chúa Giê-su Ki-tô (Jesus Christ) truyền dạy.

Thành thử việc gieo rắc sợ hãi hoặc kinh hoàng qua lối hóa trang mặt nạ "người chết", như đang thấy hiện nay, là hoàn toàn đi ngược lại với tinh thần của Halloween. "Halloween", như đang thấy ở nhiều nơi làm "quỷ ma", "xác chết", là rước quỷ Satan vào nhà. Nhiều vị chức sắc trong Ki-tô giáo cảnh báo.

NGUYỄN CHƯƠNG 30.10.2024 (Tựa bài do Thụy My đặt)

Hình ảnh : Lễ canh thức Halloween (All Hallows Eve) và hóa trang thành các vị Thánh trong ngày Halloween ("Vọng các Thánh").

Gởi Vào Cơn Mưa & Con Thuyền Lẻ Loi - Nguyễn Thị Châu


 1./ GỞI VÀO CƠN MƯA

 






















Lặng lẽ nhìn mưa rớt qua thềm

Hạt mưa tí tách gõ trong đêm

Bâng khuâng thương nhớ cùng với gió

Một nửa u hoài, ôi! Nát tim

 

Rêu phong phủ kín nửa hồn tôi

Anh về bên ấy quá xa xôi

Để tôi một bóng nhìn mưa đỗ

Chạnh lòng, lưu luyến phút đơn côi

 

Lệ thắm vai gầy lúc nửa đêm

Chờ ai? Mưa vẫn rớt bên thềm

Gió Đông lay đọng trên cành lá

Xào xạc, đi tìm ánh trăng đêm

 

Gởi chút tình tôi vào nỗi nhớ

Gởi người đi mãi không thấy về

Nỗi đau nào biết khi nào cạn

Gởi hết tâm tình trong cơn mưa…!!!

 

23-10-2024

 Nguyễn thị Châu

 


2./ CON THUYỀN LẺ LOI

 

Trần gian nhiều lắm phong ba

Người đi để lại nhạt nhoà sầu bi

Ra đi người để lại gì?

Để con tim héo ai hoài xót thương

Để bao vương vấn trong lòng

Để người ở lại khóc ròng đêm khuya

Người nầy thương nhớ người kia

Gối chăn lệch lạc người xa mất tồi

Bao năm chung sống có đôi

Bây giờ sao vội, bỏ tôi một mình

Nơi đây luôn nhớ bóng hình

Người tình năm cũ một mình ra đi

Hai tay buông bỏ những gì

Đôi mi khép lại quên đi luỵ phiền

Bỏ đi tất cả nợ duyên

Bao năm bồi đắp con thuyền tình yêu

Tiễn người trời đất liêu xiêu

Lá rơi, rơi mãi nắng chiều buồn tênh

Người đi còn nhớ hay quên?

Trần gian còn lại con thuyền lẻ loi…!!!

 

 23-10-2024

 Nguyễn thị Châu

Ngôn ngữ Pāli được vinh danh là chìa khóa bảo tồn di sản Phật giáo qua hàng thế kỷ

 Vanvn Gần đây, trong một quyết định mang tính bước ngoặt, Thủ tướng NarendRa Modi đã đại diện chính phủ Ấn Độ chính thức công nhận ngôn ngữ Pāli là ngôn ngữ cổ điển của quốc gia này cùng với các loại ngôn ngữ khác như Assam, Bengali, Marathi và Prakrit.


Ngôn ngữ Pāli đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và truyền bá các giá trị đạo đức, triết học và tâm linh của Đức Phật

Vào ngày 3.10 vừa qua, Pāli đã được các học giả, nhà sử học và cộng đồng Phật giáo đánh giá cao vì tác động lớn lao của cổ ngữ này đối với di sản văn hóa, tôn giáo của Ấn Độ và còn hơn thế nữa.

Pāli thường được xem là ngôn ngữ của các giáo lý của Đức Phật (Buddhavacana) và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và truyền bá các giá trị đạo đức, triết học và tâm linh của Đức Phật. Khác với Sanskrit-ngôn ngữ chủ yếu được sử dụng bởi tầng lớp Bà-la-môn, Pāli giống như một phương tiện dễ dàng tiếp cận hơn với mục đích truyền bá giáo lý của Đức Phật đến với quần chúng. Vì vậy, nó đã trở thành loại ngôn ngữ được ghi chép trong các tạng kinh điển của Phật giáo sơ kỳ (Tipiṭaka) và vẫn còn được Phật giáo Nam truyền sử dụng cho đến ngày nay.

Phật giáo Theravada, một trong những trường phái lớn nhất của Phật giáo, đã tiếp tục sử dụng ngôn ngữ Pāli làm ngôn ngữ nghiên cứu và nghi lễ của mình. Tipiṭaka, nghĩa đen là “ba giỏ” hay còn gọi là tam tạng, bao gồm các lời dạy của Đức Phật về đạo đức, tâm lý học và bản chất của thực tại. Những bản kinh văn này được truyền miệng trong nhiều thế kỷ trước khi được ghi chép lại bằng tiếng Pāli ở Tích Lan vào thế kỷ I TTL. Ngày nay, ngôn ngữ Pāli đã trở thành phương tiện để nghiên cứu Phật học và là loại ngôn ngữ thiêng liêng của các cộng đồng Phật giáo ở các quốc gia Phật giáo Nam truyền như Campuchia, Lào, Myanmar, Sri Lanka và Thái Lan.

Khi lên tiếng chính thức công nhận Pāli như một ngôn ngữ cổ của quốc gia, Ấn Độ đã nhấn mạnh tầm quan trọng tính lịch sử và phù hợp của ngôn ngữ này với các loại ngôn ngữ cổ đại khác, như tiếng Kannada, Phạn và Tamil, vốn đã góp phần định hình nên nền văn minh của Ấn Độ. Theo tiêu chuẩn của Chính phủ, một ngôn ngữ được coi là “cổ điển” nếu nó có nguồn gốc cổ xưa, gắn liền với truyền thống văn học phong phú và có tác động đáng kể đến văn hóa, tôn giáo và cấu trúc xã hội trong khoảng thời gian ít nhất là 1.500 năm.

Bộ trưởng Bộ Các vấn đề Nghị viện và Thiểu số Kiren Rijiju đã bày tỏ lòng biết ơn đối với sự công nhận từ Chính phủ. Ông chia sẻ rằng quyết định này đã tôn vinh mối liên hệ chặt chẽ giữa Pāli và Phật giáo, đồng thời khuyến khích thế hệ trẻ khám phá và tìm hiểu các giáo lý của Phật giáo.

Các thành viên của cộng đồng Phật giáo Mumbai đã gặp mặt Thủ tướng Modi để bày tỏ sự vui mừng đối với quyết định này và nhấn mạnh tầm quan trọng của Pāli trong việc truyền bá Phật giáo trên khắp châu Á. Thủ tướng Modi cũng tin tưởng rằng quyết định này sẽ truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ tuổi tham gia vào việc nghiên cứu và học tập ngôn ngữ Pāli.

Trong suốt 2.500 năm qua, ngôn ngữ Pāli đã vượt ra ngoài biên giới Ấn Độ, và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia Phật giáo trên thế giới. Dưới triều đại của hoàng đế Ashoka vào thế kỷ III TTL, Pāli được sử dụng để truyền bá Phật giáo khắp châu Á, đặc biệt là Sri Lanka và Đông Nam Á. Con trai của Ashoka là Tỳ-kheo Mahinda đã đến Sri Lanka để truyền bá giáo lý của Đức Phật, từ đó Pāli trở thành ngôn ngữ chính của Phật giáo tại đây, đảm bảo sự tồn tại của nó trong hơn hai thiên niên kỷ. Ở Đông Nam Á, Pāli đã định hình các thực hành tôn giáo, giáo dục tu viện và truyền thống thiền định, và đến nay vẫn là ngôn ngữ chính trong các nghi lễ tôn giáo và nghiên cứu Phật học.


Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi

Trợ lý giáo sư Chandan Kumar của Đại học Delhi nhận định rằng việc công nhận Pāli là ngôn ngữ cổ điển sẽ góp phần bảo tồn và hồi sinh các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ này. Theo các quan chức Chính phủ và tổ chức văn hóa, danh hiệu này dự kiến sẽ thu hút sự quan tâm và tài trợ lớn hơn cho việc nghiên cứu, dịch thuật và diễn giải các văn bản Pāli. Đồng thời, động thái này được kỳ vọng sẽ củng cố mối quan hệ văn hóa giữa Ấn Độ và các quốc gia đa số theo Phật giáo như Myanmar, Sri Lanka và Thái Lan, nơi Pāli vẫn mang một ý nghĩa tôn giáo sâu sắc.

Kumar cho biết: “Việc công nhận Pāli là một ngôn ngữ cổ điển thể hiện sự trân trọng của Ấn Độ đối với lịch sử văn hóa và ngôn ngữ phong phú của mình. Pāli đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển của Phật giáo, một trong những di sản tinh thần lớn nhất mà Ấn Độ mang đến cho thế giới”. Sự công nhận này là niềm tự hào của Phật tử trên toàn cầu, đồng thời khẳng định Ấn Độ là cái nôi của một trong những tôn giáo lớn của nhân loại.

Là ngôn ngữ gắn liền với lời dạy của Đức Phật, tiếng Pāli đã có ảnh hưởng sâu rộng đến triết học, tôn giáo và ngôn ngữ của nhiều vùng châu Á. Những người ủng hộ hy vọng rằng việc Chính phủ Ấn Độ công nhận sẽ giúp bảo tồn di sản văn hóa và văn học của Pāli cho các thế hệ tương lai.

PHỔ TỊNH /Báo Giác Ngộ

30 thg 10, 2024

Vườn Thơ Mới Kỳ 157 : Bài Xướng : NHẮN BẠN TRI ÂM - Thơ Minh Tâm


Xướng:

Nhắn bạn tri âm

Nhắn nhủ tri âm khắp bốn phương,
Duyên thơ mong giữ đặng miên trường.
Hồn vương trăng gió đầy mơ mộng,
Tình trải sông hồ bao mến thương.
Thế sự mặc tình cơn gió bụi,
Tinh thần hãy đượm nét văn chương.
Đường trần dẫu đắng cay bùi ngọt,
Bút vẫn dâng đời thơm ngát hương.
Minh Tâm

Họa 1:

Đợi người yêu dấu

Làm trai thỏa chí tại ngàn phương,
Từ thủa xa nhau vạn dặm trường.
Mỗi độ thu về thêm nỗi nhớ,
Bao mùa lá rụng ngập niềm thương.
Mưa Ngâu mở nhạc nghe vài khúc,
Nguyệt tỏ làm thơ thảo mấy chương.
Người dấu yêu giai kỳ đã tới,
Vàng trời cúc nở gió thơm hương.
Mỹ Ngọc
Oct. 17, 2024.

Họa 2:

Gương anh dũng 

Gót giày lính trận khắp muôn phương
Vùng vẩy hiên ngang mọi chiến trường
Khiếp đảm giáng đòn cho bọn cướp
Niềm tin tạo dựng dân yêu thương
Hào hùng đậm nét trang sử Việt
Rạng rỡ sáng ngời tấm biểu chương
Chiến đấu dấn thân không mệt mỏi
Liều mình tâm nguyện hiến quê hương
THT

表彰 biểu chương: Tuyên dương, tưởng lệ.

Họa 3:

Tri âm cách biệt

Tri âm nhất định phải tha phương
Bát phở chia tay cảnh đoạn trường
Nhớ lại ngày xưa cùng cắp sách
Hôm nay cách biệt vẫn thân thương
Tang điền xảy đến không lường được
Về lại thôn xưa chẳng biện chương
Mượn bút thi ca quên dĩ vãng
Mong ngày hội ngộ ở quê hương
PTL
Tang điền 桑田: ruộng dâu
thương hải 倉海: biển xanh
Thương hải biến vi tang điền: 倉海變為桑田 là biển xanh biến làm ruộng dâu.Ý nói: việc đời luôn luôn thay đổi
biện chương辨章 : trình bày
 tha hương 他鄉: quê người

Họa 4:

Khoảnh khắc 

Chiều thu lá đổ khắp muôn phương 
Cảnh cũ người xưa luống đoạn trường 
Tan tác lá vàng rơi lả tả 
Dạt dào khoảnh khắc lúc đau thương 
Băn khoăn tuân thủ nhiều quy luật 
Tìm hiểu chấp hành bản hiến chương 
Trang sử cuộc đời ghi nhớ mãi 
Trời chiều thoang thoảng gió đưa hương 
Hương Lệ Oanh VA 
Sept, 16.2024


Họa 5:

Đáp lời bạn xa

Chiến chinh loạn lạc tỏa muôn phương
Nay góp đôi lời luận hí trường
Nam tử thất thời khôn nản chí
Nữ hùng gặp vận nỏ nguôi thương
Cờ lau tập tánh lưu ngàn tỏ
Văn bút rèn tâm giữ vạn chương
Thế sự vần xoay hằng biến đổi
Hẹn ngày Xuân ấm ngát lừng hương
TQ
Oct 20, 2024
Họa 6:

Duyên thơ

Tao đàn vọng nguyệt khắp ngàn phương
Tan tác từ khi mất chiến trường
Kẻ ở cam đành yên phận số
Người đi lỡ dở, nén sầu thương
Bể dâu bát ngát xa tầm mắt
Thư bút thăng trầm vắng thảo chương
Hạnh phúc đâu ngờ còn gặp lại
Anh em xướng họa ngát quỳnh hương
Nguyễn Cang 
Oct. 14, 2024

Ảnh 1920,du khách thăm hồ Ba Bể

Mời Xem :


Vườn Thơ Mới Kỳ 156_Bài Xướng :THĂM LẠI TRƯƠNG XƯA _Nguyễn Cang


Trí tuệ nhân tạo chatGPT “điểm truyện” - Trần Doãn Nho (TC.DA MAU )

 

Tranh Mùi Quí Bổng

Trí tuệ nhân tạo chatGPT “điểm truyện” 


Trần Doãn Nho

Tuyển tập “Beyond Borders: Stories from the Vietnamese Diaspora” do Da Mau Press vừa xuất bản, gồm 15 truyện ngắn, 2 viết thẳng bằng tiếng Anh, và 13 được dịch từ tiếng Việt. Trong số đó, có truyện ngắn “Đi. Trong Một Buổi Sáng” của Trần Doãn Nho đăng tải trên Da Màu vào ngày 20 tháng 8/2019 đã được Hồ Như dịch ra tiếng Anh với tựa đề “Walking with the Morning”. Trong khung cảnh việc sử dụng kỹ nghệ AI (Trí Thông Minh Nhân Tạo) đang càng ngày càng phát triển hiện nay trên toàn thế giới, nhân có bản dịch tiếng Anh, tôi đã thử làm việc với “ChatGPT” (Chat Generative Pre-trained Transformer) – một chương trình dành cho đối thoại, do tổ hợp OpenAI chuyên nghiên cứu về “trí thông minh nhân tạo” nghiên cứu và tung ra công chúng lần đầu tiên vào ngày 30/11/2022 – bằng cách nhờ nó phân tích tác phẩm này.

*

Tôi hỏi ChatGPT: “Please analyze this short story”, đồng thời, chuyển ngay vào box của nó bản dịch tiếng Anh “Walking with the Morning” sau đây:

A quiet and insipid morning, like all the other mornings. When he wakes up, sunlight has flooded the grass and trees, drenched the rose bushes along the walkways, even slithered into dank corners of the nursing home where elder residents with no families are lying or sitting, silently and motionless like ancient living statues. Looking through the window, he’s glad to see the sun, still the same old sun like a dazzling illusion slowly rising above the royal palace wall from behind the sky-high flagpole, free of everything but for a few random clouds. The sun, how he truly loves the sun! While everything changes, it remains the oldest object in that distant sky that holds all his memories. It releases buoyant mornings, full of excitement.

Walking. He yearns to walk, desperately. On the next bed, the old black man still sleeps soundly, head tilted to one side, an arm still hooked to a saline bag, the other arm dropping towards the floor, dangling like it belongs to someone else. A few quick steps and he was out the door in seconds. Looking behind him, he sees it, the space where he lay, cluttered with restraining straps that dangle menacingly. If only they can disappear. Glancing back and forth along the hallway, not seeing them, he hurries to the main gates. Lucky for him, the gates are closed but not locked. Escape! Across the street, the tall AT&T building glistens with sunlight that reflects back into the vast blue sky.

He rushes across the street. A silver car flashes by behind his back, like a strong wind whooshing by, almost hitting him. Aha! Not so easy! But if you do hit me, it’s ok too. He waves after the car, feeling happy. He walks along Chandler and turns right at the corner where a Cumberland gas station stands, into Tô Hiến Thành. How come Tô Hiến Thành is so deserted? Where is Út coffee shop? And the Protestant Church? Where are the tall banana bushes from someone’s garden that loom over the brick walls toward the street? Now there are only dilapidated three-decker houses.

After a disorienting moment, he walks on, trying to locate a familiar row of tall office buildings, but after looking back and forth, he only sees clumps of bright yellow daisies along the fence of a big house built on a small hill. A little farther, there is Willard, a quiet sleepy street under the arbor of ancient, tenacious oaks quietly casting shade on the dark old houses with their mossy brick facades. A short distance from that, he crosses Lê Huân alley to Coolidge which coils like a snake around a football field, reminding him of Tự Do Stadium and his grand and silly dreams of adolescence.

Across the street, he sees a bún bò noodle shop — probably Quán Mụ Rớt, with a big but sad-looking sign in English dangling from the porch eaves, swinging willy-nilly like it’s about to fall off. “I should tell someone, since it might fall and hit bystanders,” he tells himself. With that thought, he immediately crosses the street. A car comes to a screeching halt in front of him. Somewhat startled, he sees that the driver is a white, blond woman who opens the car’s door and spews a long string of insults in English. He walks on, not understanding and not bothering to understand.

It turns out to be a Subway shop. No problem. He’s about to step in when she turns around. Who? His mind conjures Hà’s image. Oh my God, Hà. He steps closer, throws his arms wide and embraces her, full of emotions.

—Hà! Hà! How come you’re here? Are you lost?

She looks slightly surprised:

—No, I’m not lost …. I’m searching for the morning. Oh … it’s you!

She pushes him back, hard, then looks at him, her head tilting right and left as she exclaims happily:

—Oh my God, Đồng, my darling Đồng. You are right, I am Ngoan, Hồng Ngoan.

Hồng Ngoan, Hà, Hồng Ngoan, Hà, Hồng Ngoan, Hà …no problem, he also exclaims:

—I’m Phương, the same Phương as ever. Are you well, Hà?

Again she pushes him back, then straightens her body:

—I know I’m still … me, right? Still glowing and pretty? You used to love my name, said it fit me perfectly … that I was a good girl. I’m always good, you know? Like a fresh ear of corn, just waiting for someone to take a big bite.

—Yes, that time … that time … how can I forget that time … it must have been at least fifty years ago, you think?

—Fifty years, you are right. But then … only fifty years? I think it must have been much longer!

She is not glowing as she claims. She looks like his mother, thin, worn, her age spots blending into the roots of her tangled salt-and-pepper hair — but she has a vaguely artsy air. The deep grooves on her cheeks run all the way down her chin, obliterating smaller lines, making her face look brighter with her twinkly, joyful eyes. Her coat, in deep purple, extends past her knees, its colorful tassels swaying rather dreamily. His voice is sincere:

—Pretty! You’re pretty, prettier than when I first knew you, Hà!

Touched, she moves closer and looks at him guilelessly, her eyelids fluttering. He says:

—Let’s go. Let’s walk as much as we want, Hà.

—That’s right, Đồng. Let’s go, or we’ll waste the morning.

He links arms with her, and they jauntily cross the street. The long narrow street with a very feminine name, Avalanka, resembles the winding alley next to the movie theater on Chi Lăng, shabby and full of memories. He points to a parallel street on the other side, near the bank:

—Do you still remember Nguyễn Công Trứ Street over there?

—No. I remember Phát Diệm.

—OK. Phát Diệm then.

—I always walked along Phát Diệm to reach Nguyễn Bá Tòng High School. And I would meet Hương Lan there every day. Do you remember the actress Hương Lan, daughter of actor and southern opera singer Hữu Phước? Oh, but how quiet this street is. Back then it was full of vehicles, people, and fluttering áo dài, just like in the song,“The wide streets beckon me to join in the fun. How beautiful Saigon is, Oh Saigon my Saigon!” I still remember Nguyễn Bá Tòng High School and its high walls covered with bougainvillea.

He doesn’t remember the name Nguyễn Bá Tòng at all, but nods nevertheless:

—Yes, yes, I remember. I even remember the semipublic schools, Nguyễn Du, Bình Linh, Thiên Hựu. Nguyễn Du is in Gia Hội, and Bình Linh is by Hương River.

He points at the street sign and says that its name has been changed to Crystal. She looks, but not seeing what he sees, and so continuing on with her thoughts:

— … and that certainly is still Nguyễn Cư Trinh, right? And that three-way junction, the alley near Quốc Thanh Theater, you remember? It’s been so long ….

He does not remember where Quốc Thanh Theater was, but something else that has just popped into his head:

–It was that morning, when Trường Tiền Bridge was covered in fog, a fog so thick that when you passed me by, I didn’t recognize you and thought you were some other young lady.

She suddenly exclaims, her voice bright and crisp:

—It was me, who else? But you say “fog”…. Did Saigon ever have fog back then. I do forget quickly. It’s OK. But I’m sure you touched lightly on my shoulder, oh my God, your hand, not your hand but your touch, the heat from that touch. You burned me up, and sweat soaked through my camisole. I trembled ….

That was not proper. He dared touch her shoulder? Hà was dignified, distant, always carried herself in public like a statue, not glancing left or right, but walked proudly like she was the only woman in the world. But if she said he had touched her, then it must have happened. He clearly must have forgotten. Time rushes by at breakneck speed, as if it were some refugee running from war, there is no way he has time to remember all the extraordinary yet fleeting memories from his own life. He confesses:

—Yes, I touched your shoulder, and called out your name Hà! Hà!

She wonders:

—You called out my name? No, you didn’t say anything. You just touched me once and then you disappeared, Đồng. But that touch has followed me throughout my whole life, even after I got married.

Again he is confused. No, he didn’t disappear, he continued to exist and continued to pursue her. She was the one who disappeared, because one day he arrived at their rendezvous and she wasn’t there. He says:

—That day, why didn’t you show up? I waited and waited …. Lucky for me, it didn’t rain ….

She seems distracted:

—I did wait. It was raining so hard but still I waited. Then you apologized, then I got mad, then I apologized, then you got mad …. We were so mad at each other for so long that we forgot to get married, wouldn’t you agree, Đồng?

He tries to search his memory:

—Hmm, it doesn’t make any sense! You said I disappeared but then I saw you again. I apologized, you apologized …. But you didn’t want to marry me, you couldn’t make up your mind ….

She gives him a sidelong glance:

—Not true! You were the indecisive one ….

They continue talking. He says whatever he remembers. She says whatever she remembers. And

they understand each other the same way they understood each other a long time ago. They have space, but not time. The past slides into the present and the present melts into the future. So now they walk

together. For so many months and years they haven’t been able to walk together, or see any neighborhoods, streets, pedestrians, traffic. He says:

—Remember to avoid them.

She looks confused, then seems to understand:

—Yes, avoid them we must.

But how or where to avoid them? They must keep on walking. Walking with the morning. The swinging streets. The teetering alleys. Their steps bold, excited, and wobbly. The swaying trees. The soft breeze. The sunlight soaking the happy roofs. At the end of Stoneland is Terriel, at the end of Terriel is Mai Thúc Loan, all empty but for an elderly couple walking their dog. Past Nguyễn Trung Trực to Brookline, she says:

—I’m tired!

He’s also tired, his steps falter. He suggests that they take a break. But where? Lucky for them, there is a stone bench with a shade canopy in front of Clark University, where he urges her to sit down. Then he points at a narrow street ahead:

—This is an alley full of memories … do you remember? But, how strange, looking at it I see nothing. Where has the past gone?

Squinting, she looks toward the direction of his finger:

—It’s in hiding. That was probably why I had to marry Khanh.

He takes her hand in his, then whispers:

—Khanh? Who is this Khanh?

—My husband, who else.

He mumbles the name “Khanh,” feeling uneasy. Ah, so she is married. He looks at her. Among the dramatic changes in her appearance, he still sees something distinctly recognizable and familiar. The gentle face of a woman. Women are beautiful. Only women are beautiful. Thus transported, he squeezes her hands tightly, and reminisces about his unfulfilled dreams in the distant past. Her hands are soft, with skin folds that look like veins on wood. Holding her hands, he feels her bony fingers against his bony ones, abrading, stimulating. Their hands nestle into each other, compact, warm. She dreamily squeezes his hands. Then she suddenly pulls him up, saying out loud:

—Darn, I must go back. Khanh might have come home already?

—Come home from where?

—Khanh, my damn husband says he will report to his unit then take me to visit my mom in Biên Hòa. The guy is very jealous, if he knows I am with you ….

—Hồng is the same!

—Hồng?

—My wife. She … if she knows I’m walking with you, there’s no place for me to hide but in heaven …. Ah, but where’s she right now, where ….

In his mind an immense ocean and rolling waves emerge. The ocean, the waves, Hồng, and the seagulls screaming and circling a tattered sky.

Silently, she drags him on. Ahead of them, the sun, situated just beyond a very tall building, has begun to radiate the humid heat of a July day. She leads him. He leads her. They lead each other, stumblingly, unsteadily. Veering toward Hai Bà Trưng, turning into Stafford, straight onto Triệu Đà, running into Trần Thúc Nhẫn, crossing Russel, they arrive at Main. The city wanders. The morning wanders with them, trailing after them, exhausted. She exclaims:

—There … you see?

She points to a large sign at the gates of a big compound which takes over a considerable part of the street. He looks at her, his voice mournful:

—Is this your house?

She nods. He looks at the gates, they seem familiar, but he cannot remember what they signify. Nudging Hà through the gates, he says:

—You go on home. I’m leaving.

Where to? He looks toward the street, trying to decide. But his mind is foggy. He’s about to cross when he sees the familiar AT&T building; jolted, he turns back, and while he’s still trying to decipher the blue characters on the white sign posted high across the gates, he suddenly finds himself detained by two muscular men, who push him through the entrance. Then at a distance, near the walking path, he sees a purple-clad figure, and happily calls out Hà! Hà! Hà! He struggles, but can’t break free from the two men. At the door to his room, two more nurses arrive from the hallway and hold him down while catching their breath.

—My God, where did you two old people go all morning. Everyone in the city was searching for you both.

The four men pull him up, open the door, push him in, and latch the door. He again sees it and the black man, still lying in the same space. He turns to look toward the direction of the gates, feeling frustrated. The morning, detained 0n the other side of the fence, may still keep on walking.

*

Vừa chuyển vào, là nó làm việc ngay với những dòng chữ liên tục xuất hiện trên màn hình.

Chỉ trong vòng chưa tới một phút (khoảng 45 giây), nó hoàn tất bài “điểm truyện”, nguyên văn như sau, kể cả các đề mục và tiểu mục do nó tự in đậm:

“The story “Walking One Morning” revolves around an elderly man’s yearning for freedom, memories, and the tension between reality and his fading grasp on it. At its core, the narrative highlights themes of aging, nostalgia, and confusion, all while exploring the protagonist’s inner world and fragmented memories.

Themes and Analysis:

1. Aging and Nostalgia: The protagonist, an elderly man, experiences the pull of his memories while navigating the present. His walk through the city is full of references to places and people from his past, such as the noodle shop and his old love, Hà. These flashbacks represent his longing for the past—a time when life was vibrant, relationships were intense, and the world felt full of possibilities. However, he finds himself disoriented, unable to reconcile these past memories with the current reality. The streets he once knew have changed, and the people from his past seem out of place. This reflects the feeling of disconnection that often accompanies aging.

2. Reality vs. Memory: The protagonist’s journey through the city is more of an internal, psychological journey than a physical one. He recalls names, places, and interactions that blur with the present. His encounter with Hà, for example, is filled with a mix of joy and confusion as they reminisce about their youth. Their dialogue suggests they both have different memories of the past, and the passage of time has warped their recollections. They confuse each other’s names and identities, underscoring the fragility of memory and how it shifts with age.

3. The Struggle for Freedom: The act of walking symbolizes the protagonist’s desire for autonomy and control over his life. Living in a nursing home, he is restrained, both physically by the straps he avoids and mentally by the routines imposed on him. His escape from the nursing home is an attempt to regain his freedom, to reclaim the sense of control he once had. However, this freedom is fleeting, as he is eventually found and returned to the home, where he is once again restrained, both literally and metaphorically.

4. Loneliness and Companionship: Throughout the story, the protagonist feels a deep sense of loneliness, which is momentarily alleviated by his imagined encounter with Hà. Their walk together represents a brief moment of companionship, a respite from the isolation of his current life. However, even in this companionship, there is a sense of alienation—they do not fully understand each other’s experiences, and their memories of the past do not align. This suggests that even in the presence of others, the protagonist remains isolated within his own thoughts and memories.

5. Symbolism of the Sun: The sun serves as a recurring symbol throughout the story, representing constancy amidst change. While everything around the protagonist changes—people grow old, places evolve, and memories fade—the sun remains the same. It is a source of comfort for him, anchoring him to the present even as he navigates the complexities of his past. The sun’s brightness contrasts with the fogginess of the protagonist’s memory, highlighting the divide between the clarity of the present and the confusion of the past.

Tone and Style:

The tone of the story is melancholic and introspective. The writing is poetic and rich in imagery, particularly when describing the cityscape and the protagonist’s memories. The meandering narrative reflects the protagonist’s wandering thoughts, creating a sense of disorientation for the reader, mirroring the protagonist’s experience of moving between past and present.

The dialogue between the protagonist and Hà is particularly poignant, capturing the confusion and sadness that comes with aging and memory loss. Their conversation is filled with contradictions, as they struggle to reconcile their memories with the reality before them. The shifts between clarity and confusion in their dialogue highlight the fragility of memory and the sense of loss that accompanies it.

Conclusion:

“Walking One Morning” is a deeply reflective story about the passage of time, memory, and the struggle for autonomy in old age. The protagonist’s walk through the city serves as a metaphor for his journey through his own fragmented memories, as he tries to find meaning and connection in a world that no longer feels familiar. Through its vivid imagery and poignant dialogue, the story captures the universal experience of aging, the disorientation of memory, and the enduring desire for freedom and companionship.”

*

Tôi hỏi tiếp: Please translate this article into Vietnamese.

Nó trả lời: Sure! Here’s the translation of your article into Vietnamese. Và làm việc ngay. Cũng trong vòng chưa tới một phút, nó hoàn tất bản dịch bài phân tích tác phẩm của nó ra tiếng Việt, nguyên văn như sau:

“Câu chuyện “Đi Dạo Một Buổi Sáng” xoay quanh khát vọng tự do của một người đàn ông lớn tuổi, những kỷ niệm, và sự căng thẳng giữa thực tại và cảm giác dần mờ nhạt của ông với nó. Ở trung tâm, câu chuyện nêu bật các chủ đề về lão hóa, nỗi nhớ quê hương, và sự bối rối, trong khi khám phá thế giới nội tâm và những ký ức rời rạc của nhân vật chính.

Chủ đề và Phân tích:

  1. Lão hóa và Nỗi nhớ quê hương: Nhân vật chính, một người đàn ông lớn tuổi, trải nghiệm sức kéo của những kỷ niệm trong khi điều hướng hiện tại. Cuộc đi dạo qua thành phố của ông đầy những gợi nhớ về những nơi và con người từ quá khứ, như quán phở và tình yêu cũ của ông, Hà. Những hồi tưởng này đại diện cho nỗi khao khát về quá khứ—một thời điểm khi cuộc sống rực rỡ, các mối quan hệ mãnh liệt, và thế giới dường như đầy những khả năng. Tuy nhiên, ông cảm thấy lạc lõng, không thể hòa giải những kỷ niệm đó với thực tại hiện tại. Những con phố mà ông từng biết đã thay đổi, và những người từ quá khứ dường như không còn phù hợp. Điều này phản ánh cảm giác mất kết nối thường đi kèm với lão hóa.
  2. Thực tại vs. Ký ức: Cuộc hành trình của nhân vật chính qua thành phố thực sự là một hành trình nội tâm, tâm lý hơn là thể chất. Ông nhớ lại tên, địa điểm, và những tương tác mà bị mờ nhòe với hiện tại. Gặp gỡ Hà, chẳng hạn, đầy sự pha trộn giữa niềm vui và bối rối khi họ hồi tưởng về tuổi trẻ. Cuộc trò chuyện của họ gợi ý rằng cả hai đều có những ký ức khác nhau về quá khứ, và thời gian đã làm méo mó những hồi ức của họ. Họ nhầm lẫn tên và danh tính của nhau, làm nổi bật sự mong manh của ký ức và cách mà nó thay đổi theo tuổi tác.
  3. Cuộc đấu tranh cho Tự do: Hành động đi bộ tượng trưng cho khao khát độc lập và quyền kiểm soát cuộc sống của nhân vật chính. Sống trong một viện dưỡng lão, ông bị ràng buộc, cả về thể chất bởi những dây đai mà ông tránh né và về tâm lý bởi những thói quen bị áp đặt. Cuộc trốn thoát khỏi viện dưỡng lão của ông là một nỗ lực để lấy lại tự do, để khôi phục cảm giác kiểm soát mà ông từng có. Tuy nhiên, tự do này là thoáng qua, vì ông cuối cùng bị phát hiện và đưa trở lại viện, nơi ông lại một lần nữa bị ràng buộc, cả về nghĩa đen lẫn ẩn dụ.
  4. Cô đơn và Đồng hành: Trong suốt câu chuyện, nhân vật chính cảm thấy một nỗi cô đơn sâu sắc, được tạm thời giảm bớt bởi cuộc gặp gỡ tưởng tượng với Hà. Cuộc đi dạo cùng nhau đại diện cho một khoảnh khắc ngắn ngủi của sự đồng hành, một khoảng nghỉ ngơi khỏi sự cô lập của cuộc sống hiện tại của ông. Tuy nhiên, ngay cả trong sự đồng hành này, vẫn có một cảm giác xa lạ—họ không hoàn toàn hiểu được trải nghiệm của nhau, và những ký ức về quá khứ của họ không khớp nhau. Điều này gợi ý rằng ngay cả khi có sự hiện diện của người khác, nhân vật chính vẫn cô đơn trong những suy nghĩ và ký ức của chính mình.
  5. Biểu tượng của Mặt trời: Mặt trời phục vụ như một biểu tượng lặp đi lặp lại xuyên suốt câu chuyện, đại diện cho sự ổn định giữa sự thay đổi. Trong khi mọi thứ xung quanh nhân vật chính thay đổi—mọi người già đi, những nơi thay đổi, và những ký ức mờ nhạt—mặt trời vẫn không thay đổi. Nó là nguồn an ủi cho ông, neo giữ ông lại với hiện tại ngay cả khi ông điều hướng những phức tạp của quá khứ. Sự tỏa sáng của mặt trời tương phản với sự mờ nhạt của ký ức của nhân vật chính, làm nổi bật sự chia cắt giữa sự rõ ràng của hiện tại và sự bối rối của quá khứ.

Giọng điệu và Phong cách:

Giọng điệu của câu chuyện là u ám và tự suy ngẫm. Cách viết mang tính thơ ca và phong phú về hình ảnh, đặc biệt khi mô tả cảnh thành phố và những ký ức của nhân vật chính. Câu chuyện quanh co phản ánh những suy nghĩ lang thang của nhân vật chính, tạo cảm giác lạc lõng cho người đọc, giống như trải nghiệm của nhân vật chính khi di chuyển giữa quá khứ và hiện tại.

Cuộc đối thoại giữa nhân vật chính và Hà đặc biệt sâu sắc, nắm bắt sự bối rối và buồn bã đi kèm với lão hóa và mất mát ký ức. Cuộc trò chuyện của họ đầy mâu thuẫn, khi họ vật lộn để hòa giải những ký ức của mình với thực tại trước mắt. Những chuyển đổi giữa sự rõ ràng và bối rối trong cuộc đối thoại của họ làm nổi bật sự mong manh của ký ức và cảm giác mất mát đi kèm với nó.

Kết luận:

“Đi Dạo Một Buổi Sáng” là một câu chuyện sâu sắc về sự trôi chảy của thời gian, ký ức, và cuộc đấu tranh cho tự chủ trong tuổi già. Cuộc đi dạo của nhân vật chính qua thành phố giống như một phép ẩn dụ cho hành trình của ông qua những ký ức rời rạc, khi ông cố gắng tìm kiếm ý nghĩa và kết nối trong một thế giới mà không còn quen thuộc. Thông qua hình ảnh sống động và cuộc đối thoại sâu sắc, câu chuyện nắm bắt trải nghiệm phổ quát của lão hóa, sự bối rối của ký ức, và khao khát mãnh liệt về tự do và sự đồng hành.”

*

Tuy ngắn ngủi lại được viết ra lập tức gần như không cần “suy nghĩ”, những phân tích của nó làm tôi giật mình. Thành thật mà nói, tôi không biết chê trách nó ở điểm nào. Một vài nhận xét của nó, không những chính xác như những gì tôi muốn gửi gắm, mà nó còn đi xa hơn khi phát hiện ra vài chi tiết gợi lên từ truyện mà tôi chưa hoặc không hề nghĩ đến. Cách làm việc nhanh chóng và hữu hiệu của nó thật đáng quan tâm.

Xin chia xẻ kinh nghiệm lý thú này với quý độc giả và các bạn.
Trần Doãn Nho (Damau.org)


Xem Laï  : 
  

H.Phi chuyen