20 thg 4, 2024

CÁI KHĂN RẰN - Trần Phong Vũ


 
Khoảng năm 2009, lần đầu tôi xuất cảnh sang Kamphuchia. Tôi đi thăm Hoàng cung, Đền Angkorvat và một số điểm du lịch khác. Người hướng dẫn cho tôi biết, ở KPC chiếc khăn rằn Krama đã gắn bó với người dân Campuchia từ thế kỷ thứ 17.
Theo tín ngưỡng, người dân nơi đây theo đạo Hindu thờ ba vị thần: thần sáng tạo (Brahma), thần bảo tồn (Vishnu) và thần hủy diệt (Shiva).
Trong số đó có thần Vishnu là người hiền hòa, đôn hậu luôn luôn che chở cho con người. Thần Vishnu thường cưỡi trên mình rắn thần Naga 7 đầu. Người dân Campuchia vì lòng tôn kính thần Vishnu đã làm ra chiếc khăn Krama (dịch là khăn rắn) tượng trưng cho rắn thần Naga. Họ cho rằng quàng, quấn chiếc khăn trên đầu như luôn có thần Vishnu và rắn thần Naga ở bên, mang lại may mắn, bình an cho người quàng nó.
Từ nguyên thủy, khăn rằn được định hình sẵn những màu đỏ, vàng. Qua quá trình cộng hưởng, khăn rằn nhiều màu sắc hơn bao giờ hết. Ngay cả người sản xuất cũng không thể thống kê hết được có bao nhiêu màu sắc của khăn rằn Krama.
Ngày nay khăn rằn Krama được coi như là biểu tượng mới của KPC.
Đối chiếu với cái khăn rằn huyền thoại ở miền tây nam bộ, nơi có nhiều người Việt gốc Khmer sinh sống đúng là có nhiều nét giống nhau. Cũng phải thôi, theo giòng chảy của lịch sử, người Việt từ phương bắc di dân dần xuống phương nam và lai với các tộc người Borneo hình thành nên kiểu người Việt Nam Phần. Sự khác biệt về hình dạng nhân chủng học giữa 3 miền Nam Trung Bắc thể hiện rõ nét nhất ở người phụ nữ. Trong nhà bảo tàng ở Sở thú Saigon có một bức tượng bán thân về phụ nữ miền Nam.
Cái khăn rằn Nam bộ rất tiện lợi trong sinh hoạt đời thường và cả trong chiến tranh. Vì thế có một thời nó cũng được coi là biểu tượng của du kích miền Nam .
 
Viết theo những gì còn nhớ
 
TRẦN PHONG VŨ
11/4/24



 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét